Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Hệ thống giao thông là xương sống, là huyết mạch của cả hệ thống kinh tế, xã hội. Phát triển và đảm bảo hệ thống giao thông vận hành thông suốt là điều kiện tiên quyết, là tiền đề phát triển nền kinh tế, văn hóa, xã hội. Xã hội càng văn minh, yêu cầu càng cần một hệ thống đồng bộ cơ sở hạ tầng kĩ thuật nói chung và hệ thống giao thông nói riêng. Trong chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, quan điểm phát triển của Đảng đã chỉ rõ “Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.” Trong điều kiện nước nhà đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc phát triển hệ thống giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng. Thực tế cho thấy những vùng, những điểm có tốc độ đô thị hóa càng nhanh thì tốc độ phát triển kinh tế càng mạnh, mật độ dân cư càng đông, mật độ xây dựng càng nhiều và hệ thống giao thông càng bộc lộ nhiều yếu kém. Như thế vai trò của các nhà quản lý càng được đề cao như là nhân tố không thể thiếu để phát triển và đảm bảo hệ thống giao thông vận hành thông suốt. Cầu Giấy nằm ở cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, là một trong những quận có tốc độ đô phát triển mạnh mẽ nhất, là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng của thủ đô. Nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống giao thông đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, công tác quản lý và phát triển hệ thống giao thông đã được Quận đẩy mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển không ngừng và phức tạp của nền kinh tế, công tác quản lý còn bộc lộ nhiều yếu kém. Trong thời gian thực tập ở Ủy ban nhân dân quận, em đã được tìm hiểu và nhận thấy tính cấp thiết của việc quản lý hệ thống giao thông đảm bảo điều kiện để phát triển kinh tế nhất là với quận có tốc độ đô thị hóa nhanh như quận Cầu Giấy. Chính vì vậy em chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề của mình với mong muốn đem đến cái nhìn tổng quan hơn về công tác quản lý hệ thống giao thông, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác trên.

doc74 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2785 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA MÔI TRƯỜNG - ĐÔ THỊ ~~~~~~*~~~~~~ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý đô thị Đề tài : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY,THÀNH PHỐ HÀ NỘI Sinh viên thực hiện : ĐỖ THỊ HƯƠNG MSSV : CQ491288 Lớp : KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ Khoá : 49 Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN KIM HOÀNG Cán bộ hướng dẫn : TRẦN PHÚ THIẾT HÀ NỘI - 2011 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HTGT Hệ thống giao thông HTGTĐT Hệ thống giao thông đô thị GTĐT Giao thông đô thị KCHTĐT Kết cấu hạ tầng đô thị HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân ĐBGPMB Đền bù giải phóng mặt bằng CN – XDCB Công nghiệp – Xây dựng cơ bản DV – TM Dịch vụ – Thương mại NN Nông nghiệp TTPT Trung tâm phát triển QLDTHTĐT Quản lý duy tu hạ tầng đô thị DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU,SƠ ĐỒ Bảng 2.1 Dân số trung bình Quận Cầu Giấy giai đoạn 2005 – 2010 25 Bảng 2.2 Tỷ trọng các ngành kinh tế trên địa bàn Quận giai đoạn 2005 – 2010 27 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy hành chính Quận Cầu Giấy 31 Bảng 2.3 Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất quận Cầu Giấy năm 2010 33 Bảng 2.4 Hiện trạng một số tuyến đường chính trên địa bàn Quận 36 Bảng 2.5 Các tuyến xe khách tại bến xe Mỹ Đình - Hà Nội 37 Bảng 2.6 Tổng hợp số liệu hạ tầng giao thông do Quận Quản lý giai đoạn 2005 - 2010 41 Bảng 2.7 Dự án duy tu các tuyến đường phố trên địa bàn Quận giai đoạn 2005 - 2010 43 Bảng 2.8 Công tác cấp phép sử dụng vỉa hè giai đoạn 2005 - 2010 44 Bảng 3.1 Tổng hợp các tuyến đường + mương phải mở theo quy hoạch Quận đến năm 2015 53 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường. Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2011 Sinh viên Đỗ Thị Hương LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống giao thông là xương sống, là huyết mạch của cả hệ thống kinh tế, xã hội. Phát triển và đảm bảo hệ thống giao thông vận hành thông suốt là điều kiện tiên quyết, là tiền đề phát triển nền kinh tế, văn hóa, xã hội. Xã hội càng văn minh, yêu cầu càng cần một hệ thống đồng bộ cơ sở hạ tầng kĩ thuật nói chung và hệ thống giao thông nói riêng. Trong chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, quan điểm phát triển của Đảng đã chỉ rõ “Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.” Trong điều kiện nước nhà đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc phát triển hệ thống giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng. Thực tế cho thấy những vùng, những điểm có tốc độ đô thị hóa càng nhanh thì tốc độ phát triển kinh tế càng mạnh, mật độ dân cư càng đông, mật độ xây dựng càng nhiều và hệ thống giao thông càng bộc lộ nhiều yếu kém. Như thế vai trò của các nhà quản lý càng được đề cao như là nhân tố không thể thiếu để phát triển và đảm bảo hệ thống giao thông vận hành thông suốt. Cầu Giấy nằm ở cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, là một trong những quận có tốc độ đô phát triển mạnh mẽ nhất, là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng của thủ đô. Nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống giao thông đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, công tác quản lý và phát triển hệ thống giao thông đã được Quận đẩy mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển không ngừng và phức tạp của nền kinh tế, công tác quản lý còn bộc lộ nhiều yếu kém. Trong thời gian thực tập ở Ủy ban nhân dân quận, em đã được tìm hiểu và nhận thấy tính cấp thiết của việc quản lý hệ thống giao thông đảm bảo điều kiện để phát triển kinh tế nhất là với quận có tốc độ đô thị hóa nhanh như quận Cầu Giấy. Chính vì vậy em chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề của mình với mong muốn đem đến cái nhìn tổng quan hơn về công tác quản lý hệ thống giao thông, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác trên. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Tập trung làm rõ cơ sở lý luận của công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị. Tìm hiểu thực trạng hệ thống giao thông và thực trạng công tác Quản lý hệ thống giao thông trên địa bàn quận Cầu Giấy. Đồng thời, tập trung phân tích nguyên nhân của những yếu kém, tồn tại. Từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản lý hệ thống giao thông trên địa bàn Quận. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Chuyên đề chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý hệ thống giao thông mà chủ yếu là hệ thống các tuyến đường, các công trình giao thông trên địa bàn Quận Cầu Giấy giai đoạn 2005 – 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính như: - Phân tích, tổng hợp. - Phương pháp quan sát thực tế. - Phương pháp thu thập số liệu. - Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp duy vật biện chứng khác. 5. Kết cấu của bài viết Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài viết gồm 3 chương Chương 1. Cơ sở lý luận của công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị Chương 2. Thực trạng hệ thống giao thông đô thị và công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận Cầu Giấy Chương 3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận Quản lý đô thị nói chung và Quản lý hệ thống giao thông đô thị nói riêng là biện pháp không thể thiếu để phát triển đô thị theo hướng bền vững. Đó là công việc phức tạp, yêu cầu kiến thức tổng hợp về đô thị, các lý luận, và kiến thức thực tế. Do thời gian, kiến thức và tài liệu có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự đóng góp của các thầy cô để bài viết của em hoàn thiện hơn. Trong thời gian thực tập và nghiên cứu chuyên đề em luôn nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình của các bác, các cô chú và các anh chị trong phòng Quản lý đô thị cùng với sự hướng dẫn của TS Nguyễn Kim Hoàng. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Kim Hoàng, bác Trần Phú Thiết – Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Cầu Giấy cùng toàn thể các bác, các cô chú, các anh chị trong phòng đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ Đô thị 1.1.1.1 Khái niệm Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện. Trong khái niệm này cần lưu ý một số điểm sau đây: Trung tâm tổng hợp: Những đô thị là trung tâm tổng hợp khi chúng có vai trò và chức năng nhiều về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Trung tâm chuyên ngành: Những đô thị là trung tâm chuyên ngành khi chúng có vai trò và chức năng chủ yếu về một mặt nào đó như công nghiệp cảng, du lịch – nghỉ dưỡng, đầu mối giao thông… Một đô thị là trung tâm tổng hợp của một vùng hay của một tỉnh có thể cũng là trung tâm chuyên ngành của một vùng liên tỉnh hoặc toàn quốc. Do đó, việc xác định trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành còn phải căn cứ vào vị trí của đô thị đó trong một vùng lãnh thổ nhất định. Lãnh thổ đô thị gồm: Nội thành hoặc nội thị (gọi chung là nội thị) và ngoại ô. Các đơn vị hành chính của nội thị gồm: Quận và phường, còn các đơn vị hành chính của ngoại thị gồm: Huyện và xã. Quy mô dân số: Quy mô dân số tối thiểu của một đô thị không nhỏ hơn 4000 người. Riêng ở miền núi, quy mô dân số tối thiểu của một đô thị không nhỏ hơn 2000 người. Quy mô này chỉ tính trong nội thị. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của một đô thị không nhỏ hơn 60%. Tỷ lệ này chỉ tính trong nội thị. Lao động phi nông nghiệp bao gồm: Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Lao động xây dựng cơ bản. Lao động giao thông vận tải, bưu điện, tín dụng, ngân hàng. Lao động thương nghiệp, dịch vụ, du lịch. Lao động trong các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, phục vụ nghiên cứu khoa học, kĩ thuật Các lao động khác…ngoài khu vực xản xuất nông nghiệp Cơ sở hạ tầng đô thị: Cơ sở hạ tầng đô thị gồm hạ tầng kĩ thuật (giao thông, thông tin – liên lạc, cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường) và hạ tầng xã hội ( nhà ở, các công trình thương nghiệp, dịch vụ công cộng, ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, công viên, cây xanh, các công trình phục vụ lợi ích công cộng khác). Theo “Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Quy hoạch xây dựng của Bộ Xây Dựng 2008”: Đô thị là điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng thích hợp và quy mô dân số thành thị tối thiểu là 4000 người (đối với miền núi tối thiểu là 2800 người) với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu 65%. Đô thị gồm các loại thành phố, thị xã, thị trấn. Đô thị bao gồm các khu chức năng đô thị. Khu đô thị là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô thị, được giới hạn bởi ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các đường chính đô thị. Khu vực đô thị gồm các đơn vị ở, các công trình dịch vụ cho bản thân khu đô thị đó, có thể có các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng. Khái niệm đô thị có tính tương đối do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống dân cư. Mỗi nước có quy định riêng tùy theo yêu cầu và khả năng quản lý của mình. Việt Nam quy định đô thị là những thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ với tiêu chuẩn về quy mô dân số cao hơn, nhưng cơ cấu lao động phi nông nghiệp thấp hơn. Điều đó xuất phát từ đặc điểm nước ta là một nước đông dân, đất không rộng, đi từ một nước nông nghiệp lên xã hội chủ nghĩa. Điều đó cũng thể hiện sự nhận thức đầy đủ hơn về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong điều kiện nước ta. Các đặc trưng của đô thị Đô thị là các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của vùng và của cả nước, có vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế. Đô thị có các đặc trưng như: Các vấn đề xã hội luôn luôn tiềm ẩn: Tội phạm, tệ nạn xã hội, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, ô nhiễm mội trường… Các thách thức về kinh tế luôn được đặt ra: Cung cấp dịch vụ, đất đai, nhà ở, đảm bảo công ăn việc làm, giao thông, đi lại… Cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh hoặc đã được quy hoạch và hoàn chỉnh từng phần, mật độ các công trình cao là những đặc trưng cơ bản của đô thị. Cơ sở hạ tầng, mật độ dân số cao và quy mô dân số là những yếu tố tạo ra những lợi thế, hiệu quả kinh tế về tính tập trung của đô thị. Cơ cấu lao động, sự phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa cao là tiền đề cơ bản của việc nâng cao năng suất lao động, là cơ sở đời sống kinh tế - xã hội của đô thị. Cấu trúc xã hội: Xã hội công nghiệp khác làng, xã, người dân đô thị gắn