1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua 20 năm tiến hành đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường đã mang lại nhiều thành tựu to lớn đối với đất nước và con người Việt Nam. Bộ mặt đất nước thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện đang chuẩn bị bước sang giai đoạn mới. Việt Nam đang trên đà hội nhập với thế giới và chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều theo xu thế hội nhập, trong đó có những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Năng lực của các doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng cũng trở lên mạnh hơn sau quá trình đổi mới, sắp xếp, cổ phần hóa. Ngoài ra, công tác quản lý, giám sát của các chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng được tăng cường và xiết chặt sau một thời gian dài bị buông lỏng. Các yêu cầu về kỹ thuật, các tiêu chuẩn chất lượng cũng được nâng cao hơn.
Tất cả những sự kiện trên dự báo mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng sẽ quyết liệt hơn nữa. Do đó, để tồn tại và phát triển thì đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải không ngừng tìm tòi các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh để từ đó nâng cao khả năng thắng lợi trong đấu thầu. Đây là phương thức cạnh tranh đặc trưng được sử dụng rộng rãi và gần như bắt buộc trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Công ty Xây dựng công trình 545 là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5, có chức năng chính là xây dựng các công trình giao thông, dân dụng, thủy lợi và thủy điện. Là một doanh nghiệp non trẻ, mới được thành lập và đi vào hoạt động được 5 năm nhưng đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong những năm vừa qua Công ty đã tham gia đấu thầu và giành được một số công trình lớn, có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, cũng như mọi doanh nghiệp xây dựng khác, công ty cũng phải chịu sức ép cạnh tranh ghê gớm từ các đối thủ cạnh tranh khác đến từ trong nước cũng như ngoài nước. Vì vậy, để tồn tại và phát triển trong điều kiện như vậy Công ty Xây dựng công trình 545 cần phải có giải pháp để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian thi công,. Để từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, tăng khả năng chiến thắng khi tham gia đấu thầu.
Từ cách đặt vấn đề đó, với tư cách là cán bộ hiện công tác tại Công ty Xây dựng công trình 545, tôi chọn đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng công trình 545” làm luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh hiện có, các tiềm năng và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực đấu thầu xây dựng, kết hợp với các nghiên cứu lý thuyết, đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty xây dựng công trình 545.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty xây dựng công trình 545.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu những vấn đề về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xây dựng công trình 545 giới hạn trong phạm vi đấu thầu xây dựng.
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu kết quả hoạt động đấu thầu từ năm 2002 đến nay và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích kinh tế - xã hội, so sánh, thu thập và xử lý thông tin, thống kê, mô hình hoá và các phương pháp nghiên cứu khoa học khác trên cơ sở phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đấu thầu xây dựng và cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của các doanh nghiệp.
