Luận văn Khảo sát thành phần hóa học lá cây Vọng cách Premna Serratifolia L. họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae)

Từxa xưa, con người đã biết sửdụng thảo mộc làm thuốc trịbệnh, tuy nhiên việc sửdụng cây thuốc chủyếu theo kinh nghiệm dân gian, không quan tâm đến thành phần hóa học và hàm lượng hoạt chất có trong cây. Ngày nay, những hợp chất có hoạt tính sinh học được tìm thấy trong thực vật nhưcác flavonoid, terpenoid, steroid, glycosid ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành dược học và y học. Vì vậy, việc tìm hiểu thành phần hóa học có hoạt tính sinh học của các loài thực vật là điều kiện cần thiết đểgóp phần khai thác, sửdụng cây thuốc một cách có hiệu quảvà hệthống. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có nguồn thực vật phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều cây thuốc quý. Vọng cách (Premna serratifoliaL.) thuộc họcỏroi ngựa (Verbenaceae), là cây mọc hoang ởkhắp nơi ở nước ta. Từlâu vọng cách được sửdụng đểtrịbệnh nhưcảm cúm, tê thấp, thấp khớp, tiêu chảy, viêm phếquản, tiểu đường Ngoài ra còn được dùng làm thuốc bổ cho phụnữsau khi sinh, làm gia vị Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu vềthành phần hóa học cũng nhưdược tính của cây này. Trên tinh thần mong muốn góp phần tìm hiểu mối quan hệgiữa thành phần hóa học của cây với những công dụng dược tính được sửdụng trong dân gian và một sốdược tính còn tiềm ẩn, chúng tôi tiến hành khảo sát thành phần hóa học lá cây vọng cách P. serratifoliaL, thu hái ởquận 12 thành phốHồChí Minh.

pdf20 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2808 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Khảo sát thành phần hóa học lá cây Vọng cách Premna Serratifolia L. họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17 Khảo sát thành phần hóa học lá cây vọng cách Premna serratifolia L. 3. NGHIÊN CỨU 3.1. GIỚI THIỆU CHUNG Chúng tôi tiến hành hành khảo sát thành phần hóa học của lá cây vọng cách (P. serratifolia L.) thu hái ở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Lá cây tươi sau khi thu hái được rửa sạch, sấy ở nhiệt độ 60oC thu được 2kg mẫu khô. Mẫu lá cây khô được trích nóng trong dung môi metanol, lọc lấy dịch trích. Cô quay dịch trích ở áp suất kém thu hồi dung môi thu được cao metanol. Hòa cao metanol vào nước, lần lượt chiết với các dung môi eter dầu hỏa, cloroform, butanol thu được các loại cao tương ứng. 3.2. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN Trong đề tài này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên cao eter dầu hỏa và cao butanol. Từ cao eter dầu hỏa sử dụng phương pháp sắc ký cột silica gel pha thường với các hệ dung ly có độ phân cực khác nhau, chúng tôi cô lập được bốn hợp chất VCE1, VCE2, VCE3, VCE4. Dựa vào kết quả phân tích phổ NMR chúng tôi đề nghị cấu trúc các hợp chất này lần lượt là metyl trans-4-metoxycinnamat (VCE1), metyl trans-4- hydroxycinnamat (VCE2), 5-hydroxy-2-metyl-1,4-naphtoquinon (VCE3), 1,8- dihydroxy-3-metylantraquinon (VCE4) Từ cao butanol, sử dụng phương pháp sắc ký cột silica gel pha thường và silica gel pha đảo RP-18 với các hệ dung ly có độ phân cực khác nhau chúng tôi cô lập được hai hợp chất VCB1 và VCB2. Dựa vào kết quả phân tích phổ NMR, chúng tôi đề nghị các cấu trúc lần lượt là metyl trans-3,4-dihydroxycinnamat (VCB1), 6-O-(3˝-O-trans-p-coumaroyl)-α-L- rhamnopyranosylcatapol (VCB2). Sau đây là phần biện luận để xác định các cấu trúc HVCH: Phạm Thị Bích Vân CBHD: TS. Trần Lê Quan 18 Khảo sát thành phần hóa học lá cây vọng cách Premna serratifolia L. 3.2.1. Xác định cấu trúc hợp chất VCE1 C C H H COOCH3 CH3O 1 2 3 5 4 6 7 8 9 10 11 Hợp chất VCE1 thu được từ phân đoạn phân đoạn E2 của cao eter dầu hỏa có các đặc điểm sau: ™ Tinh thể hình kim, màu trắng, tan hoàn toàn trong dung môi cloroform. ™ Sắc ký lớp mỏng cho một vết có Rf = 0.3 hệ dung ly eter dầu hỏa:etyl acetat (9:1), hiện hình bản bằng acid sulfuric 20%cho vết tròn màu hồng. Phổ 1H-NMR của VCE1 cho các mũi cộng hưởng ứng với sự hiện diện của 12 proton trong đó có bốn proton ở vòng thơm đối xứng ghép cặp ortho δH 7.46 (2H, d, J=8.5 Hz, H-2, H-6) , δH 6.89 (2H, d, J=8.5 Hz, H-3, H-5), hai proton olefin ghép cặp trans δH 7.64 (1H, d, J=16.0 Hz, H-7) và δH 6.30 (1H, d, J=16.0 Hz, H-8), ba proton thuộc nhóm metoxy (ester) tại δH 3.83 (3H, s, H-10), ba proton của nhóm metoxy gắn với vòng thơm ở δH 3.79 (3H, s, H-11). Phổ 13C-NMR, DEPT 90 và DEPT 135 của hợp chất VCE1 cho các mũi cộng hưởng ứng với sự hiện diện của 11 carbon gồm có ba carbon tứ cấp, sáu carbon metin, hai carbon metyl, trong đó có một carbon carbonyl thuộc nhóm ester tiếp cách δC 167.75 (C-9), sáu carbon hương phương tại δC 161.4 ( C-4), δC 129.7 (C-2, C-6), δC 114.3 (C-3, C-5), δC 127.1 (C-1), hai carbon olefin ở δC 144.5 (C-7) và δC 115.3 (C-8), δC 55.5 (C-10) và δC 51.7 (C-11) Như vậy, phổ 1H NMR kết hợp với phổ 13C-NMR và DEPT cho biết VCE1 có sự hiện diện của một vòng thơm có hai nhóm thế ở vị trí para, nhóm metoxy, một nhóm trans olefin, một nhóm ester tiếp cách và một nhóm metoxy của ester. Từ kết quả trên và so sánh với tài liệu tham khảo [22] chúng tôi đề nghị cấu trúc của hợp chất VCE1 là metyl trans-4-metoxycinnamat. HVCH: Phạm Thị Bích Vân CBHD: TS. Trần Lê Quan 19 Khảo sát thành phần hóa học lá cây vọng cách