Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay văn hoá
trong kinh doanh có tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó điều tiết các
hoạt động kinh doanh theo định hướng phát triển toàn diện, cùng với quá trình
chuyển biến của cơ chế thị trường, cơ chế quản lý trong kinh doanh được sắp xếp có
tổ chức văn hoá. Văn hoá là gì? Truyền thống của văn hoá, thế nào là văn hoá trong
kinh doanh? Có thể nói văn hoá là sự kết tinh những tinh hoa tốt đẹp của dân tộc.
Từ bao đời nay, qua quá trình phát triển của xã hội và tồn tại tới ngày nay. Truyền
thống của văn hoá có từ rất lâu đời, qua quá trình phát triển nó giữ lại và truyền lại
và truyền lại cho con cháu mai sau. Đó là vấn đề văn hoá và truyền thống của văn
hoá, vậy còn “văn hoá trong kinh doanh ” thì sao có thể hiểu theo nghĩa nó là mối
quan hệ tác động qua lại giữa hai lĩnh vực dường như tanh bạch nhau, có nội dung
hết sức phong phú và phức tạp. Trong bài viết tôi xin đề cập tới vấn đề trên, với kết
cấu như vậy bài viết có đề cập tới những nội dung chủ yếu sau.
1. Thực trạng văn hoá trong kinh doanh.
2. Hoạt động của văn hoá trong kinh doanh.
3. Nguyên nhân
4. Hướng giải quyết
16 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Hoạt động của văn hoá trong kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Hoạt động của văn hoá trong
kinh doanh
Lời nói đầu
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay văn hoá
trong kinh doanh có tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó điều tiết các
hoạt động kinh doanh theo định hướng phát triển toàn diện, cùng với quá trình
chuyển biến của cơ chế thị trường, cơ chế quản lý trong kinh doanh được sắp xếp có
tổ chức văn hoá. Văn hoá là gì? Truyền thống của văn hoá, thế nào là văn hoá trong
kinh doanh? Có thể nói văn hoá là sự kết tinh những tinh hoa tốt đẹp của dân tộc.
Từ bao đời nay, qua quá trình phát triển của xã hội và tồn tại tới ngày nay. Truyền
thống của văn hoá có từ rất lâu đời, qua quá trình phát triển nó giữ lại và truyền lại
và truyền lại cho con cháu mai sau. Đó là vấn đề văn hoá và truyền thống của văn
hoá, vậy còn “văn hoá trong kinh doanh ” thì sao có thể hiểu theo nghĩa nó là mối
quan hệ tác động qua lại giữa hai lĩnh vực dường như tanh bạch nhau, có nội dung
hết sức phong phú và phức tạp. Trong bài viết tôi xin đề cập tới vấn đề trên, với kết
cấu như vậy bài viết có đề cập tới những nội dung chủ yếu sau.
1. Thực trạng văn hoá trong kinh doanh.
2. Hoạt động của văn hoá trong kinh doanh.
3. Nguyên nhân
4. Hướng giải quyết
Nội dung
Chương i: Văn hoá kinh doanh là gì?
1. Nguồn gốc của văn hoá kinh doanh.
Truyền thống của văn hoá ở nước ta có từ khá lâu đời, với trình độ dân trí
cao, có truyền thống hiếu học. Đó là vốn quý nhất để có thể trong cảnh nghèo nàn
mà làm nên sự nghiệp lớn vè xây dựng đất nước. Để khai thác nguồn vốn quý này,
cần làm một cuộc xây dựng lại có tính cơ bản với đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế
gắn liền với cuộc cải cách sâu sắc trong hệ thống giáo dục cũng như trong cơ chế sử
dụng lao đông và cán bộ. Đó phải chăng là khía cạnh thời sự cơ bản nhất của việc
phát huy nhân tố văn hoá phát triển kinh tế – xã hội.
