Luận văn Nghiên cứu đánh giá thực trạng về Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà, Hà Nội tiếp cận với giáo dục

1. Lý do chọn đề tài Song songvới công cuộc đổi mới đấtnước, nhiềucơhội kinhtế đượcmở ra cho người dân.Vềbản chất, sựnghiệp đổimới đãdẫn đến những biến đổivềcấu trúc xã hội và cósự chuyển đổitừcơ chế baocấp sangcơ chế thị trường.Sự giatăngtốc độ sản xuất hàng hoá công, nông nghiệp vàsự thay thếvị trí, vai tròcủasức lao động bằng công nghệ qua các nguồn đầutư kinhtếlớn đã trở thành nhântốcơbản trong quá trình giải phóngmộtbộ phận lao độngdư thừa ở nông thôn và khuyến khíchhọ đi làm ăn xa nhằm tìm kiếm nhữngcơhội việc làm và thu nhậptốthơn. Dovậy, di cư trở thànhmộtvấn đề có tính quy luật giống như quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các quốc gia khác. Cũng giống nhiều đô thịlớn khác như thành phốHồ Chí Minh,Vũng Tàu, Biên Hoà . hiệntượng dicư trong nhữngnămgần đây ngày cànglớn; riêngvới HàNội, hiệntượng dicư phát triểnmạnhhơncả.Với những chính sách đô thị hoá vàmở rộng HàNội,gắn liềnvới phát triển công nghiệp,mởrộng các ngànhdịchvụ, xây dựngcơsởhạtầng,mởrộng đầutưnước ngoài cùngvớisự phát triểnmạnhmẽcủa lựclượng kinhtế thị trường,của các thành phần kinhtế đãtạo ra nhiều việc làmvới lao động đơn giản, thu hút nhiều lao độngtừtỉnh ngoài đến. Bêncạnh đó, thực trạngtốtcủa môi trường giáodục, đàotạo, nghiêncứu, điều kiện ytế, chăm sócsức khoẻ, đờisốngvăn hoá tinh thần. là những độnglựchấpdẫn nhiều người đến Hà Nội đểlập nghiệp, pháttriển bản thân vàmưucầu cuộc sống tốt đẹp hơn. Dưới những hoàncảnhmới, nhữngmối quanhệmới,lốisống hoàn toànmới, để thích nghivới môi trườngsốngmới - môi trường đô thịvới nhịp độ phát triển cao của công nghịêp hoá, hiện đại hoá,vớicơsởhạtầng kháchẳnvới môi trườngsống ở nông thôn, người dicư đến Hà Nội thựcsựgặprất nhiều khó khăntrong quá trình 7 họctập, làm việc và ổn định cuộcsốngtạinơi hoàn toàn xalạ vàmới đốivới mình. Nhữngbấtcập đó đã đẩy không ít người dicư đếncảnhbần cùng và tham ra vào cáctệnạn xãhôi. Vìvậy,cuộcsốngcủahọsẽ diễn biếntheo chiềuhướng nào, hoặc tốt lên hoặcxấu đi?Cơhội tiếpcậnvới cácdịchvụ xãhộicủahọ ra sao; mà đặc biệt làvới giáodục? Điều nàyvẫn còn là câuhỏimở đốivới các nhà hoạch định chính sách. Xuất pháttừ thựctế nên trên, đề tài luậnvăn thạcsỹ “Nghiêncứu đánh giá thực trạngvề Giáo dân dicư vùng nhà thờ Thái HàNội tiếpcậnvới giáodục” sẽ đi tìm hiểu rõhơnvề những Giáo dân dicư đến HàNội trong vàinămgần đây. Hy vọng nghiêncứu nàysẽ cungcấpmột cái nhìn bao quáthơnvề điều kiệnsốngcũng nhưvềcơhội tiếpcậnvới giáodụccủahọ, đồng thời những thông tin nàysẽ phần nào giúp các nhà hoạch định chính sách xâydựng các chiếnlược phát triểncải thiện chấtlượng cuộcsống cho người dân dicư, góp phần nâng cao nhận thức và điều kiệnsốngcủa người dân nói chung -một trong nhiều nhântố thúc đẩysự phát triển của Hà Nộicũng nhưcủa cảnước. Mặt khác, xuất thân làmột cánbộ nghiêncứucủa Trung tâm nghiêncứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển,với chứcnăngcơbảncủa Trung tâm là nghiên cứu cácvấn đềvề Giới, Gia đình và Môi trường ở Việt Namtừ góc độ phát triển con người và trongmối quanhệtương tácvới cácvấn đề này; Vàmột trong nhiều sứmệnhcủa Trung tâm đó là: Phát hiện nhữngvấn đề xãhộinẩy sinhtừ thực tiễn cuộcsống; Tìm giải pháp cho nhữngvấn đề xãhộicơbản, đặc biệt đểtăngcường phát triển nguồn nhânlực, nên tôi chọn để tài nghiêncứu này nhằm chỉ ramột phần bức tranh chungvề người dicưtại khuvực HàNội, đặc biệt làvới các Giáo dân di cư. Những nhận định ban đầuvề các Giáo dân dicưsẽ giúp cho Trung tâm xây dựng các hoạt động can thiệp nhằm đáp ứng đúng các nhucầucấp thiết trong đời sống và phùhợpvới nhómcư dân đặc thù này, đồng thời làm tiền đề cho việc xây dựngdự án Nâng cao kiến thức vàkỹnăngbảovệ quyềnsức khoẻ sinhsản, quyền sức khoẻ tìnhdục –mở racơhội để các Giáo dân dicư được tiếpcậnvới cácdịch 8 vụ nói chung, trong đó códịchvụ ytế và được phát triển lànhmạnhvềmọimặt, giúp Giáo dân dicư giải quyết những khó khăn và phòng ngừa những nguycơ phải đốimặt trong quá trìnhsinh sống, học tậpvà làm việc tại Hà Nội. 2. Mục đích nghiêncứu của đề tài Tìm ra được nhữngyếutố ảnhhưởngcủa điều kiệnsốngvới việc tiếpcận giáodục của các Giáo dân dicư; trêncơsở đó đề xuất các chính sách xãhộihợp lý,cải thiện điều kiệnsống, nâng caocơhội tiếpcậnvới cácdịchvụ xãhội mà đặc biệt làtạo điều kiện đểhọ cócơhội tiếpcậnvới giáodục, nhằm đảmbảosự đóng góp xây dựng thủ đô,mặt khác không đẩy người dân di cưthamgia các tệnạn xã hội. 3. Giới hạn nghiêncứu của đề tài - Đánh giácơhội tiếpcận giáodụccủa các Giáo dân dicư thông qua các điều kiện sống. - Chỉ ra những thuậnlợi và khó khăn hiệntại mà Giáo dân dicưgặp phải trong quá trình học tập cũng nhưlàmviệc tại Hà Nội. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Câu hỏi nghiên cứu/ giả thiết nghiêncứu Câu hỏi nghiên cứu - Các Giáo dân di cưcócơhội tiếpcận với giáodục không? - Nhữngyếutốvề điều kiệnsống cócản trở các Giáo dân dicư tiếpcận giáodục không? Giảthuyếtnghiên cứu - Giáo dân dicưít có cơhội tiếp cậnvới giáo dục. - Những thay đổivề điều kiệnsống và công ăn việc làncủa các Giáo dân dicư thực sựcó ảnh hưởng đến việc tiếpcận vớigiáo dục. 9 2. Khách thểvà đốitượng nghiên cứu - Khách thểnghiên cứu: Những Giáo dântừ nông thôn ra HàNội tìm việc làm đang tham gia sinh hoạt tại nhà thờThái Hà, quận ồng Đa, Hà Nội. - ối tượng nghiên cứu. Cơhội tiếpcậnvới giáodụccủa các Giáo dân dicư vùng nhà thờ Thái Hà, Hà Nội. 3. Phương pháp tiếpcận nghiên cứu - Hình thức nghiêncứucủa đề tài này thuộc loại hình nghiên cúucơbản,bước đầu nhằm tìmhiểu thực trạng về Giáo dân dicưtiếp cận vớigiáo dục. - Các phương pháp tiếp cận: sửdụng phối hợp các phương pháp sau: + Nghiên cứu tài liệu. + Điều tra khảo sát + Phỏng vấn sâu. 4. Phạmvi, thời gian khảo sát - Phạmvi nghiên cứu § Vùng dân cư nhà thờThái Hà, Quận ống Đa,Hà Nội § Những Giáo dân di cư đến Hà Nộitrong vòng5 nămtrởlại. - Thời gian tiến hành khảo sát § Từtháng 3/2007 đến tháng 11/2007

pdf115 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2301 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá thực trạng về Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà, Hà Nội tiếp cận với giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ------------ ˜ ² ™ ------------ NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DÂN DI CƯ VÙNG NHÀ THỜ THÁI HÀ, HÀ NỘI TIẾP CẬN VỚI GIÁO DỤC LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI – NĂM 2008 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ------------ ˜ ² ™ ------------ NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DÂN DI CƯ VÙNG NHÀ THỜ THÁI HÀ, HÀ NỘI TIẾP CẬN VỚI GIÁO DỤC Chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo dục Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Đức Ngọc HÀ NỘI – NĂM 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Thị Minh Phượng 2 LỜI CẢM ƠN Học viên xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn đối với Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục (CEQARD), các thấy, cô giáo của Trung tâm đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để học viên thực hiện nghiên cứu, viết khoá luận của mình. Luận văn sẽ không thể hoàn thành tốt nếu không có sự chỉ bảo, hướng dẫn của PGS.TS. Lê Đức Ngọc, người đã định hướng và giúp đỡ học viên hoàn thành khoá luận. Học viên xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn của mình. Đồng thời học viên cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) đã ủng hộ và tạo cơ hội cho học viên được tiếp cận với đề tài nghiên cứu; cảm ơn các anh chị em, các bạn đồng nghiệp trong đơn vị đã giúp đỡ học viên trong quá trình nghiên cứu và viết khoá luận. Hà nội, ngày … tháng …. năm 2008 Học viên Nguyễn Thị Minh Phượng 3 MỤC LỤC Trang Mở đầu 6 I. GIỚI THIỆU CHUNG 6 1. Lý do lựa chọn đề tài 6 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 8 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 8 II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8 1. Câu hỏi nghiên cứu/giả thiết nghiên cứu 8 2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 9 3. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 9 4. Phạm vi, thời gian khảo sát 9 Nội dung 10 Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan 10 I. TỔNG QUAN 10 II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN 14 1. Sự di cư (Lịch sử di cư) 15 2. Một vài nét về Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà, Hà Nội 17 3. Người di cư 17 4. Khái niệm về tiếp cận dịch vụ xã hội 19 4.1. Khái niệm chung về tiếp cận dịch vụ xã hội 19 4.2. Cơ hội tiếp cận với giáo dục 19 4 Chương 2: Phương pháp nghiên cứu khoa học 21 I. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 21 1. Xây dựng bộ công cụ đo lường 23 1.1. Lịch sử di cư 23 1.2. Điều kiện - Chất lượng cuộc sống 29 1.3. Cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội (đặc biệt là khả năng tiếp cận với giáo dục) 35 1.4. Những khó khăn thường gặp của Giáo dân di cư 36 2. Thiết kế mẫu 43 3. Nhập và xử lý số liệu 44 II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 45 1. Nghiên cứu định lượng 45 2. Nghiên cứu định tính 46 3. Phương pháp quan sát 46 4. Phân tích tài liệu thứ cấp 47 5. Tiến hành thu thập thông tin 47 Chương 3: Thực trạng về Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà, Hà Nội 49 1. Một số thông tin nghiên cứu ban đầu về Giáo dân di cư 49 2. Các điều kiện sống 55 3. Những khó khăn mà Giáo dân di cư thường gặp phải trong quá trình sống, học tập và làm việc tại Hà nội 64 4. Cơ hội tiếp cận với giáo dục của Giáo dân di cư 69 4.1. Khả năng chi trả học phí 71 4.2. Thời gian dành cho việc học tập 71 4.3. Xây dựng mô hình ước lượng ước lượng các nhân tố về khả năng tiếp cận giáo dục của Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà, Hà nội 73 5 4.3.1. Sự khác biệt giữa nam và nữ về cơ hội tiếp cận với giáo dục của Giáo dân di cư 79 4.3.2. Tìm hiểu sự khác biệt giữa các nhóm tuổi về khả năng tiếp cận với giáo dục của Giáo dân di cư 80 Kết luận chung 84 I. KẾT LUẬN 84 II. KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 87 Tài liệu tham khảo 95 Phụ lục 97 6 Mở đầu I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Lý do chọn đề tài Song song với công cuộc đổi mới đất nước, nhiều cơ hội kinh tế được mở ra cho người dân. Về bản chất, sự nghiệp đổi mới đã dẫn đến những biến đổi về cấu trúc xã hội và có sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Sự gia tăng tốc độ sản xuất hàng hoá công, nông nghiệp và sự thay thế vị trí, vai trò của sức lao động bằng công nghệ qua các nguồn đầu tư kinh tế lớn đã trở thành nhân tố cơ bản trong quá trình giải phóng một bộ phận lao động dư thừa ở nông thôn và khuyến khích họ đi làm ăn xa nhằm tìm kiếm những cơ hội việc làm và thu nhập tốt hơn. Do vậy, di cư trở thành một vấn đề có tính quy luật giống như quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các quốc gia khác. Cũng giống nhiều đô thị lớn khác như thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hoà ... hiện tượng di cư trong những năm gần đây ngày càng lớn; riêng với Hà Nội, hiện tượng di cư phát triển mạnh hơn cả. Với những chính sách đô thị hoá và mở rộng Hà Nội, gắn liền với phát triển công nghiệp, mở rộng các ngành dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng đầu tư nước ngoài cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng kinh tế thị trường, của các thành phần kinh tế đã tạo ra nhiều việc làm với lao động đơn giản, thu hút nhiều lao động từ tỉnh ngoài đến. Bên cạnh đó, thực trạng tốt của môi trường giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, điều kiện y tế, chăm sóc sức khoẻ, đời sống văn hoá tinh thần... là những động lực hấp dẫn nhiều người đến Hà Nội để lập nghiệp, phát triển bản thân và mưu cầu cuộc sống tốt đẹp hơn. Dưới những hoàn cảnh mới, những mối quan hệ mới, lối sống hoàn toàn mới, để thích nghi với môi trường sống mới - môi trường đô thị với nhịp độ phát triển cao của công nghịêp hoá, hiện đại hoá, với cơ sở hạ tầng khác hẳn với môi trường sống ở nông thôn, người di cư đến Hà Nội thực sự gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình 7 học tập, làm việc và ổn định cuộc sống tại nơi hoàn toàn xa lạ và mới đối với mình. Những bất cập đó đã đẩy không ít người di cư đến cảnh bần cùng và tham ra vào các tệ nạn xã hôi. Vì vậy, cuộc sống của họ sẽ diễn biến theo chiều hướng nào, hoặc tốt lên hoặc xấu đi? Cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội của họ ra sao; mà đặc biệt là với giáo dục? Điều này vẫn còn là câu hỏi mở đối với các nhà hoạch định chính sách. Xuất phát từ thực tế nên trên, đề tài luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu đánh giá thực trạng về Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà Nội tiếp cận với giáo dục” sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về những Giáo dân di cư đến Hà Nội trong vài năm gần đây. Hy vọng nghiên cứu này sẽ cung cấp một cái nhìn bao quát hơn về điều kiện sống cũng như về cơ hội tiếp cận với giáo dục của họ, đồng thời những thông tin này sẽ phần nào giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng các chiến lược phát triển cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân di cư, góp phần nâng cao nhận thức và điều kiện sống của người dân nói chung - một trong nhiều nhân tố thúc đẩy sự phát triển của Hà Nội cũng như của cả nước. Mặt khác, xuất thân là một cán bộ nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển, với chức năng cơ bản của Trung tâm là nghiên cứu các vấn đề về Giới, Gia đình và Môi trường ở Việt Nam từ góc độ phát triển con người và trong mối quan hệ tương tác với các vấn đề này; Và một trong nhiều sứ mệnh của Trung tâm đó là: Phát hiện những vấn đề xã hội nẩy sinh từ thực tiễn cuộc sống; Tìm giải pháp cho những vấn đề xã hội cơ bản, đặc biệt để tăng cường phát triển nguồn nhân lực, nên tôi chọn để tài nghiên cứu này nhằm chỉ ra một phần bức tranh chung về người di cư tại khu vực Hà Nội, đặc biệt là với các Giáo dân di cư. Những nhận định ban đầu về các Giáo dân di cư sẽ giúp cho Trung tâm xây dựng các hoạt động can thiệp nhằm đáp ứng đúng các nhu cầu cấp thiết trong đời sống và phù hợp với nhóm cư dân đặc thù này, đồng thời làm tiền đề cho việc xây dựng dự án Nâng cao kiến thức và kỹ năng bảo vệ quyền sức khoẻ sinh sản, quyền sức khoẻ tình dục – mở ra cơ hội để các Giáo dân di cư được tiếp cận với các dịch 8 vụ nói chung, trong đó có dịch vụ y tế và được phát triển lành mạnh về mọi mặt, giúp Giáo dân di cư giải quyết những khó khăn và phòng ngừa những nguy cơ phải đối mặt trong quá trình sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Tìm ra được những yếu tố ảnh hưởng của điều kiện sống với việc tiếp cận giáo dục của các Giáo dân di cư; trên cơ sở đó đề xuất các chính sách xã hội hợp lý, cải thiện điều kiện sống, nâng cao cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội mà đặc biệt là tạo điều kiện để họ có cơ hội tiếp cận với giáo dục, nhằm đảm bảo sự đóng góp xây dựng thủ đô, mặt khác không đẩy người dân di cư tham gia các tệ nạn xã hội. 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài - Đánh giá cơ hội tiếp cận giáo dục của các Giáo dân di cư thông qua các điều kiện sống. - Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn hiện tại mà Giáo dân di cư gặp phải trong quá trình học tập cũng như làm việc tại Hà Nội. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Câu hỏi nghiên cứu/ giả thiết nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu - Các Giáo dân di cư có cơ hội tiếp cận với giáo dục không? - Những yếu tố về điều kiện sống có cản trở các Giáo dân di cư tiếp cận giáo dục không? Giả thuyết nghiên cứu - Giáo dân di cư ít có cơ hội tiếp cận với giáo dục. - Những thay đổi về điều kiện sống và công ăn việc làn của các Giáo dân di cư thực sự có ảnh hưởng đến việc tiếp cận với giáo dục. 9 2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Những Giáo dân từ nông thôn ra Hà Nội tìm việc làm đang tham gia sinh hoạt tại nhà thờ Thái Hà, quận Đồng Đa, Hà Nội. - Đối tượng nghiên cứu. Cơ hội tiếp cận với giáo dục của các Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà, Hà Nội. 3. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu - Hình thức nghiên cứu của đề tài này thuộc loại hình nghiên cúu cơ bản, bước đầu nhằm tìm hiểu thực trạng về Giáo dân di cư tiếp cận với giáo dục. - Các phương pháp tiếp cận: sử dụng phối hợp các phương pháp sau: + Nghiên cứu tài liệu. + Điều tra khảo sát + Phỏng vấn sâu. 4. Phạm vi, thời gian khảo sát - Phạm vi nghiên cứu § Vùng dân cư nhà thờ Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội § Những Giáo dân di cư đến Hà Nội trong vòng 5 năm trở lại. - Thời gian tiến hành khảo sát § Từ tháng 3/2007 đến tháng 11/2007 10 Nội dung CHƯƠNG 1 Cơ sở lý luận và tổng quan I. TỔNG QUAN Trong 50 năm trở lại đây, Việt Nam đã chứng kiến nhiều đợt di dân trên lãnh thổ của mình. Đến nay di cư Việt Nam đang ngày càng có xu hướng gia tăng hơn trước và đang là một trong những vấn đề thu hút sự chú ý của Chính phủ cũng như của các tổ chức trong nước và quốc tế. Các chính sách phân bố lại dân cư từ giữa những năm 70 đều cho thấy di cư ở Việt Nam nói chung xuất phát từ các khu vực đông dân thuộc đồng bằng sông Hồng, khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân ban đầu của hiện tượng di cư xuất phát từ những vấn đề sau: Một là: Tình trạng đô thị hoá đang diễn ra tại các khu vực nông thôn khiến cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp1. Hai là: Năng suất sản xuất nông nghiệp thấp dẫn đến thu nhập của người nông dân thấp2. Ba là: Thời gian nông nhàn nhiều3. Bốn là: Khoảng cách chênh lệch về mức sống, thu nhập, cơ hội việc làm ngày càng gia tăng giữa thành thị và nông thôn4. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác như chính sách của nhà nước về quản lý hộ khẩu, các chủ trương và chính sách về di cư ... Các chuyên gia của Viện Khoa học xã hội Việt Nam nhận định rằng, tuy Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng việc làm giàu từ nông nghiệp lại là một bài toán 1 Giai đoạn năm 2000 – 2004, cả nước có 157.000 ha đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng. Ước tính có 13 lao động mất việc làm/1 ha đất nông nghiệp (www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=2205) 2 Bình quân 1 lao động nông nghiệp tạo ra giá trị chỉ bằng 22.7% so với dịch vụ và 16.3% so với công nghiệp (2004). 1 ha đất nông nghiệp tạo ra giá trị chỉ bằng 22.5 triệu đồng (2005) (www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=2205) 3 Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động của lực lượng lao động ở khu vực nông thôn là 80.65% (www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=2205) 4 Chênh lệch về thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn năm 2006 là 2.16 lần (www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=2205). Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2005, thì cả nước có khoảng hơn 1,5 triệu người di chuyển nơi cư trú (Điều tra biến động về dân số và KHHGĐ năm 2005 _ Tổng cục Thống Kê). 11 khó cho người nông dân. Những năm gần đây, tỷ trọng dân số thành thị ngày một tăng và đạt 27% vào năm 2005. Nhà nước ta dự kiến phấn đấu để tỷ trọng dân số thành thị đạt 40% vào năm 2020; bởi vậy, thoát ly khỏi ruộng đồng đi tìm kế sinh nhai ở nhiều đô thị, vùng miền khác là hiện tượng không mới mẻ đối với nông thôn Việt Nam5. Điều này có nghĩa là sẽ có luồng di cư vào các đô thị: tỷ suất nhập cư đến các vùng Đồng bằng sông Hồng là 2,5‰, Đông Nam Bộ là 13,5‰ và Đồng bằng sông Cửu Long là 1,1‰6. Một số liệu điều tra mới nhất năm 2006 cho thấy trong tống số 486.500 người di cư giai đoạn 5 năm trước cuộc điều tra, số người đến khu vực thành thị chiếm 57%, tiếp đến là luồng di cư nông thôn - nông thôn (30%).7 Dưới tác động của toàn cầu hóa, những khác biệt mức sống, chênh lệch trong thu nhập, cơ hội việc làm, sức ép sinh kế, tiếp cận dịch vụ xã hội ... giữa các khu vực, vùng miền đã trở thành những nguyên nhân cơ bản tạo nên các dòng di cư hiện nay. So với di dân đến nông thôn, di chuyển dân số ra thành thị đa dạng hơn về thể loại. Mức tăng trưởng nhanh và đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong những năm qua đã thu hút khá hiệu quả lực lượng lao động nhập cư. Với những cải cách theo cơ chế thị trường, Hà Nội cũng đã trở thành một trong nhiều tâm điểm của sự di cư. Nhiều cuộc điều tra đã chỉ ra rằng lao động ngoại tỉnh vào Hà Nội tìm việc làm trong một vài năm gần đây có xu hướng ngày càng gia tăng. Hà Nội mỗi năm lại có thêm 22.000 người di chuyển từ các tỉnh khác tới và phần nhiều là vào khu vực nội thành (TCTK, 2001). Theo điều tra của Công an thành phố Hà Nội, số lượng lao động ngoại tỉnh vào Hà Nội trong năm 2003 là 77.001 người, riêng 6 tháng đầu năm 2004 là 32.601 người. Hầu hết người di cư tự do tại Hà Nội là từ các vùng nông thôn, trong số đó đa phần di cư theo mùa vụ và di cư tạm thời, chiếm 78.5% số người di cư tự do vào Hà Nội. Người di cư vào Hà Nội chủ yếu là từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng, chiếm 69% (phần nhiều là từ Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc 5 Nguồn: “Di dân từ nông thôn vào đô thị - Hiện trạng và thách thức cho phát triển đô thị”, Đồng Bá Hướng _ Vụ trưởng vụ thống kê Dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê. ( ) 6 Theo số liệu điều tra biến động dân số và KHHGĐ 1/4/2006 của Tổng cục thống kê. 7 Nguồn: “Di cư và giảm nghèo ở nông thôn: Một số vấn đề thực tiễn và chính sách“, PSG, TS Đặng Nguyên Anh 12 Ninh ...), tiếp đến là các tỉnh miến núi trung du phía Bắc (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hoà Bình, Thái Nguyên) và Bắc trung bộ (chủ yếu là Thanh Hoá)8. Mặc dù đã có một số cuộc điều tra về dân di cư được thực hiện nhưng chưa có cuộc điều tra nào thực sự gắn vấn đề di cư với các điều kiện kinh tế và xã hội mà người di cư nước ta đang phải đối mặt. Ở nước ta, cuộc điều tra đầu tiên được tiến hành vào năm 1994, thuộc loại điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ. Đến năm 2004, Tổng cục Thống kê quyết định tiến hành điều tra di cư. Mục tiêu chính của cuộc điều tra di cư Việt Nam, 2004 là bổ sung sự thiếu hiểu biết hiện nay về quyết định và kết quả của di cư. Như vậy, cho đến thời điểm này nhiều thông tin có liên quan tới các điều kiện kinh tế, xã hội của người di cư đến Hà Nội chưa được đưa ra và cũng chưa có những nhận định chuyên biệt về dân di cư công giáo. Tính đến thời điểm năm 2004, đã có nhiều nghiên cứu về đối tượng di cư được công bố như : Tống Văn Đường, 1995; Doãn Mậu Diệp và các tác giả, 1996; Đỗ Văn Hoà, 1998; Vũ Thị Hồng và các tác giả, 2003 ..., những nghiên cứu này đã chỉ ra nguyên nhân ban đầu của di cư, các đặc điểm đặc trưng cơ bản của di cư, việc làm và thu nhập của dân di cư nói chung v.v .. Trong nghiên cứu về “Di cư tự do đến Hà Nội - Thực trạng và giải pháp” của TS. Hoàng Văn Chức, 2003 có đề cập đến tính hình di cư của người lao động trong những năm 1980 – 1990. Chỉ ra những nguyên nhân của di cư xuất phát từ sự chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Nghiên cứu cũng đặc biệt nhấn mạnh đến thực trạng di dân tự do đến Hà nội và những ảnh hưởng của di dân tự do đến môi trường, đến cơ sở hạ tầng của thành phố, đến việc quản lý nhân khẩu, các tệ nạn xã hội, trật tự an toàn xã hội v.v .. - những vấn đề đang ngày càng trở nên nan giải hơn khi dòng người đổ xô về đô thị ngày càng nhiều. Trên tạp chí Khoa học về phụ nữ có bài viết “Chiều cạnh giới của di cư lao động thời kỳ CNH, HĐH đất nước” của PGS.TS Đặng Nguyên Anh, 2005 xem xét đặc trưng của di dân nhìn từ góc độ giới, tập trung đánh giá loại hình di dân lao động nữ 8 Nguồn: “Di cư tự do đến Hà Nội - Thực trạng và giải pháp”, TS. Hoàng Văn Chức, Hà Nội 2004 13 ra đô thị và đến các khu công nghiệp, chế xuất. Bài viết cho thấy sự gia tăng về quy mô, tỷ trọng cũng như các loại hình di cư nữ, đặc biệt đến khu vực thành thị, các khu công nghiệp là một thực tế khách quan phản ánh quy luật phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh đó là những bất cập, những khó khăn trở ngại mà phụ nữ phải đối diện trong quá trình di cư khi mà các chính sách, môi trường xã hội và pháp lý chưa tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo quyền lợi cho họ. Còn khi xem xét người di cư dưới khía cạnh tiếp cận các dịch vụ xã hội thì sao? Thực tế, nhiều nghiên cứu về dân số cũng đã tìm hiểu về khả năng tiếp cận các dịch vụ nói chung của người di cư, chẳng hạn như: Chuyên đề nghiên cứu ”Chất lượng cuộc sống của người di cư Việt Nam” của Tổng cục thống kê thực hiện năm 2006. Nghiên cứu này quan tâm xem xét tác động của di cư với bản thân những người di cư. Chất lượng cuộc sống của người di cư được đề cập trong báo cáo này đã mô tả các yếu tố quyết định sự thành công của di cư (cả khách quan và chủ quan) liên quan tới thu nhập, nhà ở, phúc lợi và an ninh nơi chuyển đến. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả di cư bao gồm từ các cơ hội kinh tế, tính sẵn sàng về nhà ở và các điều lệ, quy định của địa phương nơi đến, loại di cư, tức là di cư tạm thời, chuyển đến nơi mới rồi lại quay về, tạm trú dài hạn hoặc kết hợp của các hình thức trên, các hỗ trợ mà người di cư có thể có được thông qua hoặc hệ thống phúc lợi xã hội chung hoặc mạng lưới xã hội riêng của người di cư. Chuyên khảo ”Di cư trong nước và mối liên hệ với các điều kiện sống” do Tổng cục thống kê thực hiện cũng trong năm 2006 nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hoạch định chính sách và kế hoạch hoá phát triển các lĩnh vực khác nhau có tính đến sự khác biệt giữa các nhóm di cư. Mục tiêu chính của chuyên khảo này là miêu tả mối quan hệ giữa di cư và các sự kiện cuộc sống. Các sự kiện được phân tích xem xét bao gồm: việc làm, thay đổi nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, học vấn, sinh đẻ. Tập trung phân tích các mô hình di cư theo chu trình cuộc sống, gắn với các nguyên nhân và hậu quả chính của di cư. 14 Hay như trong chuyên đề nghiên cứu "Di cư và sức khoẻ" năm 2006 của Tổng cục thống kê đã chỉ ra những nhân tố tác động trực tiếp đến sức khoẻ của người di cư, bao gồm lối sống, các điều kiện kinh tế - xã hội (điều kiện sống và làm việc) và "cơ hội sống" (như nơi sinh, giáo dục, cơ hội việc làm; sự phân biệt đối xử và bất bình đẳng giới). Việc phân tích những
Luận văn liên quan