với cuộc sống thương mại, công nghiệp. Phân loại đô thị Việc phân loại đô thị căn cứ vào Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009. Nghị định này thay thế Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5/10/2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 7 năm 2009, quy định như sau: Mục đích phân loại đô thị: Việc phân loại đô thị nhằm: 1. Tổ chức, sắp xếp và phát triển hệ thống đô thị cả nước. 2. Lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị. 3. Nâng cao chất lượng đô thị và phát triển đô thị bền vững. 4. Xây dựng chính sách và cơ chế quản lý đô thị và phát triển đô thị. Phân loại đô thị: Đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận. 1. Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc. 2. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành. 3. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị. 4. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị. 5. Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn. 1.1.2 Quản lý đô thị 1.1.2.1 Khái niệm quản lý đô thị Quản lý đô thị đã trở nên một chủ đề rất quan trọng đối với các chính phủ và các tổ chức phát triển quốc tế trên thế giới. Quản lý theo nghĩa rộng là làm cho các công việc được hoàn thành thông qua các nhân sự. Quản lý liên quan đến việc ra quyết định hoặc lựa chọn cách thức kế hoạch tổ chức, bảo vệ và sử dụng các nguồn lực có được để sản xuất hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho việc tiêu thụ, thương mại, hưởng thụ hoặc để xây dựng vốn và tài sản cho phát triển trong tương lai. Quản lý đô thị là quá trình tác động bằng các cơ chế, chính sách của các chủ thể quản lý đô thi (các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các sở, ban ngành chức năng) vào các hoạt động đô thị nhằm thay đổi hoặc duy trì hoạt động đó. Trên góc độ Nhà nước, quản lý nhà nước đối với đô thị là sự can thiệp bằng quyền lực của mình (bằng pháp luật, thông qua pháp luật) vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở đô thị nhằm phát triển đô thị theo định hướng nhất định. Mục tiêu chung của quản lý đô thị là nâng cao hiệu quả và tính hợp lý trong quá trình sử dụng các nguồn lực của đô thị (con người, kĩ thuật, vật liệu, thông tin, dịch vụ cơ sở hạ tầng và hệ thống kinh tế của sản xuất). Cụ thể là: - Nâng cao chất lượng và sự hoạt động một cách tổng thể của đô thị - Đảm bảo sự phát triển và tái tạo bền vững của các khu vực đô thị. - Cung cấp các dịch vụ đô thị và cơ sở hạ tầng cơ bản để đáp ứng các nhu cầu chức năng của đô thị và các cư dân sống và làm việc trong đô thị đó, nhằm cải thiện chất lượng sống và sức khỏe của cư dân đô thị. 1.1.2.2 Các phương pháp và công cụ quản lý đô thị Thông thường người ta phân chia các phương pháp thành các nhóm như sau: Các phương pháp hành chính: Là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức của cả hệ thống quản lý Nhà nước về đô thị và hệ thống kỉ luật của các tổ chức trong hệ thống thông qua các mệnh lệnh, văn bản quyết định hành chính mang cưỡng chế. Các phương pháp kinh tế: Là các phương pháp tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế để họ tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả cho tổ chức, xã hội và bản thân họ. Các phương pháp đi vào tâm lý xã hội – giáo dục: Là các phương pháp tác động vào nhận thức, tình cảm, tâm lý nhằm thuyết phục, nâng cao nhận thức và tính tự giác của cán bộ công chức thực thi công vụ và đối tượng liên quan. Ngoài ra, có thể kể đến các phương pháp khác như: Phương pháp quản lý theo mục tiêu. Phương pháp kế hoạch cuốn chiếu. Các phương pháp thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh. Các phương pháp thương thuyết. Phương pháp quản lý thích nghi theo biến đổi của môi trường và theo xu thế khoa học hóa. Các công cụ quản lý như: Luật pháp và các quy định dưới luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch hóa. Tài chính: Cấp ngân sách và đầu tư tài chính, trang thiết bị, hạ tầng kĩ thuật. Các nguồn tài chính nước ngoài, các thuế và phí, huy động vốn trong nước. Dùng công cụ truyền thông cho các lĩnh vực đô thị (ví dụ truyền thông môi trường, truyền thông văn hóa, truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình… Nội dung quản lý đô thị Trong đô thị luôn tồn tại các