Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Nanh heo (Botia modesta Bleeker, 1865)

Nghiên cứu được thực hiện từtháng 3 đến tháng 6 năm 2011 tại Tân Châu, Châu Đốc, Phú Tân, Long Xuyên dọc theo hai tuyến sông Tiền và sông Hậu tỉnh An Giang. Mục tiêu đềtài là thu thập một sốdẫn liệu cơbản về đặc điểm sinh học của loài đểgóp phần tìm ra một sốgiải pháp đểphát triển và bảo vệnguồn lợi loài cá này trong tự nhiên. Đềtài tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm dinh dưỡng, đặc điểm sinh sản cá Nanh Heo (Botia modesta Bleeker, 1865). Mẫu cá được thu mỗi tháng một lần từ30 cá thểtrởlên tại mỗi điểm thu. Một sốchỉtiêu sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản cá Nanh Heo được phân tích tại phòng thí nghiệm Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Tây Đô. Kết quảcho thấy: Cá Nanh Heo là loài ăn động vật, thức ăn ưa thích là động vật hai mãnh vỏ(72,50%), kế đến là ấu trùng côn trùng (58,89%), còn lại là một sốloại thức ăn khác. Hệsốtương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân RLG = 0,90. Ởgiai đoạn đầu trước khi thành thục cá Nanh Heo tăng nhanh vềchiều dài. Khi đạt kích cỡ gần nhưtối đa thì chiều dài và trọng lượng tăng hầu nhưkhông đáng kể, phương trình hồi qui W = 0,0153L 3,0432 , hệsốtương quan R 2 = 0,9277; Độbéo cao nhất ởtháng 5 Fulton = 3,85% và Clark = 3,52%, ball mỡcao nhất tháng 5 (bậc 5) 45,83%, cá tích lũy vật chất dinh dưỡng chuẩn bịcho quá trình sinh sản; Hệsốthành thục tương đối thấp và cao nhất ởtháng 5 GSR = 0,21%, sức sinh sản tương đối từ14 – 35 trứng/g cá.

pdf44 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2284 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Nanh heo (Botia modesta Bleeker, 1865), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ NANH HEO (Botia modesta Bleeker, 1865) Sinh viên thực hiện HUỲNH THÀNH PHÁT MSSV: 0753040065 LỚP NTTS K2 Cần Thơ, 2011 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ NANH HEO (Botia modesta Bleeker, 1865) Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện Ts. PHẠM MINH THÀNH HUỲNH THÀNH PHÁT MSSV: 0753040065 Lớp: NTTS K2 Cần Thơ, 2011 3 LỜI CẢM TẠ Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Tây Đô cùng quí thầy cô Khoa Sinh Học Ứng Dụng đã nhiệt tình chỉ dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Xin gủi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Phạm Minh Thành đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn các cán bộ công tác tại phòng Nông Nghiệp thị xã Tân Châu, chị Huyền cán bộ phòng thí nghiệm, cùng bà con ngư dân ở hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu đã chia sẽ và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Minh Thành, thầy cố vấn học tập Tạ Văn Phương, quí thầy cô Khoa Sinh Học Ứng Dụng cùng toàn thể các bạn sinh viên lớp Nuôi Trồng Thủy Sản K2 đã chia sẽ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy mong được sự đóng góp ý kiến quí báo của quí thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 30 tháng 06 năm 2011 Huỳnh Thành Phát 4 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Nanh Heo (Botia modesta Bleeker, 1865) Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thành Phát Lớp: Nuôi trồng thủy sản K2 Luận văn đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng bảo vệ đề luận văn tốt nghiệp Đại học - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô. Cần Thơ, ngày 30 tháng 06 năm 2011 Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện (Chữ ký) (Chữ ký) Ts. PHẠM MINH THÀNH HUỲNH THÀNH PHÁT CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Chữ ký) 5 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011 tại Tân Châu, Châu Đốc, Phú Tân, Long Xuyên dọc theo hai tuyến sông Tiền và sông Hậu tỉnh An Giang. Mục tiêu đề tài là thu thập một số dẫn liệu cơ bản về đặc điểm sinh học của loài để góp phần tìm ra một số giải pháp để phát triển và bảo vệ nguồn lợi loài cá này trong tự nhiên. Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm dinh dưỡng, đặc điểm sinh sản cá Nanh Heo (Botia modesta Bleeker, 1865). Mẫu cá được thu mỗi tháng một lần từ 30 cá thể trở lên tại mỗi điểm thu. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản cá Nanh Heo được phân tích tại phòng thí nghiệm Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Tây Đô. Kết quả cho thấy: Cá Nanh Heo là loài ăn động vật, thức ăn ưa thích là động vật hai mãnh vỏ (72,50%), kế đến là ấu trùng côn trùng (58,89%), còn lại là một số loại thức ăn khác. Hệ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân RLG = 0,90. Ở giai đoạn đầu trước khi thành thục cá Nanh Heo tăng nhanh về chiều dài. Khi đạt kích cỡ gần như tối đa thì chiều dài và trọng lượng tăng hầu như không đáng kể, phương trình hồi qui W = 0,0153L3,0432, hệ số tương quan R2 = 0,9277; Độ béo cao nhất ở tháng 5 Fulton = 3,85% và Clark = 3,52%, ball mỡ cao nhất tháng 5 (bậc 5) 45,83%, cá tích lũy vật chất dinh dưỡng chuẩn bị cho quá trình sinh sản; Hệ số thành thục tương đối thấp và cao nhất ở tháng 5 GSR = 0,21%, sức sinh sản tương đối từ 14 – 35 trứng/g cá. Từ khóa: Botia modesta, cá Nanh Heo, đặc điểm sinh học 6 MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. i