Để lãnh ñạo thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
vững chắc tổ quốc, Đảng ta ñã tiến hành công cuộc ñổi mới nhằm nâng cao
năng lực, sức chiến ñấu và ñặc biệt là lòng tin yêucủa nhân dân. Công cuộc
ñổi mới ñòi hỏi chúng ta phải có một chương trình hành ñộng toàn diện cho
mọi ngành, mọi lĩnh vực. Trong ñó có nhiều lĩnh vựccòn ít nhiều xa lạ hoặc
hoàn toàn mới mẻ với chúng ta. Điều ñó ñòi hỏi phảicó một ñội ngũ cán bộ
ñủ năng lực, trình ñộ, phẩm chất ñạo ñức và kiến thức sâu về lý luận chính trị
vì có những vấn ñề ñơn giản nhận thức ñược bằng trực giác nhưng cũng có
những vấn ñề ñòi hỏi phải có sự khái quát, phân tích bằng tư duy lý luận thì
mới có thể nhận thức và giải quyết ñược.
Năng lực và trình ñộ lý luận chính trị của cán bộ lãnh ñạo chủ chốt cấp
huyện có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh - tế xã hội và an ninh trật
tự ở ñịa phương, thúc ñẩy sự phát triển chung cho cả Tỉnh và cả nước. Cán bộ
lãnh ñạo chủ chốt cấp huyện có nắm vững, hiểu biết lý luận chính trị thì mới
nắm chắc các quan ñiểm, ñường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà
nước từ ñó mà vận dụng sáng tạo vào tình hình cụ thể ở ñịa phương. Trình ñộ
lý luận chính trị còn giúp cho ñội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện có cơ sở
tổng kết một cách có hiệu quả tình hình thực tiễn ởñịa phương, qua ñó rút ra
những bài học kinh nghiệm, những kết luận góp phần vào việc sửa ñổi, bổ
sung và phát triển ñường lối, chính sách của Đảng và nhà nước. Do ñó cán bộ
6
chủ chốt nói chung và cán bộ chủ chốt cấp huyện nóiriêng ñể hoàn thành tốt
nhiệm vụ ñược giao thì cần phải có trình ñộ, ñặc biệt là trình ñộ lý luận chính trị.
Đứng trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của thời kỳ ñẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện ñại hoá ñội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện, thành phố ở
nước ta nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng vẫn cònyếu và hạn chế ở nhiều
mặt như: bản lĩnh chính trị, trình ñộ nhận thức chính trị, năng lực tổ chức
quản lý, năng lực chỉ ñạo hoạt ñộng thực tiễn, phẩm chất ñạo ñức cách
mạng Nhiều cán bộ ñược ñề bạt, bổ sung vào những cương vị chủ chốt
nhưng chưa qua ñào tạo cơ bản về chuyên môn cũng như lý luận chính trị. Do
ñó, khi xử lý công việc còn tuỳ tiện, kinh nghiệm, giáo ñiều, chưa vận dụng
ñúng ñường lối, chủ trương, quan ñiểm của Đảng vào thực tiễn của ñịa
phương. Để khắc phục tình trạng trên cần phải giải quyết nhiều vấn ñề liên
quan ñến cán bộ chủ chốt cấp huyện trong ñó vấn ñề có ý nghĩa cấp bách là
phải ñổi mới, tăng cường hơn nữa công tác ñào tạo, nâng cao trình ñộ lý luận
chính trị nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất ñạo ñức cách mạng
cho họ trong quá trình chỉ ñạo thực tiễn ở ñịa phương. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu, khảo sát, ñánh giá thực trạng và ñề ra các giải pháp cụ thể thiết
thực nhằm nâng cao trình ñộ lý luận chính trị cho ñội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
huyện có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm góp
phần ñẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện ñại hoá ñất nước.
89 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 5097 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Đắk Lắk hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt khóa học ở trường, để đạt được kết quả như
ngày hôm nay, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường
Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy giúp em
vững vàng về chuyên môn và trưởng thành hơn trong cuộc
sống. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn
Tuyên đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này. Cảm ơn gia đình, bạn bè đã cổ vũ, động
viên.
HỌC VIÊN
Đặng Nguyên Hà
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................. 6
3. Mục đích của luận văn ............................................................................................ 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................... Error! Bookmark not defined.
5. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả .................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 8
7. Kết cấu của luận văn .....7
Chương 1. .................................................................................................................... 10
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT
CẤP HUYỆN HIỆN NAY ............................................................................ 8
1.1. LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ................................................................................... 10
1.1.1.Bản chất của lý luận chính trị ........................................................... 10
1.1.2. Vai trò của lý luận chính trị trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.19
1.2 LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VỚI HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN .................................................. 24
1.2.1. Hoạt động lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện............... 24
1.2.2. Vai trò của lý luận chính trị đối với hoạt động của người cán bộ lãnh
đạo, quản lý cấp huyện. ............................................................................................. 35
Chương 2. .................................................................................................................... 41
3
THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO
TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ
CHỐT CẤP HUYỆN Ở ĐẮK LẮK HIỆN NAY ............................................ 41
2.1. TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ
CHỐT CẤP HUYỆN Ở ĐẮK LẮK. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
........................................................................................................................................ 41
2.1.1.Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội ở tỉnh Đắk Lắk .............................. 41
2.1.2. Thực trạng trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
huyện ở Đắk Lắk ......................................................................................................... 42
2.1.3. Những nguyên nhân của thực trạng trên ................................................ 50
2.2. NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA NHẰM NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ LÝ
LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT
CẤP HUYỆN Ở ĐẮK LẮK ..................................................................................... 56
2.3. MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN .............................................................. 63
2.3.1. Phương hướng nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cấp huyện..................................................................................... 63
2.3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị
cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện ................................................. 69
2.3.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tạo bước chuyển
biến tích cực về đời sống vật chất, đời sống văn hóa, trình độ dân trí cho cán
bộ và nhân dân ............................................................................................................ 70
2.3.2.2. Tiếp tục đổi mới công tác giáo dục đào tạo, phát huy ý thức tự
phấn đấu học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị của chính đội
ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện ............................................................... 73
4
2.3.2.3. Tiếp tục đổi mới hoàn thiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý cấp huyện theo hướng tạo động lực để khuyến khích họ tự
họ tập nâng cao trình độ lý luận chính trị ............................................................. 78
2.3.2.4. Trau dồi và rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng duy vật .. 80
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 83
PHỤ LỤC 1: ĐỘ TUỔI BÌNH QUÂN CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP
HUYỆN Ở ĐẮK LẮK (2005 - 2010) ........................................................... 85
PHỤ LỤC 2: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN, LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ, CHUYÊN
MÔN NGHIỆP VỤ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN ĐẮK
LẮK 2005- 2010 .......................................................................................... 86
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
vững chắc tổ quốc, Đảng ta đã tiến hành công cuộc đổi mới nhằm nâng cao
năng lực, sức chiến đấu và đặc biệt là lòng tin yêu của nhân dân. Công cuộc
đổi mới đòi hỏi chúng ta phải có một chương trình hành động toàn diện cho
mọi ngành, mọi lĩnh vực. Trong đó có nhiều lĩnh vực còn ít nhiều xa lạ hoặc
hoàn toàn mới mẻ với chúng ta. Điều đó đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ
đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức và kiến thức sâu về lý luận chính trị
vì có những vấn đề đơn giản nhận thức được bằng trực giác nhưng cũng có
những vấn đề đòi hỏi phải có sự khái quát, phân tích bằng tư duy lý luận thì
mới có thể nhận thức và giải quyết được.
Năng lực và trình độ lý luận chính trị của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
huyện có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh - tế xã hội và an ninh trật
tự ở địa phương, thúc đẩy sự phát triển chung cho cả Tỉnh và cả nước. Cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cấp huyện có nắm vững, hiểu biết lý luận chính trị thì mới
nắm chắc các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà
nước từ đó mà vận dụng sáng tạo vào tình hình cụ thể ở địa phương. Trình độ
lý luận chính trị còn giúp cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện có cơ sở
tổng kết một cách có hiệu quả tình hình thực tiễn ở địa phương, qua đó rút ra
những bài học kinh nghiệm, những kết luận góp phần vào việc sửa đổi, bổ
sung và phát triển đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước. Do đó cán bộ
6
chủ chốt nói chung và cán bộ chủ chốt cấp huyện nói riêng để hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao thì cần phải có trình độ, đặc biệt là trình độ lý luận chính trị.