2. Khái niệm văn hoá trong kinh doanh.
2.1. Văn hoá và hoạt động của văn hoá trong kinh doanh.
Bản thân của hoạt động kinh doanh Dưới mọi hình thức là một hoạt động
văn hoá, bởi nó đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, hay thưởng thức của con người, phải
vất vả lắm mới biến đầu đá thành sản phẩm và chuyển nó tới nơi tiêu dùng, làm đẹp
mối quan hệ giữa người với người và môi trường sống của họ. Chính cái yêu cầu
cao về chất lượng, ngày càng nhiều về số lượng của người tiêu dùng đã kích thích
sự sáng tạo và biến sự cố gắng không mệt mỏi của các thành viên tham gia các hoạt
động kinh doanh.
2.2. Các yếu tố văn hoá trong kinh doanh.
Yếu tố văn hoá trong kinh doanh chính là hoạt động đem lại cái đẹp, cái tiện
nghi từ mọi nhà. Không thoả mãn với những gì đã có hôm nay, các nhà thiết kế mĩ
thuật, nhà sản xuất, nhà kinh doanh… đã không ngừng cải tiến mẫu mã, ứng dụng
những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ vào quá trình chế tạo sản
phẩm và đội ngũ các nhà thương nghiệp đã không quản ngại đường xá xa xôi đưa
sản phẩm đó tới nơi tiêu thụ… từng bước hình thành một mạng lưới kinh doanh
xuyên quốc gia, hoạt động này thúc đẩy xã hội tiến lên theo hướng văn minh và
hiện đại. Vậy văn hoá trong kinh doanh là quan hệ tác động qua lại giữa 2 lĩnh vực
đem lại cái đẹp, cái thiện.
Chương II: Tác dụng của văn hoá trong kinh doanh
1. Thực trạng văn hoá trong kinh doanh hiện nay.
1.1.Thực trạng nền kinh tế thị trường trong sự phát triển xã hội.
Ngày nay nền kinh tế thị trường đang phát triển trong trạng thái đối lập
nhau, một mặt kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ trong khu vực hoá, toàn
cầu hoá, mặt khác sự tồn tại các quan hệ nô dịch bình đẳng giữa các dân tộc, các
quốc gia thì văn hoá trong kinh doanh là vấn đề không thể thiếu được. Nói tới kinh
doanh trước hết là phải nói tới đầu tư buôn bán và phân phối các hàng hoá dịch vụ
nhằm mục đích kiếm lời, lợi nhuận đó nhằm thực hiện việc tái đầu tư tái sản xuất,
vừa đảm bảo lợi ích tái đầu tư tái sản xuất hợp lý, cũng như người lao đông có vậy
thì kinh doanh mới có thể tồn tại và phát triển bởi vậy hiện nay có rất nhiều cách
kiếm lời khác nhau. Nhưng như chúng ta biểu thị thực tế của nền kinh tế thị trường
đã phát triển lâu năm ở nhiều nước trên thế giới cũng như nền kinh tế thị trường còn
non trẻ ở Việt Nam ta thấy có nhiều cách kiếm lời như:
1.2. Những cách kiếm lời hiện nay.
- Kiếm lời bằng sự bóc lột quá mức sức lao đông của người làm công kiền,
cho những người này họ chỉ đủ tồn tại với một mức sống tối thiểu.
- Kiếm lời bằng cách khai thác bừa bãi các tài nguyên thiên nhiên gây ô
nhiễm môi trường và phá vỡ sự mất cân bằng sinh thái.
- Kiếm lời bằng cách làm hàng giả, buôn lậu trốn thuế, lừa đảo, đầu cơ tích
trữ, ích kỷ, hại nhân dân đối với cả trong và ngoài nước.
