Khái niệm môđun nội xạ là một trong những khái niệm quan trọng trong Đại số,
nói riêng trong Lý thuyết môđun và trong Đại số đồng điều. Vì vậy, việc tìm
kiếm các mở rộng cho khái niệm này là một trong những vấn đề rất đáng quan
tâm. Một trong những điều kiện cần và đủ để một môđun là nội xạ là tiêu chuẩn
Baer, cho phép chúng ta nhìn nhận một môđun J là nội xạ khi và chỉ khi
Ext G J ( , 0 ) = với mọi môđun G hữu hạn sinh. Chúng ta đã biết các môđun
biểu diễn hữu hạn là các môđun hữu hạn sinh, tuy nhiên, một môđun hữu hạn
sinh chưa chắc đã là môđun biểu diễn hữu hạn. Khi thu hẹp lớp các môđun hữu
hạn sinh tới lớp các môđun biểu diễn hữu hạn trong điều kiện tương đương của
một môđun nội xạ được phát biểu dưới ngôn ngữ hàm tử Ext đã nói ở trên,
chúng ta thu được một mở rộng của khái niệm môđun nội xạ, đó chính là các
môđun FP-nội xạ. Như vậy môđun X là FP-nội xạ nếu Ext G X ( , 0 ) = với mọi
môđun G biểu diễn hữu hạn. Vấn đề là các môđun FP-nội xạ sẽ còn giữ được
bao nhiêu tính chất của môđun nội xạ. Luận văn này chính là sự trả lời cho
những vấn đề nêu trên.
52 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1909 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Môđun nội xạ và môđun fp - Nội xạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phan Lê Văn Thắng
MÔĐUN NỘI XẠ
VÀ
MÔĐUN FP-NỘI XẠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phan Lê Văn Thắng
MÔĐUN NỘI XẠ
VÀ
MÔĐUN FP-NỘI XẠ
Chuyên ngành: Đại số và Lý thuyết số
Mã số: 60 46 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN HUYÊN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp Cao học được hoàn thành tại Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh. Có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc đến Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, phòng sau đại học, đặc biệt
là TS. Trần Huyên đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn
khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài
“Môđun nội xạ và môđun FP-nội xạ”.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo – Các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy
truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Đại số và Lý thuyết số cho bản
thân tác giả trong những năm tháng qua.
Xin ghi nhận công sức và những đóng góp quý báu và nhiệt tình của các bạn học viên
lớp K23 đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ cùng tác giả triển khai, thu thập kiến thức Toán
học. Có thể khẳng định sự thành công của luận văn này, trước hết thuộc về công lao
của tập thể, của nhà trường, cơ quan và xã hội. Đặc biệt là quan tâm động viên khuyến
khích cũng như sự cảm thông sâu sắc của gia đình. Nhân đây tác giả xin được bày tỏ
lòng biết ơn sâu đậm.
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn các đơn vị và cá nhân đã hết lòng quan tâm
tới sự nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ ngành Sư phạm. Tác giả rất mong nhận được sự
đóng góp, phê bình của quý Thầy Cô, các nhà khoa học, đọc giả và các bạn đồng
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 9 năm 2014
Tác giả
Phan Lê Văn Thắng
MỤC LỤC
CÁC QUI ƯỚC VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ............................................................ 4
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 5
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................. 5
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................... 5
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................... 6
4. NỘI DUNG LUẬN VĂN........................................................................................... 6
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 6
Chương 1. KIẾN THỨC CHUẨN BỊ ............................................................................... 7
1.1. Môđun hữu hạn sinh ................................................................................................... 8
1.2. Môđun biểu diễn hữu hạn ........................................................................................ 15
Bổ đề Schanuel ................................................................................................................ 18
1.3. Các vành đặc biệt và môđun chia được trên miền nguyên ...................................... 23
Chương 2. MÔĐUN NỘI XẠ VÀ MÔĐUN FP-NỘI XẠ ............................................. 30
2.1. Môđun nội xạ ........................................................................................................... 31
2.2. Môđun FP-nội xạ...................................................................................................... 40
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 51
4
CÁC QUI ƯỚC VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Mọi vành R trong bài luận văn này đều là vành có đơn vị khác 0 (đơn vị của R ký
hiệu là 1).
