Quản lý chất lượng thông tin thống kê có vai trò quan trọng trong toàn
bộ hệ thống quản lý của ngành Thống kê. Vậy chất lượng thông tin thống kê
là gì? Những tiêu thức nào phản ánh chất lượng thông tin thống kê?. Trong
lĩnh vực thống kê, khái niệm chất lượng là “sự phù hợp cho sử dụng” ngụ ý
hai nội dung: thứ nhất đó là sự phù hợp của thông tin thống kê đối với nhu
cầu của người sử dụng và đặc trưng của thông tin thể hiện qua các tiêu thức
phản ánh chất lượng của nó.
Ban đầu các nhà thống kê hiểu và đồng nhất chất lượng thông tin thống
kê với tính chính xác của nó. Sau đó họ nhận thấy thậm chí thông tin chính
xác nhưng được tính toán và công bố quá chậm, hoặc người sử dụng không
thể tiếp cận để có được thông tin thì cũng không thể nói thông tin thống kê đó
có chất lượng vì nó vô nghĩa dưới góc độ người sử dụng. Vào giữa thập kỷ 80
của thế kỷ trước, Thống kê Canađa đã đi đầu trong việc đưa ra khái niệm và
cụ thể hóa các tiêu thức phản ánh chất lượng thông tin thống kê. Thống kê
Canada định nghĩa: "Chất lượng của thông tin thống kê là sự phù hợp cho sử
dụng của khách hàng" (1).
Để đáp ứng nhu cầu của “khách hàng” đối với thông tin thống kê, cơ quan
thống kê phải xác định yêu cầu của người sử dụng là gì. Các nhà thống kê đã
xác định và đưa ra những tiêu thức phản ánh chất lượng thông tin. Dựa vào điều
kiện và hoàn cảnh thực tế của từng quốc gia, dựa vào ý thức phục vụ thông tin
cho người sử dụng, mỗi cơ quan thống kê có cách tiếp cận tới khái niệm chất
lượng thông tin thống kê và đưa ra các tiêu thức phản ánh chất lượng thông tin
thống kê khác nhau để hướng tới thực hiện. Qua nghiên cứu tài liệu về quản lý
chất lượng thông tin thống kê của các nước, chúng tôi giới thiệu cách tiếp cận
của một số tổ chức quốc tế và cơ quan thống kê quốc gia như sau.
41 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm quản lý và nâng cao chất lượng thông tin thống kê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4
ĐỀ TÀI KHOA HỌC
SỐ: 2.1.1-TC 05-06
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ VÀ
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN THỐNG KÊ
1. Cấp đề tài : Tổng cục
2. Thời gian nghiên cứu : 2005-2006
3. Đơn vị chủ trì : Viện Khoa học Thống kê
4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê
5. Chủ nhiệm đề tài : TS. Lê Mạnh Hùng
6. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu:
ThS. Nguyễn Bích Lâm
CN. Nguyễn Văn Phái
CN. Đào Ngọc Lâm
CN. Nguyễn Thị Việt Hồng
CN. Vũ Văn Tuấn
CN. Hoàng Tất Thắng
CN. Nguyễn Thị Phƣợng
CN. Phạm Thành Đạo
7. Điểm đánh giá kết quả nghiệm thu: 9,1 / Xếp loại: Giỏi
5
PHẦN I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG VÀ
QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN THỐNG KÊ
I. Các tiêu thức phản ánh chất lƣợng thông tin thống kê của các tổ chức
thống kê quốc tế và đề xuất cho thống kê Việt Nam
1. Khái niệm chất lượng thông tin thống kê
Quản lý chất lƣợng thông tin thống kê có vai trò quan trọng trong toàn
bộ hệ thống quản lý của ngành Thống kê. Vậy chất lƣợng thông tin thống kê
là gì? Những tiêu thức nào phản ánh chất lƣợng thông tin thống kê?. Trong
lĩnh vực thống kê, khái niệm chất lƣợng là “sự phù hợp cho sử dụng” ngụ ý
hai nội dung: thứ nhất đó là sự phù hợp của thông tin thống kê đối với nhu
cầu của ngƣời sử dụng và đặc trƣng của thông tin thể hiện qua các tiêu thức
phản ánh chất lƣợng của nó.
Ban đầu các nhà thống kê hiểu và đồng nhất chất lƣợng thông tin thống
kê với tính chính xác của nó. Sau đó họ nhận thấy thậm chí thông tin chính
xác nhƣng đƣợc tính toán và công bố quá chậm, hoặc ngƣời sử dụng không
thể tiếp cận để có đƣợc thông tin thì cũng không thể nói thông tin thống kê đó
có chất lƣợng vì nó vô nghĩa dƣới góc độ ngƣời sử dụng. Vào giữa thập kỷ 80
của thế kỷ trƣớc, Thống kê Canađa đã đi đầu trong việc đƣa ra khái niệm và
cụ thể hóa các tiêu thức phản ánh chất lƣợng thông tin thống kê. Thống kê
Canada định nghĩa: "Chất lượng của thông tin thống kê là sự phù hợp cho sử
dụng của khách hàng" (1).
Để đáp ứng nhu cầu của “khách hàng” đối với thông tin thống kê, cơ quan
thống kê phải xác định yêu cầu của ngƣời sử dụng là gì. Các nhà thống kê đã
xác định và đƣa ra những tiêu thức phản ánh chất lƣợng thông tin. Dựa vào điều
kiện và hoàn cảnh thực tế của từng quốc gia, dựa vào ý thức phục vụ thông tin
cho ngƣời sử dụng, mỗi cơ quan thống kê có cách tiếp cận tới khái niệm chất
lƣợng thông tin thống kê và đƣa ra các tiêu thức phản ánh chất lƣợng thông tin
thống kê khác nhau để hƣớng tới thực hiện. Qua nghiên cứu tài liệu về quản lý
chất lƣợng thông tin thống kê của các nƣớc, chúng tôi giới thiệu cách tiếp cận
của một số tổ chức quốc tế và cơ quan thống kê quốc gia nhƣ sau.
2. Các cách tiếp cận tới khái niệm chất lượng thông tin thống kê
2.1. Quỹ Tiền tệ quốc tế. Để đánh giá chất lƣợng thông tin thống kê,
Quỹ Tiền tệ quốc tế đã xây dựng một lƣợc đồ đánh giá chất lƣợng thông tin
của riêng Quỹ. Lƣợc đồ đƣợc xây dựng dƣới dạng phƣơng pháp luận và sắp
(1)
Statistics Canada's Quality Assurance Framework, 2002, trang 2.
6
xếp theo thứ bậc với năm cấp. Cấp trên cùng (cấp một) bao gồm năm tiêu
thức phản ánh chất lƣợng thông tin thống kê và đƣợc hiểu đó là những điều
kiện tiên quyết của chất lƣợng, bao gồm: tính trung thực; tính tin cậy về
phương pháp luận; tính chính xác; khả năng tiếp cận và khả năng phục vụ.
Cấp hai và cấp ba của lƣợc đồ bao gồm các yếu tố và các chỉ tiêu của chất
lƣợng. Cấp bốn đề cập tới những vấn đề cần tập trung đặc biệt và cấp năm
liên quan tới những điểm cơ bản cần thực hiện để đảm bảo chất lƣợng thông
tin. Ba cấp trên cùng đƣợc coi là một lƣợc đồ chung áp dụng đánh giá chất
lƣợng của tất cả các loại thông tin.
2.2. Cơ quan Thống kê Châu Âu. Cơ quan Thống kê châu Âu đã dựa
vào các định mức của tiêu chuẩn ISO 8402 để đƣa ra các tiêu thức phản ánh
chất lƣợng thông tin thống kê và các tiêu thức này đƣợc dựa trên quan điểm
đặt ngƣời sử dụng và các yêu cầu của họ đối với số liệu thống kê vào trọng
tâm trong công tác của Tổ chức Thống kê này. Cơ quan Thống kê châu Âu
lựa chọn bảy tiêu thức phản ánh chất lƣợng thông tin thống kê, bao gồm: tính
phù hợp; tính chính xác; khả năng tiếp cận; tính kịp thời; tính chặt chẽ; khả
năng so sánh và tính đầy đủ.
2.3. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế. Ban điều hành thống kê của
OECD đã xây dựng lƣợc đồ chất lƣợng dựa trên kết quả của một số cơ quan
thống kê quốc gia và quốc tế. Đánh giá chất lƣợng thông tin của OECD dựa
trên bảy tiêu thức sau: tính phù hợp; tính chính xác; khả năng tiếp cận; tính
kịp thời; tính chặt chẽ; khả năng giải thích và tính tin cậy. Ngoài bảy tiêu
thức này, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế rất quan tâm tới hiệu quả của
các chi phí để làm ra thông tin thống kê.
2.4. Cơ quan Thống kê của Liên hợp quốc (UNSD). Cơ quan Thống kê
Liên hợp quốc và một số tổ chức khác nhƣ Tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng
thực quốc tế (FAO) đƣa ra ý tƣởng về chất lƣợng thông tin chỉ tập trung vào
một số yếu tố phản ánh về chất lƣợng. Cho đến nay UNSD có hai hoạt động
đƣợc cho là có ý nghĩa trong lĩnh vực đánh giá chất lƣợng thông tin thống kê:
- Năm 1996, UNSD đã công bố Quy tắc phổ biến áp dụng trong thực tế
thống kê. Bản quy tắc gồm hai phần, trong phần một đƣa ra các hƣớng dẫn về
trình bày thông tin thống kê trong các ấn phẩm, trong đó nhấn mạnh đến tính
rõ ràng, tính đầy đủ của bản siêu dữ liệu. Phần hai đề cập tới lập kế hoạch
cho từng giai đoạn của một cuộc điều tra thu thập thông tin.
- UNSD tiến hành rà soát trong nội bộ công tác thu thập số liệu, hiệu
chỉnh và công bố thông tin để tìm ra phƣơng pháp tốt nhất cho các hoạt động
thu thập, hiệu chỉnh, đánh giá và công bố các bản siêu dữ liệu.
7
2.5. Cơ quan Thống kê Canađa. Một trong những cơ quan thống kê quốc
gia đi đầu trên thế giới trong thực hiện quản lý chất lƣợng thông tin thống kê
và coi công tác này có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình quản lý
chung của toàn bộ cơ quan. Cơ quan Thống kê Canađa xác định sáu tiêu thức
phản ánh chất lƣợng thông tin thống kê, đó là: tính phù hợp, tính chính xác,
tính kịp thời, khả năng tiếp cận, tính chặt chẽ và khả năng giải thích.
2.6. Cơ quan Thống kê Thụy Điển. Thống kê Thụy Điển quan niệm
chất lƣợng sản phẩm thống kê là chất lƣợng của các thông tin đầu ra do ngƣời
sử dụng quyết định. Sản phẩm thống kê đƣợc coi là có chất lƣợng nếu hầu hết
ngƣời sử dụng tin tƣởng rằng sai số thống kê đƣợc kiềm chế và trong một
khoảng cho phép, độ lệch chuẩn và khoảng tin cậy phản ánh đúng thực tế.
Thống kê Thụy Điển có trách nhiệm bảo đảm số liệu thống kê phù hợp với
mục đích sử dụng của người dùng tin. Thống kê Thụy Điển chỉ lựa chọn năm
tiêu thức để phản ánh chất lƣợng thông tin, đó là: tính chính xác, khả năng
tiếp cận, tính kịp thời, tính chặt chẽ và khả năng so sánh.
2.7. Cơ quan Thống kê quốc gia Hàn Quốc (KNSO). KNSO đã nhận
thức đƣợc tầm quan trọng của chất lƣợng thông tin và công tác quản lý chất
lƣợng thống kê từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX. KNSO coi việc thỏa mãn
nhu cầu của ngƣời dùng tin là nhiệm vụ cơ bản trong quá trình quản lý chất
lƣợng thông tin thống kê và họ định nghĩa chất lƣợng thông tin thống kê nhƣ
sau
(2): “Chất lƣợng thông tin thống kê là toàn bộ các đặc trƣng của thông tin
thống kê nhằm thỏa mãn cho ngƣời sử dụng dựa trên tính phù hợp cho sử
dụng”. KNSO đã lựa chọn bảy tiêu thức phản ánh chất lƣợng thông tin, bao
gồm: tính phù hợp, tính chính xác, khả năng tiếp cận, tính kịp thời, khả năng
phục vụ, khả năng so sánh và tính hiệu quả.
2.8. Kiến nghị lựa chọn tiêu thức phản ánh chất lượng số liệu của
Tổng cục Thống kê. Qua nghiên cứu thực tế việc lựa chọn các tiêu thức phản
ánh chất lƣợng thông tin của cơ quan thống kê quốc gia các nƣớc và một số
tổ chức quốc tế chúng tôi thấy có bốn tiêu thức: tính phù hợp, tính chính xác,
khả năng tiếp cận và tính kịp thời đƣợc tất cả các tổ chức thống kê lựa chọn.
Tiêu thức “Tính chặt chẽ” đƣợc bốn tổ chức thống kê lựa chọn, gồm:
Thống kê Thụy Điển, Thống kê Canađa, Thống kê châu Âu và thống kê của
OECD. Tiêu thức “Khả năng so sánh” đƣợc ba tổ chức thống kê lựa chọn,
(2)
Quality management in Korean National Statistical System, Focused on Quality Assessment,
Sung H.Park, Department of Statistics, Seoul national University, Seoul, Korea.
8
gồm: Thống kê Thụy Điển, Thống kê châu Âu và Thống kê Hàn Quốc. So
sánh giữa tính chặt chẽ và khả năng so sánh chúng tôi thấy khi đã thực hiện
tốt tiêu thức chặt chẽ sẽ đảm bảo số liệu thống kê có khả năng so sánh. Tính
chặt chẽ đòi hỏi cơ quan thống kê phải sử dụng thống nhất các khái niệm,
phân loại chuẩn và phƣơng pháp luận trong toàn bộ hệ thống thống kê, đây là
điều kiện cần và đủ để bảo đảm số liệu thống kê có khả năng so sánh. Vì vậy
giữa hai tiêu thức tính chặt chẽ và khả năng so sánh, theo chúng tôi chỉ nên
chọn tiêu thức tính chặt chẽ là đủ.
Tiêu thức “khả năng giải thích” có hai tổ chức thống kê lựa chọn, đó là:
Thống kê Canađa và Thống kê của OECD. Qua nội dung của tiêu thức, chúng
tôi thấy việc áp dụng tiêu thức này sẽ nâng cao tính minh bạch của số liệu
thống kê, tạo niềm tin của ngƣời sử dụng đối với thông tin thống kê và cơ
quan thống kê. Áp dụng tiêu thức này cũng đáp ứng yêu cầu thực hiện các
nguyên tắc của thống kê chính thức.
Tiêu thức về “tính đầy đủ” đƣợc lựa chọn duy nhất bởi cơ quan Thống
kê châu Âu. Tiêu thức tính đầy đủ rộng hơn tiêu thức tính phù hợp, nội dung
của tiêu thức tính đầy đủ không khác nhiều so với tính phù hợp, chỉ khác ở
cách hành văn và ngôn từ đƣợc sử dụng. Trong điều kiện thực tế của thống kê
nƣớc ta, theo chúng tôi nên chọn tiêu thức tính phù hợp và không cần chọn
tiêu thức tính đầy đủ.
Tiêu thức về “Tính hiệu quả” có hai tổ chức thống kê lựa chọn, đó là
Thống kê Hà Lan và Thống kê Hàn Quốc. Tiêu thức “Tính tin cậy” và
“Không nặng nề” mỗi tiêu thức có một tổ chức thống kê lựa chọn. Tính tin
cậy đề cập tới sự khác biệt số liệu giữa lần ƣớc tính và các lần tính toán sau
đó. Theo chúng tôi không cần đƣa tiêu thức này vào sự lựa chọn các tiêu thức
phản ánh chất lƣợng số liệu của Tổng cục Thống kê.
Trong điều kiện thực tế của Tổng cục Thống kê, qua thực tế lựa chọn
các tiêu thức phản ánh chất lƣợng thông tin của tổ chức thống kê các nƣớc và
quốc tế, chúng tôi kiến nghị Tổng cục Thống kê nên lựa chọn sáu tiêu thức
sau đây: tính phù hợp, tính chính xác, tính kịp thời, khả năng tiếp cận, khả
năng giải thích và tính chặt chẽ. Việc lựa chọn tiêu thức nào nhằm phản ánh
chất lƣợng thông tin thống kê có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định
những giải pháp quản lý và nâng cao chất lƣợng số liệu thống kê. Sáu tiêu
thức chúng tôi lựa chọn phù hợp với xu thế lựa chọn chung của cơ quan
thống kê các nƣớc và các tổ chức quốc tế. Lựa chọn và đề xuất sáu tiêu thức
dựa trên những cơ sở chủ yếu sau đây:
9
a. Dựa vào các nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê đƣợc chỉ rõ
trong Luật Thống kê, đó là: “Bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác,
đầy đủ, kịp thời trong hoạt động thống kê”. Để đảm bảo nguyên tắc này của
Luật, thông tin thống kê phải đáp ứng các tiêu thức về tính phù hợp, tính
chính xác và tính kịp thời. Luật Thống kê cũng quy định: “Công khai về
phƣơng pháp thống kê, công bố thông tin thống kê” và “Bảo đảm quyền bình
đẳng trong tiếp cận và sử dụng thông tin thống kê nhà nƣớc phải đƣợc công
bố công khai”. Hai nguyên tắc này đòi hỏi thông tin thống kê phải đáp ứng
các tiêu thức về khả năng tiếp cận và khả năng giải thích.
b. Một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng độ tin cậy của thông tin
thống kê đó là phƣơng pháp luận áp dụng trong thu thập, xử lý và tính toán
các chỉ tiêu thống kê chƣa đồng bộ và thống nhất. Tính chặt chẽ đòi hỏi cơ
quan thống kê phải sử dụng thống nhất các khái niệm, phân loại chuẩn và
phƣơng pháp luận trong toàn bộ hệ thống thống kê; vì vậy tiêu thức tính chặt
chẽ rất cần thiết và phù hợp với tình hình thực tiễn của Tổng cục Thống kê.
c. Áp dụng sáu tiêu thức là điều kiện cần để TCTK đáp ứng 10 nguyên
tắc cơ bản của thống kê nhà nƣớc do các tổ chức thống kê quốc tế nêu ra và
điều đó sẽ đảm bảo uy tín của cơ quan TCTK và đảm bảo chất lƣợng của
thông tin thống kê.
d. Lựa chọn sáu tiêu thức sẽ phù hợp với xu thế lựa chọn chung của cơ
quan thống kê các nƣớc và các tổ chức quốc tế, do vậy đảm bảo tính tƣơng
thích trong cách hiểu và phƣơng pháp tiếp cận đến quản lý chất lƣợng thông
tin thống kê và trong chừng mực nào đó đảm bảo khả năng so sánh giữa các
cơ quan thống kê quốc gia.
3. Nội dung của các tiêu thức phản ánh chất lượng thông tin thống kê
3.1 Tính trung thực: đề cập tới giá trị của số liệu và các hoạt động
thống kê thực tế có liên quan để duy trì niềm tin đối với cơ quan thống kê của
ngƣời dùng tin và qua đó là niềm tin đối với sản phẩm thống kê. Để đảm bảo
tính trung thực, các nhà quản lý phải đƣa tính trung thực vào các mục tiêu của
hoạt động thống kê.
3.2. Tin cậy về phương pháp luận: tiêu thức đề cập tới việc xây dựng
và tuân thủ các nguyên tắc hạch toán, các khái niệm và định nghĩa, phạm vi
tính toán, phƣơng pháp tính, các phân loại áp dụng trong hoạt động thống kê,
quy tắc xác định giá trị và thời điểm hạch toán. Tất cả những nội dung này là
những yếu tố cơ bản quyết định chất lƣợng của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.
10
3.3. Tính phù hợp: tính phù hợp của số liệu thống kê đƣợc thể hiện qua
mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của ngƣời sử dụng. Đánh giá mức độ phù
hợp của số liệu thống kê phụ thuộc vào nhu cầu khác nhau và hay thay đổi của
ngƣời dùng tin. Với nguồn lực có hạn, cơ quan thống kê không thể đáp ứng tất
cả nhu cầu của ngƣời dùng tin. Cơ quan thống kê phải xác định những loại số
liệu cần biên soạn nhằm giải quyết bất cập giữa nhu cầu thông tin đa dạng với
nguồn lực có hạn để sao cho đáp ứng tối đa nhu cầu của ngƣời sử dụng.
3.4. Tính chính xác: tính chính xác của số liệu thể hiện qua mức độ
phản ánh sát thực các hiện tƣợng kinh tế, xã hội của các chỉ tiêu thống kê.
Không thể đòi hỏi số liệu thống kê phản ánh đúng hiện tƣợng vì thông tin
thống kê đầu vào dùng để tính toán luôn chứa đựng sai số hệ thống và sai số
ngẫu nhiên. Những sai số ảnh hƣởng đến tính chính xác của số liệu thống kê
diễn ra trong quá trình thu thập thông tin nhƣ: phạm vi thu thập, cách lấy
mẫu, v.v và trong quá trình tính toán.
3.5. Khả năng tiếp cận: khả năng tiếp cận của số liệu thống kê thể hiện
mức độ dễ dàng để có đƣợc số liệu từ các cơ quan thống kê. Khả năng tiếp
cận thể hiện ở hai khía cạnh: Mức độ dễ dàng để có thể xác minh số liệu
thống kê cần có và sự phù hợp của các phƣơng thức tiếp cận số liệu.
3.6. Tính kịp thời: tính kịp thời của số liệu thống kê biểu thị độ trễ về
thời gian giữa thời kỳ hay thời điểm số liệu thống kê phản ánh với thời điểm
công bố số liệu. Luôn có sự đánh đổi giữa tính chính xác và tính kịp thời của
số liệu thống kê, yêu cầu số liệu càng nhanh thì độ chính xác của số liệu càng
kém. Nói cách khác, tính kịp thời luôn ảnh hƣởng tới tính chính xác của số
liệu thống kê.
3.7. Khả năng phục vụ: tiêu thức phản ánh tính phù hợp, kịp thời và
nhất quán của số liệu thống kê. Tiêu thức này đƣợc tách thành ba tiêu thức:
phù hợp, kịp thời và nhất quán.
3.8. Tính chặt chẽ: Tính chặt chẽ của số liệu thống kê phản ánh mức độ
kết hợp số liệu từ các nguồn khác nhau để đƣa vào cùng một lƣợc đồ số liệu
rộng hơn theo thời gian. Vì vậy tính chặt chẽ đòi hỏi cơ quan thống kê phải
sử dụng thống nhất các khái niệm, phân loại chuẩn và phƣơng pháp luận
trong toàn bộ hệ thống thống kê.
3.9. Khả năng so sánh: số liệu thống kê có hiệu quả nhất khi số liệu có khả
năng so sánh một cách tin cậy theo thời gian và giữa các nƣớc hay các khu vực.
11
3.10. Khả năng giải thích: khả năng giải thích của số liệu thống kê phản
ánh mức độ sẵn có của những thông tin bổ sung và các bảng giải thích cần
thiết để giúp cho ngƣời dùng tin hiểu và sử dụng số liệu một cách chính xác và
hợp lý, bao gồm: khái niệm của chỉ tiêu, các phƣơng pháp phân loại đang áp
dụng, phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin, phƣơng pháp luận dùng trong
tính toán chỉ tiêu và chỉ rõ mức độ chính xác của số liệu và thông tin thống kê.
3.11. Tính đầy đủ: tiêu thức này biểu thị số liệu thống kê của các lĩnh
vực đáp ứng đƣợc nhu cầu và xác định đƣợc mức độ ƣu tiên của ngƣời sử
dụng. Thực chất tiêu thức này rộng hơn về phạm vi và ý nghĩa so với tiêu
thức “tính phù hợp” bởi vì tính đầy đủ không chỉ có nghĩa là phục vụ nhu cầu
của ngƣời dùng tin mà còn phục vụ ở mức độ tối đa trong khả năng cho phép
của cơ quan thống kê với các nguồn lực có hạn.
3.12. Tính hiệu quả: tiêu thức phản ánh hai nội dung: (i) Các số liệu
thống kê sản xuất ra phải thực sự theo nhu cầu của ngƣời sử dụng. Cơ quan
thống kê không nên thu thập và tính toán những số liệu họ có khả năng tính
toán nhƣng không cần thiết cho ngƣời sử dụng; (ii) Chi phí để sản xuất ra số
liệu phải phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan thống kê và của nền kinh
tế. Số liệu thống kê là một loại sản phẩm có chi phí lớn, đòi hỏi cơ quan thống
kê phải biết xác định các nguồn thông tin để tính toán với chi phí thấp nhất.
3.13. Tính tin cậy: tiêu thức phản ánh sự sát thực giữa giá trị số liệu tính
toán lần đầu với giá trị số liệu tính toán các lần tiếp theo của cùng một chỉ
tiêu. Đánh giá tiêu thức này sẽ liên quan tới việc so sánh các kết quả tính toán
của chỉ tiêu theo thời gian. Nói cách khác, đánh giá tính tin cậy của số liệu
thống kê thực chất là hoạt động rà soát lại số liệu.
3.14. Không nặng nề: tiêu thức phản ánh hệ thống thông tin và chỉ tiêu
thống kê đầu ra của cơ quan thống kê phải phù hợp với nguồn nhân lực và
nguồn tài chính hiện có. Với quỹ thời gian có hạn của đội ngũ cán bộ cố định
về mặt quân số không cho phép cơ quan thống kê triển khai thu thập thông tin
và tính toán quá nhiều chỉ tiêu.
II. Hệ thống đánh giá chất lƣợng thông tin thống kê
Để đánh giá về mặt định lƣợng chất lƣợng thông tin, một số cơ quan
thống kê quốc gia đã nghiên cứu và đƣa ra Hệ thống đánh giá chất lƣợng
thông tin thống kê. Hệ thống tập trung đánh giá trên sáu lĩnh vực và trong
mỗi lĩnh vực đều đánh giá theo các tiêu thức phản ánh chất lƣợng. Nội dung
tóm tắt cho từng lĩnh vực nhƣ sau.
12
1. Đánh giá môi trường làm ra thông tin thống kê
Môi trƣờng làm ra thông tin thống kê là một yếu tố quan trọng ảnh
hƣởng tới chất lƣợng thông tin. Trong lĩnh vực đánh giá này bao gồm ba yếu
tố chính: (i) Vai trò của ngƣời lãnh đạo cao nhất trong cơ quan thống kê; (ii)
Chất lƣợng và ý thức của đội ngũ cán bộ; (iii) Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt
động của cơ quan thống kê. Nội dung một số công việc cần đánh giá nhƣ sau:
xây dựng kế hoạch đánh giá chi tiết, thu thập những ý kiến góp ý; tiến hành
phỏng vấn các cán bộ thống kê trực tiếp liên quan tới công tác tính toán và
biên soạn số liệu; biên soạn báo cáo đánh giá toàn bộ môi trƣờng làm thông
tin và phản hồi tới các bộ phận có liên quan.
2. Đánh giá tính phù hợp của quy trình làm thông tin thống kê
Quy trình làm thông tin thống kê bao gồm quy trình thu thập, xử lý và
tính toán các chỉ tiêu thống kê. Các cán bộ trực tiếp làm số liệu có thể tự đánh
giá những điểm mạnh và các tồn tại của quy trình này. Để cho khách quan, cần
có những đánh giá về quy trình này từ các chuyên gia ở bên ngoài. Các công
việc của hoạt động này bao gồm: xây dựng kế hoạch đánh giá chi tiết; thành
lập nhóm rà soát chất lƣợng số liệu để đánh giá quy trình làm số liệu; chuẩn bị
biểu mẫu và tiến hành đánh giá; phân tích, đánh giá kết quả; chuẩn bị và hoàn
thiện báo cáo, xây dựng kế hoạch hoàn thiện quy trình làm số liệu thống kê.
3. Đánh giá tính chính xác của hoạt động thu thập thông tin
Mức độ chính xác của thông tin đầu ra phụ thuộc vào số liệu thu thập
đƣợc ở nơi tiến hành điều tra phỏng vấn hay nơi làm báo cáo theo chế độ báo
cáo thống kê. Mục đích chính của hoạt động đánh giá này