Một trong những nét nổi bật của kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế
quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ II trở lại đây, đặc biệt là trong khoảng
một thập kỷ qua, là sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá, khu vực
hoá và hội nhập kinh tế quốc tế mà một trong đặc trưng cơ bản là sự gia tăng
của các luồng trao đổi hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, tài chính, công nghệ và nhân
công giữa các quốc gia cũng như sự hình thành và phát triển hàng loạt các thể
chế kinh tế quốc tế. Trong xu thế đó, quá trình hội nhập của Việt Nam không
chỉ diễn ra như một tất yếu mà còn là một quá trình mang tính chủ động xuất
phát từ quan điểm và đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ VIII (1996) đã xác định “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế
khu vực và thế giới là một trong những định hướng chiến lược quan trọng để
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội”. Quá trình hội nhập của Việt Nam có thành
công hay không phủ thuộc chủ yếu vào năng lực hội nhập của các doanh
nghiệp, mà trong đó hơn 90% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V).
Phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) ở Việt Nam
được Chính phủ và các cơ quan tài trợ nước ngoài xác định là động lực tăng
trưởng trong thiên niên kỷ mới. Phát triển DNN&V không những sẽ góp phần
quan trọng vào sự phát triển kinh tế mà còn tạo sự ổn định chính trị của đất
nước thông qua tạo nhiều việc làm giải quyết vấn đề lao động và phúc lợi xã
hội. Ở một nước mà phần lớn lao động làm nông nghiệp như nước ta thì chính
DNN&V là tác nhân và động lực thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
113 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
**********************
BÙI THU THUỶ
NĂNG LỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
CỦA DNN&V VIỆT NAM - THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số : 60.31.07
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN PHÚC KHANH
HÀ NỘI - 2004
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các giáo sư, phó giáo
sư, tiến sỹ, các thầy cô giáo và các cán bộ Khoa sau Đại học, Trường Đại học Ngoại
thương Hà Nội, đã giảng dạy, truyền thụ cho tôi những kiến thức, những phương
pháp nghiên cứu khoa học mới và sự giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian khoá học
Cao học 8 (2001-2004) tại Trường Đại học Ngoại thương Hà nội.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo
hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Phúc Khanh, Phó hiệu trưởng Trường Đại
học Ngoại thương, người đã hướng dẫn tận tình, cung cấp cho tôi những tài liệu
thiết thực và luôn dành cho tôi những ý kiến đóng góp quý báu trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Thạc sỹ này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ Thư viện Trường Đại học Ngoại
thương Hà nội, Thư viện của tổ chức JETRO Nhật Bản, Cục Phát triển Doanh
nghiệp Nhỏ và vừa - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế
trung ương, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam và nhóm chuyên gia tư vấn
ADB thuộc dự án Hỗ trợ Kỹ thuật chuẩn bị khoản vay chương trình phát triển
DNN&V … đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình sưu tập các tài liệu
phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài Luận văn tốt nghiệp.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ và mọi người trong
gia đình, các đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian và cổ vũ động
viên tôi trong quá trình thực hiện Luận văn này.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn./.
Hà nội, ngày 26 tháng 8 năm 2004
Người viết
Bùi Thu Thuỷ
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DNN&V VÀ
NĂNG LỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA
DNN&V VIỆT NAM
4
1.1. Lý luận chung về DNN&V và vai trò của DNN&V trong
nền kinh tế.