Các môđun trái trên vành R được viết gọn là các R -môđun trái, và khi vành hệ tử đã
xác định, để đơn giản, ta sẽ viết gọn là các môđun.
Các R -đồng cấu được gọi một cách đơn giản là các đồng cấu.
i
i I
X
∈
∏ hay iX∏ : môđun tích trực tiếp của họ không rỗng các môđun { }i i IX ∈ .
ii I
X
∈
⊕ hay iX⊕ : môđun tổng trực tiếp của họ không rỗng các môđun { }i i IX ∈ .
( ),nRExt A B hay ( ),nExt A B : tích mở rộng n-chiều trên R của các môđun A và B .
( ),Ext A B : tích mở rộng của các môđun A và B .
:A B⊆ A là con của B .
A B⊂ : A là con thực sự của B .
A B : A là môđun con của môđun B .
S : môđun con sinh bởi tập S .
{ }1 2 1 2, ,..., : , ,...,n nx x x x x x= và { }1, : 1,2,...,n n= .
∅ là ký hiệu của tập rỗng.
là ký hiệu của tập các số tự nhiên.
*
là ký hiệu của tập các số tự nhiên khác 0.
là ký hiệu của tập các số nguyên.
là ký hiệu của tập các số hữu tỉ.
5
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khái niệm môđun nội xạ là một trong những khái niệm quan trọng trong Đại số,
nói riêng trong Lý thuyết môđun và trong Đại số đồng điều. Vì vậy, việc tìm
kiếm các mở rộng cho khái niệm này là một trong những vấn đề rất đáng quan
tâm. Một trong những điều kiện cần và đủ để một môđun là nội xạ là tiêu chuẩn
Baer, cho phép chúng ta nhìn nhận một môđun J là nội xạ khi và chỉ khi
( ), 0Ext G J = với mọi môđun G hữu hạn sinh. Chúng ta đã biết các môđun
biểu diễn hữu hạn là các môđun hữu hạn sinh, tuy nhiên, một môđun hữu hạn
sinh chưa chắc đã là môđun biểu diễn hữu hạn. Khi thu hẹp lớp các môđun hữu
hạn sinh tới lớp các môđun biểu diễn hữu hạn trong điều kiện tương đương của
một môđun nội xạ được phát biểu dưới ngôn ngữ hàm tử Ext đã nói ở trên,
chúng ta thu được một mở rộng của khái niệm môđun nội xạ, đó chính là các
môđun FP-nội xạ. Như vậy môđun X là FP-nội xạ nếu ( ), 0Ext G X = với mọi
môđun G biểu diễn hữu hạn. Vấn đề là các môđun FP-nội xạ sẽ còn giữ được
bao nhiêu tính chất của môđun nội xạ. Luận văn này chính là sự trả lời cho
những vấn đề nêu trên.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Tổng hợp các kết quả về môđun, môđun hữu hạn sinh, môđun nội xạ, ta tiến
hành nghiên cứu:
- Định nghĩa và tính chất của môđun biểu diễn hữu hạn dùng để định nghĩa và
tìm ra các tính chất của môđun FP-nội xạ.
- Mối tương quan giữa môđun hữu hạn sinh và môđun biểu diễn hữu hạn: nét
giống nhau và khác nhau giữa chúng, sự đồng nhất của chúng trong một vài
trường hợp đặc biệt dùng trong việc đánh giá so sánh khái niệm môđun nội
xạ và môđun FP-nội xạ để tìm ra các tính chất tương ứng với nhau giữa hai
môđun.
6
- Định nghĩa và tính chất của môđun FP-nội xạ.
