Luận văn Hội thoại trong “dế mèn phiêu lưu ký”

DMPLK (được viết từ năm 1941, với lần xuất bản thứ nhất mang tên là “Con Dế Mèn") là một trong những tác phẩm đầu tay của Tô Hoài. Đây được xem là tác phẩm đặc sắc, đã làm say mê độc giả nhiều thế hệ và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Truyện kể về cuộc phiêu lưu kì thú và đầy sóng gió của chàng hiệp sĩ Dế Mèn trong thế giới loài vật, với ước mơ “xây dựng thế giới đại đồng, muôn loài kết thành anh em” Góp phần làm nên sự thành công của tác phẩm, không thể không kể đến sự quan sát và miêu tả tinh tường, cách sử dụng ngôn từ khéo léo và sáng tạo, đặc biệt phải kể đến cách tạo nên những cuộc hội thoại rất đa dạng trong một thế giới ồn ào, sinh động, nhiều vẻ.của các nhân vậ t - các loài vật được nhân hoá, trong tác phẩm này.

pdf128 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8744 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hội thoại trong “dế mèn phiêu lưu ký”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM GIÁP THỊ THUỶ HỘI THOẠI TRONG “DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ” Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tạ Văn Thông THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Giáp Thị Thuỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................... 1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ................................................................................ 2 2.1. Nghiên cứu hội thoại trong các tác phẩm văn học nói chung .......... 2 2.2. Nghiên cứu hội thoại trong các tác phẩm của Tô Hoài và trong Dế Mèn phiêu lưu ký............................................................................. 4 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................... 6 3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 6 4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ......................................... 7 4. 1. Mục đích ........................................................................................ 7 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 7 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 8 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ............................................................. 8 6.1. Về lí luận ........................................................................................ 8 6.2. Về thực tiễn .................................................................................... 8 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN .................................................................... 8 CHƢƠNG 1- CƠ SỞ LÍ THUYẾT ............................................................ 9 1.1. LÍ THUYẾT HỘI THOẠI TRONG NGỮ DỤNG HỌC ....................... 9 1.2. HỘI THOẠI VÀ VỊ TRÍ HỘI THOẠI TRONG VĂN HỌC TIỂU KẾT ....... 22 TIỂU KẾT .............................................................................................................. 25 CHƢƠNG 2- CẤU TRÚC HỘI THOẠI TRONG DMPLK ................... 26 2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ ......... 26 2.1.1. Hình thức hội thoại trong các cuộc thoại ................................... 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 2.1.2. Các loại vai giao tiếp trong các cuộc thoại ............................... 29 2.1.3. Hoàn cảnh giao tiếp trong các cuộc thoại ................................. 32 2.1.4. Đích giao tiếp của các cuộc thoại ............................................ 33 2.1.5. Sự phù hợp với các nguyên tắc hội thoại ở các cuộc thoại ....... 35 2.1.6. Cấu trúc của các cuộc thoại ...................................................... 37 2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐOẠN THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ............ 40 2.2.1. Hình thức hội thoại trong các đoạn thoại ................................... 40 2.2.2. Các loại vai giao tiếp trong các đoạn thoại ................................ 46 2.2.3. Hoàn cảnh giao tiếp trong các đoạn thoại .................................. 49 2.2.4. Đích giao tiếp trong các đoạn thoại ........................................... 