4
1.1.1. Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNN&V)
4
1.1.2. Đặc điểm và tính chất của DNN&V 7
1.1.3. Vai trò của Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình phát
triển kinh tế và hội nhập
9
1.2. Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của DNN&V Việt Nam 13
1.2.1. Vài nét về Hội nhập kinh tế quốc tế: lợi ích và rủi ro 13
1.2.2. Những vấn đề đặt ra đối với DNN&V Việt Nam trong quá
trình hội nhập
15
1.2.3. Năng lực Hội nhập kinh tế quốc tế của DNN&V Việt Nam 18
1.3. Kinh nghiệm về chính sách tạo dựng năng lực HNKTQT
cho DNN&V của các nước trên thế giới
25
1.3.1. Kinh nghiệm của nhóm nước OECD 25
1.3.2. Kinh nghiệm của một số nước ASEAN 28
1.3.3. Một số kết luận rút ra từ thực tiễn kinh nghiệm tạo dựng năng
lực HNKTQT cho DNN&V của các nước
32
Chương II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ CỦA DNN&V VIỆT NAM
34
2.1. Đánh giá thực trạng năng lực hội nhập kinh tế quốc tế
của DNN&V Việt Nam 34
2.1.1. Năng lực về vốn và công nghệ 34
2.1.2. Năng lực quản lý và nguồn nhân lực 44
2.1.3. Năng lực về tên tuổi thương hiệu và tiếp cận thị trường 51
2.2. Hỗ trợ của Chính phủ và các nhà tài trợ trong tạo dựng
năng lực hội nhập cho DNN&V trong thời gian vừa qua
59
2.2.1. Hỗ trợ về mặt chính sách, khung khổ pháp lý 59
2.2.2. Hệ thống chương trình trợ giúp DNN&V 62
2.2.3. Trợ giúp từ phía các nhà tài trợ 64
Chương III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TẠO DỰNG
NĂNG LỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHO
DNN&V VIỆT NAM.
66
3.1. Quan điểm và định hướng tạo dựng năng lực hội nhập
kinh tế quốc tế cho DNN&V Việt Nam
66
3.1.1. Yêu cầu của hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đối với
DNN&V Việt Nam
66
3.1.2. Quan điểm và định hướng tạo dựng năng lực hộ nhập cho
khu vực DNN&V Việt Nam
68
3.2. Những giải pháp chủ yếu tạo lập năng lực hội nhập kinh
tế quốc tế của DNN&V Việt Nam
73
3.2.1. Nhóm giải pháp về vốn và công nghệ 73
3.2.2. Nhóm giải pháp về quản lý và nguồn nhân lực 82
3.2.3. Nhóm giải pháp về tên tuổi thương hiệu và tiếp cận thị
trường
89
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DNN&V Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
MPDF Chương trình phát triển khu vực Mêkông
GTZ Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật của Đức
QLKTTW Quản lý Kinh tế trung ương
STAMEQ Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng
UNDP Tổ chức phát triển của Liên hiệp quốc
WB Ngân hàng Thế giới
IFC Công ty Tài chính quốc tế
JBIC Ngân hàng quốc tế Nhật Bản
OECD Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế
APEC Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á Th¸i B×nh D•¬ng
JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
USPTO Cục sáng chế thương hiệu Mỹ
SHCN Sở hữu công nghiệp
EU Liên minh châu Âu
NNPTNT Nông nghiệp Phát triển nông thôn
ADB Ngân hàng Phát triển châu Á
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
SMI DNN&V công nghiệp
ASEAN Các nước khu vực Đông Nam Á
- 1 -
LỜI NÓI ĐẦU
Một trong những nét nổi bật của kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế
quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ II trở lại đây, đặc biệt là trong khoảng
một thập kỷ qua, là sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá, khu vực
hoá và hội nhập kinh tế quốc tế mà một trong đặc trưng cơ bản là sự gia tăng
của các luồng trao đổi hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, tài chính, công nghệ và nhân
công giữa các quốc gia cũng như sự hình thành và phát triển hàng loạt các thể
chế kinh tế quốc tế. Trong xu thế đó, quá trình hội nhập của Việt Nam không
chỉ diễn ra như một tất yếu mà còn là một quá trình mang tính chủ động xuất
phát từ quan điểm và đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ VIII (1996) đã xác định “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế
khu vực và thế giới là một trong những định hướng chiến lược quan trọng để
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội”. Quá trình hội nhập của Việt Nam có thành
công hay không phủ thuộc chủ yếu vào năng lực hội nhập của các doanh
nghiệp, mà trong đó hơn 90% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V).
Phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) ở Việt Nam
được Chính phủ và các cơ quan tài trợ nước ngoài xác định là động lực tăng
trưởng trong thiên niên kỷ mới. Phát triển DNN&V không những sẽ góp phần
quan trọng vào sự phát triển kinh tế mà còn tạo sự ổn định chính trị của đất
nước thông qua tạo nhiều việc làm giải quyết vấn đề lao động và phúc lợi xã
hội. Ở một nước mà phần lớn lao động làm nông nghiệp như nước ta thì chính
DNN&V là tác nhân và động lực thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách
biện pháp đổi mới và phát triển kinh tế xã hội. Luật Doanh nghiệp ban hành
năm 2000 tháo gỡ khó khăn và tạo điệu kiện dễ dàng cho thành lập doanh
nghiệp, số lượng doanh nghiệp đã không ngừng tăng lên. Năm 2001, Chính
phủ ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP về “Trợ giúp phát triển doanh
- 2 -
nghiệp nhỏ và vừa” (Nghị định 90) đồng thời thành lập Hội đồng khuyến
khích phát triển DNN&V và Cục Phát triển DNN&V làm cơ quan đầu mối
thực hiện các chương trình hỗ trợ DNN&V. Nhờ những chính sách chủ
trưởng đúng đắn của Đảng, DNN&V Việt Nam đã bước đầu được hoạt động
trong một môi trường khá thuận lợi và cũng đạt được những kết quả nhất
định. Tuy nhiên, những kết quả đó chưa tương xứng với vị trí và vai trò của
DNN&V. Phần lớn các DNN&V vừa mới ra đời còn non trẻ, hạn chế về nhiều
mặt không chỉ là nguồn nhân lực, năng lực tài chính mà còn năng lực công
nghệ, tên tuổi thương hiệu và khả năng tiếp cận thị trường nhìn chung cũng
rất yếu kém.
Nhận thức được điều đó, người viết chọn đề tài: “Năng lực hội nhập
kinh tế quốc tế của DNN&V Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài
tốt nghiệp thạc sỹ của mình với hy vọng cùng các công trình nghiên cứu
chung góp phần xây dựng lộ trình hội nhập hiệu quả cho các DNN&V Việt
Nam.
1. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở về lý luận và thực tiễn của DNN&V và năng lực
hội nhập kinh tế quốc tế của các DNN&V Việt Nam.
Đánh giá thực trạng năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của
DNN&V Việt Nam.
Kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao năng lực hội nhập kinh tế
quốc tế của các DNN&V Việt Nam.
2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn sẽ là các DNN&V Việt Nam và
năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của khu vực doanh nghiệp này. Trong một
thời gian dài chúng ta chưa có định nghĩa thống nhất về DNN&V, hơn nữa
đại bộ phận DNN&V Việt Nam là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (97%)
- 3 -
không kể các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vậy tính chất và
đặc điểm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mang tính đại diện cho các
DNN&V của Việt Nam. Vì vậy, khi phân tích năng lực hội nhập kinh tế quốc
tế của DNN&V, các con số thống kê về tỷ trọng GDP đóng góp trong nền
kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm, đặc điểm công nghệ, năng
lực vốn, trình độ quản lý chủ yếu được tổng kết trên cơ sở số liệu của khu vực
ngoài quốc doanh chứ chưa có số liệu tổng hợp theo tiêu thức phân loại mới
về DNN&V quy định tại Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001.