TÓM TẮT ....................................................................................................................... ii CAM KẾT KẾT QUẢ ................................................................................................... iii MỤC LỤC....................................................................................................................... iv DANH SÁCH BẢNG ..................................................................................................... vi DANH SÁCH HÌNH ...................................................................................................... vii DANH TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................... xiii CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................... 1 1.1Giới thiệu chung ................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 1 1.3 Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 2 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................... 3 2.1 Một số nghiên cứu về cá Nanh Heo .................................................................. 3 2.1.1 Hệ thống phân loại .................................................................................... 3 2.1.2 Hình thái.................................................................................................... 4 2.1.3 Phân bố ..................................................................................................... 4 2.1.4 Giá trị kinh tế ............................................................................................ 5 2.2 Những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu cá........................................................ 5 2.2.1 Về nghiên cứu sinh trưởng cá................................................................... 5 2.2.2 Về nghiên cứu sinh sản cá......................................................................... 7 2.2.3 Về nghiên cứu dinh dưỡng cá ................................................................... 11 2.2.4 Về định danh cá......................................................................................... 12 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNH PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 13 3.1 Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 13 3.1.1 Dụng cụ thí nghiệm .................................................................................. 13 3.1.2 Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 13 3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 13 3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................. 13 3.2.2 Phương pháp thu mẫu................................................................................ 13 3.2.3 Phương pháp phân tích mẫu...................................................................... 14 3.2.3.1 Đặc điểm sinh trưởng .......................................................................... 14 3.2.3.2 Đặc điểm dinh dưỡng .......................................................................... 15 3.2.3.3 Đặc điểm sinh sản ............................................................................... 17 3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả ........................................ 17 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 18 4.1 Đặc điểm sinh trưởng ........................................................................................ 18 7 4.1.1 Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng............................................... 18 4.1.2 Xác định độ béo và độ mỡ của cá............................................................. 19 4.1.2.1 Độ béo của cá...................................................................................... 19 4.1.2.2 Độ mỡ của cá...................................................................................... 20 4.2 Đặc điểm dinh dưỡng ........................................................................................ 21 4.2.1 Hình thái giải phẫu ống tiêu hóa cá Nanh Heo ......................................... 21 4.2.2 Tính ăn....................................................................................................... 23 4.2.2.1 Tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân .............................. 23 4.2.2.2 Phương pháp tần số xuất hiện ............................................................. 23 4.2.2.3 Phương pháp số lượng......................................................................... 24 4.2.2.4 Kết hợp phương pháp tần số xuất hiện phương pháp số lượng........... 25 4.3 Đặc điểm sinh sản.............................................................................................. 26 4.3.1 Xác định giới tính...................................................................................... 26 4.3.2 Đặc điểm hình thái tuyến sinh dục cá Nanh Heo đã bắt gặp .................... 27 4.3.3 Tỷ lệ đực cái trong quần đàn..................................................................... 29 4.3.4 Sự biến đổi hệ số thành thục (GSR) của cá Nanh Heo theo thời gian ..................................................................................................................... 