- Cùng với những cách kiếm lời trên thì ta có cách kiếm lời khác đó là cách
kiếm lời bằng sự nhanh nạy nắm bắt thông tin, ra sức cải tiến kỹ thuật và công nghệ,
tiết kiệm nguyên vật liệu và nhiên liệu, quan tâm tích đáng tới đời sống vật chất và
tinh thần của người làm công, bồi dưỡng và phát huy tiềm năng sáng tạo của họ
trong việc tạo ra giá trị hàng hoá và dịch vụ có chất lượng tốt, hình thức đẹp và giá
cả hợp lý, đáp ứng với nhu cầu của thị trường, giữ được chữ tín đối với người tiêu
dùng và bạn hàng cả trong và ngoài nước.
Có thể nói ba cách kiếm lời đầu tiên là những tồi tệ của lối kinh doanh, đó là
lối kinh doanh chớp giật, thiếu văn hoá, và đạo đức, phản tự nhiên và rõ ràng là
không thể tồn tại lâu bền do sự thiếu cẩn, sai lầm của bản thân những cách kiếm lời
dó và do sự phản đối của xã hội.
Ba cách kiếm lời trên như vậy còn cách kiếm lời cuối cùng thì sao? Chúng ta
có thể thấy được những mặt ưu việt của phương thức kinh doanh có văn hoá, nó
đảm bảo được cái đúng, cái tất yếu tốt đẹp vốn là những giá trị cốt lõi của văn hoá
với cái lời là các mục đích trực tiếp của kinh doanh và không chỉ có vậy nó còn đảm
bảo được sự tồn tại hay diệt vọng của doanh nghiệp.
Thực trạng của văn hoá trong kinh doanh quả là vấn đề nan rải làm sao có
thể triệt bỏ những mặt sấu và áp dụng hiệu quả những ưu biệt của nó.
2. những hoạt động của văn hoá trong kinh doanh - ảnh hưởng.
2.1. Hoạt động của văn hoá trong kinh doanh.
Bản thân hoạt động kinh doanh dưới mọi hình thức là hoạt động văn hoá nó
đáp ứng nhu cầu cần hưởng thụ hay thưởng thức của con người, phải vất vả lắm
mới biến đất đá thành sản phẩm và chuyển tới nơi tiêu dùng và làm đẹp mối quan hệ
giữa người với người và môi trường sống của họ. Chính các yêu cầu ngày càng cao
về chất lượng, ngày càng nhiều về số lượng của người tiêu dùng đã kích thích sự
sáng tạo vô biên, sự cố gắng không mệt mỏi của các thành viên tham gia hoạt động
kinh doanh.
2.2. Những ảnh hưởng của văn hoá trong kinh doanh.
Văn hoá trong kinh doanh chính là đem lại cái đẹp cía tiện nghi tới mọi nhà.
Không thoả mãn với những gì đã có hôm nay, các nhà thiết kế mỹ thuật, nhà sản
xuất nhà kinh doanh… đã không ngừng cải tiến mẫu mã, ứng dụng những thành tựu
mới nhất của khoa học và công nghệ vào quá trình chế tạo sản phẩm và đội ngũ các
nhà thương nghiệp đã không quản ngại vất vả, đường xá xa xôi đưa tới nơi người
tiêu thụ….. từng bước hình thành một mạng lưới kinh doanh xuyên quốc gia, xuyên
lục địa và cũng từ hoạt động này thúc đẩy xã hội tiến lên theo hướng văn minh hiện
đại.
Văn hoá trong kinh doanh còn thể hiện mối h sự giao lưu giữa các vùng các
miền của mỗi quốc gia, giữa các bên quốc gia và có tính toàn cầu mà sản phẩm là
phương tiện chuyển giao các thông tin văn minh và tiến bộ từ nước này qua nước
khác.
Văn hoá kinh doanh còn thể hiện mối quan hệ giữa người bán và người mua,
người mua có tiền nên họ có quyền chọn sản phẩm mà mình có nhu cầu với những
chỉ tiêu về chất lượng và số lượng sản phẩm. Người bán cố bán tỏ lòng kính trọng
với người mua bởi họ hiểu rằng chính khách hàng là ân nhân “thượng đế” trên thị
trường. Còn nhà sản xuất lại cọi sự thành đạt trongkd là nguyên nhân gây nên sự
phát triển sản xuất của họ rất tôn trọng quan hệ bán – mua trên thị trường.
Việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh có thẻ làm lành mạnh hoá các quan hệ
xã hội bới nó thúc đẩy quá trình tiến triển của xã hội. Chính lợi nhuận do kinh
doanh đem lại nó đã tạo ra tiềm lực kinh tế, khoa học – kỹ thuật cho mỗi đơn vị hay
cá nhân tham gia kinh doanh, cũng có nghĩa là nếu dân giầu thì nước mạnh và từ đó
“phú quý sinh lễ nghĩa” tức là một quan hệ văn hoá được duy trì trên cơ sở mọi
người đều lao đông và tham gia chuyển hoá thành quả lao đông dưới hình thức kinh
doanh, từ đó mọi người thông cảm và hiểu biết nhau hơn, có điều kiện để sống “có
văn hoá hơn”. Trong sự điều tiết có tính khách quan của “cơ chế thị trường năng
động” cái văn hoá trong kinh doanh là cơ sở điều tiết mọi mối quan hệ trong kinh
doanh. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận yếu tố văn hoá trong kinh doanh là như
nhau. Kiếm lời của mọi hoạt động trong kinh doanh là như nhau, nếu thô lỗ thì
không thể tồn tại, do đó xuất hiện cái nghệ thuật kinh doanh. Thô lỗ thì không thể
tồn tại, do đó xuất hiện các “nghệ thuật kinh doanh ” … vừa có tính chất hướng
thiện, tài tử, vừa có tính cạnh tranh quyết liệt đẻ tòn tại và phát triển thích hợp với
công việc trên thương trường. Ai có trí, có lực thì vượt qua những biến động ghê
gớm không lường trước được và vươn lên. Lúc này yếu tố văn hoá trong kinh doanh
chính là bản lĩnh người tham gia kinh doanh. Nhiều tấm gương thành đạt của các
danh nhân nổi tiếng đã chứng minh điều đó.
2.3. Nền tảng của văn hoá trong kinh doanh.
Văn hoá kinh doanh loại trừ nhau hay bổ sung cho nhau cho đến nay, có lẽ
không còn mấy người suy nghĩ rằng 2 lĩnh vực này loại trừ nhau nhưng kinh doanh
thế nào là cơ bản và yếu tố văn hoá chi phối kinh doanh đến mức độ nào là có văn
hoá và yếu tố văn hoá chi phối kinh doanh đến mức độ nào vẫn còn là vấn đề khá
đau đầu, đối với các nhà doanh nghiệp lợi nhuận là mục tiêu chính của các nhà
doanh nghiệp. Để đơn vị mình có thể tồn tại và phát triển, họ tìm mọi phương cách
để làm ra lãi. Chính lợi nhuận này đã làm cho kinh doanh sát phạt nhau, thậm chí
loại trừ nhau. Có thể nói lợi nhuận có khuynh hướng phân hoá con người, làm cho
quan hệ giữa người với người ngày một xấu đi và đó cũng là nguồn gốc của sự tha
hoá, suy đối đạo đức xã hội và là cội rể của nhiều cuộc cạnh tranh trong quá khứ.