Đứng trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện, thành phố ở
nước ta nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng vẫn còn yếu và hạn chế ở nhiều
mặt như: bản lĩnh chính trị, trình độ nhận thức chính trị, năng lực tổ chức
quản lý, năng lực chỉ đạo hoạt động thực tiễn, phẩm chất đạo đức cách
mạng Nhiều cán bộ được đề bạt, bổ sung vào những cương vị chủ chốt
nhưng chưa qua đào tạo cơ bản về chuyên môn cũng như lý luận chính trị. Do
đó, khi xử lý công việc còn tuỳ tiện, kinh nghiệm, giáo điều, chưa vận dụng
đúng đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng vào thực tiễn của địa
phương. Để khắc phục tình trạng trên cần phải giải quyết nhiều vấn đề liên
quan đến cán bộ chủ chốt cấp huyện trong đó vấn đề có ý nghĩa cấp bách là
phải đổi mới, tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, nâng cao trình độ lý luận
chính trị nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng
cho họ trong quá trình chỉ đạo thực tiễn ở địa phương. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp cụ thể thiết
thực nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
huyện có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm góp
phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Với ý nghĩa trên tôi chọn đề tài “Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Đắk Lắk hiện nay” làm luận văn thạc sỹ
chuyên ngành triết học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Do tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề nâng cao trình độ lý luận chính
trị trong công tác tư tưởng của Đảng mà cho đến nay đã có rất nhiều tài liệu,
7
văn kiện, sách báo, bài nghiên cứu của Đảng, nhà nước, các cơ quan khoa học
và nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề ở những mức độ khác nhau. Đó
là nguồn tư liệu quý báu giúp tác giả tham khảo, kế thừa trong quá trình
nghiên cứu, hoàn thiện luận văn của mình như:
Hồ Bá Thâm “Phát triển năng lực tư duy của người lãnh đạo quản lý
hiện nay”, Tạp chí Cộng sản số 23/2002; Nguyễn Thái Sơn “Đổi mới công tác
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt” Nhà xuất bản Lý luận chính trị,
2001; Trần Thành “Tư duy lý luận đối với người cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo
thực tiễn”, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, 2001; Ngô Ngọc Thắng “ Đào tạo,
bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trong thời kỳ đổi
mới, Nhà xuất bản Lý luận chính trị , 2004; Luận văn thạc sĩ triết học , Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1995, “Nâng cao trình độ tư duy lí luận
cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã miền núi hiện nay” của Đỗ Cao Quang;
Luận văn thạc sĩ triết học, học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1998;
“Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp
huyện ở nước ta hiện nay” của Vũ Đình Chuyên; Luận văn thạc sĩ triết học,
học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2001 “Nâng cao trình độ lý luận
chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở Cao Bằng trong
giai đoạn hiện nay” của Nông Văn Tiềm
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, đặt ra những vấn đề rất cơ
bản cả về lý luận lẫn thực tiễn, đề ra những phương hướng và giải pháp để
nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các
cấp. Tuy nhiên, do giới hạn về mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu, nên cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chi
tiết đầy đủ có hệ thống và chuyên sâu về thực trạng cũng như nêu ra những
giải pháp để nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp huyện
ở tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần tích cực vào việc
8
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở tỉnh Đắk Lắk, từng bước góp
phần khắc phục tình trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo còn thiếu đồng bộ về trình
độ như hiện nay.
3. Mục đích của luận văn
Luận văn làm rõ vai trò của lý luận chính trị và thực trạng trình độ lý
luận chính trị đối với hoạt động lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
huyện ở tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở
Đắk Lắk hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phân tích làm rõ bản chất, vai trò của lý luận chính trị đối với việc
nâng cao tư duy lý luận, năng lực, trình độ lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp huyện.
- Phân tích đánh giá thực trạng, yêu cầu và nguyên nhân về trình độ lý
luận chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Đắk Lắk hiện nay.
- Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao trình độ lý luận chính trị
cho cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Đắk Lắk hiện nay.
5. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
- Luận văn góp phần làm rõ vai trò, tầm quan trọng của lý luận chính trị
đối với cán bộ chủ chốt cấp huyện và tính tất yếu phải nâng cao trình độ lý
luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Đắk Lắk.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao trình độ lý luận
chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Đắk Lắk , đánh giá khái
quát thực trạng trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
huyện ở Đắk Lắk.
6. Phương pháp nghiên cứu
9
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
mác-xít và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp phân tích, tổng
hợp, thống kê, điều tra xã hội học. . .
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, chương 1 có 2 tiết, chương 2 có 3 tiết.
10
Chương 1.
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN HIỆN NAY
1.1. LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1.1.1. Bản chất của lý luận chính trị
Thực tiễn phát triển của lịch sử xã hội loài người đã chứng minh khi xã
hội phân chia thành giai cấp thì bất kỳ giai cấp, chính Đảng nào muốn giữ
được địa vị thống trị xã hội thì trước hết phải nâng cao trình độ trí tuệ, trình
độ lý luận cho giai cấp mình. Lênin đã khẳng định không có lý luận cách
mạng thì không có phong trào cách mạng, chỉ có chính Đảng nào có được lý
luận tiên phong dẫn đường thì Đảng đó mới hoàn thành vai trò cách mạng tiên
phong. Do đó, khi nói đến Đảng chính trị là đồng thời nói đến hệ thống lý
luận – nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ấy.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Lý luận là hệ thống những tư tưởng
được khái quát từ những kinh nghiệm thực tiễn, có tác dụng chỉ đạo thực
tiễn. Lý luận là những kiến thức được khái quát và hệ thống hoá trong một
lĩnh vực nào đó”(19, tr544- 545)
Từ điển triết học định nghĩa:“Lý luận là hệ thống những tri thức đã
được khái quát, tạo ra một quan niệm hoàn chỉnh về các quy luật và mối liên
hệ cơ bản của hiện thực” (22, tr341)
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tổng kết những kinh nghiệm của
loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong
quá trình lịch sử” (14, tr497)
11
Tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về lý luận nhưng tất cả các định
nghĩa trên đều thống nhất ở chỗ: Lý luận là sự khái quát những kinh nghiệm
thực tiễn, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội được tích luỹ
trong quá trình hoạt động lịch sử của con người, phản ánh mối liên hệ bản
chất, mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong một lĩnh vực nào đó của
hiện thực khách quan và có vai trò hướng dẫn thực tiễn. Trong mối liên hệ
giữa lý luận và thực tiễn thì thực tiễn chính là yếu tố cơ sở, nền tảng quyết
định sự hình thành lý luận. Mỗi bước phát triển của hoạt động thực tiễn lại
làm nảy sinh yêu cầu mới đòi hỏi phải được nghiên cứu, khái quát để bổ sung
vào lý luận những nhận thức mới. Nhờ đó mà lý luận hoàn thiện và phát triển
hơn. Ngược lại, trong mỗi hoạt động thực tiễn thì lý luận làm nhiệm vụ hướng
dẫn, mở đường cho thực tiễn phát triển bằng những tổng thể tri thức nhất
định. Không có hoạt động thực tiễn nào đơn thuần là kinh nghiệm cụ thể,
cũng như không có hệ thống tri thức nào không xuất phát từ sự tổng kết thực tiễn.
Quá trình nhận thức của con người được thực hiện qua hai cấp độ là tri
thức kinh nghiệm và tri thức lý luận. Tri thức kinh nghiệm là những tri thức
do con người tiếp nhận trực tiếp từ việc quan sát sự vật, hiện tượng cụ thể,
khách quan, những tri thức này còn mang tính rời rạc, bề ngoài, riêng lẻ, ngẫu
nhiên chứ chưa mang tính chặt chẽ, sâu sắc, chưa đi vào bản chất của sự vật,
hiện tượng. Do đó, phạm vi áp dụng cũng như tính hướng dẫn, chỉ đạo của tri
thức kinh nghiệm thường bị hạn chế trong phạm vi hẹp. Khẳng định tính đúng
đắn và khoa học của điều này Ph. Ănghen viết “Sự quan sát dựa vào kinh
nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu”(13,
tr718), cho nên biện chứng của quá trình nhận thức tất yếu vươn đến một tri
thức sâu sắc hơn, bản chất hơn đó là tri thức lý luận.
