Luận văn Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu

Trong chiến lược phát triển nền kinh tế quốc dân của Việt Nam, nông nghiệp và nông thôn luôn là mối quan tâm hàng đầu trong các chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Trong các thời kỳ khác nhau, tuy tỷ trọng GDP Nông nghiệp trong tổng GDP toàn quốc và cơ cấu đầu tư của nền kinh tế có khác nhau, nhưng nông nghiệp luôn được xác định là chỗ dựa vững chắc để giải quyết hàng loạt các vấn đề lớn của toàn xã hội như: an ninh lương thực quốc gia, xoá bỏ đói nghèo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác, tạo thêm việc làm và ổn định xã hội, tăng nguồn tích lũy và tạo tiền đề cho việc thực hiện công nghiệp hóa đất nước. Thời đại ngày nay trong xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa, các nước đều thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế thì ngoại thương có vai trò quan trọng. Đối với Việt Nam xuất khẩu đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế: xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong GDP cả nước, thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế xã hội. Việt Nam là một nước nông nghiệp, trong cơ cấu xuất khẩu thì hàng nông sản mặc dù cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn thấp kém, nhưng chúng ta còn nhiềm tiềm năng chưa được khai thác hợp lý, nhất là đất đai, lao động, điều kiện khí hậu, thời tiết và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cùng với trình độ quản lý yếu kém, chính sách thương mại chưa hợp lý, kinh nghiệm uy tín trên thị trường còn non yếu. Do vậy mà khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và hàng nông sản xuất khẩu nói riêng còn rất thấp mà chúng ta phải chịu nhiều thua thiệt. Do vậy, chiến lược phát triển ngành nông nghiệp hướng xuất khẩu, hợp tác khoa học - công nghệ với bên ngoài, tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu nâng cao vị thế của hàng nông sản trên thị trường thế giới là tất yếu khách quan và cũng là yêu cầu cấp bách trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta trong trước mắt cũng như lâu dài. Việt Nam cần chủ động và đón đầu quá trình chuyển động lớn lao này nhằm tranh thủ những cơ hội tốt nhất cho chiến lược phát triển kinh tế đất nước

pdf115 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3394 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu Lời nói đầu Trong chiến lược phát triển nền kinh tế quốc dân của Việt Nam, nông nghiệp và nông thôn luôn là mối quan tâm hàng đầu trong các chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Trong các thời kỳ khác nhau, tuy tỷ trọng GDP Nông nghiệp trong tổng GDP toàn quốc và cơ cấu đầu tư của nền kinh tế có khác nhau, nhưng nông nghiệp luôn được xác định là chỗ dựa vững chắc để giải quyết hàng loạt các vấn đề lớn của toàn xã hội như: an ninh lương thực quốc gia, xoá bỏ đói nghèo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác, tạo thêm việc làm và ổn định xã hội, tăng nguồn tích lũy và tạo tiền đề cho việc thực hiện công nghiệp hóa đất nước. Thời đại ngày nay trong xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa, các nước đều thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế thì ngoại thương có vai trò quan trọng. Đối với Việt Nam xuất khẩu đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế: xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong GDP cả nước, thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế xã hội. Việt Nam là một nước nông nghiệp, trong cơ cấu xuất khẩu thì hàng nông sản mặc dù cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn thấp kém, nhưng chúng ta còn nhiềm tiềm năng chưa được khai thác hợp lý, nhất là đất đai, lao động, điều kiện khí hậu, thời tiết và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cùng với trình độ quản lý yếu kém, chính sách thương mại chưa hợp lý, kinh nghiệm uy tín trên thị trường còn non yếu. Do vậy mà khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và hàng nông sản xuất khẩu nói riêng còn rất thấp mà chúng ta phải chịu nhiều thua thiệt. Do vậy, chiến lược phát triển ngành nông nghiệp hướng xuất khẩu, hợp tác khoa học - công nghệ với bên ngoài, tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu nâng cao vị thế của hàng nông sản trên thị trường thế giới là tất yếu khách quan và cũng là yêu cầu cấp bách trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta trong trước mắt cũng như lâu dài. Việt Nam cần chủ động và đón đầu quá trình chuyển động lớn lao này nhằm tranh thủ những cơ hội tốt nhất cho chiến lược phát triển kinh tế đất nước. ý thức được điều đó, em đã tâm đắc lựa chọn đề tài “Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu ” làm chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề này được kết cấu theo 3 chương như sau: Chương I: Khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu - các nhân tố ảnh hưởng - nội dung và phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong hoạt động kinh doanh. Chương II: Phân tích khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khảu Việt Nam thời gian qua. Chương III: Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu trong tình hình hiện nay. Chương I. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh nội dung và phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong hoạt động kinh doanh. I. Tổng quan về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh 1. Quan niệm về khả năng cạnh tranh và cạnh tranh Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khả năng cạnh tranh. Cho đến nay đã có nhiều tác giả đưa ra các cách hiểu khác nhau về khả năng cạnh tranh. Fafchamps cho rằng “Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường. Theo cách hiểu này thì doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự sản phẩm của doanh nghiệp khác nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là khả năng cạnh tranh cao hơn”. (1) Randall lại cho rằng, “khả năng cạnh tranh là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định”. Dunning lập luận rằng, “khả năng cạnh tranh là khả năng cung sản phẩm của chính doanh nghiệp trên các thị trường khác nhau mà không phân biệt nơi bố trí sản xuất của doanh nghiệp đó”. Một quan niệm khác cho rằng khả năng cạnh tranh là trình độ để có thể sản xuất sản phẩm theo đúng yêu cầu của thị trường đồng thời duy trì được mức thu nhập thực tế của mình. Có thể thấy rằng, các quan niệm trên xuất phát từ các góc độ khác nhau, nhưng đều có liên quan đến hai khía cạnh, chiếm lĩnh thị trường và có lợi nhuận. Do đó, khả năng cạnh tranh có thể hiểu là năng lực nắm vững thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được. Vì vậy khi thị phần tăng lên cho thấy khả năng cạnh tranh được nâng cao. Hay có thể hiểu khả năng cạnh tranh là khả năng tồn tại và vươn lên trên thị 1 Peter.G.H. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp - Dartmouch 1995 - trang 343 trường cạnh tranh duy trì được lợi nhuận và thị phần trên thị trường của sản phẩm của doanh nghiệp. 2. Khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Xuất khẩu là một hoạt động chủ yếu của Thương mại quốc tế. Cùng với nhập khẩu nó tạo nên sức mạnh của đất nước thông qua con đường ngoại thương. Xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước đồng thời nó thúc đẩy quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới và khu vực tạo nên các hiệp hội, tổ chức mà từ đó các nước có thể khai thác những thuận lợi quốc tế và tận dụng lợi thế so sánh của riêng mình. Từ việc khai thác lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, khí hậu... nước ta đã phát triển mạnh ngành nông nghiệp hàng hóa tiến đến xuất khẩu các mặt hàng nông sản có giá trị. Mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của đất nước chiếm tỷ trọng lớn về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển mạnh, có nhiều lợi thế về mặt tự nhiên. Tuy vậy muốn chiếm được tỷ phần lớn thu nhiều lợi nhuận trong hoạt động xuất khẩu nông sản vẫn còn là mục tiêu chiến lược của ngành trong thời gian tới. Trước hết ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm khi đưa vào thị trường quốc tế, khả năng cạnh tranh của hàng nông sản được xem xét trên các mặt chủ yếu sau đây: a. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu so với các đối thủ cạnh tranh: Số lượng thể hiện quy mô của mặt hàng xuất khẩu. Số lượng liên quan đến việc xác định tỷ phần của nước ta so với các đối thủ cạnh tranh lớn. Nó còn nói lên mức độ ảnh hưởng hay mức độ chi phối đối với thị trường mặt hàng ấy. Một nước có quy mô xuất khẩu lớn chính là nước chiếm được tỷ phần lớn trên thị trường nhưng sức mạnh cạnh tranh còn được đánh giá thông qua mức độ tăng quy mộ đặc biệt là lợi nhuận thu về từ việc xuất khẩu số lượng mặt hàng ấy. Kim ngạch là lượng tiền bằng ngoại tệ thu về từ công việc xuất khẩu. Kim ngạch lớn hơn với cùng một số lượng xuất khẩu như nhau chứng tỏ việc xuất khẩu đạt hiệu quả - Sản phẩm xuất khẩu đó có vị thế trên thị trường hay có sức cạnh tranh lớn. Thông thường những nước có kim ngạch lớn, quy mô xuất khẩu lớn so với các đối thủ khác của họ thường có sức cạnh tranh cao. b. Chất lượng nông sản xuất khẩu ngày càng được nâng cao: Chất lượng phải được nâng cao từ tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và lưu thông. Có như vậy mặt hàng mới đạt được chất lượng cao. Cùng với việc thực hiện lưu thông tốt, quan hệ công tác lâu dài thì chất lượng hàng hóa tốt sẽ đem lại giá cao cho sản phẩm tăng kim ngạch đồng thời tăng quy mô xuất khẩu. Ngày càng tạo thêm uy tín của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tốt có thể tạo ra một thương phẩm ưa thích có khả năng xâm nhập vào các phần thị trường cao cấp và sức cạnh tranh của sản phẩm là rất cao. c. Giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu so với các đối thủ cạnh tranh: Giá là một chỉ số tổng hợp phản ánh rất nhiều các yếu tố khác như: chi phí sản xuất, chất lượng, chính sách lưu thông, tiêu thụ... Giá quyết định đến lợi nhuận, thị phần, quy mô của mặt hàng khi xuất khẩu. Mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt được giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh chứng tỏ nó có sức cạnh tranh cao hơn các đối thủ khác. Sức cạnh tranh cao về giá còn thể hiện ở xu thế biến động giá. Khi giá tăng sản phẩm có sức cạnh tranh cao thì giá tăng mạnh hơn còn khi giá giảm thì sản phẩm có sức cạnh tranh cao giá lại giảm chậm hơn. Trên thị trường nông sản thế giới nước nào có khả năng chi phối về giá cả mặt hàng xuất khẩu thì nước đó sẽ thu được nhiều lợi ích từ việc xuất khẩu. d. Chính sách và chiến lược lưu thông Chính sách và chiến lược lưu thông thể hiện phương thức đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Trong thời đại toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách kinh tế mở thì chính sách và chiến lược lưu thông rất quan trọng, nó còn thể hiện trình độ về tổ chức quản lý. Mặt hàng có dồi dào chất lượng tốt nhưng không có chiến lược lưu thông hợp lý thì cũng không đạt được hiệu quả. Chiến lược lưu thông nhằm thu hút thế giới khách hàng về tay mình, làm cho khách hàng hài lòng về sản phẩm của mình đồng thời cũng làm lợi cho mình từ các công việc ấy. Mặt hàng nào, đơn vị nào có chính sách chiến lược lưu thông hợp lý sẽ không ngừng tăng sức cạnh tranh trên thị trường với quy mô thị trường ngày càng mở rộng. e. Thị phần xuất khẩu trên các thị trường: Thị phần là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữ trong toàn bộ thị trường của mặt hàng. Thị phần là kết quả của tất cả các nhân tố khác. Muốn tăng được thị phần và chiếm được thị phần lớn các đơn vị phải không ngừng thực hiện tốt tất cả các yếu tố trên mà còn phải không ngừng đổi mới. Thị phần là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sức cạnh tranh của bất kỳ một sản phẩm nào đó trên thị trường. II. Các nhân tố ảnh hưởng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông sản xuất khẩu Để đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông sản xuất khẩu ta xem xét khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và thông qua một số chỉ tiêu và tiêu thức sau đây: 1. Chất lượng nông sản phẩm: Chất lượng là toàn bộ các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn các nhu cầu đã được chỉ ra hoặc tiềm ẩn trong đó thực thể ở đây là sản phẩm, một hoạt động, một quá trình... Như vậy chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm mà chất lượng có thể áp dụng cho mọi thực thể, đó có thể là chất lượng sản phẩm, chất lượng của một hoạt động, chất lượng của một quá trình. Do đó chất lượng của sản phẩm là toàn bộ các đặc tính của sản phẩm tạo cho sản phẩm đó khả năng thoả mãn các nhu cầu đã được chỉ ra hoặc tiềm ẩn. Đối với mặt hàng nông sản chất lượng sản phẩm được quyết định do nhân tố di truyền và quyết định bởi công tác chế biến, bảo quản. Muốn tăng chất lượng hàng nông sản phải đồng thời thực hiện tốt hai nhiệm vụ: Thứ nhất là yếu tố về giống, cách thức gieo trồng. Thứ hai là phương thức chế biến bảo quản, yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm cuối cùng. Ngày nay trong bối cảnh quốc tế hoá mạnh mẽ của thời đại hậu công nghiệp với sự ra đời của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và