- Mối tương quan giữa môđun nội xạ và môđun FP-nội xạ: nét giống nhau và
khác nhau giữa chúng, sự đồng nhất của chúng trong một vài trường hợp
đặc biệt.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Môđun nội xạ và môđun FP-nội xạ.
Phạm vi nghiên cứu: Các khái niệm và tính chất đặc trưng của môđun nội xạ,
môđun FP-nội xạ và mối tương quan giữa chúng.
4. NỘI DUNG LUẬN VĂN
Luận văn gồm hai chương:
Chương 1: Kiến thức chuẩn bị
Trình bày các khái niệm và các tính chất cơ bản của môđun hữu hạn sinh,
môđun biểu diễn hữu hạn và mối tương quan của chúng để thuận tiện cho việc
triển khai chương 2.
Chương 2: Môđun nội xạ và môđun FP-nội xạ
Trình bày các khái niệm và các tính chất cơ bản của một môđun nội xạ, môđun
FP-nội xạ và mối tương quan của chúng.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lý thuyết bằng cách phân tích, tổng hợp từ nhiều tài liệu khác nhau
về môđun nội xạ và môđun FP-nội xạ kết hợp với phương pháp sử dụng công
cụ, kĩ thuật về môđun đã được học từ trước đó.
7
Chương 1.
KIẾN THỨC CHUẨN BỊ
Trong chương này, chúng ta nhắc lại một số kiến thức cơ bản và những kết quả cần
thiết cho việc nghiên cứu những vấn đề trong chương sau. Trước hết chúng ta xem
những khái niệm môđun, đồng cấu, tổng trực tiếp, tích trực tiếp, dãy khớp, môđun tự
do, các hàm tử Hom , môđun xạ ảnh là những khái niệm xem như đã biết. Độc giả
muốn hiểu rõ có thể truy cập trong tài liệu tham khảo (quyển [1]). Những kiến thức cơ
bản về Đại số đồng điều như phức, đồng điều, dãy đồng điều khớp, phép giải, hàm tử
mở rộng cũng xem như đã biết (cũng có thể tham khảo ở quyển [1] trong danh sách
các tài liệu tham khảo). Ở đây chúng ta chỉ đưa ra những khái niệm sâu hơn về các
môđun hữu hạn sinh và môđun biểu diễn hữu hạn là những khái niệm chủ yếu liên
quan đến nội dung chương 2.
8
1.1. Môđun hữu hạn sinh
Khái niệm môđun hữu hạn sinh được xem là một trong những trường hợp đặc
biệt của khái niệm môđun sinh bởi một tập. Chúng ta nhắc lại rằng, một môđun
X sinh bởi tập S X⊆ là môđun gồm tất cả các tổ hợp tuyến tính của S . Khi
tập S là một tập hữu hạn thì chúng ta nhận được khái niệm sau đây:
Định nghĩa 1.1.1. Môđun X được gọi là môđun hữu hạn sinh, nếu trong X có
một hệ sinh hữu hạn.
Một số ví dụ về môđun hữu hạn sinh và môđun không hữu hạn sinh:
a) Cho R là một vành và *n∈ . Ta có R -môđun nR là môđun hữu hạn
sinh với hệ sinh của nR là { }: 1,ie i n∈ trong đó ie là các phần tử có
thành phần thứ i là 1 và các thành phần khác đều là 0. Đặc biệt, vành hệ
tử R xem như R -môđun là môđun hữu hạn sinh.
b) Nhóm cộng không phải là một -môđun hữu hạn sinh. Thật vậy, ta
có thể chứng minh bằng phản chứng. Giả sử được sinh bởi tập hữu
hạn *1 2
1 2
, ,..., | , , 1,n i i
n
aa aS a b i n
b b b
= ∈ ∈ ∀ ∈ ⊆
. Xét phần tử
1
1
1
n
i
i
b
=
∈
+∏
, do được sinh bởi S nên có 1 2, ,..., nc c c ∈ sao cho
1
1 1
1
1
n
i
in n
i i
i i
i i
a dc
bb b=
= =
= =
+
∑
∏ ∏
hay
1 1
1
n n
i i
i i
b d b
= =
= +
∏ ∏ (trong đó
1
n
i i j
i j i
d a c b
= ≠
= ∈∑ ∏ ). Suy ra
1
n
i
i
b
=
∏ chia hết cho
1
1
n
i
i
b
=
+
∏ (vô lý).