Chương 2: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng công trình 545
Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng công trình 545 trong thời gian tới
142 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 13154 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty xây dựng công trình 545, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Ngô Tấn Hưng
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
01
Lời cam đoan
02
Mục lục
03
Mở đầu
08
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đấu thầu xây dựng và cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của các doanh nghiệp
11
1.1 Những vấn đề cơ bản về đấu thầu
11
1.1.1 Khái niệm đấu thầu và đấu thầu xây dựng
11
1.1.1.1 Khái niệm đấu thầu
11
1.1.1.2 Khái niệm đấu thầu xây dựng
11
1.1.1.3 Các khái niệm liên quan trong đấu thầu
11
1.1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản trong công tác đấu thầu xây dựng
12
1.1.2 Các hình thức đấu thầu
14
1.1.2.1 Đấu thầu rộng rãi
14
1.1.2.2 Đấu thầu hạn chế
15
1.1.2.3 Chỉ định thầu
15
1.1.3 Các phương thức đấu thầu
16
1.1.3.1 Đấu thầu một túi hồ sơ
16
1.1.3.2 Đấu thầu hai túi hồ sơ
16
1.1.3.3 Đấu thầu hai giai đoạn
17
1.1.4 Vai trò của đấu thầu
17
1.1.4.1 Đối với chủ đầu tư
17
1.1.4.2 Đối với các nhà thầu
18
1.1.4.3 Đối với Nhà nước
18
1.2 Các khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
18
1.2.1 Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
18
1.2.2 Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
20
1.3 Các công cụ cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
20
1.3.1 Cạnh tranh bằng giá dự thầu
21
1.3.2 Cạnh tranh bằng chất lượng công trình
22
1.3.3 Cạnh tranh bằng tiến độ thi công
22
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp
23
1.4.1 Các nhân tố bên trong
23
1.4.1.1 Nguồn lực tài chính
24
1.4.1.2 Máy móc thiết bị, công nghệ thi công
25
1.4.1.3 Nguồn nhân lực
26
1.4.1.4 Tổ chức quản lý và công tác đào tạo, đào tạo lại
27
1.4.1.5 Hoạt động Marketing
28
1.4.1.6 Khả năng liên danh
29
1.4.1.7 Trình độ và công tác tổ chức lập hồ sơ dự thầu
30
1.4.2 Các nhân tố bên ngoài
31
1.4.2.1 Môi trường pháp lý
31
1.4.2.2 Chủ đầu tư
32
1.4.2.3 Cơ quan tư vấn
33
1.4.2.4 Các đối thủ cạnh tranh
34
1.4.2.5 Các nhà cung cấp vật tư
35
1.5 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
35
1.5.1 Kết quả đấu thầu qua các năm của doanh nghiệp
35
1.5.2 Lợi nhuận đạt được
36
1.5.3 Chất lượng sản phẩm
36
1.5.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ
37
1.5.5 Kinh nghiệm và năng lực thi công
38
1.5.6 Năng lực tài chính
38
1.6 Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
40
Kết luận chương 1
41
Chương 2: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trongđấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng công trình 545
42
2.1 Giới thiệu về Công ty Xây dựng công trình 545
42
2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
42
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh
43
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty xây dựng công trình 545
43
2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh trong thời gian vừa qua (2001-2004)
45
2.1.5 Tình hình đấu thầu
46
2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại của Công ty Xây dựng công trình 545
48
2.2.1 Về kinh nghiệm, năng lực thi công
48
2.2.2 Về chất lượng, kỹ thuật - công nghệ xây dựng công trình
49
2.2.3 Về tiến độ thi công
50
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty Xây dựng công trình 545
50
2.3.1 Nhóm các nhân tố bên trong
51
2.3.1.1 Tài chính
51
2.3.1.2 Máy móc, thiết bị và công nghệ thi công
60
2.3.1.3 Nguồn nhân lực
63
2.3.1.4 Tổ chức quản lý doanh nghiệp
65
2.3.1.5 Thị phần, sản phẩm của doanh nghiệp
66
2.3.1.6 Khả năng liên kết, liên danh
68
2.3.1.7 Chiến lược Marketing
68
2.3.1.8 Công tác tổ chức đấu thầu
69
2.3.1.9 Phân tích một số gói thầu cụ thể mà công ty đã tham gia
69
2.3.2 Nhóm các nhân tố bên ngoài
75
2.3.2.1 Cơ chế, chính sách
75
2.3.2.2 Chủ đầu tư
76
2.3.2.3 Cơ quan tư vấn
77
2.3.2.4 Các đối thủ cạnh tranh
78
2.3.2.5 Các nhà cung cấp
79
Kết luận chương 2
81
Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Xây dựng công trình 545 trong thời gian tới
82
