Moliere và Balzac là hai trong sốnhững tác gia có đóng góp đáng kểcho nền
văn học thếgiới. Cuộc đời và sựnghiệp sáng tác của họ đã đểlại trong lòng
người đọc rất nhiều ấn tượng sâu sắc.
Molier được coi là người đã sáng lập ra hài kịch cổ điển Pháp thếkỉXVII và
đưa nó tới đỉnh cao xán lạn. St Beuve đã nhận xét : “Nếu có một đại hội các
thiên tài văn học cổkim trên thếgiới thì người đại diện cho văn học Pháp phải
là Moliere”. Và không phải ngẫu nhiên mà “trong 209 tác giả được Balzac
nhắc tới trong tác phẩm của mình, Moliere đứng đầu với 240 lần” (Theo
J.Belatre). Mặc dù sinh ra trong một gia đình tưsản hầu cận nhà vua, có một
cuộc sống khá vất vảvà khó khăn nhưng bằng tài năng và lòng yêu thích nghệ
thuật đặc biệt là kịch, ông đã sáng tạo nên những tác phẩm để đời. Trong
những tác phẩm của ông chất hài kịch rất đậm nét. Thông qua tiếng cười để
phê phán, đảkích thói xấu xa của giai cấp quí tộc, tăng lữ, phong kiến Pháp,
thểhiện quan điểm của ông trước hiện thực xã hội. Những thăng trầm và trải
nghiệm trong cuộc sống đã là chất liệu và cảm hứng đểMolier kiến tạo ra
những tác phẩm hài kịch đặc sắc.
56 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5794 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật xây dựng nhân vật hà tiện qua vởkịch “lão hà tiện” của moliere và tiểu thuyết “eugenie grandet” của h.balzac, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH NGỮ VĂN
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
HÀ TIỆN QUA VỞ KỊCH “LÃO HÀ
TIỆN” CỦA MOLIERE VÀ TIỂU
THUYẾT “EUGENIE GRANDET” CỦA
H.BALZAC
SV. HÀ TỐ UYÊN
LỚP ĐH4C2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÀNH NGỮ VĂN
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT HÀ TIỆN QUA VỞ KỊCH
“LÃO HÀ TIỆN” CỦA MOLIERE VÀ TIỂU THUYẾT “EUGENIE
GRANDET” CỦA H.BALZAC
Giảng viên hướng dẫn
Ths. Phùng Hoài Ngọc
LONG XUYÊN 5/ 2007
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Trường Đại Học An Giang đã tạo mọi điều kiện để
em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn Ngữ văn, đặc
biệt thầy Phùng Hoài Ngọc đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành tốt luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp ĐH4C2 đã quan tâm giúp đỡ, sưu tầm
tài liệu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Long
Xuyên 5/2007
Hà Tố
Uyên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ
ĐẦU………………………………………………….. 1
PHẦN NỘI
DUNG………………………………………………. 4
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HAI TÁC
GIẢ 4
1. Tác giả – Tác
phẩm 4
1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của
Moliere 4
1.2. Vài vét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của H.Balzac
9
2. So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn
học 13
cổ điển Pháp thế kỉ XVII và trong văn học hiện thực
phương Tây thế kỉ
XIX
2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn học cổ điển
Pháp thế kỉ
XVII. 13
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn học hiện thực
phương Tây thế kỉ
XIX. 18 Chương 2: “HÀ
TIỆN” – NHÂN VẬT QUEN THUỘC TRONG
VĂN HỌC TÂY ÂU
1. Nhân vật Euclion trong vở “Cái nồi” của
Plaute 21 21
2. Nhân vật Sailock trong “Người lái buôn thành
Venise” 23
(Shakespeare)
3. H’Arpagon trong vở kịch “Lão hà
tiện” (Moliere) 25 25
4. Lão Grandet trong tiểu thuyết “Eugenie Grandet”
(Balzac) 25
5. Nhận
xét 26
Chương 3: MOLIERE XÂY DỰNG TÍNH CÁCH HÀ TIỆN.