Premna serratifolia L. C C H H COOCH3 CH3O Bảng 1: Số liệu phổ 1H-NMR (500 Hz) và 13C-NMR của hợp chất VCE1 Số thứ tự carbon Loại carbon δ 1H (ppm) δ 13C (ppm) 1 =C< 127.1 2 =CH- 7.46 (d, J = 8.5 Hz) 129.7 3 =CH- 6.89 (d, J = 8.5 Hz) 114.3 4 =C(OR)- 161.4 5 =CH- 6.89 (d, J = 8.5 Hz) 114.3 6 =CH- 7.46 (d, J = 8.5 Hz) 129.7 7 =CH- 7.64 (d, J = 16 Hz) 144.5 8 =CH- 6.30 (d, J = 16 Hz) 115.3 9 -COOR 167.75 10 -OCH3 3.83 55.5 11 -CH3 3.79 51.7 HVCH: Phạm Thị Bích Vân CBHD: TS. Trần Lê Quan 20 Khảo sát thành phần hóa học lá cây vọng cách Premna serratifolia L. 3.2.2. Xác định cấu trúc hợp chất VCE2 C C H H COOCH3 HO 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Hợp chất VCE2 thu được từ phân đoạn phân đoạn E5 của cao eter dầu hỏa có các đặc điểm sau: ™ Tinh thể hình kim, màu trắng, tan hoàn toàn trong dung môi cloroform. ™ Sắc ký lớp mỏng cho một vết có Rf = 0.3 hệ dung ly eter dầu hỏa:etyl acetat (7:3), hiện hình bản bằng acid sulfuric 20% cho vết tròn màu hồng. Phổ 1H NMR của VCE2 cho các mũi cộng hưởng ứng với sự hiện diện của mười proton bao gồm một nhóm -OH phenol δH 5.97 (1H, s), bốn proton ở vòng thơm đối xứng ghép cặp ortho δH 7.42 (2H, d, J=7.0 Hz, H-2, H-6) , δH 6.85 (2H, d, J=7.0 Hz, H-3, H-5), hai proton olefin ghép cặp trans δH 7.64 (1H, d, J=16.0 Hz, H- 7) và δH 6.30 (1H, d, J=16.0 Hz, H-8), ba proton thuộc nhóm metoxy δH 3.80 (3H, s, H-10). Phổ 1H-NMR của VCE2 tương tự như phổ 1H-NMR VCE1, chỉ ít hơn một nhóm -OCH3 và có thêm tín hiệu proton của nhóm -OH. Phổ 13C-NMR kết hợp với DEPT-90 và DEPT-135 của hợp chất VCE2 cho các mũi cộng hưởng ứng với sự hiện diện của ba carbon tứ cấp, sáu carbon metin và một carbon metyl, trong đó có một carbon carbonyl của một nhóm ester tiếp cách δC 168.2 (C-9), sáu carbon hương phương ở δC 157.9 (C-4), δC 130.0 (C-2, C-6), δC 115.9 (C-3, C-5), δC 115.0 (C-1), hai carbon olefin tại δC 157.9 (C-7), δC 127.0 (C- 8) Như vậy, phổ 1H-NMR kết hợp với phổ 13C-NMR và DEPT cho biết VCE2 có sự hiện diện của một vòng benzen với hai nhóm thế ở vị trí para, một nhóm -OH phenol, một nhóm trans olefin, một nhóm ester tiếp cách và một nhóm metoxy. Từ HVCH: Phạm Thị Bích Vân CBHD: TS. Trần Lê Quan 21 Khảo sát thành phần hóa học lá cây vọng cách Premna serratifolia L. kết quả trên và so sánh với tài liệu tham khảo [18] chúng tôi đề nghị cấu trúc của hợp chất VCE2 là metyl trans-4-hydroxycinnamat. C C H H COOCH3 HO Bảng 2: Số liệu phổ 1H-NMR (500 MHz) và 13C-NMR (125 MHz) của VCE2 Số thứ tự carbon Loại carbon δ 1H (ppm) δ13C (ppm) 1 =C< 127.6 2 =CH- 7.41 (d, J 7.0 Hz) 130.0 3 =CH- 6.85 (d, J 7.0 Hz) 115.9 4 =C(OH)- 157.9 5 =CH- 6.85 (d, J 7.0 Hz) 115.9 6 =CH- 