3.1 Các cơ sở dùng làm căn cứ để đề xuất giải pháp
82
3.1.1 Dự báo về thị trường xây dựng hạ tầng và giao thông đường bộ Việt Nam
82
3.1.1.1 Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam
82
3.1.1.2 Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn từ nay đến năm 2020
82
3.1.1.3 Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng TPĐN đến năm 2010
85
3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty Xây dựng công trình 545 trong giai đoạn 2005 -2010
85
3.1.3 Nghiên cứu xác định các điểm mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ, định hướng chiến lược cạnh tranh
86
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Xây dựng công trình 545 trong đấu thầu xây dựng
88
3.2.1 Sắp xếp tổ chức lại bộ máy tinh gọn, hiệu quả
89
3.2.1.1 Đối với bộ phận lao động gián tiếp
89
3.2.1.2 Đối với bộ phận lao động trực tiếp
90
3.2.2 Nâng cao năng lực thi công cơ giới trên cơ sở sử dụng các thiết bị hiện có kết hợp với đầu tư mới và tranh thủ triệt để mọi nguồn từ Tổng công ty
90
3.2.3 Xây dựng và áp dụng hệ quản trị chất lượng trong toàn Công ty Xây dựng công trình 545
94
3.2.4 Nhóm các giải pháp về tài chính
98
3.2.4.1 Mở rộng thu hút vốn đầu tư
98
3.2.4.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
102
3.2.5 Nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ năng xây dựng hồ sơ đấu thầu và tham gia đấu thầu
104
3.2.6 Nhóm các giải pháp hỗ trợ khác
116
3.2.6.1 Tích cực thực hiện các hoạt động quảng cáo
117
3.2.6.2 Xây dựng thương hiệu cho công ty XDCT 545
117
3.3 Một số kiến nghị với Nhà nước
121
3.3.1 Hoàn thiện các văn bản, chính sách quy định về đấu thầu
122
3.3.2 Hoàn chính các chính sách về quản lý đầu tư xây dựng
122
3.3.3 Chính sách ưu đãi với Công ty Xây dựng công trình 545
124
Kết luận chương 3
125
Kết luận
126
Tài liệu tham khảo
127
Phụ lục 1
129
Phụ lục 2
132
Phụ lục 3
135
Phụ lục 4
138
Phụ lục 5
141
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua 20 năm tiến hành đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường đã mang lại nhiều thành tựu to lớn đối với đất nước và con người Việt Nam. Bộ mặt đất nước thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện đang chuẩn bị bước sang giai đoạn mới. Việt Nam đang trên đà hội nhập với thế giới và chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều theo xu thế hội nhập, trong đó có những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Năng lực của các doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng cũng trở lên mạnh hơn sau quá trình đổi mới, sắp xếp, cổ phần hóa. Ngoài ra, công tác quản lý, giám sát của các chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng được tăng cường và xiết chặt sau một thời gian dài bị buông lỏng. Các yêu cầu về kỹ thuật, các tiêu chuẩn chất lượng cũng được nâng cao hơn.
Tất cả những sự kiện trên dự báo mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng sẽ quyết liệt hơn nữa. Do đó, để tồn tại và phát triển thì đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải không ngừng tìm tòi các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh để từ đó nâng cao khả năng thắng lợi trong đấu thầu. Đây là phương thức cạnh tranh đặc trưng được sử dụng rộng rãi và gần như bắt buộc trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Công ty Xây dựng công trình 545 là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5, có chức năng chính là xây dựng các công trình giao thông, dân dụng, thủy lợi và thủy điện. Là một doanh nghiệp non trẻ, mới được thành lập và đi vào hoạt động được 5 năm nhưng đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong những năm vừa qua Công ty đã tham gia đấu thầu và giành được một số công trình lớn, có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, cũng như mọi doanh nghiệp xây dựng khác, công ty cũng phải chịu sức ép cạnh tranh ghê gớm từ các đối thủ cạnh tranh khác đến từ trong nước cũng như ngoài nước. Vì vậy, để tồn tại và phát triển trong điều kiện như vậy Công ty Xây dựng công trình 545 cần phải có giải pháp để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian thi công,.. Để từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, tăng khả năng chiến thắng khi tham gia đấu thầu.