53 2..2.5. Cấu trúc các đoạn thoại ............................................................. 56 2.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA CẶP THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ ....... 60 2.3.1. Cấu trúc của cặp thoại ............................................................... 60 2.3.1.1. Cặp thoại một tham thoại ..................................................... 60 2.3.1.2. Cặp thoại hai tham thoại ...................................................... 61 2.3.1.3. Cặp thoại ba tham thoại ........................................................ 62 2.3.1.4. Cặp thoại phức tạp ................................................................ 63 2.3.2. Tính chất của các cặp thoại ......................................................... 65 2.3.2.1. Cặp thoại chủ hướng ............................................................. 65 2.3.2.2. Cặp thoại phụ thuộc .............................................................. 66 2.3.2.3. Cặp thoại tích cực và tiêu cực ............................................... 67 2.3.3. Liên kết hình thức đối với các cặp thoại ...................................... 68 2.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA THAM THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ .......... 72 2.4.1. Đặc điểm của các loại tham thoại chức năng .............................. 72 2.4.1.1. Đặc điểm của tham thoại dẫn nhập ....................................... 72 2.4.1.2. Đặc điểm của tham thoại hồi đáp ......................................... 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.4.1.3. Tham thoại hồi đáp- dẫn nhập .............................................. 74 2.4.2. Cấu trúc của tham thoại trong Dế Mèn phiêu lưu ký ................. 76 2.5. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNH VI NGÔN NGỮ TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ ........................................................................................... 77 2.5.1. Hành vi có hiệu lực ở lời .............................................................. 77 2.5.2. Hành vi mở rộng ........................................................................... 79 2.5.3. Liên kết hành vi ............................................................................ 81 TIỂU KẾT ............................................................................................. 83 CHƢƠNG 3 - SỰ THỂ HIỆN NHỮNG QUAN HỆ LIÊN CÁ NHÂN - PHÉP LỊCH SỰ TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ.............. 84 3.1. CÁC LOẠI QUAN HỆ LIÊN CÁ NHÂN TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ ........................................................................................... 84 3.2. SỰ THỂ HIỆN PHÉP LỊCH SỰ QUA NGÔN TỪ TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƢU KÝ ................................................................................. 85 3.2.1. Đặc điểm chung của các phương tiện ngôn ngữ thể hiện phép lịch sự trong Dế Mèn phiêu lưu ký ....................................................... 85 3.2.2. Sự miêu tả các phương tiện cụ thể ............................................... 87 3.2.2.1. Rào đón.................................................................................. 87 3.2.2.2. Vuốt ve .................................................................................. 87 3.2.2.3. Dùng trợ từ ............................................................................ 90 3.2.2.4. Hành vi nói gián tiếp .............................................................. 92 3.2.2.5. Bày tỏ tình hình bi quan ......................................................... 94 3.2.2.6. Nêu lí do ............................................................................... 96 3.2.2.7. Dùng hô ngữ .......................................................................... 98 3.2.2.8. Dùng tình thái từ ................................................................... 99 3.2.2.9. Dùng từ ngữ xưng hô .......................................................... 