BALZAC XÂY DỰNG NHÂN VẬT HÀ
TIỆN 30
1. Điểm giống nhau giữa hai nhân vật H’Arpagon (Moliere)
và 30
lão Grandet (H.Balzac).
2. Điểm khác nhau giữa hai nhân
vật 39
2.1. H’Arpagon – tính cách hà
tiện 39
2.2. Lão Grandet - nhân vật hà
tiện 45
3. Cách nhìn của nhà văn đối với nhân vật hà
tiện 50 3.1. Moliere 50
3.2.
H.Balzac 51
KẾT LUẬN
………………………………………………………… 54
TÀI LIÊU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Moliere và Balzac là hai trong số những tác gia có đóng góp đáng kể cho nền
văn học thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của họ đã để lại trong lòng
người đọc rất nhiều ấn tượng sâu sắc.
Molier được coi là người đã sáng lập ra hài kịch cổ điển Pháp thế kỉ XVII và
đưa nó tới đỉnh cao xán lạn. St Beuve đã nhận xét : “Nếu có một đại hội các
thiên tài văn học cổ kim trên thế giới thì người đại diện cho văn học Pháp phải
là Moliere”. Và không phải ngẫu nhiên mà “trong 209 tác giả được Balzac
nhắc tới trong tác phẩm của mình, Moliere đứng đầu với 240 lần” (Theo
J.Belatre). Mặc dù sinh ra trong một gia đình tư sản hầu cận nhà vua, có một
cuộc sống khá vất vả và khó khăn nhưng bằng tài năng và lòng yêu thích nghệ
thuật đặc biệt là kịch, ông đã sáng tạo nên những tác phẩm để đời. Trong
những tác phẩm của ông chất hài kịch rất đậm nét. Thông qua tiếng cười để
phê phán, đả kích thói xấu xa của giai cấp quí tộc, tăng lữ, phong kiến Pháp,
thể hiện quan điểm của ông trước hiện thực xã hội. Những thăng trầm và trải
nghiệm trong cuộc sống đã là chất liệu và cảm hứng để Molier kiến tạo ra
những tác phẩm hài kịch đặc sắc.
Balzac, một nhà văn “thư kí của thời đại”, một nhà văn hiện thực xuất
sắc của Pháp thế kỉ XIX. Trong sự đa dạng và phong phú các tác phẩm của
Balzac, ta vẫn nhận ra được sự kế thừa và phát triển từ những bậc tiền bối
trước, đăc biệt có cả Molier. Hai tác phẩm, một là vở hài kịch “Lão hà tiện”
của Moliere và một là tiểu thuyết hiện thực “Eugenie Grandet” của Balzac có
những điểm tương đồng nhau trong cách xây dựng nhân vật hà tiện, tuy nhiên
cũng có những nét khá độc đáo mang phong cách riêng đã góp phần tạo nên
sự thành công không nhỏ của hai tác phẩm này. Tên của hai nhân vật
H’Arpagon và lão Grandet đã trở thành những danh từ được sử dụng khá quen
thuộc và phổ biến trong dân gian đặc biệt là ở Việt Nam, dùng để chỉ những
người giàu có nhưng keo kiệt và có phần tàn nhẫn.