Vậy nền tảng của sự phát triển kinh tế có văn hoá quyết định lợi nhuận trong
tăng trưởng kinh tế, mặc dù vậy nhưng có lúc người ta quên đi yếu tố văn hoá và
thậm trí còn nghỉ rằng kinh doanh chi phối và bao chùm cả văn hoá. Mỗi một dân
tộc đều có nền văn hoá riêng, nhân cách riêng và trong từng khu vực các nền văn
hoá cũng có nét tương đồng. Khi nói về văn hoá nông nghiệp hay văn hoá công
nghiệp là bao chùm cả yếu tố kinh doanh nói cách khác ở bất cứ một nền kinh tế
của dân tộc nào cũng in đậm dấu ấn văn hoá của dân tộc đó, không thể tách rời và
cũng không thể đi ngược lại quy luật này. Nếu chúng ta suy nghĩ và hành động trái
ngược, coi yếu tố văn hoá, xem nhẹ đặc tính trong hoạt động kinh tế, kinh doanh,
chúng ta sẽ phải trả giá đắt, điều này thể hiện rõ trong thời gian với nhau. Đặc điểm
của nền việt nam nông nghiệp hay nền văn minh lúa nước ở khu vực Châu á đòi hỏi
mọi người cùng làm việc, cùng phụ thuộc vào nhau và có trách nhiệm với nhau giúp
đỡ nhau, nâng cánh cho nhau để thực hiện mục đích tốt đẹp trong kinh doanh, bởi vì
tính cách văn hoá của các dân tộc cũng như tính cách văn hoá của khu vực văn hoá
quốc tế không cho phép vì quyền lợi trong kinh doanh mà làm hại đến sự phát triển
của đơn vị kinh doanh khác, làm tổn thương đến uy tín và quyền lợi của các đơn vị
khá, đó sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, ý nghĩa tích cực của cạnh tranh là để cùng
tồn tại và phát triển chứ không phải là sự cạnh tranh để tiêu diệt lẫn nhau. Cạnh
tranh không lành mạnh dẫn tới nhiều tác hại, ảnh hưởng tới tác động đạo đức cũng
như đời sống tình cảm, tinh thần của cá nhân, tập thể đồng thời cũng làm hư hại môi
trường tự nhiên, môi trường sống và làm việc.
Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá nông nghiệp làng xã và dân tộc là đơn
vị cơ sở. Các giá trị gia đình va cộng đồng được đặt trên giá trị cá nhân, nhận thức
này hết sức quan trọng vì nó giúp các nhà kinh doanh, các nhà đầu tư được tính chất
văn hoá Việt nam để tránh những khó khăn thất bại do không hiểu hết tâm lý của
các dân tộc.
Từ ngàn xưa ông cha ta đã đánh giá cao hoạt động kinh doanh xem kinh
doanh là con đường làm giàu nhanh nhất. “thương phi bất phú”. Ông cha ta đã dạy
phải giữ lấy chữ tín làm đầu “một lần mất tín vạn lần mất tin” coi trọng những liên
kết kinh doanh thành những hiệp hội ngành nghề “mua có bạn, bán có phường” việc
quy hoạch Hà Nội cổ thành 36 phố phường kèm theo ngành nghề là có núi độc đáo
lịch sử phát triển kinh tế ở nước ta.
Mặc dù xem trọng kinh doanh nhưng ông cha ta không xem trọng làm việc lỗ
lãi là lớn, mà xem kinh doanh là điều kiện để đi đây đó, tiếp xúc với xã hội hcọ
được nhiều hay lẽ phải.
“Đi buôn chẳng lỗ thì lời
Đi xa cho thấy mặt trời mặt trăng”
Tuy duy của ông cha ta từ ngàn xưa cho tới nay vẫn vòn mang tính thời đại
xem kinh doanh chỉ là phương tiện để con người có dịp tiếp xúc với xã hội người
xưa đặt chữ nhân lên hàng đầu. Nguyễn Trải từ thế kỷ 15 đã nêu cao đạo lý nhân
nghĩa của dân tộc ta, mỗi dân tộc “Thắng không kiêu, bại không nản” một dân tộc
có truyền thống “nhường cơm xẻ áo”, “là lành đùm lá rách”, một dân tộc sẵn sàng
hi sinh quyền lợi của cá nhân cho xã hội “Người ăn thì còn, cơm ăn thì hết, xem tiền
bạc chỉ là phương tiện để có cuộc sống ấm no chứ không phải là mục tiêu chính của
con người” “tiền tài như phần thỏ, nhân nghĩa tộ thiên kim”
Chúng ta này nay thừa hưởng cả một giá trị tinh thần to lớn mang tính thời
đại như thế quả thật manứ. Nhưng trong điều kiện mở cửa hiện nay các giá trị
truyền thống đạo đức đang bị các luồng giá lần ái mọ hoạt động của kinh doanh,
con người sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để đạt được nhiều lợi nhuận, càng nhiều
càng tốt. Nhiều người rất lạc quan nhưng may mắn là vào thời các vua Hùng tới
nay, nhân dân ta đã được rèn luyện thử thách qua các cuộc đấu tranh dựng nước và
giữ nước. Chính từ nền văn hoá dân tộc đã là lá chắn, là cái lọc khổng lồ lựa chọn
tiếp thu những luồng gió thơm tho, hiện đại, đồng thời loại bỏ những gì xấu xa, vô
đạo đức của những nhân tố ngoại lai để bảo vệ dân tộc trong quá trình phát triển.