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.2.2.10. Xin lỗi, cảm ơn .................................................................. 105 3.2.2.11. Khích lệ đúng mức ............................................................. 106 3.2.2.12. An ủi động viên ................................................................. 107 3.2.2.13. Hứa hẹn ............................................................................. 107 3.2.2.14. Khen ngợi .......................................................................... 108 3.2.2.15. Xin phép và mời mọc ......................................................... 109 3.2.2.16. Dùng kính ngữ ................................................................... 111 TIỂU KẾT .......................................................................................... 112 KẾT LUẬN ............................................................................................... 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 116 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT CTCH CTPT DMPLK HV HVCH HVPT HVMR Sp1 Sp2 TT Cặp thoại Cặp thoại chủ hướng Cặp thoại phụ thuộc Dế Mèn phiêu lưu ký Hành vi Hành vi chủ hướng Hành vi phụ thuộc Hành vi mở rộng Nhân vật hội thoại thứ nhất Nhân vật hội thoại thứ hai Tham thoại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI  DMPLK (được viết từ năm 1941, với lần xuất bản thứ nhất mang tên là “Con Dế Mèn") là một trong những tác phẩm đầu tay của Tô Hoài. Đây được xem là tác phẩm đặc sắc, đã làm say mê độc giả nhiều thế hệ và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Truyện kể về cuộc phiêu lưu kì thú và đầy sóng gió của chàng hiệp sĩ Dế Mèn trong thế giới loài vật, với ước mơ “xây dựng thế giới đại đồng, muôn loài kết thành anh em”… Góp phần làm nên sự thành công của tác phẩm, không thể không kể đến sự quan sát và miêu tả tinh tường, cách sử dụng ngôn từ khéo léo và sáng tạo, đặc biệt phải kể đến cách tạo nên những cuộc hội thoại rất đa dạng trong một thế giới ồn ào, sinh động, nhiều vẻ...của các nhân vật - các loài vật được nhân hoá, trong tác phẩm này.  Ở Việt Nam, Ngữ dụng học đã không còn mới mẻ, đặc biệt khi vận dụng xem xét sự sử dụng ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học (chẳng hạn các tác phẩm của Vi Hồng, Nam Cao, Kim Lân, Nguyễn Huy Thiệp...). Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu đấy đủ và sâu sắc về hội thoại trong các tác phẩm của Tô Hoài, đặc biệt trong truyện DMPLK, dưới cái nhìn của ngữ dụng học.  Là một giáo viên trung học phổ thông, tác giả luận văn này luôn băn khoăn trước những câu hỏi đặt ra trong các quá trình tìm hiểu và giảng dạy văn học: Để hiểu được kĩ càng, có cơ sở hơn đối với một tác phẩm văn học, chẳng hạn như đối với DMPLK của Tô Hoài, phải chăng có thể từ góc nhìn ngôn ngữ học? Từ việc xem xét hội thoại trong một tác phẩm, chẳng hạn trong DMPLK của Tô Hoài, có thể hiểu rõ thêm về tính cách nhân vật, về văn hoá cộng đồng, về phong cách nghệ thuật nhà văn hay không? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Đó là những lí do để tác giả luận văn chọn đề tài nghiên cứu: "Hội thoại trong “Dế Mèn phiêu lưu ký”. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1. Nghiên cứu hội thoại trong các tác phẩm văn học nói chung Từ khi ngữ dụng học ra đời, hội thoại đã trở thành đối tượng được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Có thể kể đến một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, những bài nghiên cứu: Hội thoại trong truyện ngắn của Nam Cao (luận án tiến sĩ của Mai Thị Hảo Yến, Trường Đại học Sư phạm I, Hà Nội, 2006). Ở luận án này tác giả đã đi vào miêu tả cấu trúc của các hình thức thoại dẫn trong truyện ngắn của Nam Cao với các kiểu loại: thoại dẫn trực tiếp, thoại dẫn gián tiếp. Qua đó tác giả đã làm sáng tỏ lí thuyết về hội thoại trong dụng học như các hình thức cơ bản của việc dẫn thoại, các hành vi ngôn ngữ, các phát ngôn ngữ vi, các tham thoại và các biểu thức ngữ vi..., hướng tới xây dựng các mô hình hội thoại trong tác phẩm văn học nói chung. Tuy nhiên tác giả mới chỉ đặt ra mục tiêu nhận diện đối tượng chứ chưa đi vào