Với đôi chút kiến thức đã học được cùng với sự yêu thích hai tác phẩm “Lão
hà tiện” và “Eugenie Grandet”, tôi xin mạnh dạn viết nên những cảm nhận về
cách xây dựng nhân vật hà tiện. Rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của bộ
môn Ngữ văn và bạn đồng môn để luận văn này càng phong phú và hoàn thiện
hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cả hai tác phẩm “Lão
hà tiện” của Moliere và “Eugenie Grandet” của Balzac, điển hình như Đặng
Anh Đào với “Ônôre đờ Banzac và một thế giới bước đi” (NXB Trẻ – 2002),
Đỗ Đức Dục với chủ nghĩa phê phán trong văn học Phương Tây (NXBKHXH
– 1981), Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm với văn học lãng mạn và hiện thực
phê phán TK XIX, gần đây là cuốn “Honore De Balzac- Lão Goriot” (NXB
ĐHQGHN 2001) giới thiệu và nghiên cứu do Lê Huy Bắc biên soạn, Văn học
Phương Tây giản yếu-Nguyễn Minh Chính (NXB ĐHQGTPHCM), Văn học
Phương Tây nhiều tác giả biên soạn (NXB GD 2002), Giới thiệu về Moliere
và Lão hà tiện – Đỗ Đức Hiểu (NXB ĐH – TH chuyên nghiệp Hà Nội 1978),
Giới thiệu Moliere–Nguyễn Minh Chính (VHPT- NXBGD 2002). Nhìn chung
các công trình này đã nghiên cứu khá sâu về nội dung và nghệ thuật của hai
tác phẩm trên cũng như giới thiệu khá đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp sáng
tác của Moliere và Balzac. Tuy nhiên việc đi vào phân tích, tìm hiểu nghệ
thuật xây dựng nhân vật hà tiện thì hầu như chưa có một công trình cụ thể,
chuyên biệt.
Luận văn này xin mạnh dạn nghiên cứu một vấn đề cũng khá mới mẻ và hấp
dẫn nhưng cũng không phải là đơn giản nên chắc hẳn sẽ gặp rất nhiều khó
khăn trong quá trình thực hiện. Để hoàn thành luận văn người viết dựa vào
một số tài liệu của các tác giả kể trên và những tài liệu liên quan đến hai tác
giả Moliere và Balzac (được liệt kê ở danh mục Tài liệu tham khảo).
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn trong một tác phẩm
không phải là việc đơn giản. Nó đòi hỏi người tìm hiểu phải đọc kĩ, phân tích
văn bản, chọn lọc dữ liệu và đặc biệt phải có cách nhìn nhận tinh tế từng chi
tiết miêu tả nhân vật (hành động, lời nói, tính cách) và đặc biệt là mối quan
hệ giữa nhân vật tìm hiểu nghiên cứu với các nhân vật khác, qua đó thấy
được tư tưởng của nhà văn gửi gắm trong nhân vật.
Luận văn này cố gắng tìm ra cách xây dựng nhân vật, đặc biệt là hai nhân vật
hà tiện H’Arpagon trong vở hài kịch “Lão hà tiện” của Moliere và lão
Grandet trong tiểu thuyết hiện thực “Eugenie Grandet” của Balzac, một phần
nào đó là tìm ra sự giống và khác nhau trong cách xây dựng hai nhân vật này
của hai nhà văn. Từ đó tìm hiểu cách nhìn của mỗi nhà văn trong việc xây
dựng nhân vật hà tiện, thái độ với xã hội đương thời, giá trị của tác phẩm đối
với nền văn học Pháp ở trong hai thế kỉ XVII và thế kỉ XIX nói riêng và nền
văn học thế giới nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong một tác phẩm văn học có ít hoặc nhiều nhân vật, mỗi nhân vật đều có
vai trò khác nhau, thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. Bên cạnh hàng loạt
nhân vật phụ còn có nhân vật chính, nhân vật thể hiện quan điểm tư tưởng của
nhà văn. Nhưng đôi khi, không hẳn nhân vật chính mới thể hiện điều đó mà
nhân vật phụ có vai trò khá quan trọng, góp phần thể hiện nội dung tư tưởng
của nhà văn ví như lão Grandet chẳng hạn.
Trong luận văn này, đối tượng chính là vở hài kịch Lão hà tiện của Moliere và
tiểu thuyết hiện thực Eugenie Grandet của Balzac. Do vậy để tìm hiểu nghệ
thuật xây dựng nhân vật hà tiện người viết đi sâu vào tìm hiểu hai nhân vật
H’Arpagon và lão Grandet.