Như vậy bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc, bao gồm tiếp thu có thái độ cởi mở,
khoa học và đúng đắn của chúng ta trong thời kỳ mở cửa hiện nay, sự kết hợp hài
hoà giữa lợi ích dân tộc và lợi ích của các nhà đầu tư sẽ tạo đà cho nền kinh tế đất
nước tăng trưởng, sớm hoà nhập vào nền kinh tế chung của cộng đồng quốc tế mà
vẫn không làm mất bản sắc dân tộc.
2.4. Thái độ của các nhà doanh nghiệp trong sự phát triển kinh tế.
Văn hoá không những có trong lợi nhuận đơn thuần mà còn phải quan tâm
thích đáng đến các khía cạnh của xã hội của hoạt động kinh doanh nó chi phối từ
khâu xây dựng kế hoạch, hình thành chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển
đến việc tổ chức kinh doanh và phân phối lợi nhuận. Đó chính là tính nhân văn của
hoạt động kinh doanh. Vào trong cộng đồng dân tộc xã hội. Mối quan hệ xã hội
mang tính chất truyền thống, bó buộc, các doanh nghiệp phải hết sức thận trọng
trong việc xử lý. Không có một doanh nghiệp nào tồn tại và phát triển mà không có
mói quan hệ với nhau, hay nói cách khác, các phúc lợi xã hội mà doanh nghiệp
được hưởng đã quy định, họ phải có nghĩa vụ đóng góp thoả đáng cho xã hội. Việc
đóng góp cho ngân sách Nhà nước, tham gia hoạt động xã hội từ thiện, tôn trọng
những quy luật đạo đức xã hội, quan hệ kinh doanh là thái độ văn hoá tối thiểu của
các doanh nghiệp. Nếu làm ngược lại, vô hình doanh nghiệp đã từ chối cội nguồn và
nghĩa vụ của mình, và như thế cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã tự tha hoá và tách
rời khỏi cộng đồng dân tộc.
Trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp, văn hoá thể hiện ở việc tổ chức kinh
doanh nhân cách của con người lãnh đạo và người lao đông. Doanh nghiệp
khôngnên chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà đơn thuần là phải xem người lao đông
vừa là động lực cho sự phát triển kinh doanh, vừa là mục tiêu của hoạt động kinh
doanh cần xem đơn vị kinh doanh là một gia đình lớn, trong đó mỗi thành viên có
trách nhiệm phải hành động vì sự tồn tại và phát triển hay xa xút của một doanh
nghiệp.
Nội dung văn hoá của một doanh nghiệp còn thể hiện ở thái độ với sự thành
công hay thất bại trong thương trường “thắng không kiêu, bại không nản”. Đó lại là
thái độ đúng đắn mang đậm đà bản sắc dân tộc, các nhà doanh nghiệp phải luôn
luôn tính toán để đưa cả đơn vị của mình đi lên và lúc hưng thịnh vẫn phải lo lắng
làm sao để tồn tại và phát triển, không phá sản.