Từ cách đặt vấn đề đó, với tư cách là cán bộ hiện công tác tại Công ty Xây dựng công trình 545, tôi chọn đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng công trình 545” làm luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh hiện có, các tiềm năng và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực đấu thầu xây dựng, kết hợp với các nghiên cứu lý thuyết, đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty xây dựng công trình 545.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty xây dựng công trình 545.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu những vấn đề về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xây dựng công trình 545 giới hạn trong phạm vi đấu thầu xây dựng.
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu kết quả hoạt động đấu thầu từ năm 2002 đến nay và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích kinh tế - xã hội, so sánh, thu thập và xử lý thông tin, thống kê, mô hình hoá và các phương pháp nghiên cứu khoa học khác trên cơ sở phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đấu thầu xây dựng và cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của các doanh nghiệp.
Chương 2: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng công trình 545
Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng công trình 545 trong thời gian tới
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU XÂY DỰNG VÀ CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 Những vấn đề cơ bản về đấu thầu
1.1.1 Khái niệm đấu thầu và đấu thầu xây dựng
1.1.1.1 Khái niệm đấu thầu
Đấu thầu là phương thức tổ chức quá trình cạnh tranh giữa những người bán để nhằm tối đa hoá lợi ích của người mua. Thực chất đây là quá trình mua và bán có cạnh tranh diễn ra giữa một người mua với nhiều người bán trong trường hợp mà việc xác định tương quan giữa giá cả với số lượng và chất lượng hàng hóa, dịch vụ gặp khó khăn.
Đây là phương thức mua bán khá thông dụng và có hiệu quả được sử dụng phổ biến trong nền kinh tế thị trường.
Theo Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 thì:” Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các điều kiện của bên mời thầu để thực hiện các gói thầu về mua sắm hàng hóa, xây lắp, dịch vụ tư vấn ” [17, tr 2].
1.1.1.2 Khái niệm đấu thầu xây dựng
Đấu thầu xây dựng (hay còn gọi là đấu thầu thi công xây lắp) là phương thức cạnh tranh được áp dụng rộng rãi đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đấu thầu xây dựng là cuộc cạnh tranh công khai giữa các nhà thầu với cùng một điều kiện nhằm dành được công trình (hay dự án) xây dựng do chủ đầu tư mời thầu, xét thầu và chọn thầu theo các quy định về đấu thầu của nhà nước.
1.1.1.3 Các khái niệm liên quan trong đấu thầu
a. Nhà thầu
Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định của pháp luật tham gia đấu thầu. Nhà thầu có thể là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm, nhà tư vấn trong đấu thầu cung cấp dịch vụ,..
b. Gói thầu
Là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án được phân chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý nhằm đảm bảo tính đồng bộ của dự án. Trong trường hợp mua sắm thì gói thầu có thể là một loại đồ dùng, trang thiết bị hoặc phương tiện.
c. Dự án
Theo định nghĩa chung nhất thì dự án là tổng thể các hoạt động phụ thuộc lẫn nhau nhằm tạo ra một sản phẩm đơn chiếc trong giới hạn cho phép về thời gian, không gian và nguồn lực. Luật đấu thầu ghi rõ dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định.
d. Chủ đầu tư
Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án theo quy định của pháp luật
e. Bên mời thầu
Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu.
1.1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản trong công tác đấu thầu xây dựng
Cũng như bất kỳ phương thức kinh doanh nào, đấu thầu cũng có những nguyên tắc nhất định cần được tuân thủ để đảm bảo tính khách quan, công bằng và hiệu quả. Các nguyên tắc này đều áp dụng chung cho bên mời thầu và bên dự thầu, đó là những nguyên tắc sau:
a. Nguyên tắc công bằng
Đây là nguyên tắc rất quan trọng đối với các nhà thầu. Theo nguyên tắc này thì các nhà thầu phải được bình đẳng trong việc cung cấp thông tin từ chủ đầu tư, được trình bày một cách khách quan các ý kiến của mình trong quá trình chuẩn bị hồ sơ cũng như trong buổi mở thầu. Các hồ sơ đấu thầu phải được hội đồng xét thầu có đủ năng lực, phẩm chất đánh giá một cách khách quan, công bằng theo đúng quy định. Việc tuân thủ thực hiện nguyên tắc này sẽ giúp chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu của mình.
