Luận văn Khả năng sử dụng cám gạo l ên men làm thức ăn cho artemia

Đề t ài t ập trung đánh giá khả năng sử dụng cám gạo ủ men ( Saccharomyces ceverisiae) làm th ức ăn cho Artemia. Các hàm lư ợng (HL) men dùng để ủ cám gồm: 0,5; 0,7; 1; 1,2; 1,5 v à 2 ppm (có hoặc không có b ổ sung đường). Kết quả cho thấy, HLmen từ 0,5 – 1ppm khá thích hợp để sử dụng cho việc ủ cám t hông qua độ nở, hiệuquả sử dụng và mùi thơm đặc trưng của cám ủ. Trong thí nghiệm thứ hai về ảnh hưởng của cám gạo ủ men lên sinh trưởng và phát triển của quần thể Artemiacho th ấy: 1) Cả 6 loại cám ủ men đều có thể sử dụng làm th ức ăn cho Artemia tuy nhiên HL men 0,7 - 1 ppm, không đư ờng nên được chọn để sử dụng v ì cho t ỷ lệ sống (TLS) cao nh ất (52,7-55,8 %), phù hợp nuôi sinh khốiArtemia ở các thể tích lớn (lượng sinh khối thu đạt 23,8-25,1 g sinh khối tươi/10L). Vào ngày nuôi th ứ 14, cám ủ men không đ ường khi sử dụng l àm th ức ăn cho Artemiathì cho TLSkhá ổn định giữa các lần lặp lại ( độ lệch chuẩn biến thi ên từ 0,7-5,3), cao hơn (t ừ 39,7-55,8%) nhưng cho tăng trư ởng chậm hơn (từ 5,96-5,99 mm) so v ới cám ủ men có đư ờng (từ 6,02 -6,69 mm). Ngược lại, cám ủ men có đường thì có TLSbiến động giữa các lần lặp lại ( độ lệch chuẩn biến thiên từ 3,3-7,7) và th ấp hơn (từ 38,1-46,5 %), tuy nhiên l ại có tăng tr ưởng tốt h ơn so v ới ủ men thông thường.

pdf62 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2429 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khả năng sử dụng cám gạo l ên men làm thức ăn cho artemia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÊ HỒNG NGHI KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁM GẠO LÊN MEN LÀM THỨC ĂN CHO ARTEMIA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2009 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÊ HỒNG NGHI KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁM GẠO LÊN MEN LÀM THỨC ĂN CHO ARTEMIA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN NGUYỄN VĂN HÒA 2009 i LỜI CẢM TẠ Trong quá trình thực hiện đề tài nhờ sự chỉ dẫn tận tình của quý thầy cô cùng sự giúp đỡ của các anh chị và các bạn thuộc khoa Thủy Sản trường Đại Học Cần Thơ, tôi mới có thể hoàn thành khóa học của mình cũng như viết cuốn Luận văn Tốt nghiệp Đại Học này. Nhân đây, xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đặc biệt đến:  Ths. Nguyễn Thị Hồng Vân.  Ts. Nguyễn Văn Hòa.  Các anh chị thuộc Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao Công Nghệ- Trường Đại học Cần Thơ.  Các anh chị thuộc Bộ môn Dinh dưỡng-Trường Đại học Cần Thơ.  Tập thể lớp Nuôi Trồng Thủy Sản K31-Trường Đại học Cần Thơ. Do kiến thức còn hạn chế và thời gian có hạn nên Luận văn còn nhiều điểm thiếu sót. Rất mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn chỉnh hơn. ii TÓM TẮT Đề tài tập trung đánh giá khả năng sử dụng cám gạo ủ men (Saccharomyces ceverisiae) làm thức ăn cho Artemia. Các hàm lượng (HL) men dùng để ủ cám gồm: 0,5; 0,7; 1; 1,2; 1,5 và 2 ppm (có hoặc không có bổ sung đường). Kết quả cho thấy, HL men từ 0,5 – 1ppm khá thích hợp để sử dụng cho việc ủ cám thông qua độ nở, hiệu quả sử dụng và mùi thơm đặc trưng của cám ủ. Trong thí nghiệm thứ hai về ảnh hưởng của cám gạo ủ men lên sinh trưởng và phát triển của quần thể Artemia cho thấy: 1) Cả 6 loại cám ủ men đều có thể sử dụng làm thức ăn cho Artemia tuy nhiên HL men 0,7- 1 ppm, không đường nên được chọn để sử dụng vì cho tỷ lệ sống (TLS) cao nhất (52,7-55,8 %), phù hợp nuôi sinh khối Artemia ở các thể tích lớn (lượng sinh khối thu đạt 23,8-25,1 g sinh khối tươi/10 L). Vào ngày nuôi thứ 14, cám ủ men không đường khi sử dụng làm thức ăn cho Artemia thì cho TLS khá ổn định giữa các lần lặp lại (độ lệch chuẩn biến thiên từ 0,7-5,3), cao hơn (từ 39,7-55,8%) nhưng cho tăng trưởng chậm hơn (từ 5,96-5,99 mm) so với cám ủ men có đường (từ 6,02-6,69 mm). Ngược lại, cám ủ men có đường thì có TLS biến động giữa các lần lặp lại (độ lệch chuẩn biến thiên từ 3,3- 7,7) và thấp hơn (từ 38,1-46,5 %), tuy nhiên lại có tăng trưởng tốt hơn so với ủ men thông thường. iii MỤC LỤC MỤC LỤC--------------------------------------------------------------------------------- iii DANH SÁCH BẢNG -------------------------------------------------------------------- v DANH SÁCH HÌNH -------------------------------------------------------------------- vi Phần 1: GIỚI THIỆU ------------------------------------------------------------------ 1 Phần 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ---------------------------------------------------- 3 A. Artemia là gì?--------------------------------------------------------------------------- 3 2.1. Đặc điểm phân loại -------------------------------------------------------------- 3 2.2. Đặc điểm phân bố---------------------------------------------------------------- 3 2.3. Đặc điểm môi trường sống------------------------------------------------------ 4 2.4. Hình thái vòng đời của Artemia------------------------------------------------ 5 2.4.1. Đặc điểm về hình thái ----------------------------------------------------- 5 2.4.2. Vòng đời của Artemia----------------------------------------------------- 6 2.5. Đặc điểm môi trường sống và dinh dưỡng ----------------------------------- 8 2.6. Đặc điểm sinh sản Artemia ----------------------------------------------------- 9 2.7. Quá trình di nhập----------------------------------------------------------------10 2.8. Tình hình sản xuất và sử dụng Artemia trên thế giới và Việt Nam ------10 2.8.1. Thế giới --------------------------------------------------------------------10 2.8.2. Việt Nam-------------------------------------------------------------------11 B. Sơ lược về nấm men (Saccharomyces ceverisiae) ------------------------------11 2.9. Phân loại--------------------------------------------------------------------------11 2.10. Giá trị dinh dưỡng của nấm men --------------------------------------------12 2.11. Làm giàu thêm đạm cho thực phẩm tinh bột và thức ăn gia súc --------13 2.12. Cám gạo-------------------------------------------------------------------------13 Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU---------------------15 A. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU --------------------------------------------------------15 3.1. Dụng cụ, vật tư và hoá chất----------------------------------------------------15 3.2. Nguồn trứng giống Artemia ---------------------------------------------------15 3.3. Nguồn nước----------------------------------------------------------------------15 3.4. Thức ăn ---------------------------------------------------------------------------15 3.5 Thời gian và địa điểm -----------------------------------------------------------15 B. PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -------------------------------------------------16 3.6. Phương pháp bố trí thí nghiệm ------------------------------------------------16 3.6.1. Thí nghiệm 1: Xác định hàm lượng (HL) men và đường thích hợp để ủ cám gạo ----------------------------------------------------------16 3.6.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của cám gao ủ men lên sinh trưởng và phát triển của quần thể Artemia------------------------------------17 3.7. Phương pháp làm thức ăn và cách cho ăn -----------------------------------18 3.8. Chế độ chăm sóc ----------------------------------------------------------------19 3.9. Phương pháp thu thập số liệu--------------------------------------------------20 3.9.1. Các yếu tố môi trường ---------------------------------------------------20 iv 3.9.2. Các chỉ tiêu khác----------------------------------------------------------20 3.10. Thử nghiệm nuôi sinh khối Artemia----------------------------------------21 3.11. Phương pháp phân tích số liệu ----------------------------------------------21 Phần 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ---------------------------------------------------22 4.1. Thí nghiệm 1: Xác định hàm lượng (HL) men và đường thích hợp để ủ cám gạo--------------------------------------------------------------------22 4.1.2. Độ nở thức ăn-------------------------------------------------------------22 4.1.2. Hiệu quả sử dụng---------------------------------------------------------23 4.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các loại cám ủ lên tỉ lệ sống của Artemia ---------------------------------------------------------------------------24 4.2.1. Điều kiện môi trường ----------------------------------------------------24 4.2.2. Ảnh hưởng của các loại cám ủ lên tỉ lệ sống của Artemia ---------26 4.2.3. Chiều dài (mm) -----------------------------------------------------------27 4.2.4. Mật độ và thành phần quần thể-----------------------------------------28 4.2.5. Năng suất sinh khối ------------------------------------------------------33 4.2.6. Sức sinh sản---------------------------------------------------------------34 4.2.7. Phương thức sinh sản ----------------------------------------------------35 4.3 Thử nghiệm nuôi sinh khối Artemia ----------------------------------------36 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT -------------------------------------------------37 5.1. KẾT LUẬN ----------------------------------------------------------------------37 5.2. ĐỀ XUẤT------------------------------------------------------------------------37 TÀI LIỆU THAM KHẢO-------------------------------------------------------------38 PHỤC LỤC ------------------------------------------------------------------------------40 v DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1: Sơ đồ thí nghiệm 1 -----------------------------------------------------------16 Bảng 3.2: Sơ đồ thí nghiệm 2 -----------------------------------------------------------17 Bảng 4.1: Thể tích tăng (ml) của cám ủ men sau 24h--------------------------------22 Bảng 4.2: Hiệu quả sử dụng (%) của cám ủ men -------------------------------------23 Bảng 4.3: Nhiệt độ trung bình ± độ lệch chuẩn (ĐLC) ------------------------------25 Bảng 4.4: pH trung bình ± ĐLC --------------------------------------------------------26 Bảng 4.5: TLS (%) của Artemia theo ngày (Trung bình ± ĐLC)-------------------26 Bảng 4.6: Trung bình chiều dài Artemia (mm) ± ĐLC qua các ngày nuôi -------27 Bảng 4.7: Mật độ (con/L) của các NT trong 5 tuần nuôi ----------------------------29 Bảng 4.8: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT I trong 5 tuần nuôi-----------------------------------------------------------------------------49 Bảng 4.9: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT II trong 5 tuần nuôi-----------------------------------------------------------------------------49 Bảng 4.10: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT III trong 5 tuần nuôi --------------------------------------------------------------------------50 Bảng 4.11: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT IV trong 5 tuần nuôi -------------------------------------------------------------------50 Bảng 4.12: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT V trong 5 tuần nuôi --------------------------------------------------------------------------50 Bảng 4.13: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT VI trong 5 tuần nuôi -------------------------------------------------------------------50 Bảng 4.14: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT VII trong 5 tuần nuôi -------------------------------------------------------------------51 Bảng 4.15: Khối lượng sinh khối Artemia sau 5 tuần nuôi--------------------------33 Bảng 4.16: Sức sinh sản trung bình ± ĐLC của Artemia (số phôi/con cái) -------34 Bảng 4.17: Tỷ lệ (%) ± ĐLC con cái mang túi ấp đẻ Nauplii và cyst ----------- 531 Bảng 4.18 : Kết quả TLS (%) của Artemia và khối lượng sinh khối (g) của Artemia sau 14 ngày nuôi ---------------------------------------------------------------36 vi DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Bản đồ phân bố Artemia trên thế giới --------------------------------------- 4 Hình 2.2: Lược đồ sự phát triển của quần thể Artemia trên ruộng muối (theo Sorgeloos và ctv., 1996)----------------------------------------------------- 5 Hình 2.3: Hình dạng của Artemia trưởng thành --------------------------------------- 6 Hình 2.4 : Vòng đời của Artemia (theo Sorgeloos và ctv., 1980) ------------------- 6 Hình 2.5: Trứng đang nở------------------------------------------------------------------ 7 Hình 2.6: Artemia bung dù---------------------------------------------------------------- 7 Hình 2.7: Artemia ở Instar I -------------------------------------------------------------- 7 Hình 2.8: Artemia cái và đực ------------------------------------------------------------- 8 Hình 2.9: Sự bắt cặp của Artemia-------------------------------------------------------- 9 Hình 2.10: Saccharomyces ceverisiae--------------------------------------------------12 Hình 3.1: Hệ thống thí nghiệm ----------------------------------------------------------18 Hình 3.2: Men bánh mì trong bao bì ---------------------------------------------------18 Hình 3.3: Lưới lọc thức ăn 50 µm ------------------------------------------------------19 Hình 3.4: Thức ăn được trữ lạnh--------------------------------------------------------19 Hình 3.5: Một số dụng cụ đo môi trường ----------------------------------------------20 Hình 4.1: Thể tích (ml) của cám ủ men sau 24h --------------------------------------40 Hình 4.2: Hiệu quả sử dụng (%) của cám ủ men -------------------------------------41 Hình 4.3: Biến động nhiệt độ trung bình trong 5 tuần nuôi -------------------------42 Hình 4.4: Biến động pH sáng chiều ----------------------------------------------------44 Hình 4.5: Tỷ lệ sống trung bình của Artemia sau 7 và 14 ngày nuôi -------------45 Hình 4.6: Trung bình chiều dài Artemia (mm) ± ĐLC qua các ngày nuôi --------49 Hình 4.7: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT I trong 5 tuần nuôi -------------------------------------------------------------30 Hình 4.8: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT II trong 5 tuần nuôi ------------------------------------------------------------30 Hình 4.9: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT III trong 5 tuần nuôi -----------------------------------------------------------30 Hình 4.10: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT IV trong 5 tuần nuôi-----------------------------------------------------------31 Hình 4.11: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT V trong 5 tuần nuôi------------------------------------------------------------31 Hình 4.12: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT VI trong 5 tuần nuôi-----------------------------------------------------------31 Hình 4.13: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT VII trong 5 tuần nuôi----------------------------------------------------------32 Hình 4.14: Khối lượng sinh khối Artemia sau 5 tuần nuôi --------------------------33 Hình 4.15: Tỷ lệ (%)±ĐLC con cái mang túi ấp đẻ Nauplii và cyst ---------------41 1 Phần 1 GIỚI THIỆU Trong số những nguồn thức ăn tươi sống được sử dụng trong ngành nuôi trồng thủy sản thì ấu trùng Artemia được sử dụng rất rộng rãi do những thuận tiện và giá trị mà chúng mang lại. Không có gì ngạc nhiên khi khả năng đẻ trứng hay còn gọi là bào nang (cyst) làm cho Artemia trở thành nguồn thức ăn tiện lợi và dồi dào cho ấu trùng cá (Dhont, 1993). Sau khi thu hoạch và xử lý, trứng ở trạng thái tiềm sinh có thể được trữ trong nhiều năm và đem ra sử dụng như là “nguồn thức ăn tươi sống luôn có sẵn”. Sự thuận tiện và đơn giản của việc ấp làm cho Artemia trở thành nguồn thức ăn tươi sống thuận tiện nhất trong ngành chăn nuôi thủy sản (Ts Frank Marini - nguồn www.advancedaquarist.com). Ngoài ra, Artemia là loại thức ăn giàu dinh dưỡng và giàu lượng acid béo không bão hòa (HUFA). Trong thực tế thức ăn tươi sống có nguồn gốc động vật là loại thức ăn cung cấp nhiều năng lượng vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu góp phần nâng cao tỷ lệ sống của các đối tượng thuỷ sản mà thức ăn chế biến không thể đáp ứng tốt. Artemia có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, 40-70% protein, 10-30% lipid, nhiều acid béo và các acid amin cần thiết (Leger et., 1985). Ngoài ra, Artemia còn có ưu thế là ít gây ô nhiễm môi trường nước nuôi so với việc sử dụng các loại thức ăn nhân tạo. Hơn nữa, quá trình phát triển của Artemia từ giai đoạn nauplii đến giai đoạn trưởng thành có các kích cỡ khác nhau có thể làm thức ăn thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm cá, như Sorgeloos và et al. (1982) đã nhận định: “Artemia là loại thức ăn thích hợp cho nhiều loại cá nước lợ vì giá trị dinh dưỡng cao và dễ sử dụng”. Ngoài dạng sinh khối có thể sử dụng làm thức ăn tươi sống trực tiếp cho tôm cá, trứng bào xác của Artemia (Cyst) có thể dự trữ được nhiều năm ở dạng sấy khô để đáp ứng nhu cầu cho các thị trường trong và ngoài nước với giá khá cao. Artemia là loại sinh vật có khả năng chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt của môi trường (như nhiệt độ, độ mặn, oxy…), chúng có tập tính sống trôi nổi. Và ăn lọc không chọn lựa (Reeve, 1963), và có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau (Sorgcloos et al., 1986). Ở giai đoạn ấu trùng chúng có thể sử dụng thức ăn có kích cỡ 25-30µm và tăng lên 40-50µm khi đạt đến kích cỡ trưởng thành (Dobbeleir et al., 1980). 