7.41 (d, J 7.0 Hz) 130.0 7 =CH- 7.46 (d, J 16.0 Hz) 144.8 8 =CH- 6.30 (d, J 16.0 Hz) 115.0 9 -COO- 168.2 10 -OCH3 3.80 52.0 4-OH 5.97 157.9 HVCH: Phạm Thị Bích Vân CBHD: TS. Trần Lê Quan 22 Khảo sát thành phần hóa học lá cây vọng cách Premna serratifolia L. 3.2.3. Xác định cấu trúc hợp chất VCE3 OH O O CH31 2 3 45 6 7 8 9 10 11 Hợp chất VCE3 thu được từ phân đoạn phân đoạn E5 của cao eter dầu hỏa có các đặc điểm sau: ™ Chất bột vô định hình, màu đỏ cam, tan hoàn toàn trong dung môi cloroform. ™ Sắc ký lớp mỏng cho một vết có Rf = 0.3 hệ dung ly eter dầu hỏa:etyl acetat (85:15), hiện hình bản bằng acid sulfuric 20% cho vết tròn màu cam. Phổ 1H-NMR cho các tín hiệu cộng hưởng ứng với sự hiện diện của tám proton. Trong đó có một proton -OH kiềm nối δH 11.95 (s, 5-OH), proton của carbon metyl tại δH 2.19 (3H, d, J = 1.5 Hz, H-11), một proton olefin δH 6.80 (1H, q, J = 1.5 Hz, H-3), ba tín hiệu proton của vòng thơm tại δH 7.62 (1H, dd, J = 1.5 Hz, 7.5Hz, H-8), δH 7.59 (1H, dd, J = 7.5 Hz, 8.0 Hz, H-7) và δH 7.25 (1H, dd, J = 1.5 Hz, 8.0 Hz, H-6) cho thấy ba proton này gắn trên ba carbon liên tiếp của vòng thơm. Phổ 13C-NMR, DEPT-90 và DEPT-135 của VCE3 cho thấy các tín hiệu cộng hưởng ứng với sự hiện diện của 11 carbon gồm sáu carbon tứ cấp, bốn tín hiệu cộng hưởng của carbon metin, một carbon metyl, tín hiệu của hai nhóm carbonyl ở δC 190.2 (C-1) và δC 184.7 (C-4). Từ số liệu phổ trên cho thấy hợp chất VCE3 có công thức phân tử là C11H8O3, độ bất bão hòa là bảy nên hợp chất VCE3 phù hợp với khung naphtoquinon. Ngoài ra, phổ COSY cho thấy tín hiệu tại δH 2.19 (3H, d, J = 1.5Hz, H-11) và δH 6.80 (1H, q, J = 1.5Hz, H-3) ghép cặp allyl với nhau. HVCH: Phạm Thị Bích Vân CBHD: TS. Trần Lê Quan 23 Khảo sát thành phần hóa học lá cây vọng cách Premna serratifolia L. Phổ HMBC proton ở δH 2.19 (3H, d, J = 1.5 Hz) cho tương quan với carbon olefin δC 135.4 (C-3), và tương quan với carbon carbonyl δC 184.7 (C-1), vậy nhóm metyl sẽ gắn vào carbon δC 149.6 (C-2). Phổ HMBC cho thấy proton của nhóm hydroxy tương quan với ba carbon hương phương trong đó có carbon mang oxygen tại δC 161.2 (C-5), tương quan với một carbon tứ cấp, vậy nhóm hydroxy gắn vào vị trí C-5, carbon tứ cấp là C-10 và carbon còn lại sẽ là C-6. Proton ở δH 7.62 (1H, dd, J = 1,5 Hz, 7.5Hz, H-8) cho tương quan với δC 115.1 (C-10), δC 124.1 (C-6), δC 132.1 (C-9) và một carbon carbonyl δC 184.7 (C-1), từ đó xác định được vị trí của C-8, carbon tứ cấp C-9. O O CH3 O H H H 1 2 4 5 6 7 8 9 10 3 Bằng các phương pháp phân tích phổ một chiều và hai chiều, kết hợp với việc so sánh tài liệu tham khảo [23] chúng tôi đề nghị cấu trúc của hợp chất VCE3 