b. Nguyên tắc công khai
Đây là nguyên tắc bắt buộc, chỉ trừ những công trình đặc biệt thuộc bí mật quốc gia, những công trình còn lại đều phải bảo đảm công khai các thông tin cần thiết trong các giai đoạn mời thầu và mở thầu. Việc thực hiện nguyên tắc này sẽ thu hút được nhiều hơn nhà thầu tham gia, qua đó nâng cao chất lượng công tác đấu thầu.
c. Nguyên tắc bí mật
Nguyên tắc này đòi hỏi chủ đầu tư phải giữ bí mật về các số liệu, thông tin như mức giá dự kiến của chủ đầu tư, các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư và nhà thầu trong quá trình chuẩn bị. Các hồ sơ dự thầu phải được niêm phong trước khi đóng thầu, đến giờ mở thầu trước sự chứng kiến của hội đồng và các nhà thầu tham gia đấu thầu mới được mở niêm phong. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm bảo đảm tính khách quan và công bằng, tránh thiệt hại cho chủ đầu tư trong trường hợp giá dự thầu thấp hơn giá dự kiến hoặc gây thiệt hại cho bên dự thầu nào đó do thông tin bị lộ ra ngoài.
d. Nguyên tắc bảo đảm cơ sở pháp lý
Theo nguyên tắc này thì các nhà thầu khi tham gia đấu thầu phải nghiêm túc tuân thủ các quy định của nhà nước về đấu thầu như Luật đấu thầu, Luật xây dựng, Luật cạnh tranh, cũng như các cam kết đã được ghi nhận trong hợp đồng giao nhận thầu. Cơ quan quản lý chủ đầu tư có quyền yêu cầu huỷ bỏ kết quả đấu thầu nếu nguyên tắc này không được đảm bảo và đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng tiến hành xử lý các nhà thầu vi phạm các quy định, luật
e. Nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh độc lập
Nhà thầu khi tham gia đấu thầu phải bảo đảm các yêu cầu về tính cạnh tranh sau đây:
- Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án, nhà thầu tư vấn đã tham gia thiết kế kỹ thuật của dự án không được tham gia đấu thầu các bước tiếp theo, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC.
- Nhà thầu tham gia đấu thầu phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu.
- Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng.
- Nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án phải độc lập về tổ chức, không phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập với chủ đầu tư của dự án.
f. Nguyên tắc có đủ năng lực, trình độ
Nguyên tắc này đòi hỏi chủ đầu tư và các nhà thầu phải có năng lực về kinh tế, kỹ thuật để đảm bảo thực hiện đầy đủ những cam kết khi đấu thầu. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm tránh những thiệt hại do chủ đầu tư hay nhà thầu không có đủ năng lực để thực hiện những cam kết của mình sau khi đấu thầu.
1.1.2 Các hình thức đấu thầu
Theo Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 thì có các hình thức đấu thầu sau [17,tr 10]:
1.1.2.1 Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy định tại điều 5 của Luật đấu thầu để các nhà thầu có thông tin tham dự. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
1.1.2.2 Đấu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu. Hình thức này được áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu.
+ Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu tham dự thì chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức khác.
1.1.2.3 Chỉ định thầu
Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để đàm phán ký kết hợp đồng, đây là trường hợp đặc biệt được áp dụng trong các trường sau:
+ Sự cố bất khả kháng do thiên tai địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ định ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lăm ngày kể từ ngày chỉ định thầu
+ Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài
+ Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia, dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng quyết định khi thấy cần thiết
+ Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu khác do phải đảm bảo tính tương thích của thiết bị, công nghệ
+ Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá trị dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá trị dưới một tỷ đồng thuộc dự án phát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp