Dạy học hợp tác là một trong những đóng góp của L. X. Vưgotxki vào lí
luận dạy học hiện đại. Dựa trên cơ sở Tâm lí học là các qui luật hình thành
chức năng tâm lí cao cấp nói chung và qui luật phát triển trẻ em nói riêng,
phương thức dạy học hợp tác mang lại hiệu quả cao hơn so với việc người học
tự mò mẫm đi đến kiến thức. Bản chất của phương thức này là sự tác động
của giáo viên nhằm giúp đỡ học sinh tổ chức các hoạt động thực tiễn ở bên
ngoài, sau đó chuyển hoạt động này vào trong tâm lí, ý thức của mình. Quan
điểm của L. X. Vưgotxki về tương tác trong dạy học là cơ sở của lí thuyết dạy
học tương tác sau này [19, tr. 22].
Các nhà giáo dục trên thế giới cũng khẳng định để giúp cho con người có
thể sống tốt, có trách nhiệm trong một xã hội luôn luôn phát triển, giáo dục
phải đào tạo những con người năng động, tự chủ, sáng tạo, có khả năng thích
nghi cao. Theo báo cáo của hội đồng quốc tế về “Giáo dục cho thế kỉ XXI”
gửi UNESCO năm 1998, đặc trưng của việc học trong thế kỉ XXI là học tập
suốt đời, dựa trên bốn trụ cột: “học để biết, học để làm, học để chung sống với
người khác và để tự khẳng định mình”. Trong đó, “học để chung sống với
người khác” có nghĩa là biết rõ mình, hiểu rõ người khác, biết phát hiện ra
người khác và cùng làm việc vì mục đích chung. “Con đường tốt nhất để
sống còn, đó là học chung sống với những người khác, học nghe điều người
khác nói Khoan dung không có nghĩa là “tha thứ” người khác, mà là biết
cùng nhau học hỏi, hiểu biết, kính trọng lẫn nhau, hoặc vì sao không nói là
cùng nhau chiêm ngưỡng lẫn nhau” (Ph. Mayo – Tổng giám đốc UNESCO)
[19, tr. 32 - 33].
144 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kĩ năng hoạt động nhóm trong giờ học tiếng Việt của học sinh lớp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Tú Uyên
KĨ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM
TRONG GIỜ HỌC TIẾNG VIỆT
CỦA HỌC SINH LỚP 2
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Tú Uyên
KĨ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM
TRONG GIỜ HỌC TIẾNG VIỆT
CỦA HỌC SINH LỚP 2
Chuyên ngành : Giáo dục học (Tiểu học)
Mã số : 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ THU MAI
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kì một công trình nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2014
Tác giả
Trần Thị Tú Uyên
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn “Kĩ năng hoạt động nhóm trong giờ học Tiếng
Việt của học sinh lớp 2”, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
PGS. TS. Trần Thị Thu Mai, giáo viên hướng dẫn khoa học, đã tận tình
dành thời gian và công sức hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Quý thầy cô trong Hội đồng khoa học bảo vệ đề cương, Hội đồng khoa
học bảo vệ luận văn đã góp ý giúp tôi khắc phục những thiếu sót trong quá
trình thực hiện luận văn.
Quý thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường, Phòng sau đại học, Khoa
giáo dục tiểu học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện để tôi được học tập những kiến thức bổ ích trong suốt khóa học
2012 - 2014.
Quý thầy cô đang giảng dạy tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh
Long An đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu và
thực nghiệm.
Gia đình, bạn bè cùng lớp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2014
Tác giả
Trần Thị Tú Uyên
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KĨ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM
TRONG GIỜ HỌC TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH
LỚP 2 ......................................................................................... 1
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 1
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ........................................ 1
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................... 6
1.2. Một số khái niệm công cụ có liên quan đến đề tài ................................... 10
1.2.1. Khái niệm kĩ năng ......................................................................... 10
1.2.2. Các mức độ và giai đoạn hình thành kĩ năng ................................ 11
1.2.3. Khái niệm kĩ năng hoạt động nhóm .............................................. 13
1.3.Kĩ năng hoạt động nhóm trong giờ học Tiếng Việt của học sinh lớp 2 .... 15
1.3.1. Đặc điểm lứa tuổi học sinh lớp 2 .................................................. 15
1.3.2. Hệ thống kĩ năng hoạt động nhóm trong giờ học Tiếng Việt
của học sinh lớp 2 ......................................................................... 18
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng hoạt động nhóm trong giờ học
Tiếng Việt của học sinh lớp 2 ................................................................. 25
1.4.1. Các yếu tố chủ quan ..................................................................... 25
1.4.2. Các yếu tố khách quan .................................................................. 25
1.5. Tiêu chí và thang đánh giá kĩ năng hoạt động nhóm trong giờ học
Tiếng Việt của học sinh lớp 2 ................................................................. 28
1.5.1. Tiêu chí đánh giá kĩ năng hoạt động nhóm của học sinh.............. 28
1.5.2. Thang đánh giá kĩ năng hoạt động nhóm của học sinh ................. 29
Chương 2. THỰC TRẠNG KĨ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM
TRONG GIỜ HỌC TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH
LỚP 2 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN ................................................... 32
2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng ............................................ 32
2.1.1. Mục đích khảo sát ......................................................................... 32
2.1.2. Đối tượng khảo sát ........................................................................ 32
2.1.3. Tiêu chí và thang đánh giá ............................................................ 34
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 34
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ................................................................. 42
2.2.1. Thực trạng kĩ năng hoạt động nhóm của học sinh lớp 2 trong
giờ học Tiếng Việt ........................................................................ 42
2.2.2. Quan điểm của giáo viên về kĩ năng hoạt động nhóm trong
giờ học Tiếng việt của học sinh lớp 2 ........................................... 60
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng hoạt động nhóm của học
sinh ................................................................................................ 63
Chương 3. BIỆN PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP NHẰM
THÚC ĐẨY KĨ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG
GIỜ HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 2 ............ 70
3.1. Đề xuất biện pháp ..................................................................................... 71
3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ................................................................ 71
3.1.2. Nguyên tắc xây dựng biện pháp .................................................... 72
3.1.3. Yêu cầu chung khi tổ chức giờ học có hoạt động nhóm ............... 72
3.1.4. Xây dựng các biện pháp ................................................................ 74
3.2. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ................................. 81
3.2.1. Tổ chức khảo sát ........................................................................... 81
3.2.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp ........................... 82
3.3. Thực nghiệm các biện pháp nhằm thúc đẩy kĩ năng hoạt động nhóm
của học sinh ............................................................................................. 83
3.3.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................. 83
3.3.2. Khách thể thực nghiệm ................................................................. 83
3.3.3. Giả thuyết thực nghiệm ................................................................. 84
3.3.4. Tổ chức thực nghiệm .................................................................... 84
3.3.5. Kết quả thực nghiệm ..................................................................... 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 CBQL Cán bộ quản lí
2 GV Giáo viên
3 HS Học sinh
4 KQ Kết quả
5 NĐC Nhóm đối chứng
6 NTN Nhóm thực nghiệm
7 TN Thực nghiệm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chí và thang đánh giá kĩ năng hoạt động nhóm trong giờ học
Tiếng Việt của học sinh ....................................................................... 29
Bảng 2.1. Danh sách các trường tiểu học tiến hành khảo sát .............................. 33
Bảng 2.2. Danh sách các trường tiểu học tiến hành phát phiếu thăm dò ý
kiến lần 1 ............................................................................................. 35
Bảng 2.3. Danh sách các trường tiểu học tiến hành phát phiếu thăm dò ý