3. Phạm vi nghiên cứu
Có rất nhiều yếu tố khác nhau trực tiếp hay gián tiếp quyết định năng
lực hội nhập kinh tế quốc tế của DNN&V Việt Nam nhưng luận văn chỉ tập
trung vào phân tích một số yếu tố chủ yếu tác động đáng kể đến khả năng hội
nhập kinh tế quốc tế của DNN&V Việt Nam như: năng lực vốn, năng lực
công nghệ, năng lực quản lý, năng lực tiếp cận thị trường, năng lực con
người.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra và làm rõ các nội dung của luận văn,
tác giả sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp như phân tích định tính và định
lượng, các phương pháp phân tích thực chứng và chuẩn tắc, các phương pháp
suy luận logic và diễn giải trong quá trình phân tích.
Ngoài ra, luận văn sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu trình
bày các nội dung mang tính chất lý luận và thực tiễn. Các phương pháp so
sánh tổng quan, phương pháp phân tích các số liệu thống kê đã được công bố
cũng được tác giả sử dụng linh hoạt để rút ra kết luận, đánh giá hoặc đề xuất
những giải pháp và quan điểm cơ bản về nâng cao năng lực hội nhập kinh tế
quốc tế của DNN&V Việt Nam.
- 4 -
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng I: Một số vấn đề lý luận về Doanh nghiệp nhỏ và vừa và năng
lực hội nhập kinh tế quốc tế của Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam
Chƣơng II: Thực trạng năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của doanh
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Chƣơng III: Những giải pháp nhằm tạo dựng năng lực Hội nhập kinh
tế quốc tế cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
CHƢƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DNN&V VÀ NĂNG LỰC HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA DNN&V VIỆT NAM.
1.1. Lý luận chung về DNN&V và vai trò của DNN&V trong nền kinh tế.
1.1.1. Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V)
1.1.1.1. Tình hình phát triển và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và
vừa (DNN&V) ở một số nước trên thế giới.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) tuy có mặt ở rất nhiều nền kinh tế trên
thế giới, nhưng lại không có một điểm chung thống nhất giữa các quốc gia về khái
niệm cũng như tiêu thức xác định DNN&V. Điều này thể hiện sự khác nhau về
hoàn cảnh lịch sử, điều kiện chính trị, kinh tế xã hội giữa các quốc gia, đồng thời
thể hiện sự khác nhau trong các chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của các DNN&V.
Qua thực tiễn nhiều nước, trong đó có một số nước có điều kiện kinh tế và
trình độ phát triển tương tự Việt Nam, có thể thấy rằng các nước này sử dụng hai
nhóm tiêu thức phổ biến là tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng để xác định
DNN&V. Tiêu chí định tính dựa trên đặc trưng cơ bản của các DNN&V như
chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp...
Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng thường khó
xác định trên thực tế. Do đó, nhóm tiêu thức này thường chỉ được dùng làm cơ sở
- 5 -
tham khảo, kiểm chứng mà ít được sử dụng làm cơ sở để xác định quy mô doanh
nghiệp. Tiêu chí định lượng có thể bao gồm các tiêu chí như: số lao động, tổng giá
trị tài sản (hay tổng vốn), doanh thu hoặc lợi nhuận. Trong đó vốn và số lao động
được áp dụng nhiều nhất làm tiêu chí xác định DNN&V. Dưới đây là cách xác định
DNN&V ở một số khu vực và quốc gia trên thế giới (Tham khảo Phụ lục 1.1).
a. Khu vực EU
Liên minh châu Âu là khu vực phát triển rất mạnh các DNN&V (80% số
doanh nghiệp EU có số lượng dưới 100 người). Tiêu chí xác định DNN&V ở EU
căn cứ vào 3 yếu tố chính là: số lao động được sử dụng thường xuyên, doanh số bán
hàng năm và vốn đầu tư cho sản xuất.