Vậy không phải là một -môđun hữu hạn sinh.
9
Sau đây là một vài tính chất về môđun hữu hạn sinh liên quan tới các môđun
con của môđun hữu hạn sinh, môđun thương của môđun hữu hạn sinh và tổng
trực tiếp của các môđun hữu hạn sinh. Câu hỏi đặt ra là có phải các môđun đó
cũng là môđun hữu hạn sinh hay không? Đầu tiên ta sẽ tìm hiểu về môđun
thương của môđun hữu hạn sinh, nhưng trước hết, ta sẽ chứng minh định lý sau:
Định lý 1.1.2. Cho dãy khớp ngắn 0 0A B Cχ σ→ → → → gồm các R -
môđun và các đồng cấu. Khi đó:
a) Nếu B là môđun hữu hạn sinh thì C là môđun hữu hạn sinh.
b) Nếu A và C là các môđun hữu hạn sinh thì B là môđun hữu hạn sinh.
Chứng minh.
a) Giả sử B là môđun hữu hạn sinh. Khi đó tồn tại 1 2, ,..., nb b b B∈ sao cho
1 2, ,..., nB b b b= .
Do σ là toàn cấu nên với mỗi c C∈ , tồn tại b B∈ sao cho ( )c bσ= .
Khi đó tồn tại 1 2, ,..., nr r r R∈ sao cho
1
n
i i
i
b rb
=
= ∑ .
Suy ra ( ) ( )
1
n
i i
i
c b r bσ σ
=
= =∑ .
Suy ra C được sinh bởi hệ:
( ) ( ) ( ){ }1 2, ,..., nb b bσ σ σ .
Vậy C là môđun hữu hạn sinh.
b) Giả sử A và C là các môđun hữu hạn sinh. Khi đó tồn tại
1 2, ,..., ma a a A∈ , 1 2, ,..., nc c c C∈ sao cho 1 2, ,..., mA a a a= và
1 2, ,..., nC c c c= .
10
Với mỗi 1,i n∈ , do σ là toàn cấu nên có ib B∈ sao cho ( )i ic bσ= .
Với mỗi b B∈ , ta có ( )b Cσ ∈ nên tồn tại 1 2, ,..., nr r r R∈ sao cho
( ) ( )
1 1
n n
i i i i
i i
b rc r bσ σ
= =
= =∑ ∑ .
Suy ra
1
0
n
i i
i
b rbσ
=
− =
∑ hay ( )
1
ker Im
n
i i
i
b rb Aσ χ χ
=
− ∈ = =
∑ .
Do đó tồn tại a A∈ sao cho ( )
1
n
i i
i
b rb aχ
=
− =∑ .
Do 1 2, ,..., ma A a a a∈ = nên tồn tại 1 2, ,...,n n n mr r r R+ + + ∈ sao cho
1
m
n i i
i
a r a+
=
= ∑ . Suy ra ( )
1 1
n m
i i n i i
i i
b rb r aχ+
= =
= +∑ ∑ .
Điều này chứng tỏ B được sinh bởi hệ:
( ) ( ) ( ){ }1 2 1 2, ,..., , , ,...,n mb b b a a aχ χ χ .
Vậy B là môđun hữu hạn sinh.