là 5-hydroxy-2-metyl-1,4 naphtoquinon. OH O O CH3 HVCH: Phạm Thị Bích Vân CBHD: TS. Trần Lê Quan 24 Khảo sát thành phần hóa học lá cây vọng cách Premna serratifolia L. Bảng 3: Số liệu phổ 1H-NMR (500 MHz) và 13C-NMR (125 MHz) của VCE3 Số thứ tự carbon Loại carbon δH (ppm) δC (ppm) Tương quan HMBC (2JCH và 3J CH) 1 >C=O 184 2 >C= 149 3 =CH- 6.80 (q, J 1.5 Hz) 135 C-1, C-11, C- 10 4 >C=O 190 5 =C(OH)- 161 6 =CH- 7.25 (dd, J 1.5 Hz, 8.0 Hz) 124 C-6, C-7, C-10 7 =CH- 7.59 (dd, J 7.5 Hz, 8.0 Hz) 119 C-5, C-6 8 =CH- 7.62 (dd, J 1.5 Hz, 7.5 Hz) 136 C-1, C-6, C-9, C-10 9 >C= 132 10 >C= 115 11 -CH3 2.19 (d, J 1.5 Hz) 16 C-1, C-2, C-3 5-OH 11.95 (s) HVCH: Phạm Thị Bích Vân CBHD: TS. Trần Lê Quan 25 Khảo sát thành phần hóa học lá cây vọng cách Premna serratifolia L. 3.2.4. Xác định cấu trúc hợp chất VCE4 OH O O 5 6 7 OH CH3 A CB 1 2 3 4 9 10 4a 9a8a 10a 8 Hợp chất VCE4 thu được từ phân đoạn phân đoạn E5 của cao eter dầu hỏa có các đặc điểm sau: ™ Chất bột vô định hình, màu vàng, tan hoàn toàn trong dung môi cloroform. ™ Sắc ký lớp mỏng cho một vết có Rf = 0.5 hệ dung ly eter dầu hỏa:etyl acetat (7:3), hiện hình bản bằng acid sulfuric 20% cho vết tròn màu vàng. Phổ 1H-NMR cho các tín hiệu cộng hưởng ứng với sự hiện diện của mười proton. Trong đó có hai pronton -OH kiềm nối ở δH 12.11 (1H, s) và δH 12.00 (1H, s), hai proton ở vị trí meta của vòng thơm tại δH 7.10 (1H, d, J = 1.0 Hz, H-2) và δH 7.65 (1H, d, J = 1.5 Hz, H-4), ba proton liền kề của vòng thơm ở δH 7.30 (1H, dd, J = 1.0 Hz, 8.5 Hz, H-7), δH 7.68 (1H, dd, J = 1.0 Hz, 8.5 Hz, H-6)và proton ở δH 7.83 (1H, dd, J = 1 Hz, 7.5 Hz, H-5) và ba proton của một nhóm metyl gắn với vòng thơm δH 2.47 (3H, s). Phổ 13C-NMR, DEPT-90 và DEPT-135 cho các mũi cộng hưởng ứng với sự hiện diện của 15 carbon gồm chín carbon tứ cấp, năm carbon metin, một carbon metyl. Trong đó có hai carbon carbonyl ở vùng trường thấp tại δC 192.6 (C-9) và δC 182.0 (C-10), 12 carbon hương phương với hai carbon hương phương mang oxygen tại δC 162.4 (C-8) và δC 162.7 (C-1). Từ số liệu phổ trên cho thấy hợp chất VCE4 có công thức phân tử là C15H10O4, độ bất bão hòa là mười nên hợp chất VCE4 phù hợp với dẫn xuất antraquinon với vòng A có ba nhóm thế, vòng C có bốn nhóm thế. Trên vòng C có hai proton ghép cặp meta ở δH 7.10 (1H, d, J = 1 Hz, H-2) và δH 7.65 (1H, d, J = 1.5 Hz, H-4), vậy nhóm metyl sẽ gắn vào vị trí C-3. Ngoài ra HVCH: Phạm Thị Bích Vân CBHD: TS. Trần Lê Quan 26 Khảo sát thành phần hóa học lá cây vọng cách Premna serratifolia L. hợp chất VCE4 còn có hai nhóm hydroxy (-OH) kiềm nối nên một nhóm sẽ gắn ở vị trí C-1 của vòng C và nhóm hydroxy còn lại sẽ ở vị trí C-8 