Bảng 1.1. Phân loại DNN&V của khu vực EU
Tiêu thức phân loại Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động tối đa 50 250
Doanh thu/ năm tối đa 7 triệu EURO 40 triệu EURO
Tồng kết tài sản/năm tối đa 5 triệu EURO 27 triệu EURO
Nguồn: DNN&V definition, www.modcontractsuk.com
Sự phân định như vậy chưa xác đáng vì không phân biệt các doanh nghiệp
giữa các ngành trong khi có một thực tế là đặc điểm kinh tế giữa các ngành nhiều
khi quyết định qui mô doanh nghiệp.
b. Khu vực ASEAN
Tại các nước ASEAN, khái niệm về DNN&V còn có sự khác nhau. Song
nhìn chung các nước Singapore, Malaixia, Inđônêxia, Thái lan, Philippin đều dựa
vào 2 tiêu chí cơ bản để phân định một doanh nghiệp thuộc quy mô vừa, nhỏ hay
lớn, đó là: số lượng lao động được sử dụng và tổng vốn đầu tư. Singapore quan
niệm DNN&V là những doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 100 người và vốn
đầu tư dưới 1,2 triệu đô la Singapore. Với Malaixia, DNN&V là những doanh
- 6 -
nghiệp có số lao động dưới 200 người và vốn đầu tư dưới 2,5 triệu riggit. Còn với
Inđônêxia, Thái Lan và Philippin thì có sự phân loại chi tiết hơn thành doanh nghiệp
vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ (micro-enterprise) trong đó doanh
nghiệp siêu nhỏ thường là những hộ kinh doanh gia đình.
Như vậy, quan niệm thế nào là một DNN&V ở một số nước ASEAN còn có
sự khác nhau, đồng thời sự phân định này chỉ mang ý nghĩa tương đối và chủ yếu
căn cứ vào quy mô về vốn và lao động. Do đó cách xác định DNN&V cũng mắc
phải một số nhược điểm như cách phân loại một số nước trong khu vực EU, tức là
chưa xét đến yếu tố đặc điểm kinh tế ngành.
c. Mỹ
Tại Mỹ, nơi mà khi nhắc tới, người ta nghĩ ngay đến những tập đoàn kinh tế
hùng mạnh thì vai trò của các DNN&V cũng rất được đề cao. Việc phân loại các
DNN&V cũng đã tính đến sự khác biệt giữa các ngành. Bên cạnh những tiêu chí
định lượng như: Lợi nhuận với mức tăng trưởng hàng năm dưới 150.000 USD trong
tất cả các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và thương mại hay các tiêu chuẩn về lao động,
DNN&V còn được phân loại theo từng ngành riêng biệt như sau:
- Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp: Tổ chức có từ 250 lao động trở xuống
được coi là doanh nghiệp nhỏ.
- Trong ngành công nghiệp, dịch vụ và thương mại bán lẻ: doanh nghiệp có
dưới 100 lao động thì được coi là nhỏ; từ 100-1.000 lao động được coi là vừa và từ
1.000 lao động trở lên được coi là lớn và rất lớn.
Luật DNN&V của Mỹ còn có thêm một số tiêu chuẩn định tính như:
DNN&V là một xí nghiệp độc lập, không ở vào địa vị chi phối trong ngành của
mình liên quan. Theo khái niệm của Mỹ, các DNN&V không phải là công ty con
hoặc xí nghiệp vệ tinh của những công ty lớn. Điều này khác hẳn với các DNN&V
ở Nhật, các công ty con hoặc xí nghiệp vệ tinh thuộc công ty lớn vẫn được hưởng
những đặc quyền như các DNN&V.
- 7 -
1.1.1.2. Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam
Nghị định 90/2001/CP-NĐ ngày 23/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về trợ
giúp và phát triển DNN&V quy định DNN&V là “Những đơn vị sản xuất, kinh
doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có mức vốn đăng
ký không quá 10 tỷ VND và/hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300
người”.