Tri thức lý luận là tri thức ở trình độ cao hơn so với tri thức kinh
nghiệm. Bởi vì, tri thức lý luận có được là dựa trên cơ sở khái quát những tri
12
thức kinh nghiệm và được nâng lên ở trình độ cao hơn, sâu sắc hơn về bản
chất và quy luật của sự vật. Chính vì vậy, phạm vi áp dụng cũng như tính
hướng dẫn, cải tạo tri thức lý luận sẽ rộng hơn so với tri thức kinh nghiệm. Tri
thức lý luận làm cho hoạt động của con người trở nên chủ động, tự giác hơn,
tránh được tình trạng mò mẫm, tự phát trong quá trình nhận thức, cũng như
cải tạo tự nhiên, xã hội.
Tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận tuy có khác nhau về trình độ
nhưng giữa chúng lại có điểm chung là đều phản ánh hiện thực khách quan và
có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, kinh nghiệm của thực tiễn có vai trò
quan trọng đối với lý luận, nó là cơ sở để tổng kết, khái quát thành lý luận.
Kinh nghiệm còn là căn cứ để con người xem xét, bổ sung, sửa đổi và không
ngừng phát triển lý luận vì lý luận sẽ càng chính xác, khoa học hơn nếu được
xây dựng trên nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
Tri thức lý luận được hình thành từ sự tổng kết, khái quát kinh nghiệm
nhưng lại phải thông qua quá trình trừu tượng hóa, khái quát hóa của tư duy
cho nên bản thân nó lại chứa đựng khả năng thiếu chính xác hoặc xa rời thực
tế vì vậy để tri thức ấy trở thành khoa học thì nó phải luôn luôn được kiểm
nghiệm qua thực tiễn nhằm bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn.
Lý luận tuy có nguồn gốc từ thực tiễn nhưng sau khi ra đời nó có tính độc lập
tương đối và có sự tác động tích cực trở lại đối với thực tiễn nhằm chỉ đạo, dự
báo tương lai phát triển sự vật, định hướng hoạt động thực tiễn của con người.
Như vậy, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận là hai cấp độ khác
nhau trong quá trình nhận thức của con người, trong đó tri thức kinh nghiệm
là căn cứ, là cơ sở để hình thành và phát triển của tri thức lý luận. Do đó, nếu
tri thức kinh nghiệm càng được tích lũy nhiều thì càng có cơ sở vững chắc
cho sự khái quát về lý luận.
13
Vì vậy, lý luận được hiểu theo nghĩa chung nhất là hệ thống những tri
thức được khái quát từ những kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối liên
hệ bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực.
Trên thực tế, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khoa học cụ thể đều có lý luận
riêng và mỗi ngành, mỗi lĩnh vực hoạt động cụ thể muốn phát triển được đều
phải bắt đầu bằng việc phát triển lý luận. Cho đến nay, nhân loại đã có rất
nhiều loại lý luận, ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực thì có một hệ thống lý luận đặc
thù ở luận văn này tác giả chỉ bàn đến lý luận chính trị. Khi đề cập đến khái
niệm lý luận chính trị thì có rất nhiều quan điểm khác nhau, tùy theo cách tiếp
cận cũng như việc bảo vệ lợi ích của giai cấp mình mà họ đưa ra các quan
điểm khác nhau. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì chính trị là
một hiện tượng lịch sử xuất hiện và tồn tại khi xã hội phân chia thành giai cấp
và hình thành nhà nước. Chính trị giữ vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội.
Chính trị là lĩnh vực hoạt động phức tạp, luôn thu hút các nhà tư tưởng đi sâu
vào nghiên cứu, khám phá, cố gắng làm sáng tỏ bản chất đầy bí ẩn của chính
trị. Chính trị theo tiếng Hy lạp là “Politics”có nghĩa là những công việc liên
quan đến thành bang, những công việc quốc gia. Trong đó việc cốt lõi nhất là
tổ chức ra cơ quan cai trị (chính phủ) từ thế kỷ 16 trở đi gọi là nhà nước.
Từ thời cổ đại các nhà tư tưởng đã luôn cố gắng đi tìm một hình thức
nhà nước phù hợp để cai trị