kiến lần 2 ............................................................................................. 36
Bảng 2.4. Thâm niên công tác và trình độ chuyên môn của GV-CBQL các
trường khảo sát .................................................................................... 38
Bảng 2.5. Danh sách các trường tiến hành quan sát học sinh ............................. 40
Bảng 2.6. Danh sách các trường tiểu học tiến hành phỏng vấn GV-CBQL ........ 41
Bảng 2.7. Mức độ kĩ năng hoạt động nhóm của học sinh lớp 2 trong giờ học
Tiếng Việt ............................................................................................ 43
Bảng 2.8. Mức độ kĩ năng hoạt động nhóm của học sinh thông qua sự đánh
giá của giáo viên trong từng tiêu chí ................................................... 46
Bảng 2.9. Biểu hiện kĩ năng hoạt động nhóm của học sinh trong giờ học
Tiếng Việt qua quan sát ....................................................................... 54
Bảng 2.10. Danh sách các trường tiến hành đánh giá kĩ năng hoạt động nhóm
của học sinh trong giờ học Tiếng Việt ................................................ 58
Bảng 2.11. Tương quan giữa kết quả quan sát trên học sinh và kết quả đánh
giá của giáo viên về kĩ năng hoạt động nhóm của học sinh ................ 58
Bảng 2.12. Quan điểm của giáo viên về tính cần thiết của kĩ năng hoạt động
nhóm .................................................................................................... 60
Bảng 2.13. Quan điểm của giáo viên về những biểu hiện của kĩ năng hoạt
động nhóm trong giờ học Tiếng Việt của học sinh ............................. 62
Bảng 2.14. Đánh giá chung về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kĩ năng
hoạt động nhóm của học sinh .............................................................. 63
Bảng 2.15. Những hạn chế của học sinh khi tham gia hoạt động nhóm ............... 65
Bảng 2.16. Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kĩ năng hoạt động nhóm của
học sinh................................................................................................ 66
Bảng 2.17. Bảng thống kê những biện pháp tổ chức hoạt động nhóm của giáo
viên ...................................................................................................... 68
Bảng 3.1. Danh sách các trường tiểu học tiến hành khảo sát tính khả thi của
các biện pháp đề xuất .......................................................................... 81
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất ..................... 82
Bảng 3.3. Kết quả đo trước thực nghiệm và đo sau thực nghiệm của NĐC và
NTN ..................................................................................................... 87
Bảng 3.4. Điểm số của NĐC và NTN trước thực nghiệm ................................... 88
Bảng 3.5. Kết quả kiểm định độ tin cậy về mức độ chênh lệch ý nghĩa việc
thực hiện các tiêu chí giữa NĐC và NTN trước thực nghiệm ............ 90
Bảng 3.6. Điểm số của NĐC và NTN sau thực nghiệm ...................................... 90
Bảng 3.7. Kết quả kiểm định sau thực nghiệm về mức độ chênh lệch ý nghĩa
việc thực hiện các tiêu chí giữa NĐC và NTN ................................... 92
Bảng 3.8. Kết quả thực hiện các tiêu chí trước và sau thực nghiệm của NĐC ... 93
Bảng 3.9. Kết quả kiểm định mức độ chênh lệch ý nghĩa việc thực hiện các
tiêu chí của NTN trước thực nghiệm và sau thực nghiệm .................. 95
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Biểu hiện mức độ kĩ năng hoạt động nhóm của học sinh thông
qua sự đánh giá của giáo viên ........................................................... 43
Biểu đồ 2.2. Biểu hiện tỉ lệ những hạn chế của học sinh khi tham gia
hoạt động nhóm ................................................................................ 66
Biểu đồ 2.3. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kĩ năng hoạt động nhóm
của học sinh ....................................................................................... 67
Biểu đồ 2.4. Biểu hiện tỉ lệ giáo viên sử dụng các biện pháp tổ chức hoạt
động nhóm trong giờ học Tiếng Việt ................................................ 68
Biểu đồ 3.1. Biểu hiện kết quả thực hiện các tiêu chí của NĐC và NTN
trước thực nghiệm ............................................................................. 89
Biểu đồ 3.2. Biểu hiện kết quả thực hiện các tiêu chí của hai nhóm sau
thực nghiệm ...................................................................................... 91
Biểu đồ 3.3. Biểu hiện kết quả thực hiện các tiêu chí của NĐC trước và sau
thực nghiệm ....................................................................................... 93
Biểu đồ 3.4. Biểu hiện kết quả thực hiện các tiêu chí của NTN trước thực
nghiệm và sau thực nghiệm............................................................... 94
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1. Sơ đồ tổ chức lớp học theo kĩ thuật “nhóm vòng tròn” .................... 75
Hình 2. Sơ đồ tồ chức lớp học theo kĩ thuật “khăn trải bàn” ....................... 77
Hình 3. Sơ đồ tồ chức lớp học theo kĩ thuật “ổ bi” ....................................... 80
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Về mặt lí luận
Dạy học hợp tác là một trong những đóng góp của L. X. Vưgotxki vào lí
luận dạy học hiện đại. Dựa trên cơ sở Tâm lí học là các qui luật hình thành
chức năng tâm lí cao cấp nói chung và qui luật phát triển trẻ em nói riêng,
phương thức dạy học hợp tác mang lại hiệu quả cao hơn so với việc người học
tự mò mẫm đi đến kiến thức. Bản chất của phương thức này là sự tác động
của giáo viên nhằm giúp đỡ học sinh tổ chức các hoạt động thực tiễn ở bên
ngoài, sau đó chuyển hoạt động này vào trong tâm lí, ý thức của mình. Quan
điểm của L. X. Vưgotxki về tương tác trong dạy học là cơ sở của lí thuyết dạy
học tương tác sau này [19, tr. 22].