30 4.3.5 Sức sinh sản............................................................................................... 31 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..................................................................... 32 5.1 Kết luận.............................................................................................................. 32 5.2 Đề xuất .............................................................................................................. 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 33 PHỤC LỤC A ................................................................................................................. A1 8 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Hệ số tương quan ............................................................................................ 15 Bảng 4.1: Độ béo Fulton qua các tháng .......................................................................... 19 Bảng 4.2: Độ béo Clark qua các tháng ............................................................................ 19 Bảng 4.3: Sự thay đổi ball mỡ của cá Nanh Heo qua các tháng ..................................... 21 Bảng 4.4: Sự biến thiên tỷ lệ Li/L0 theo kích thước cá Nanh Heo (n = 360) .................. 23 Bảng 4.5: Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá Nanh Heo đực đã bắt gặp.................................................................................................................................... 28 Bảng 4.6: Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá Nanh Heo cái đã bắt gặp.................................................................................................................................... 28 Bảng 4.7:Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối của cá Nanh Heo............... 31 Bảng 4.8: Sức sinh sản tương đối của một số loài cá trong bộ cá chep .......................... 31 Bảng A1: Tần số xuất hiện các loại thức ăn (n = 360) .................................................... A1 Bảng A2: Thành phần số lượng các loại thức ăn (n = 360)............................................. A1 Bảng A3: Phổ dinh dưỡng cá Nanh Heo (n = 360) ......................................................... A1 9 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Hình dạng ngoài cá Nanh Heo ........................................................................ 3 Hình 2.2: Sự phân bố cá Nanh Heo (A.F.Poulsen et al, 2004) ....................................... 5 Hình 3.1: Bản đồ thu mẫu ............................................................................................... 14 Hình 4.1: Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá Nanh Heo ............................... 18 Hình 4.2: Độ béo Fulton của cá Nanh Heo qua các tháng .............................................. 19 Hình 4.3: Độ béo Clark của cá Nanh Heo qua các tháng................................................ 20 Hình 4.4: Hình thái răng miệng cá Nanh Heo................................................................. 21 Hình 4.5: Hình thái lược mang cá Nanh Heo.................................................................. 22 Hình 4.6: Hình thái ngoài dạ dày cá Nanh Heo .............................................................. 22 Hình 4.7: Hình thái ngoài ruột cá Nanh Heo................................................................... 22 Hình 4.8: Tần số xuất hiện các loại thức ăn cá Nanh Heo .............................................. 24 Hình 4.9: Thành phần số lượng các loại thức ăn cá Nanh Heo....................................... 25 Hình 4.10: Phổ thức ăn cá Nanh Heo.............................................................................. 25 Hình 4.11: Hình dạng ngoài cá Nanh Heo đực và cái..................................................... 27 Hình 4.12: Buồng tinh cá Nanh Heo ............................................................................... 27 Hình 4.13: Buồng trứng cá Nanh Heo............................................................................. 27 Hình 4.14: Tỷ lệ thành thục của cá Nanh Heo qua các tháng thu mẫu ........................... 28 Hình 4.15: Tỷ lệ đực cái cá Nanh Heo qua các tháng thu mẫu....................................... 29 Hình 4.16: Chiều dài trung bình cá Nanh Heo đực và cái qua các tháng thu mẫu ......... 29 Hình 4.17: Khối lượng trung bình cá Nanh Heo đực và cái qua các tháng thu mẫu................................................................................................................................... 30 Hình 4.18: Hệ số thành thục GSR trung bình qua các tháng thu mẫu của cá Nanh Heo .................................................................................................................................. 