nghiên cứu về chức năng hội thoại trong tác phẩm văn học. Trong Hội thoại trong sáng tác của Nam Cao trƣớc Cách mạng Tháng Tám (đặc điểm sử dụng từ ngữ trong quan hệ với nhân vật) (luận văn thạc sĩ của Phạm Văn Khanh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006), tác giả chủ yếu đi vào tìm hiểu đặc điểm sử dụng từ ngữ trong hội thoại của các nhân vật trong các tác phẩm nói chung của Nam Cao trước Cách mạng Tháng Tám, đặc biệt mối quan hệ giữa ngôn ngữ hội thoại với đặc điểm hình tượng nhân vật, qua đó thấy được đặc điểm nhân vật qua ngôn ngữ hội thoại phù hợp với ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Với đề tài Bƣớc đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng (luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Quỳnh Ngân, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2008), tác giả đã đi vào giải quyết một số vấn đề như: tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 của lời thoại văn xuôi Vi Hồng để hiểu về phong cách nghệ thuật của nhà văn, hiểu thêm về ngôn ngữ đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, đồng bào miền núi Việt Bắc nói chung, bước đầu tìm hiểu lí thuyết hội thoại từ góc nhìn văn hoá... Ngoài những luận án, luận văn kể trên, còn có thể kể đến những bài viết về mặt này hay mặt khác của hội thoại trong các tác phẩm văn chương như: Các kiểu thoại dẫn trực tiếp, tự do trong truyện ngắn Nam Cao của Mai Thi Hảo Yến (1998); Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng của Đinh Trí Dũng (1999); Hiệu quả nghệ thuật của lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Tƣớng về hƣu của Nguyến Huy Thiệp của Nguyễn Thị Hương (1999); Chất quê kiểng trong lời thoại của bà cụ Tứ - truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân của Lương Thị Bình (2002); Hành vi nhận xét đánh giá qua lời thoại nhân vật của truyện ngắn Chu Lai của Cao Xuân Hải (2005); Từ hô gọi trong lời đối thoại và độc thoại của nhân vật qua khảo sát truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của Lê Thị Sao Chi (2005); Ngôn ngữ đối thoại nhân vật trong sáng tác của Franzkafka của Đỗ Thị Thu Hằng (2007); Nghệ thuật tổ chức đối thoại trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng của Châu Minh Hùng (2007)... (Nói về những nghiên cứu về hội thoại trong các tác phẩm văn học nói chung, tất nhiên còn phải kể đến những nghiên cứu đối với hội thoại trong những tác phẩm của Tô Hoài. Xin được trình bày về những nghiên cứu này ở mục sau). Như vậy, đã có không ít những công trình cũng như những bài viết nghiên cứu về hội thoại trong các tác phẩm văn học, xem xét hội thoại ở rất nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng, hầu như chưa có công trình nào đi vào nghiên cứu cụ thể, chi tiết đặc điểm của cuộc thoại và các đơn vị nó bao hàm thông qua việc xem xét các cấu trúc hội thoại, sự biểu hiện của các quan hệ liên nhân…, trong một tác phẩm cụ thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 2.2. Nghiên cứu hội thoại trong các tác phẩm của Tô Hoài và trong Dế Mèn phiêu lƣu ký  Ở Việt Nam, Tô Hoài là một nhà văn nổi tiếng. Có thể kể đến hàng loạt tác phẩm có nhiều độc giả của ông: Dế Mèn phiêu lƣu ký (1941); Truyện Tây Bắc (1953); Vợ chồng A Phủ (1960); Miền Tây (1968); Chuyện cũ Hà Nội (1984); Cát bụi chân ai (1992); Chiều chiều (1994)... Cùng với những tác phẩm của mình, Tô Hoài đã được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học chú ý. Đã có những công trình bài viết về các tác phẩm của Tô Hoài từ góc độ tổng quan cũng như đi sâu vào mặt này hay mặt khác trong các tác phẩm, hoặc đối với một tác phẩm cụ thể của ông. Đó là - Ở phương diện văn học, có thể kể đến những nghiên cứu đóng góp của Tô Hoài từ góc độ tổng quan của các tác giả: Vũ Ngọc Phan, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê, Vân Thanh, Vương Trí Nhàn, Nguyễn Đăng Điệp...Ngoài ra có thể kể đến là những công trình, bài viết đi sâu vào từng tác phẩm như: Tô Hoài với miền Tây của Phan Cự Đệ (1968); Tô Hoài với ngƣời ven thành của Triệu Dương (1973); Tô Hoài tự truyện của Vân Thanh (1980)...Nhìn chung các tác giả đều đi đến thống nhất: Qua truyện của Tô Hoài, có thể gặp một nhà văn với óc quan sát tinh tế, khả năng miêu tả tài tình, bút pháp linh hoạt, sự nắm bắt tinh nhạy...Ngoài ra còn những luận văn, luận án như: Văn xuôi viết chi thiếu nhi của Tô Hoài sau Cách mạng Tháng Tám của Hoàng Thị Diệu, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên (2003); Hình tƣợng nhân vật ngƣời lao động miền núi trong sáng tác của Tô Hoài về đề tài vùng cao của Ma Thế Cừ, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên (2005); Không gian, thời gian, cái nhìn nghệ thuật trong tập truyện Tây Bắc của Tô Hoài của Mai Thị Dung, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên (2005); Tính dân tộc trong sáng tác của Tô Hoài trƣớc Cách mạng Tháng Tám của Nguyễn Thị Hải Bắc, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên (2006); Phong cách nghệ thuật của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Tô Hoài, luận án tiến sĩ của Mai Thị Nhung, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2006)...Các nghiên cứu nói trên đã xem xét tác phẩm của Tô Hoài ở các góc độ văn học, chú trọng đến đề tài, cách xây dựng hình tượng nhân vật, không gian, thời gian, cái nhìn nghệ thuật..., giúp người đọc thấy được sự đóng góp đáng kể của Tô Hoài cho nền văn học nước nhà. - Ở phương diện ngôn ngữ học, phải kể đến các công trình, bài viết: Phong cách viết ngƣời thực việc thực trong tiểu tuyết Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ của Tô Hoài của tác giả Huyền Kiêu (1972); Ngôn ngữ một vùng quê trong tác phẩm đầu tay của Tô Hoài của Võ Xuân Quế (1990); Cát bụi chân ai của Xuân Sách (1993); Cấu trúc thời gian và ngôn ngữ trong Cát bụi chân ai của Đặng Thị Hạnh (1998); Tô Hoài và thể hồi ký của Vương Trí Nhàn (2002); Ngôn ngữ giàu tính tạo hình trong văn xuôi viết về đề tài miền núi của nhà văn Tô Hoài, luận văn của Lê thị Na, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên (2003)...Nhìn chung, các tác giả đều đi đến khẳng định sự sáng tạo về mặt ngôn ngữ của Tô Hoài, cho rằng đây là một yếu tố rất quan trọng làm nên phong cách nghệ thuật đặc sắc của ông.  DMPLK là một trong những tác phẩm rất nổi tiếng của Tô Hoài. Từ khi ra đời đến nay, tác phẩm dành cho thiếu nhi độc đáo này luôn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình chủ yếu từ góc độ văn học. Có thể kể đến tác giả là: Trần Đăng Suyền (1984), Nguyễn Lộc, Đỗ Quang Lưu (1990), Hà Minh Đức (1998)... Các nhà nghiên cứu đều thống nhất đánh giá DMPLK là tác phẩm nổi tiếng sớm nhất trong đời viết văn của Tô Hoài, trong đó thể hiện tài quan sát nghiên cứu tỉ mỉ thế giới sinh vật nhỏ bé của nhà văn, thể hiện rõ tài năng quan sát tinh tế, óc nhận xét sắc sảo, hóm hỉnh và tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên của Tô Hoài... Từ góc nhìn ngôn ngữ học, có bài: Ngôn ngữ khẩu ngữ trong tác phẩm của Tô Hoài của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga (2000). Tác giả đã tiến hành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 khảo sát số lượng các từ thuộc khẩu ngữ, phân tích những nhân tố quy định sự tồn tại của chúng, đồng thời phân loại và khẳng định vai trò tích cực của việc sử dụng từ thuộc khẩu ngữ trong các tác phẩm của Tô Hoài. Với Cách xƣng gọi trong DMPLK (2001), tác giả Tạ Văn Thông đã chỉ ra sự khéo léo, tài tình trong việc sử dụng hai hệ thống từ ngữ xưng gọi của các nhân vật và của người kể chuyện trong DMPLK, và nhận xét: “những cách xưng gọi như vậy trong truyện đã góp phần tạo nên các hoạt cảnh sinh sắc, làm tôn lên những nét cá tính trong những mối quan hệ giữa nhân vật với nhân vật, giữa nhân vật với hoàn cảnh, đồng thời cả người kể và độc giả... để rồi cuối cùng tạo nên sự cuốn hút đối với người đọc bằng giọng điệu riêng cùng sự biến hoá muôn màu của cuộc sống được diễn đạt bằng lời”[68, tr.26]… Như vậy, có thể nhận thấy DMPLK chủ yếu được xem xét ở góc độ văn học, sự nhìn nhận ở góc độ ngôn ngữ học còn chưa nhiều, ngữ dụng học càng ít. Đặc biệt, chưa có tác giả nào bàn kĩ càng về hội thoại trong tác phẩm này. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là hội thoại (hình thức thường xuyên
Luận văn liên quan