5. Đóng góp của luận văn
Việc nghiên cứu, tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật hà tiện qua hai tác
phẩm trên giúp ta nhận ra được một phần nào đó sự vận động và phát triển của
văn học. Đặt nó vào trong sự tương quan với những nhân vật hà tiện của nhiều
tác phẩm văn học ở một số nước giúp ta nhận ra được hành trình của những
nhân vật hà tiện ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Qua nghiên cứu xây
dựng nhân vật hà tiện giúp người đọc nhận thấy được bộ mặt của xã hội Pháp
thế kỉ XVII và thế kỉ XIX, thấy được sự ảnh hưởng giữa các nhà văn trong
quá trình sáng tác. Và có lẽ giúp ta hiểu được rõ hơn tại sao lại có những biệt
danh đựơc đặt cho nhiều người H’Arpagon hay lão Grandet.
Ta cũng thấy được sự khác biệt trong việc xây dựng nhân vật hài kịch và một
nhân vật tiểu thuyết hiện thực ở hai thế kỉ cách xa nhau.
Việc nghiên cứu tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật hà tiện có thể đã có
nhiều người nghiên cứu nhưng hy vọng luận văn này giúp người đọc tự mình
tìm được cái nhìn mới mẻ hơn, thấy được một cách đầy đủ hơn trong sự so
sánh đối chiếu hai tác phẩm trong hai thế kỉ khác nhau thuộc hai giai đoạn văn
học khác nhau. Đây chỉ là nỗ lực nhỏ bé trong quá trình tìm hiểu giá trị nội
dung và nghê thuật của hai tác phẩm lão hà tiện của Moliere và Eugenie
Grandet của Balzac.
6. Phương pháp nghiên cứu
Chủ yếu là phương pháp khảo sát và phân tích tư liệu, tổng hợp và phân loại
tư liệu.
Mục đích là chỉ ra được nghệ thuật xây dựng nhân vật hà tiện của Moliere và
Balzac, thấy được điểm giống và khác nhau trong cách xây dựng nhân vật.
Từ đó thấy được cách nhìn của mỗi nhà văn đối với thời đại mà họ đang sống,
đặc biệt là đối với những giai cấp tầng lớp trên (quí tộc, phong kiến, tư sản
thành thị, tư bản ).
7. Bố cục luận văn
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HAI TÁC GIẢ
1.Tác giả – Tác phẩm
1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Moliere
1.2. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác cùa Balzac
2. So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật trong hài kịch cổ điển Pháp và trong
văn học Phương Tây thế kỉ XIX
2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn học cổ điển Pháp thế kỉ XVII
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn học hiện thực phương Tây thế
kỉ XIX
Chương 2: “HÀ TIỆN”- NHÂN VẬT QUEN THUỘC TRONG VĂN
HỌC
TÂY ÂU
1. Nhân vật Euclion trong vở “Cái nồi” của Plaute (Nhà viết kịch La
Mã cổ đại)
2. Nhân vật Sailoc trong “Người lái buôn thành Venise” của
Shakespeare
3. H’Arpagon trong vở kịch “Lão hà tiện” (Moliere)
4. Lão Grandet trong tiểu thuyết “Eugenie Grandet” (Balzac)
5. Nhận xét
Chương 3: MOLIERE XÂY DỰNG TÍNH CÁCH HÀ TIỆN. BALZAC
XÂY
DỰNG NHÂN VẬT HÀ TIỆN
1. Điểm giống nhau giữa hai nhân vật H’Arpagon (Moliere) và lão
Grandet
(Balzac)
2. Điểm khác nhau giữa hai nhân vật
2.1. H’Arpagon tính cách hà tiện
2.2. Lão Grandet nhân vật hà tiện
3. Cách nhìn của mỗi nhà văn đối với nhân vật hà tiện
3.1. Molier
3.2 .H.Balzac
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HAI TÁC GIẢ
1. Tác gia – Tác phẩm
1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Moliere
1.1.1. Cuộc đời
Moliere là một tên tuổi lớn của chủ nghĩa cổ điển Pháp, của lịch sử văn học
Pháp và của lịch sử sân khấu thế giới. Hoạt động chủ yếu vào cuối thế kỉ XVII
cùng thời với Boileau, La Fontaine, Racine, Moliere đem đến cho văn đàn
Pháp những cống hiến rất lớn với tư cách là nguời sáng lập ra hài kịch cổ điển
và đưa nó tới đỉnh cao xán lạn, với tư cách là nhà văn chiến sĩ đã đấu tranh
đến cùng cho những lý tưởng xã hội tiến bộ, với tư cách là người nghệ sĩ ưu tú
đã kết tinh được những truyền thống tốt đẹp của nhân dân và dân tộc Pháp.
Chủ nghĩa cổ điển Pháp với Moliere đã chuyển mạnh hơn và rộng rãi hơn về
phía cuộc sống hiện thực muôn hình muôn vẻ và luôn luôn sôi động, trong đó
quần chúng lao động đang tiến lên đảm nhiệm một vai trò mới. Mấy trăm
năm đã trôi qua nhưng tiếng cười của Moliere không lúc nào vắng mặt trên
sân khấu tiến bộ của Pháp và thế giới. Một số sáng tạo nghệ thuật độc đáo của
Moliere đã đi vào cuộc sống, gắn chặt với nó và đẩy mạnh nó lên. Với văn
học hiện đại Việt Nam, lịch sử kịch nói Việt Nam, hài kịch Moliere cũng có
những đóng góp đáng kể.
A.Jean Baptiste Pocelin sinh tại Paris trong một gia đình tư sản hầu cận nhà
vua. Khoảng năm 1636–1639, ông được dạy dỗ chu đáo ở trường trung học
Clecmon nổi tiếng. Trong thời gian này, ông tỏ ra đặc biệt yêu thích văn
chương, trung thành với triết học và chịu ảnh hưởng của Gassandy. Cha ông
định cho học luật và thừa kế chức vụ hầu cận nhà vua trong cung đình nhưng
Moliere lại chọn sân khấu gán bó với một thứ nghề nghiệp thấp hèn vào thời
đó. Năm 1643, ông làm quen với nữ diễn viên Madelen Beja và cùng với anh
em nhà Beja xây dựng nên đoàn kịch chứ danh. Mặc dù thiếu những điều kiện
cơ bản để diễn xuất như kịch bản và diễn viên tốt nhưng với sự cố gắng hết
sức họ vẫn không thu được kết quả đáng kể gì. Đoàn kịch tan rã vào năm
1645. Cuối năm đó, Pocelin đã đổi tên là Moliere và quyết định cùng anh em
Beja về các tỉnh nhỏ.
Suốt 15 năm trời (1643–1658) khó khăn, thiếu thốn Moliere và các bạn của
ông đi lang thang khắp nước Pháp. Dọc đường sáp nhập với đoàn kịch khác.
Đoàn kịch của ông đã đi qua và biểu diễn ở nhiều nơi trên đất Pháp… 15 năm
lưu lạc giang hồ chính là thời gian chuẩn bị cho Moliere một sự nghiệp sáng
tác lớn. Nó giúp cho ông hiểu biết và tích lũy thêm nhiều kiến thức thực tế
trong cuộc sống. Giúp mở rộng mối quan hệ với những gánh hát , học tập và
cạnh tranh với họ. Cũng chính là thử thách để ông nhìn nhận khả năng thực
sự, thể hiện tài năng nghệ thuật của bản thân. Moliere–người diễn viên, người
đạo diễn, người sáng tác kịch bản, người lãnh đạo đoàn kịch- đã trưởng thành
lên sau một quãng thời gian dài gian khổ, khó khăn.
Từ năm 1650, Moliere đã trở thành người đứng đầu đoàn kịch và đã có điều
kiện xây dựng dần một số tiết mục sân khấu đặc sắc. Ông bắt đầu viết những
kịch hề và hài kịch trong đó có vận dụng những kinh nghiệm của kịch mặt nạ
Italia về kĩ thuật, về hành động về tính cách. Những vở kịch đầu tay của
Moliere: Chàng ngốc (1655), Ghen (1656) đã báo hiệu một tài năng xuất sắc.
Thành công của đoàn kịch vang đến tận thủ đô Paris. Năm 1658, đoàn được
vua vời về thủ đô. Chính nơi này Moliere đã cho ra mắt vở kịch hề Thầy
thuốc si tình. Với sự hấp dẫn của nó thì đoàn kịch Moliere đã chinh phục được
triều đình và họ được ở lại Paris, được dành cho rạp hát của triều đình là
Peautit Buorbon để biểu diễn. Sau một năm hoạt động vừa diễn vở cũ đồng
thời tuyển thêm diễn viên mới. Năm 1659 Moliere đã mạnh dạn đưa lên sân
khấu vở kịch Những ả kiểu cách rởm. Với ý nghĩa phê phán rõ nét của nó thì
ông đã vấp phải sự căm ghét của bọn quý tộc phong kiến, cho dù đối tượng
mà ông nói tới chỉ là những bọn quý tộc giả mà thôi. Từ đây cuộc đời Moliere
chuyển sang một trang mới, một giai đoạn mới – giai đoạn đấu tranh xây dựng
một nền sân khấu dân tộc hiện thực tiến bộ. Những tác phẩm của ông bắt đầu
hướng vào bọn quý tộc nhà thờ, chế độ chuyên chế. Có lẽ vậy mà ông đã phải
đấu tranh không ngừng để chống lại sự phản ứng quyết liệt điên cuồng của
chúng. Đồng thời cũng phải với những tác gia, những diễn viên kình địch
không ngớt lên án ông là không tôn trọng qui tắc cổ điển, báng bổ tôn giáo, vi
phạm những qui tắc hợp thức và làm hại sân khấu thẩm mĩ. Chính những gian
nan thử thách này đã tô luyện tài năng và khả năng sáng tạo của Moliere, ông
đã trở thành nhà sáng tác vĩ đại, nhà nghệ sĩ lão luyện, nhà tổ chức và giáo
dục có tài.
Năm 1662, cho diễn vở Trường học làm vợ lên án quan điểm phong kiến vô
nhân đạo, trái tự nhiên nhưng vô hiệu quả trong việc giáo dục phụ nữ. Vấp
phải sự phản ứng quyết liệt từ bọn phản động và cả những thành viên của rạp
Oten de Buocgeaunhe. Duy nhất Boileau là vẫn nhiệt tình bênh vực Moliere.
Không dừng lại ở đó Moliere tiếp tục công kích bằng viết thêm hai vở kịch
ngắn : Phê bình trường học làm vợ và Kịch ứng tác ở Verseil (1663) vẽ nên
bức tranh châm biếm về các nhà phê bình và giễu cợt một số điển hình xã hội.
Trong giai đoạn 1664–1666, ông viết ba vở hài kịch lớn với những tư tưởng
triết học và xã hội phong phú : Tartuffe (1664), Don Juan (1665) và Anh ghét
đời (1666). Đây là những đòn trí mạng công kích vào nhà thờ, giai cấp quí tộc
và xã hội Pháp cuối thế kỉ XVII. Những thế lực phản động núp dưới bóng của
triều đình và được cái ô này che chở đã lập tức la ó và hùa nhau tìm mọi cách
đe dọa, hành hung Moliere. Đây là giai đoạn đấu tranh căng thẳng của
Moliere.
Sau đó, đời hoạt động của Moliere bớt sôi động hơn với những vở hài kịch
như: Lão hà tiện (1668), Trưởng giả học làm sang (1670), Những bà thông
thái(1672), Người bệnh tưởng (1673)…
Ngày 17.2.1673, trong đêm diễn thứ tư vở Người bệnh tưởng, đóng vai nhân
vật chính Molire đã kiệt sức trên sân khấu, được đưa ngay về nhà và chỉ hơn
một giờ sau thì ông đã ra đi. Vốn thù ghét Moliere nên nhà thờ đã ngăn cản
việc mai táng ông theo nghi thức tôn giáo. Vợ ông phải phục xuống chân vua,
hết lời cầu khẩn mới được phép chôn ông vào lúc đêm khuya ở nghĩa trang
của nhà thờ.
Đời hoạt động nghệ thuật của Moliere là cuộc đời, một mặt thì kiên trì rèn
luyện trong thực tế vĩ đại của nhân dân, một mặt thì đấu tranh không khoan
nhượng với lực lượng xã hội đen tối, cống hiến trọn ven cho nghệ thuật chân
chính. Chỉ riêng cuộc đời ấy cũng khiến Moliere trở nên bất hủ.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Sự nghiệp sáng tác của Moliere có thể chia ra làm bốn giai đoạn:
Giai đoạn 1645–1658 bao gồm những sáng tác thời kì nhà văn cùng đoàn kịch
của ông đi diễn lang thang khắp các tỉnh. Đây là giai đoạn chuẩn bị cho tài
năng với các vở kịch như Thằng ngốc (1655), Ghen (1656)…và nhiều vở kịch
nay đã thất lạc.
Giai đoạn 1659–1663 là giai đoạn nhà văn bắt đầu nổi tiếng. Vở Những bà
kiểu cách rởm (1659) làm náo động kịch trường, chế giễu những ả con cái gia
đình thị dân nhưng lại thích ăn nói, sinh hoạt, yêu đương theo kiểu quí tộc.
Sau vở Trường học làm chồng (1661) nêu lên cuộc đấu tranh giữa hai quan
điểm về hôn nhân và gia đình, giáo dục con cái, là vở Trường học làm
vợ (1662) phê phán thói ngu dân, áp chế sặc mùi phong kiến trong việc giáo
dục phụ nữ. Bị công kích mạnh mẽ, Moliere đáp lại bằng hai vở kịch Phê bình
trường học làm vợ (1663) và kịch ứng tác ở Vecxay (1663).
Giai đoạn 1664 – 1666 là giai đoạn xuất hiện nhiều vở kicỵ kiệt tác chĩa mũi
nhọn về phía các thế lực đang thống trị. Tartuffe (Tartuffe,1664) vừa ra mắt
đã bị cấm đoán, bị lên án là chế giễu những người sùng đạo, báng bổ tôn
giáo. Don Juan, 1665 lấy tên nhân vật chính, một nhân vật vừa có tư tưởng tự
do vô thần, vừa là hiện thân của bọn quí tộc hết thời tham tàn, phóng đãng và
hết sức trơ trẽn. Đến Anh ghét đời (1666) nhà văn phê phán toàn bộ xã hội
thượng lưu bằng cách lựa chọn nhân vật trung tâm Aleeste là một anh ghét
đời, dưới mắt anh tất cả đều giả dối, ích kỉ và phản trắc.
Giai đoạn 1667–1673, nhà văn chuyển hướng, chĩa mũi nhọn vào giai cấp tư
sản qua các vở Lão hà tiện (1668) với nhân vật H’Arpagon cho vay nặng lãi
và keo kiệt, vở Trưởng giả học làm sang (1670) với nhân vật Juocdan muốn
học đòi quí tộc và vở Người bệnh tưởng (1673) với nhân vật lão Argan mắc
chứng bệnh tưởng tượng làm cho khán giả cười nôn ruột.
Vở kịch “Lão hà tiện”
Moliere đã để lại cho đời sau nhiều nhân vật bất hủ, những nhân vật quen
thuộc trong ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ hàng ngày của dân chúng
“H’Arpagon” là trong những nhân vật ấy. Một Hacpgon có nghĩa là một người
hà tiện, keo bẩn và tàn ác đến mức mất cả tính người. H’Arpagon là nhân vật
chính của vở hài kịch Lão hà tiện (1668).
H’Arpagon là một người làm giàu bằng nghề cho vay nặng lãi, lão góa
vợ có một con trai và một con gái, lão rất giàu có nên có cả gia nhân đày tớ và
xe ngựa. Song lão không muốn chi tiêu cho ai, cho bất cứ việc gì. Con trai lão,
ngược lại là mộ