30 Hình A1: Các loại thức ăn cá Nanh Heo............................................................................. A2 10 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long RLG: Relative length of the gut GSR: Gonadosomatic ratio 11 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu chung Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những vùng kinh tế trọng điểm quan trọng của Việt Nam, vùng trù phú nhất của Đông Nam Á. Nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều ao đầm, ruộng trũng kết hợp với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các loài thủy sản làm nơi sinh sống và phát triển, rất thích hợp với nghề nuôi trồng thủy sản. Hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản đang phát triển với tốc độ cao, đem lại lợi nhuận đáng kể trong thu nhập, cải thiện hiệu quả đời sống người dân. Việc phát triển bền vững nghề cá đang trở thành mối quan tâm đặc biệt trong các chính sách phát triển kinh tế của các nước trong khu vực cũng như của Việt Nam. Là một nước có tiềm năng phát triển thủy sản mạnh, Việt Nam đang nổ lực tìm kiếm và sẵn sàng áp dụng mọi biện pháp nhằm đạt được mục tiêu chính như ổn định và tăng trưởng kinh tế thủy sản gắn liền với bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các loài di cư. Đồng thời phải thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho việc đánh giá nguồn lợi và khả năng khai thác cho phép, để phát triển bền vững nghề cá (VASEP, 2010). Bảo tồn nghề cá là một trong những yếu tố then chốt của sự phát triển bền vững. Một số loài cá đã giảm sản lượng nghiêm trọng do việc khai thác quá mức, và sử dụng ngư cụ không phù hợp của ngư dân. Cá Nanh Heo do có những đặc tính ưu việt như: Phẩm chất thịt thơm ngon, không có xương dăm, giá trị kinh tế cao, đặc biệt cá Nanh Heo có màu sắc đẹp nên có thể thuần hóa làm cá cảnh. Vì những tính ưu việt đó mà cá Nanh Heo đã thu hút được sự quan tâm lớn của người dân. Do có giá trị thương phẩm cao nên cá Nanh Heo được ngư dân khai thác triệt để dẫn đến nguồn lợi loài cá này trong tự nhiên có xu hướng giảm nghiêm trọng. Cá Nanh Heo là đối tượng mới nên hầu như chưa có tài liệu nào nghiên cứu về chúng. Trước thực tế đó, để góp phần duy trì và phát triển giống loài cá Nanh Heo trong tự nhiên nên đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Nanh Heo (Botia modesta Bleeker, 1865)” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Thu thập một số dẫn liệu cơ bản về đặc điểm sinh học cá Nanh Heo phân bố tại An Giang góp phần làm cơ sở cho những giải pháp phát triển và bảo vệ nguồn lợi loài cá này ở ĐBSCL. 12 1.3 Nội dung nghiên cứu • Xác định đặc điểm sinh trưởng của cá Nanh Heo. • Xác định đặc điểm dinh dưỡng của cá Nanh Heo. • Xác định đặc điểm sinh sản của cá Nanh Heo. 13 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Một số nghiên cứu về cá Nanh Heo Cá Nanh Heo sống, sinh trưởng và phát triển ở sông Tiền, sông Hậu và các chi lưu của chúng thuộc hệ sống sông Mê Công. Đây là loài có kích thước nhỏ. Thời gian qua loài này ít được quan tâm nghiên cứu, các tài liệu nói về loài cá này còn rất nghèo nàn cả trên thế giới và trong nước. Trên thế giới có A.F. Poulsen et al (2004), Eric Baran et al (2007) đã đề cập đến loài cá này cũng rất sơ lược về phân bố, về tập tính dinh dưỡng, về tập tính di cư của loài của loài. Trong nước, một số tác giả chỉ đứng ở mức độ mô tả hình thái phân loại và phân bố cá Nanh Heo. Tiêu biểu có Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), Mai Đình Yên và csv (1983); Những nghiên cứu về các đặc điểm sinh học khác của cá Nanh Heo cũng như vấn đề mà loài cá này chưa được đề cập tới. Từ một số tài liệu ít ỏi, có thể tóm tắt kết quả nghiên cứu về cá Nanh Heo như sau 2.1.1 Hệ thống phân loại Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá Nanh Heo thuộc Lớp cá xương: Osteichthyes Bộ cá chép: Cypriniformes Họ: Cobitidae Giống: Botia Loài: Botia modesta Bleeker, 1865 Hình 2.1: Hình dạng ngoài cá Nanh Heo Tên tiếng anh: Redtail loach (A.F. Poulsen et al, 2004). Tên địa phương: Cá Nanh Heo. 14 2.1.2 Hình thái Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá Nanh Heo có một số đặc điểm hình thái sau Công thức vi Vi lưng: D. (2 – 3), 8 Vi hậu môn: A. (2 – 3), 5 Vi bụng: V. 1.7 Vi ngực: P. 10 –13 Cá Nanh Heo có đầu nhỏ, dẹp bên. Mõm dài nhọn, chót mõm có hai đôi râu ngắn dính nhau ở gốc. Miệng dưới, hẹp, rạch miệng rất ngắn. Môi trên mỏng trơn láng, rãnh sau môi liên tục. Môi dưới dày hơn môi trên, chia làm nhiều thùy và trên có nhiều gai thịt mịn. Mắt nhỏ không bị che phủ bởi da, nằm lệch về phía trên của đầu và gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang. Phía dưới và lệch về phía trước mắt có một gai nhọn, cứng, gốc gai có một nhánh nhọn, gai này có thể giương ra phía trước để tự vệ khi gặp nguy hiểm hoặc xếp vào một rãnh nằm ở phía dưới mắt. Phần trán giữa hai mắt cong lồi. Lỗ mang hẹp, màng mang dính với eo mang. Thân ngắn, dẹp bên. Vẩy rất nhỏ, rất khó thấy bằng mắt thường, đường bên hoàn toàn nằm trên trục giữa thân, kéo dài từ mép trên lỗ mang và ngang qua điểm giữa gốc vi đuôi. Các tia vi đơn mềm dẻo, vi đuôi chẻ hai rãnh, chẻ sâu hơn nữa chiều dài vi đuôi. Ở cá thể nhỏ có từ 5 – 9 vạch đen vắt ngang thân, vạch nằm ở gốc vi đuôi rộng hơn các vạch khác. Ở cá thể lớn các vệt này biến mất, chỉ còn một sọc ở gốc vi đuôi. Thân cá thể lớn có màu xám xanh, mặt
Luận văn liên quan