Cho các môđun A , B và đồng cấu :g A B→ . Khi đó ta có hai dãy khớp ngắn:
( )0 ker 0i gg A g A→ → → →
và
( ) ( )0 0
i p Bg A B g A→ → → →
Nếu A là môđun hữu hạn sinh thì theo định lý 1.1.2, ta có ( )g A cũng là
môđun hữu hạn sinh. Và nếu có thêm giả thiết ( )
B
g A cũng là môđun hữu hạn
sinh thì B là môđun hữu hạn sinh. Như vậy, ta có:
11
Hệ quả 1.1.3.
a) Ảnh đồng cấu của một môđun hữu hạn sinh là môđun hữu hạn sinh. Đặc
biệt, môđun thương của môđun hữu hạn sinh là môđun hữu hạn sinh.
b) Nếu A là môđun hữu hạn sinh và đồng cấu :g A B→ thỏa ( )
B
g A là
môđun hữu hạn sinh thì B cũng là môđun hữu hạn sinh. □
Câu hỏi tiếp theo là môđun tổng trực tiếp của các môđun hữu hạn sinh có phải
là môđun hữu hạn sinh hay không? Nếu số thành phần trong tổng trực tiếp là
hữu hạn thì câu trả lời là khẳng định, thông qua hệ quả sau:
Hệ quả 1.1.4. Tổng trực tiếp hữu hạn của các môđun hữu hạn sinh là môđun
hữu hạn sinh.
Chứng minh. Ta sẽ chứng minh bằng quy nạp.
Giả sử 1 2,X X là hai môđun hữu hạn sinh. Xét dãy khớp ngắn:
1 1 2 20 0X X X X→ → ⊕ → →
Theo định lý 1.1.2, ta có 1 2X X⊕ là môđun hữu hạn sinh.
Giả thiết tổng trực tiếp của n môđun hữu hạn sinh (với 2n ≥ ) là môđun hữu
hạn sinh. Ta sẽ chứng minh tổng trực tiếp của ( )1n + môđun hữu hạn sinh cũng
là môđun hữu hạn sinh.
Xét 1 2 1, ,..., ,n nX X X X + là ( )1n + môđun hữu hạn sinh. Theo giả thiết quy nạp,
ta có
1
n
ii
X
=
⊕ là môđun hữu hạn sinh. Xét dãy khớp ngắn:
1
11 1
0 0
n n
i i ni i
X X X
+
+= =
→⊕ → ⊕ → →
Theo định lý 1.1.2, ta có
1
1
n
ii
X
+
=
⊕ là môđun hữu hạn sinh.
12
Vậy tổng trực tiếp hữu hạn của các môđun hữu hạn sinh là môđun hữu hạn sinh.
□
Còn nếu số thành phần trong tổng trực tiếp của các môđun hữu hạn sinh khác 0
là vô hạn thì câu trả lời cho câu hỏi trên lại là phủ định. Định lý tiếp theo sẽ cho
ta thấy điều đó.
Định lý 1.1.5. Cho { }i i IX ∈ là một họ các R -môđun. Khi đó nếu ii I X∈⊕ là một
môđun hữu hạn sinh thì mỗi iX là môđun hữu hạn sinh và hầu hết 0iX = , trừ
ra một số hữu hạn.
Chứng minh. Giả sử ii I X∈⊕ là môđun hữu hạn sinh.
Với mỗi k I∈ , ta có đồng cấu :k i kp X X⊕ → thỏa ( )( )k i ki Ip x x∈ = là toàn cấu
nên ( )k k iX p X= ⊕ . Theo hệ quả 1.1.3 , ta có kX là môđun hữu hạn sinh.
Giả sử ( ){ }: 1,ki i IA x k n∈= ∈ là hệ sinh của ii I X∈⊕ . Khi đó với mỗi 1,k n∈ , vì
( )ki ii I i Ix X∈ ∈∈⊕ nên hầu hết 0
k
ix = , trừ một số hữu hạn.
Do đó tập { }0 : , 1,kix i I k n≠ ∈ ∈ là tập hữu hạn.
Suy ra tập ( ){ }0 : , 1,ki ij x i I k n≠ ∈ ∈ (trong đó :i i ii Ij X X∈→ ⊕ là ánh xạ nhúng)
là tập hữu hạn ( )* .