hoặc C-5. OH O O 5 8 OH CH3 A CB 1 2 3 4 9 10 8a 9a 4a10a OH O O 8 OH CH3 A CB 1 2 4 9 10 8a 9a 4a10a 5 3 Hoặc Tuy nhiên, phổ HMBC cho tương quan giữa proton ở δH 7.65 (1H, d, J = 3.0 Hz, H-4) với δC 133.3 (C-4a) và carbon carbonyl δC 182.0 (C-10) và tương quan giữa proton ở δH 7.83 (1H, dd, J = 1.0Hz, 7.5 Hz, H-5) với δC 115.9 (C-8a), δC 124.6 (C-7), carbon carbonyl δC 182.0 (C-10), vậy nhóm hydroxy –OH ở vòng A. phải gắn vào vị trí C-8. OH H O O 5 6 7 OH CH3 H A CB 1 2 3 4 9 10 4a 9a8a 10a 8 Bằng các phương pháp phân tích phổ một chiều và hai chiều, kết hợp với việc so sánh tài liệu tham khảo [24] chúng tôi đề nghị hợp chất VCE4 có cấu trúc 1,8-dihydroxy-3-metylantraquinon. OH O O OH CH3 HVCH: Phạm Thị Bích Vân CBHD: TS. Trần Lê Quan 27 Khảo sát thành phần hóa học lá cây vọng cách Premna serratifolia L. Bảng 4: Số liệu phổ 1H-NMR (500 MHz) và 13C-NMR (125 MHz) của VCE4 Số thứ tự carbon Loại carbon δH (ppm) δC (ppm) Tương quan HMBC (2JCH và 3J CH) 1 =C(OH)- 162.7 2 =CH- 7.10 (d, J 1.0 Hz) 124.3 3 >C= 149.3 4 =CH- 7.65 (d, J 2.0 Hz) 121.3 C-10, C-4a 5 =CH- 7.83 (dd, J 1.0 Hz, 7.5 Hz) 119.9 C-7, C-10, C-8a 6 =CH- 7.68 (dd, J 7.5 Hz, 8.5 Hz) 136.9 7 =CH- 7.30 (dd, J 1.0 Hz, 8.5 Hz) 124.6 C-5, C-8a 8 =C(OH)- 162.4 9 >C=O 192.6 10 >C=O 182.9 4a =C< 113.9 8a =C< 133.3 9a =C< 115.9 10a =C< 133.7 11 -CH3 2.47 (s) 22.2 C-2, C-3, C-4 1-OH 12.1 (s) C-1, C-2, C-9a 8-OH 12.0 (s) C-8, C-8a, C-7 HVCH: Phạm Thị Bích Vân CBHD: TS. Trần Lê Quan 28 Khảo sát thành phần hóa học lá cây vọng cách Premna serratifolia L. 3.2.5. Xác định cấu trúc hợp chất VCB1 C C H H COOCH3 HO OH 1 2 34 5 6 7 8 9 10 Hợp chất VCB1 thu được từ phân đoạn phân đoạn B1 của cao butanol có các đặc điểm sau: ™ Tinh thể hình kim, màu trắng, tan hoàn toàn trong dung môi aceton. ™ Sắc ký lớp mỏng cho một vết có Rf = 0.3 hệ dung ly cloroform:metanol (9:1), hiện hình bản bằng acid sulfuric 20% cho vết tròn màu hồng. Phổ 1H-NMR của VCB1 cho các mũi cộng hưởng ứng với sự hiện diện của mười proton bao gồm hai proton -OH phenol ở δH 8.31 (2H, s), ba proton hương phương trong đó proton ở δH 7.05 (1H, dd, J = 8.0 Hz, 2.0 Hz, H-6) ghép cặp orto với proton δH 6.88 (1H, d, J = 8.5 Hz, H-5) và ghép cặp meta với δH 7.15 (1H, d, J = 2 Hz, H-2), hai proton olefin ghép cặp trans δH 7.55 (1H, d, J = 16.0 Hz, H-7) và δH 6.29 (1H, d, J =16.0 Hz, H-8), ba proton của một nhóm metoxy δH 3.71 (3H, s). Phổ 13C-NMR, DEPT-90 và DEPT-135 của VCB1 cho các mũi cộng hưởng ứng với sự hiện diện của mười carbon gồm bốn carbon tứ cấp, năm carbon metin, một carbon metyl. Trong đó có một carbon carbonyl của nhóm ester tiếp cách ở δC 167.8 (C-9). Sáu carbon hương phương, hai carbon tứ cấp mang oxygen δC 148.7 (C-4), δC 146.3 (C-3) và các carbon còn lại tại δ C 127,6 (C-1), δ C 122.5 (C-6), δ C 115.1 (C-5), δ C 115.3 (C-2). Hai carbon olefin δ C 145.7 (C-7) và δ C 116.3 (C-8). Như vậy, phổ 1H-NMR kết hợp với phổ 13C NMR và DEPT cho biết cấu trúc của hợp chất VCB1 gồm một vòng benzen có ba nhóm thế (trong đó có hai nhóm OH), một nhóm trans olefin, một nhóm ester tiếp cách, một nhóm metyl mang oxygen. Từ các dữ kiện phổ kết hợp với tài liệu tham khảo [25]chúng tôi đề nghị cấu trúc của hợp chất VCB1 là metyl trans-3,4-dihydroxycinnamat. HVCH: Phạm Thị Bích Vân CBHD: TS. Trần Lê Quan 29 Khảo sát thành phần hóa học lá cây vọng cách Premna serratifolia L. C C H H COOCH3 HO OH Bảng 5: Số liệu phổ 1H-NMR (500 MHz) và 13C-NMR (125 MHz) của VCB1 Số thứ tự carbon Loại carbon δH (ppm) δC (ppm) 1 =C< 127.6 2 =CH- 7.15 (d, J 2.0 Hz) 115.3 3 =C< 146.3 4 =C< 148.7 5 =CH- 6.88 (d, J 8.5 Hz) 115.1 6 =CH- 7.05 (dd, J 8.0 Hz, 2.0 Hz) 122.5 7 =CH- 7.55 (d, J 16.0 Hz) 145.7 8 =CH- 6.29 (d, J 16.0 Hz) 116.3 9 -COOR- 167.8 10 -OCH3 3.71(3H, s) 51.5 OH 8.31(2H, s) HVCH: Phạm Thị Bích Vân CBHD: TS. Trần Lê Quan 30 Khảo sát thành phần hóa học lá cây vọng cách Premna serratifolia L. 3.2.6. Xác định cấu trúc hợp chất VCB2 HO C C H H C O O O HO OH O O O H H O HO 1 3 4 56 7 8 9 10 1' 2' 3' 4' 5' 6' 1'' 2''3''4'' 5'' 6'' 1''' 3''' 5''' 7''' 8''' 9''' O HO HO OH OH Hợp chất VCB2 thu được từ phân đoạn phân đoạn B3 của cao butanol có các đặc điểm sau: ™ Chất bột vô định hình, màu trắng, tan hoàn toàn trong dung môi pyridin. ™ Sắc ký lớp mỏng cho một vết có Rf = 0.3 hệ dung ly cloroform:metanol:nước (14:6:1), hiện hình bản bằng acid sulfuric 20% cho vết tròn màu đen. Phổ 1H-NMR nhận thấy có các tín hiệu ở δH 5.45 (1H, d, J=9.5 Hz, H-1), δH 6.35 (1H, d, J=6.0 Hz, H-3), δH 5.00 (1H, t, J=4.5 Hz, H-4), δH 4.16 (1H, d, J=8.0 Hz, H-6), δH 3.73 (1H, s, H-7) đây là những tín hiệu đặc trưng của khung sườn iridoid. Ngoài ra, phổ 1H-NMR cho tín hiệu đặc trưng của hai proton anomer của đơn vị đường β-D-glucopyranose ở δH 5.48 (1H, d, J= 8.0 Hz, H1’) và đơn vị đường α-L-rhamnopyranose ở δH 5.50 (1H, s, H-1’’), tín hiệu đặc trưng của nhóm metyl của đơn vị đường α-L-rhamnopyranose ở δH 1.71 (3H, d, J= 6.0 Hz). Phổ 1H-NMR của VCB2 cho các mũi cộng hưởng ứng với sự hiện diện của bốn proton ghép cặp ortho của vòng thơm tại δH 7.49 (2H, d, J=8.5Hz, H2΄΄΄, H6΄΄΄) và 6.83 (2H, J=8.5 Hz, H3΄΄΄, H5΄΄΄), hai proton olefin ở vị trí trans tại δH 7.72 HVCH: Phạm Thị Bích Vân CBHD: TS. Trần Lê Quan 31 Khảo sát thành phần hóa học lá cây vọng cách Premna serratifolia L. (1H, d, J=16.0 Hz, H7΄΄΄) và 6.44 (1H, d, J=16.0 