Cùng với thái độ thể hiện sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp
thì việc xác định và đưa những thành tựu khoa học kỹ thuật, phương tiện hiện đại
vào các mặt quản lý, quản lý kinh doanh chỉ nhằm mục tiêu cao cả là phục vụ cho
con người – con người chứ không thể vì lợi nhuận, vì hiệu quả kinh tế đơn thuần mà
đánh mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất nền văn hoá là vốn tinh thần luôn được bổ
sung từ sự tiền sinh động của các thế hệ kế tiếp nhau. Hoạt động kinh doanh phải
nhằm kết hợp hài hoà giữa cái lợi và cái thiện, cái đẹp, chứ không vì những lợi ích
thấp hèn, làm mất nhân cách của con người Việt Nam đã được rèn đúc nên từ những
di sản quý báu của truyền thống dân tộc. Nếu không làm được như vậy thì chúng ta
sẽ là những người có tội với bề trên và với nhân loại loài người.
3. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên.
Trong thực tế có rất nhiều cách kiếm lời khác nhau như chúng ta thấy trong
thực tế thường thể hiện cách kiếm lời đã nêu trên vì trước hết ta thấy.
3.1. Vì lợi ích cá nhân của các nhà tư bản
Trước hết các nhà tư bản muốn có nhiều lời thì buộc phải nghĩ ra nhiều cách
kiếm lời khác nhau: Ví dụ như cách kiếm lời bằng sự bóc lột quá mức sức lao đông
của người công nhân khiến cho công nhân chỉ đủ tồn tại với mức sống tối thiểu rõ
ràng muốn có nhiều lợi nhuận thì họ sẽ áp dụng một trong số những cách kiếm lời
trên mà một trong số cách đó là bóc lột sức lao đông. Tư bản muốn biến giá trị của
sức lao đông của công nhân thàh của riêng họ, mà công nhân mới là người xứng
đáng hưởng thành quả đó.
3.2. Thiếu ý thức văn hoá.
Như chúng ta đã biết văn hoá trong kinh doanh là phần không thể thiếu nó
không thể tách bạch nhau ra, chính vì thế mà văn hoá là vấn đề quan trọng trong
kinh doanh, hai cái luôn song hành tồn tại cùng nhau nếu kinh doanh thiếu văn hoá
thì việc kinh doanh đó trước sau dẫn tới đổ bể.
3.3. ảnh hưởng của sự tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng của nền kinh tế kéo theo sự khủng hoảng xã hội, gia đình và tâm
lý cá nhân. Tình hình đó làm cho những vấn đề đối nội ngày càng trở nên gay gắt
hơn, và vấn đề đối ngoại ở các nước công nghiệp phát triển đồng thời.
Tăng trưởng kinh tế đi đôi với sự mở rộng và bất cong của xã hội, tàn phá
môi trường hậu quả của tình trạng này không chỉ đưa đến sự kìm hãm tăng trưởng
kinh tế, mà còn uy hiếp sự sống còn của cả loài người. Đây có thể nói là một thảm
hoạ.
4. Hướng giải quyết.
Với những nguyên nhân trên chúng ta thấy nó rất là phức tạp, nhưng không
bởi vậy, mà chúng ta chịu lùi bước chúng ta có thể tuyên truyền kết hợp yếu tố văn
hoá vào trong kinh doanh để các nhà doanh nghiệp nhận thức được văn hoá và kinh
doanh là 2 mặt không thể tách rời nhau. Từ đó có cách áp dụng thiết thực đối với
doanh nghiệp của mình.
4.1. Kết hợp văn hoá vào trong kinh doanh.
Bằng nhiều con đường khác giúp mọi doanh nghiệp nhận thức được điều đó
và vận dụng sáng tạo vào trong doanh nghiệp của mình, bằng các thông tin đại
chúng, sách báo ti vi, đài truyền thanh, từ đó mở mang thêm tầm nhận thức của
mình về văn hoá trong kinh doanh để vận dụng sáng tạo có hiệu quả tối ưu.
4