Nếu có vô hạn các 0iX ≠ thì vì { }: 1,kix k n∈ là hệ sinh của iX nên với mỗi
i I∈ mà 0iX ≠ , tồn tại
k
i ix X∈ sao cho 0
k
ix ≠ . Do tập { }| 0ii I X∈ ≠ là vô
hạn và ( ) ( )k li i m mj x j x≠ với mọi i m≠ và nên tập ( ){ }| 0ki ii I j x∈ ≠ là vô hạn
(mâu thuẩn với ( )* ).
13
Vậy hầu hết các 0iX = . Trừ ra một số hữu hạn.
Câu hỏi cuối cùng trong phần này là môđun con của môđun hữu hạn sinh có
nhất thiết phải là môđun hữu hạn sinh hay không? Và câu trả lời là không nhất
thiết, thông qua ví dụ sau:
Xét môđun hữu hạn sinh
1i
R
∞
=
=∏ trên chính nó. Với mỗi 1,2,...i = , gọi ie R∈
là phần tử có thành phần thứ i là 1 và các thành phần khác đều là 0. Đặt
1 ii
A Re R
∞
=
= ⊕ ⊆ là môđun con của R . Dễ thấy iRe là các môđun hữu hạn sinh
khác 0 và do đó A là tổng trực tiếp của vô hạn các môđun hữu hạn sinh khác 0.
Theo định lý 1.1.5, A không thể là môđun hữu hạn sinh.
Như chúng ta đã biết, mỗi môđun X đẳng cấu với môđun thương của môđun tự
do nào đó. Hay nói cách khác, mỗi môđun X luôn luôn có thể nhúng vào một
dãy khớp ngắn 0 0K F X→ → → → với F là môđun tự do. Khi X là môđun
hữu hạn sinh, ta sẽ có kết quả sau:
Định lý 1.1.6. Môđun X là hữu hạn sinh khi và chỉ khi tồn tại một dãy khớp
ngắn 0 0K F X→ → → → với F là môđun tự do hữu hạn sinh.
Chứng minh. Cho X là môđun hữu hạn sinh. Khi đó tồn tại 1 2, ,..., na a a X∈
sao cho 1 2, ,..., nX a a a= . Gọi F là môđun tự do sinh bởi { }1 2, ,..., na a a . Ánh
xạ nhúng { }1 2, ,..., na a a X→ được mở rộng tới một đồng cấu duy nhất
:f F X→ . Dễ thấy f là toàn cấu.
Đặt kerK f= . Ta có dãy:
0 0i fK F X→ → → →
với i là đồng cấu nhúng, là một dãy khớp ngắn.
14
Ngược lại, cho 0 0K F X→ → → → là một dãy khớp ngắn và F là một
môđun tự do hữu hạn sinh. Theo định lý 1.1.2, ta có X là một môđun hữu hạn
sinh.
Ta có thể xem định lý trên như là một định nghĩa khác của môđun hữu hạn sinh.
Và khi ta siết chặt điều kiện tương đương của môđun hữu hạn sinh trong định lý
1.1.6 từ môđun K bất kì xuống thành môđun hữu hạn sinh K , ta sẽ được một
lớp các môđun mới, được gọi là các môđun biểu diễn hữu hạn, sẽ được phát
biểu ở phần sau.
15
1.2. Môđun biểu diễn hữu hạn
Theo định lý 1.1.6, ta đã biết mỗi môđun hữu hạn sinh X đều nhúng được vào
dãy khớp ngắn
0 0K F X→ → → →
với F là một môđun tự do hữu hạn sinh. Tuy nhiên K không phải lúc nào cũng
là một môđun hữu hạn sinh. Ví dụ như dãy khớp ngắn
0 0RA R A→ → → →
với
1i
R
∞
=
=∏ và 1 iiA Re R
∞
=
= ⊕ ⊆ ( ie R∈ là phần tử có thành phần thứ i là 1 còn
các thành phần khác là 0), thì R là một môđun tự do hữu hạn sinh trên chính
nó, R A là R -môđun hữu hạn sinh và A không phải là R -môđun hữu hạn sinh.