Hz, H8΄΄΄), đây là tín hiệu của nhóm trans p-coumaroyl. Phổ DEPT-90 và DEPT-135 cho tín hiệu ứng với sự hiện diện của 30 carbon, gồm bốn carbon tứ cấp, 23 carbon metin, hai carbon metylen và một carbon metyl . Phổ 13C-NMR trên phần aglycon nhận thấy các tín hiệu đặc trưng của một iridoid với một tín hiệu carbon acetal ở δC 94.7 (C-1), hai carbon metin ở δC 43.1 (C-9), và δC 36.5 (C-5). Ngoài ra, phổ 13C-NMR cho tín hiệu các mũi của nhóm trans p-coumaroyl ở δC 127.3 (C-1΄΄΄), 130.5 (C-2΄΄΄, C-6΄΄΄), 116.8 (C-3΄΄΄, C- 5΄΄΄), 144.9 (C-7΄΄΄), 115.4 (C-8΄΄΄), 168.9 (C-9΄΄΄); hai carbon anomer tại δC 100.1 ( C-1΄, C-1΄΄). Phổ COSY cho thấy proton ở δH 5.48 (1H, d, J = 8.0 Hz, H-1΄) tương quan với δH 4.11 (1H, t, J = 8.5 Hz, H-2΄) kết hợp với phổ HSQC và HMBC giúp xác định được C–2΄ ở δC 75.0, proton ở δH 5.50 (1H, s, H-1˝) tương quan với δH 4.79 (1H, m, H-2˝) kết hợp với phổ HSQC và HMBC giúp xác định được C-2˝ ở ở δC 69.9. Từ những tương quan còn lại trên phổ COSY, HSQC, HMBC giúp chúng tôi xác định độ dịch chuyển của các proton và carbon còn lại của các đường (Bảng 6) Trên phổ HMBC cho thấy có sự tương quan giữa proton ở δH 5.48 (1H, d, J = 8.0 Hz, H-1΄) với δC 94.7 (C-1), proton ở δH 5.50 (1H, s, H-1˝) với δC 82.5 (C-6), proton ở δH 5.98 (1H, dd, J 3.0 Hz, 9.5Hz, H-3˝) tương quan với carbon mang nhóm oxygen ở vùng trường thấp δC 168.9 (C-9΄΄΄), điều này cho thấy tại vị trí C-1 của khung iridoid gắn một đơn vị đường β-D-glucopyranose, tại vị trí C-6 của khung iridoid gắn một đơn vị đường α-L-rhamnopyranose và tại vị trí C-3˝ của đường rhamnose có gắn một nhóm trans p-coumaroyl. HVCH: Phạm Thị Bích Vân CBHD: TS. Trần Lê Quan 32 Khảo sát thành phần hóa học lá cây vọng cách Premna serratifolia L. HO C C H H C O O O HO OH OH H O O H H H O HO 1 3 4 56 7 8 9 10 1' 2' 3' 4' 5' 6' 1'' 2'' 3'' 4'' 5'' 6'' 1''' 3''' 5''' 7''' 8''' 9''' O HO HO OH H OH Như vậy, từ việc phân tích phổ một chiều và hai chiều của hợp chất VCB2 cho biết cấu trúc của hợp chất này gồm khung sườn iridoid có gắn hai đơn vị đường β-D-Glucopyranose và α-L-Rhamnopyranose lần lượt tại vị trí C-1 và C-6, ngoài ra còn có nhóm trans p-coumaroyl gắn trên C-3˝ của đơn vị đường α-L- Rhamnopyranose. Từ các dữ kiện phổ kết hợp với tài liệu tham khảo [19] chúng tôi đề nghị cấu trúc của hợp chất VCB2 là 6-O-(3˝-O-trans-p-coumaroyl)-α-L- Rrhamnopyranosylcatapol. HO C C H H C O O O HO OH O O O H H O HO O HO HO OH OH HVCH: Phạm Thị Bích

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf6.pdf
  • pdf0.pdf
  • pdf1.pdf
  • pdf2.pdf
  • pdf3.pdf
  • pdf4.pdf
  • pdf5.pdf
  • pdf7.pdf
  • pdf8.pdf
  • pdf9.pdf
  • pdf10.pdf
Luận văn liên quan