2 Thức ăn của Artemia mặc dù tốt nhất là tảo tươi, tuy nhiên với thực tế đồng ruộng thì loại thức ăn này không thể cung cấp đủ lượng để đảm bảo cho sinh trưởng và sinh sản của quần thể Artemia nhất là vào những ngày mưa bão hoặc không có nắng. Trong thực tiễn nông dân sử dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp chủ yếu là cám gạo để làm thức ăn cho Artemia, tuy nhiên theo Nguyễn Văn Hòa và ctv. (2007) thì hiệu quả sử dụng chỉ khoảng 20%. Để tăng hiệu quả sử dụng, ủ cám với men là một phương pháp trong chăn nuôi gia súc đã được sử dụng nhiều nhưng đối với thủy sản vẫn còn rất ít tài liệu được công bố. Để tìm hiểu hiệu quả sử dụng cám gạo ủ men làm thức ăn cho Artemia nhằm hướng tới việc bổ sung một nguồn thức ăn có hiệu quả cả về kinh tế lẫn sử dụng, đề tài “Khả năng sử dụng cám gạo lên men làm thức ăn cho Artemia” được thực hiện với mong muốn sẽ có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của nghề nuôi Artemia. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của cám gạo ủ men (Saccharomyces cerevisiae) và hiệu quả sử dụng của nó khi làm thức ăn cho Artemia và thấy được tác dụng của việc thêm đường trong quá trình ủ cám nhằm kích thích sự phát triển của vi khuẩn, từ đó đưa ra một công thức ủ cám với hàm lượng men và lượng đường thích hợp nhằm tăng khả năng sử dụng đối với Artemia. Nội dung nghiên cứu o Xác định hàm lượng men (Saccharomyces cerevisiae) và đường tốt nhất để ủ cám làm thức ăn cho Artemia. o Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, tỷ lệ sống, sự phát triển của quần thể, sức sinh sản và lượng sinh khối thu của Artemia khi sử dụng cám gạo ủ men với các hàm lượng khác nhau. 3 Phần 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU A. Artemia là gì? 2.1. Đặc điểm phân loại Theo Nguyễn Văn Hoà và ctv. (2007), Artemia là tên Latin của một loại giáp xác nhỏ chuyên sống ở những vùng nước mặn có biên độ muối rộng (từ vài %o đến 250 %o như ruộng muối), có tên và vị trí trong hệ thống phân loại như sau: Ngành: Arthropoda. Lớp: Crustacea. Lớp phụ: Branchiopoda. Bộ: Anostraca. Họ: Artemiidae. Giống: Artemia, Leach (1819). Các thí nghiệm lai chéo đã chỉ ra sự khác biệt giữa các quần thể Artemia và sự ghi nhận các loài anh em theo các tên gọi khác nhau. Giữa các dòng Artemia lưỡng tính hoặc dị hợp tử (quần thể bao gồm con dực và con cái) có tất cả sáu loài anh em như sau: Artemia salina : Lymington (Anh quốc, bây giờ đã tuyệt giống) Artemia tunisiana: Châu Âu Artemia franciscana: Châu Mỹ (Bắc, Trung và Nam Mỹ) Artemia perrsimilis: Achentina Artemia urmiana: Iran Artemia monica: Mono Lake, CA- USA 2.2 Đặc điểm phân bố Artemia được tìm thấy ở 500 hồ tự nhiên và nhân tạo trên thế giới, rãi rác khắp vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Chúng có khả năng thích nghi với biên độ nhiệt độ khác nhau từ 6 oC đến 35 oC và với nồng độ muối tới 250 %o (Nguyễn Văn Hoà và ctv., 2007). Tuy vậy, Artemia lại không có trong tự nhiên ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng do ảnh hưởng của chế độ gió mùa, thủy vực không có độ mặn cao và có nhiều sinh vật thù địch (Nguyễn Văn Hoà và ctv.,1994). 4 Sự phân bố của Artemia được chia làm hai nhóm:  Những loài bản địa tồn tại tồn tại từ rất lâu trong các hồ, vịnh tự nhiên được gọi là những loài Cựu thế giới (Old World).  Những loài thuộc về Tân thế giới (New World) là những loài mới xuất hiện ở những vùng trước đây không có sự hiện diện của Artemia. Sự có mặt của chúng là do người, chim hoặc là gió tạo ra mà tiêu biểu là loài Artemia franciscana (đại diện cho loài Artemia Tân thế giới) đã được sử dụng rộng rãi để thả nuôi ở nhiều ruộng muối trên khắp các lục địa. Hình 2.1: Bản đồ phân bố Artemia trên thế giới (nguồn www.Palaeos.com/Invertebrates/Crustacea.html) 2.3. Đặc điểm môi trường sống Các quần thể Artemia trong tự nhiên phân bố không liên tục mà thành từng vùng Artemia có thể sinh sống tốt trong nước biển tự nhiên (độ muối 35 %o), nhưng chúng không thể phát tán ngang qua biển do có quá nhiều loài cạnh tranh và địch hại (tôm, cá, copepode….). Vì thế Artemia phân bố chủ yếu ở