Tuy nhiên, các chính sách và chương trình hỗ trợ của Chính phủ đối với các
DNN&V vẫn gặp khó khăn vì đây thực sự vẫn chưa phải là một định nghĩa toàn
diện về DNN&V. Định nghĩa được đề cập trong Nghị định 90 tuy đã đưa ra hai tiêu
chí quan trọng nhất là lao động và vốn đăng kí để xác định DNN&V, nhưng theo
nhiều chuyên gia kinh tế, định nghĩa này sẽ hoàn chỉnh hơn nếu nó bao hàm cả tiêu
chí về doanh thu và tổng tài sản. Bởi lẽ, vẫn tồn tại một thực tế là các doanh nghiệp
trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ về bản chất có doanh thu cao hơn nhưng tổng
vốn đăng kí nhỏ hơn so với các doanh nghiệp sản xuất. Một trở ngại khác liên quan
đến định nghĩa hiện tại về DNN&V đó là trong định nghĩa hiện nay không quy định
các tiêu chí để phân chia các DNN&V thành doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ
và siêu nhỏ. Điều này gây khó khăn cho Chính phủ trong việc xác định trọng tâm hỗ
trợ dựa trên quy mô doanh nghiệp trong nội bộ khu vực DNN&V.
1.1.2. Đặc điểm và tính chất của DNN&V
Qua việc phân tích các quan niệm về DNN&V ở trên chúng ta thấy hết các
nước coi DNN&V là một loại hình doanh nghiệp không được phân biệt theo hình
thức sở hữu mà được phân biệt trên khía cạnh qui mô nhiều hơn. Các DNN&V là
các doanh nghiệp có qui mô về vốn hoạt động là nhỏ do đó doanh thu và lợi nhuận
không lớn và hầu hết hoạt động trong các ngành sử dụng nhiều lao động. Cũng như
các loại hình doanh nghiệp khác, DNN&V có những đặc tính nhất định trong quá
trình hình thành và phát triển. Hầu hết các học giả nhất trí rằng loại hình DNN&V
có các điểm mạnh và điểm yếu sau đây:
- 8 -
* Về các điểm mạnh:
So sánh với các loại hình doanh nghiệp khác đang tồn tại và hoạt động trong
nền kinh tế như các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, các
công ty đa quốc gia thì DNN&V có các điểm mạnh như:
- Dễ khởi nghiệp, hầu hết các DNN&V đều dễ dàng có thể bắt đầu ngay sau
khí có ý tưởng kinh doanh và một số ít vốn cũng như lao động nhất định. Loại hình
doanh nghiệp này gần như không đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn ngay trong giai
đoạn đầu. Rất nhiều doanh nghiệp lớn, các công ty đa quốc gia trên thế giới đi lên
từ những DNN&V.
- Linh hoạt, vì hoạt động với quy mô nhỏ nên hầu hết các DNN&V đều rất
năng động và dễ thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường. Trong một
số trường hợp các DNN&V còn năng động trong việc đón đầu những biến động đột
ngột của thể chế, chính sách quản lý kinh tế xã hội, hay các dao động đột biến trên
thị trường. Trên giác độ thương mại thì nhờ tính năng động này mà các DNN&V dễ
dàng tìm kiếm những thị trường ngách và gia nhập thị trường này khi thấy việc kinh
doanh trở nên khó khăn và kém hiệu quả hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với
các nền kinh tế đang phát triển hoặc chuyển đổi.
- Lợi thế so sánh trong cạnh tranh. So với các doanh nghiệp lớn, DNN&V có
lợi thế so sánh trong cạnh tranh đó là khả năng phát huy những nguồn lực đầu vào
như lao động hay tài nguyên hoặc nguồn vốn tại chỗ khi khai thác và phát huy các
ngành nghề truyền thống của từng địa phương. Rất nhiều DNN&V của Việt Nam và
thế giới đã từng bước trưởng thành và lớn mạnh khi khai thác các nguồn lực sẵn có
của địa phương. Bên cạnh đó các doanh nghiệp nhỏ còn có nhiều lợi thế hơn các
doanh nghiệp lớn trong việc theo sát nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, qua
đó sáng tạo ra nhiều loại hàng hoá và dịch vụ mới đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu của người tiêu dùng.
- Tạo ra các tác động ngoại lai. Trên giác độ kinh tế thì DNN&V tạo ra các
tác động ngoại lai rất