Các nhà giáo dục trên thế giới cũng khẳng định để giúp cho con người có
thể sống tốt, có trách nhiệm trong một xã hội luôn luôn phát triển, giáo dục
phải đào tạo những con người năng động, tự chủ, sáng tạo, có khả năng thích
nghi cao. Theo báo cáo của hội đồng quốc tế về “Giáo dục cho thế kỉ XXI”
gửi UNESCO năm 1998, đặc trưng của việc học trong thế kỉ XXI là học tập
suốt đời, dựa trên bốn trụ cột: “học để biết, học để làm, học để chung sống với
người khác và để tự khẳng định mình”. Trong đó, “học để chung sống với
người khác” có nghĩa là biết rõ mình, hiểu rõ người khác, biết phát hiện ra
người khác và cùng làm việc vì mục đích chung. “Con đường tốt nhất để
sống còn, đó là học chung sống với những người khác, học nghe điều người
khác nóiKhoan dung không có nghĩa là “tha thứ” người khác, mà là biết
cùng nhau học hỏi, hiểu biết, kính trọng lẫn nhau, hoặc vì sao không nói là
cùng nhau chiêm ngưỡng lẫn nhau” (Ph. Mayo – Tổng giám đốc UNESCO)
[19, tr. 32 - 33].
Như vậy, giáo dục ở nhà trường phải làm sao giúp người học phát hiện
2
ra và làm giàu tiềm năng sáng tạo của bản thân, giúp người học biết và làm, tự
khẳng định mình, tự thể hiện mình trong hoạt động, trong cộng đồng và xã
hội. Hiện nay, kĩ năng hoạt động nhóm là một yêu cầu học tập rất phổ biến
đối với học sinh ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới với mục tiêu chủ yếu
là giúp học sinh cùng làm việc để đạt được kết quả học tập chung.
1.2. Về mặt thực tiễn
Theo nghiên cứu của các nhà giáo dục trên thế giới, thực tế tồn tại hai
khuynh hướng dạy học khác nhau. Thứ nhất, khuynh hướng dạy học thiên về
trang bị kiến thức nhằm đào tạo nhân lực theo yêu cầu phục vụ xã hội và thứ
hai, khuynh hướng dạy học thiên về phát triển năng lực cá nhân [5, tr. 44].
Với hai quan điểm trên, chúng tôi chú ý đến đường lối dạy học thứ hai – chú
trọng phát huy sự năng động, sở trường của mỗi học sinh, tạo điều kiện cho
học sinh tự hoàn thiện nhân cách và phát triển năng lực của mình bởi theo
quan điểm dạy học này thì kĩ năng hoạt động nhóm của học sinh sẽ được phát
huy tối đa.