thoả ước về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, mọi nguồn lực, sản phẩm ngày càng tự do vượt biên giới quốc gia. Sự phát triển mang tính toàn cầu này có một số đặc điểm như: Hình thành thị trường khu vực tự do ở cấp khu vực và quốc tế. Sự bão hoà của nhiều thị trường chủ yếu, đòi hỏi chất lượng cao trong khi sự suy thoái kinh tế là phổ biến, các công ty và các nhà quản lý năng động hơn, hàng hóa ngày càng được sản xuất ra nhiều hơn do công nghệ phát triển rất nhanh dẫn đến sự cạnh tranh tăng lên. Mặt khác nhu cầu của con người ngày càng cao và tăng với tốc độ nhanh hơn, điều kiện công nghệ, nhu cầu ở mỗi nước là khác nhau. Do những đặc điểm trên thì chất lượng sản phẩm ngày càng trở thành yếu tố then chốt để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường. Khả năng cạnh tranh của chất lượng sản phẩm được thể hiện nếu một sản phẩm có chất lượng tốt hơn thì sẽ có lợi thế hơn trong cạnh tranh so với những sản phẩm cùng loại thấp hơn. Theo xu thế toàn cầu hóa, là một nước đang phát triển nằm trong khu vực có tốc độ tăng trưởng cao, Việt Nam đã và đang có những nỗ lực vượt bậc để nhanh chóng hội nhập về kinh tế với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Vấn đề sản xuất sản phẩm có chất lượng cao để sản phẩm Việt Nam có thể đứng vững, vươn xa hơn trên thị trường quốc tế khi hàng rào thuế quan dần dần được bãi bỏ là một thách thức to lớn đối với các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 2. Công nghệ và quản trị công nghệ: Ngày nay công nghệ được xem như là một sự tổng hợp của 4 thành phần: Thiết bị, con người, tổ chức và thông tin. Trong đó thiết bị là phần cốt lõi, con người giữ vai trò quyết định. Bốn thành phần trên liên hệ mật thiết với nhau và tạo thành phương tiện chuyển đổi trong quá trình sản xuất vật chất như sau: Công nghệ  Các yếu tố đầu vào  Quá trình sản xuất  Sản phẩm (dịch vụ) Trong sản xuất, công nghệ là yếu tố sống động mang tính quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm thông qua công nghệ thể hiện nó làm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt ở cả thị trường trong nước và ngoài nước, công nghệ đang là mối quan tâm sâu sắc của mọi quốc gia. Riêng đối với từng doanh nghiệp công nghệ là vũ khí sắc bén để nâng cao khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Nhưng công nghệ không thể tự thân biến đổi thành khả năng cạnh tranh mà khả năng cạnh tranh chỉ đến với đơn vị có chiến lược thích hợp trong sử dụng công nghệ sản xuất ra sản phẩm. Riêng đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu ta cần chú ý đến việc đầu tư công nghệ để giữ gìn và làm tăng chất lượng của sản phẩm. Chính điều này sẽ làm tăng giá trị của mặt hàng xuất khẩu. Làm cho Việt Nam có thể xuất khẩu những sản phẩm đã được chế biến sâu có chất lượng cao chứ không phải xuất những mặt hàng thô đem lại giá trị rất thấp lại phải chịu sự tác động rất nhiều của điều kiện tự nhiên, mùa vụ... Có rất nhiều yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh dựa trên công nghệ của doanh nghiệp như chu kỳ sống của sản phẩm, mức độ thực hiện tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm...Tuy nhiên, yếu tố tác động cơ bản nhất - Theo các nhà kinh tế đó là vai trò quản trị. Thực vậy, quản trị và công nghệ đã tạo ra khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp biểu hiện trên ba mặt của sản phẩm, dịch vụ như giá thành hạ, nâng cao chất lượng và cung cấp đúng lúc cho thị trường. Các tác động trên được thể hiện qua các sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Tác động của công nghệ và quản trị nhằm giảm giá thành sản phẩm dịch vụ. Sơ đồ 2: Tác động của công nghệ và quản trị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ Sơ đồ 3: Tác động của công nghệ và quản trị nhằm cung cấp sản phẩm - dịch vụ đúng lúc cho thị trường. Công nghệ áp dụng các công nghệ phù hợp, tiên tiến... để sử dụng có hiệu quả Quản trị phối hợp quản trị sản xuất với chiến lược sử dụng công nghệ nhằm Nâng cao chi phí máy móc thiết bị để giảm - Chi phí lao động - Chi phí năng Giảm chi phí của quá trình sản xuất nhằm giảm thiểu - Chi phí về sản phẩm không đạt chất lượng Chi phí sản xuấ t thấ Nâng cao khả năng cạnh tranh Công nghệ Đổi mới công nghệ * Đổi mới cơ bản * Đổi mới từng phần Quản trị * Quản trị chất lượng sản phẩm * Quản trị Nâng cao độ tin cậy của quá trình Nâng cao hiệu quả Nâng cao khả năng cạnh tranh Nâng cao chất lượng sản phẩm Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp còn lạc hậu so với các nước phát triển. Do đó để nâng cao khả năng cạnh tranh dựa trên công nghệ các doanh nghiệp phải kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ và quản trị để hình thành chiến lược sử dụng công nghệ phù hợp. Qua đó ta thấy công nghệ và quản trị công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm - dịch vụ của các doanh nghiệp. 