nhu cầu ăn, ở, đi lại, làm việc, học tập, chữa bệnh, vui chơi giải trí,…Các nhu cầu đó ngày càng đòi hỏi cao hơn, và các nhu cầu mới thường xuyên phát sinh. Để đáp ứng các nhu cầu đó việc tổ chức xã hội đô thị một cách khoa học và việc quản lý các hoạt động trở thành một yếu tố khách quan. Quản lý là hoạt động mang tính kinh tế - xã hội, người ta cần tính đến hiệu quả của công tác quản lý. Vì hoạt động đô thị đa dạng và phức tạp, cần có sự lựa chọn, phân loại đối tượng quản lý một cách hợp lý. Các lĩnh vực của quản lý đô thị cần được quan tâm là: - Quản lý quy hoạch và kiểm soát phát triển đô thị. - Quản lý kinh tế đô thị. - Quản lý đất đai và nhà ở đô thị. - Quản lý dân số, lao động và việc làm trong đô thị. - Quản lý các công trình kết cấu hạ tầng đô thị. - Quản lý môi trường đô thị. - Quản lý văn hóa, xã hội đô thị. - Quản lý tài chính đô thị. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ Tổng quan chung về kết cấu hạ tầng đô thị 1.2.1.1 Khái niệm kết cấu hạ tầng đô thị Toàn bộ các công trình giao thông vận tải, bưu điện, thông tin liên lạc, dịch vụ xã hội như: đường sá, kênh mương dẫn nước, cấp thoát nước, sân bay, nhà ga, xe lửa, ô tô, cảng sông, cảng biển, cơ sở năng lượng, hệ thống mạng điện, đường ống dẫn xăng dầu, dẫn khí ga, hơi đốt, kho tàng, giao thông vận tải, giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp, y tế, dịch vụ ăn uống công cộng, nghỉ ngơi du lịch, vui chơi giải trí, rác thải môi trường đô thị,… được gọi là kết cấu hạ tầng đô thị. Như vậy, kết cấu hạ tầng đô thị là những tài sản vật chất và các hoạt động hạ tầng có liên quan dùng để phục vụ các nhu cầu kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư đô thị. Trên thực tế, kết cấu hạ tầng là cơ sở nền tảng đảm bảo sự phát triển bền vững của cả một hệ thống đô thị quốc gia nói riêng và sự phát triển bền vững của một quốc gia nói chung. Cho nên, người ta thường dùng thuật ngữ “cơ sở hạ tầng đô thị” với nội dung đồng nhất khi dùng thuật ngữ “kết cấu hạ tầng đô thị” hay “hạ tầng đô thị” . Cần phân biệt khái niệm thuật ngữ “cơ sở hạ tầng” trong nghiên cứu kinh tế chính trị học Mác – Lê nin hay còn gọi là cơ sở kinh tế có nghĩa là tập hợp các quan hệ sản xuất, tạo thành cơ cấu kinh tế của một xã hội. Khái niệm “cơ sở hạ tầng” ở đây nằm trong mối quan hệ với kiến trúc thượng tầng tạo nên một hình thái xã hội tương ứng với nó. Còn khái niệm thuật ngữ “cơ sở hạ tầng” của đô thị dùng để chỉ các công trình có ý nghĩa nền móng của đô thị như: đường sá, cầu cống, hệ thống cấp thoát nước, dịch vụ xã hội (dịch vụ công)...của đô thị. 1.2.1.2 Phân loại kết cấu hạ tầng đô thị Theo “Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, quy hoạch xây dựng của Bộ Xây Dựng năm 2008” thì hạ tầng đô thị được chia ra làm hai loại: - Hạ tầng kĩ thuật đô thị gồm: + Hệ thống giao thông + Hệ thống cung cấp năng lượng + Hệ thống chiếu sáng đô thị + Hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước + Hệ thống quản lý các chất thải, vệ sinh môi trường + Hệ thống nghĩa trang + Các công trình hạ tầng kĩ thuật khác - Hạ tầng xã hội đô thị gồm: + Các công trình nhà ở + Các công trình công cộng, dịch vụ, y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, thương mại và các công trình dịch vụ đô thị khác + Các công trình quảng trường, công viên, cây xanh, mặt nước + Các công trình cơ quan hành chính đô thị + Các công trình hạ tầng xã hội khác. Cách phân chia này dựa vào tính chất phục vụ của các hạ tầng đô thị và thuận tiện cho việc phân chia cấp quản lý, ngành quản lý. 1.2.2 Hệ thống giao thông đô thị 1.2.2.1 Khái niệm và phân loại hệ thống giao thông đô thị a. Khái niệm hệ thống giao thông đô thị Hệ thống giao thông đô thị (HTGTĐT) là tập hợp của mạng lưới đường, các công trình phục vụ giao thông và các loại phương tiện giao thông được sử dụng trong đô thị. Giao thông đô thị một mặt phải đảm bảo công tác vận chuyển và liên hệ thuận tiện, nhanh chóng giữa các bộ phận chức năng cơ bản của đô thị như: nơi ở, nơi làm việc, khu nghỉ ngơi, giải trí và các trung tâm của đô thị với nhau, mặt khác phải đáp ứng các nhu cầu vận chuyển và liên hệ giữa đô thị với các điểm dân cư khác ở xung quanh. Có thể nói giao thông đô thị là một bộ phận hết sức quan tr
Luận văn liên quan