Theo báo cáo ACDE (Australian Council of Deans of Eduction), người
học tốt phải có khả năng làm việc hợp tác với người khác, làm việc một cách
hiểu biết trong nhóm và biết giao tiếp trong những ngữ cảnh khác nhau với
những mục đích khác nhau [41, tr. 254]. Có thể thấy, đối với học sinh, hoạt
động nhóm tạo cơ hội cho mỗi cá nhân bày tỏ quan điểm, tranh luận về những
vấn đề liên quan đến đề tài học tập, có thêm tinh thần học hỏi, biết lắng nghe
người khác, nâng cao khả năng hòa nhập tập thể, lòng tự tin của các em.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nói trên, để góp phần vào việc thúc đẩy
hiệu quả học tập của học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp 2, chúng tôi quyết
định chọn đề tài “Kĩ năng hoạt động nhóm trong giờ học Tiếng Việt của học
sinh lớp 2”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng kĩ năng hoạt động nhóm trong giờ học Tiếng Việt
3
của học sinh lớp 2 tại một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Long An. Trên
cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy kĩ năng hoạt động nhóm
của học sinh.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Kĩ năng hoạt động nhóm trong giờ học Tiếng Việt của học sinh lớp 2.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2.
3.2.1. Khách thể nghiên cứu thực trạng
- Học sinh lớp 2 năm học 2013 – 2014 của các trường tiểu học công lập
trên địa bàn tỉnh Long An.
- Giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lí tại một số trường tiểu học trên địa
bàn tỉnh Long An.
3.2.2. Khách thể nghiên cứu thực nghiệm
Học sinh lớp 2 năm học 2013 – 2014 của trường tiểu học công lập
Nguyễn Thị Tám, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An.
4. Giả thuyết khoa học
Mức độ biểu hiện kĩ năng hoạt động nhóm trong giờ học Tiếng Việt
của học sinh lớp 2 ở một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Long An chưa
cao.
Trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng hoạt động nhóm trong giờ
học Tiếng Việt của học sinh thì yếu tố giáo viên có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất
đến kĩ năng hoạt động nhóm của học sinh.
Giáo viên tổ chức tốt các biện pháp kích thích học sinh hoạt động nhóm
trong giờ học Tiếng Việt thì kĩ năng hoạt động nhóm của các em sẽ được
nâng cao.
4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết để làm cơ sở lí luận cho đề tài
- Khảo sát thực trạng kĩ năng hoạt động nhóm trong giờ học Tiếng Việt
của học sinh lớp 2 tại một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Long An.
- Đề xuất biện pháp và thực nghiệm một số giờ dạy Tiếng Việt nhằm nâng
cao kĩ năng hoạt động nhóm trong giờ học Tiếng Việt của học sinh lớp 2.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Mục đích: Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
nhằm làm rõ các vấn đề lí luận của đề tài cần nghiên cứu.
- Cách tiến hành: Tìm kiếm, đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu phục vụ
cho đề tài nghiên cứu như các sách giáo khoa, giáo trình, sách chuyên ngành,
luận văn, luận án, các tạp chí, trang web
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát
- Đối tượng: Học sinh và kĩ năng hoạt động nhóm của học sinh trong giờ
học Tiếng Việt. Cách tổ chức hoạt động nhóm của giáo viên trong giờ học
Tiếng Việt.
- Mục đích: Khảo sát thực trạng kĩ năng hoạt động nhóm của học sinh
lớp 2 trong giờ học Tiếng Việt.
- Cách tiến hành: Người nghiên cứu tiến hành quan sát việc thực hiện kĩ
năng hoạt động nhóm của học sinh thông qua giờ học Tiếng Việt trên lớp.
Quan sát và ghi chép cách tổ chức hoạt động nhóm của giáo viên trong giờ
học Tiếng Việt. Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu chính của
đề tài.
6.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Đối tượng: Giáo viên và cán bộ quản lí ở một số trường tiểu học trên
địa bàn tỉnh Long An
5
- Mục đích: Thu thập thông tin từ phía giáo viên và cán bộ quản lí để
đánh giá về thực trạng kĩ năng hoạt động nhóm của học sinh và làm cơ sở đề
xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng hoạt động nhóm của học sinh.
- Cách tiến hành: Cho đối tượng khảo sát trả lời những câu hỏi trên
phiếu thăm dò ý kiến lần 1 và phiếu thăm dò ý kiến lần 2.
6.2.3. Phương pháp p