Vậy môđun X phải thỏa điều kiện gì thì môđun K mới là môđun hữu hạn
sinh? Câu hỏi đó dẫn đến xuất hiện khái niệm “môđun biểu diễn hữu hạn” như
sau:
Định nghĩa 1.2.1. Môđun X được gọi là môđun biểu diễn hữu hạn nếu tồn tại
một dãy khớp ngắn 0 0K F X→ → → → với F là một môđun tự do hữu hạn
sinh và K là môđun hữu hạn sinh.
Các ví dụ về môđun biểu diễn hữu hạn:
a) Mỗi môđun tự do hữu hạn sinh X đều là môđun biểu diễn hữu hạn vì
dãy
0 0 0X X→ → → →
là khớp. Nói cách khác, với mọi *n∈ ta có nR là R -môđun biểu diễn
hữu hạn. Đặc biệt, vành hệ tử R xem như R -môđun là môđun biểu diễn
hữu hạn.
16
b) Vì mỗi dãy khớp có dạng 0 0K F X→ → → → , với X là môđun xạ
ảnh, đều là chẻ nên nếu F là môđun hữu hạn sinh thì K cũng là môđun
hữu hạn sinh (do F K X≅ ⊕ và định lý 1.1.5). Do đó mỗi môđun xạ
ảnh X hữu hạn sinh đều là một môđun biểu diễn hữu hạn.
Định nghĩa 1.2.1 cũng có thể được phát biểu dưới dạng tương đương sau:
Định lý 1.2.2. R -môđun X là biểu diễn hữu hạn khi và chỉ khi tồn tại một dãy
khớp 0n mR R X→ → → .
Chứng minh. Giả sử X là R -môđun biểu diễn hữu hạn. Khi đó tồn tại một
dãy khớp ngắn 0 0i pK F X→ → → → với F là môđun tự do hữu hạn
sinh và K là môđun hữu hạn sinh.
Giả sử K được sinh bởi các phần tử 1 2, ,..., na a a . Gọi 'F là môđun tự do sinh
bởi tập { }1 2, ,..., na a a . Ánh xạ nhúng { }1 2, ,..., na a a K→ có thể mở rộng đến
toàn cấu : 'f F K→ .
Xét dãy ' 0if pF F X→ → → , ta có ( ) ( )Im ' Im kerif if F i K i p= = = = .
Vậy dãy trên là khớp.
Vì 'F là R -môđun tự do có cơ sở gồm n phần tử nên ' nF R≅ . Tương tự, vì F
là R -môđun tự do hữu hạn sinh nên tồn tại m∈ sao cho mF R≅ .
Vậy ta có dãy khớp 0n mR R X→ → → .
Ngược lại, giả sử tồn tại dãy khớp 0i pn mR R X→ → → . Đặt
( )ker Im nK p i i R= = = . Theo hệ quả 1.1.3, ta có K là môđun hữu hạn sinh.
Dễ thấy dãy 0 0j pmK R X→ → → → (trong đó j là ánh xạ nhúng) là
khớp ngắn nên X là môđun biểu diễn hữu hạn. □
So sánh định nghĩa 1.2.1 và định lý 1.1.6, ta rút ra được định lý sau:
17
Định lý 1.2.3. Mỗi môđun biểu diễn hữu hạn là một môđun hữu hạn sinh.
Nhận xét.
a) Theo như định nghĩa R và A ở đầu phần 1.2 thì A không là R -môđun
hữu hạn sinh nên A không là môđun biểu diễn hữu hạn, còn R là
môđun biểu diễn hữu hạn. Do đó môđun con của môđun biểu diễn hữu
hạn không nhất thiết phải là môđun biểu diễn hữu hạn.
b) Tổng trực tiếp của vô hạn các môđun biểu diễn hữu hạn khác không
không phải là môđun biểu diễn hữu hạn. Thật vậy, nếu tổng trực tiếp
của vô hạn các môđun biểu diễn hữu hạn khác không là môđun biểu
diễn hữu hạn thì