3. Hình ảnh và uy tín sản phẩm trên thị trường: Uy tín của sản phẩm trên thị trường thể hiện sự tin tưởng của khách hàng vào chính sản phẩm đó. Đây cũng là nhân tố rất quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm. “Một hình ảnh “tốt” về doanh nghiệp liên quan đến sản phẩm dịch vụ chất lượng sản phẩm và giá cả... là cơ sở tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp. Sự “cảm tình”, “tin cậy” và “hiểu biết đầy đủ” về doanh nghiệp có thể giúp đỡ nhiều cho việc ra quyết định có tính “ưu tiên” khi mua hàng của khách hàng. Công nghệ Nâng cao năng lực công nghệ nội sinh Quản trị * Huy động nguồn lực * Đánh giá chiến lược Nâng cao năng lực nghiên cứu Đổi mới công nghệ Cung cấp đúng lúc Sản phẩm mới Nâng cao khả năng cạnh tranh Điều này cho phép doanh nghiệp “dễ” bán được sản phẩm của mình hơn và do đó nâng cao được khả năng cạnh tranh”. (1) Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường là một tiềm lực vô hình của doanh nghiệp. Để có được sức mạnh này doanh nghiệp cần phải thực hiện nhiều hoạt động và các chỉ tiêu khác như: Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là luôn tăng lợi nhuận cũng như giành được thị phần lớn trên thị trường. 4. Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa: Là một sức mạnh vô hình của doanh nghiệp, mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa cũng góp phần quan trọng nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa là mức độ chấp nhận của khách hàng đối với nhãn hiệu hàng hóa. Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa gồm 5 mức độ quen thuộc: Nhãn hiệu bị loại bỏ Nhãn hiệu không được chấp nhận Chấp nhận nhãn hiệu Nhãn hiệu ưa thích Nhãn hiệu nổi tiếng Một ưu điểm của mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu đó là nó mang tính dây chuyền. Khi một thương hiệu đã nổi tiếng thì các sản phẩm mới mang thương hiệu đó cũng dễ dàng đến với khách hàng. Trên thực tế thì mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mua sắm và ra quyết định của khách hàng. Thể hiện, nhãn hiệu ở thứ bậc cao, khả năng cạnh tranh càng tốt. 1 TS. Nguyễn Xuân Quang - Giáo trình Marketing Thương mại - NXB Thống kê 1999 trang 79 Muốn đạt được thương hiệu nổi tiếng không phải bất cứ một quốc gia nào, sản phẩm nào đều có thể đạt được. Thương hiệu nổi tiếng là tổng hợp của rất nhiều các chỉ tiêu về nguồn lực, quản lý, tổ chức.... được thực hiện hợp lý tối ưu cùng với những lợi thế riêng có trong cả một quá trình dài. Chính vì vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm mang thương hiệu “Made in VietNam” là mục tiêu và thách thức lớn của các sản phẩm Việt Nam trong đó có mặt hàng nông sản. Trong đó mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu sản phẩm là một chỉ tiêu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược lâu dài của sản phẩm hàng hóa. 5. Trình độ tổ chức, quản lý: Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống những mối liên kết chặt chẽ với nhau. Một hệ thống tập hợp các phần tử (bộ phận, chức năng, nghiệp vụ) thoả mãn 3 điều kiện: Thứ nhất, hoạt động của mỗi phần tử trong tập hợp có thể ảnh hưởng đến hành vi của toàn bộ tập hợp. Thứ hai, cách thức hành động và kết quả thực hiện của mỗi phần tử trên thực tế có ảnh hưởng đến kết quả toàn bộ hệ thống nhưng không chỉ mình nó mà luôn phụ thuộc ít nhất vào cách thức và kết quả của một phần tử khác. Thứ ba, hệ thống luôn được hình thành bởi các phần tử đã được tập hợp thành các tập hợp con, các tập hợp con này xuất hiện trong tập hợp lớn và tư cách đã là phần tử có tính chất như hai điều kiện trên. Một cách khác, một hệ thống là một tổng thể mà nó không thể chia cắt được thành các bộ phận có ảnh hưởng độc lập đối với nó. Và như vậy, kết quả thực hiện của một hệ thống không chỉ là tổng của kết quả thực hiện của các bộ phận, chức năng, nhiệm vụ, được xem xét riêng biệt, mà nó là hàm số tương tác giữa chúng. Điều đó có nghĩa là:
Luận văn liên quan