Luận văn Nghiên cứu lựa chọn loài cây trồng chống sạt lở đường giao thông khu vực xã Chiềng Hắc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Rừng là một trong những thành phần quan trọng của sinh quyển, chiếm chủyếu diện tích lục địa trái đất. Rừng là nguồn vật chất và tinh thần cơbản thoảmãn nhu cầu của con người. Rừng và đời sống xã hội là hai mặt của một vấn đề, có mối quan hệrất chặt chẽvới nhau, và luôn mang những đặc điểm riêng biệt. Nếu không có rừng thì xã hội loài người không thểtồn tại, vì rừng là một thành phần của xã hội và là hoàn cảnh của đời sống xã hội. Rừng phát triển là dấu hiệu thểhiện sựbền vững, nếu nó bịphá huỷtức là môi trường sống của con người và các sinh vật khác đang bị đe doạvà môi trường đang bị mất cân bằng. Trong đó, thảm thực vật rừng là thành phần quan trọng nhất của hệsinh thái rừng, nó quyết định vai trò và chức năng chính của rừng. Bởi nó là thành phần có sức ảnh hưởng và mối quan hệsâu sắc với các thành phần khác, trong đó có nhân tố đất đai, thổnhưỡng. Với kích thước và khối lượng khổng lồ, các thảm thực vật rừng có cường độtrao đổi chất và năng lượng rất cao, chúng đẩy nhanh các quá trình tuần hoàn vật chất trong hệsinh thái. Qua đó làm biến đổi toàn bộhoàn cảnh môi trường theo chiều hướng tốt lên, trong đó có hoàn cảnh thổnhưỡng, làm cho nền địa chất có tính ổn định cao hơn. Hiện nay, tình trạng mất đất do xói mòn đang diễn ra với quy mô và mức độtrầm trọng gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn vềngười và của. Xói mòn xảy ra với nhiều hình thức khác nhau như: xói mòn bềmặt, xói mòn khe, lũ quét, sụt hang, và trượt lở đất. Một trong những nguyên nhân chính gây xói mòn là do tác động của dòng chảy mặt. Và tình trạng xói mòn càng diễn ra mạnh bởi nhân tố điều tiết nguồn nước là rừng đang bịsuy giảm nhanh chóng vềcảdiện tích và chất lượng rừng. Vai trò điều tiết dòng chảy, giảm xói mòn của rừng phụthuộc vào kiểu rừng, loài cây, thành phần loài cây, tuổi Trong đó, loài cây, thành phần loài là nhân tốquan trọng nhất. Rừng bịphá huỷ, xói mòn tăng và vấn đềtrượt lở đường giao thông đang là hiện tượng khá phổbiến trên thếgiới và ởViệt Nam, hiện đang diễn ra theo chiều hướng ngày càng gia tăng và phức tạp, gây hậu quảnghiêm trọng tới đời sống xã hội, kinh tế. Đặc biệt vào mùa mưa lũtrượt đất đá làm ắc tắc giao thông, gây thiệt hại rất lớn vềngười và của hàng năm. Ởnước ta, sạt lở đường giao thông đang là vấn đềthời sựcấp bách, có sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tếquốc dân bởi tầm quan trọng của các tuyến đường giao thông, cũng nhưchi phí tu sửa hàng năm sau mỗi vụsạt lở Trên các tuyến Quốc lộ3, Quốc lộ6, đường HồChí Minh, Quốc lộ12, Quốc lộ4D, Quốc lộ279 hàng năm xảy ra rất nhiều vụsạt lởtrên nhiều đoạn đường. Đặc biệt là các tuyến đường đi lên vùng núi phía Bắc thường có độdốc lớn, nền địa chất phức tạp, hệthống thuỷvăn lớn và không ổn định, nhưQuốc lộ6 và Quốc lộ3. Hai tác nhân chính gây ra các vụsạt lởtrên các tuyến đường miền núi chính là do tác động mạnh mẽcủa dòng chảy mặt, của mưa lớn và kết cấu thiếu vững chắc của nền đất đá. Vì vậy giải pháp đểgiảm thiểu nguy cơsạt lở là cần giảm tác động của dòng chảy mặt, giảm động năng của hạt mưa, đồng thời cải tạo và gắn kết các hạt đất hai bên ta luy của tuyến đường. Trước thực trạng đó đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu đưa ra những biện pháp phù hợp, hiệu quả đểgiảm thiểu thiệt hại do sạt lởgây ra. Trong đó thảm thực vật là đối tượng mà chúng ta cần quan tâm trong công tác phòng chống sạt lở đường; bởi khảnăng giữnước, giữ đất, cải tạo đất, chống xói mòn cao của chúng, và đây là biện pháp mang lại hiệu quảcao nhất vềnhiều mặt: kinh tế, giao thông, môi trường. Nhằm góp phần cung cấp thông tin cho công tác lựa chọn loài cây trồng phòng chống sạt lở đường giao thông, tôi tiến hành nghiên cứu đềtài: “Nghiên cứu lựa chọn loài cây trồng chống sạt lở đường giao thông khu vực xã Chiềng Hắ,c huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”

pdf59 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2955 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu lựa chọn loài cây trồng chống sạt lở đường giao thông khu vực xã Chiềng Hắc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là một trong những thành phần quan trọng của sinh quyển, chiếm chủ yếu diện tích lục địa trái đất. Rừng là nguồn vật chất và tinh thần cơ bản thoả mãn nhu cầu của con người. Rừng và đời sống xã hội là hai mặt của một vấn đề, có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, và luôn mang những đặc điểm riêng biệt. Nếu không có rừng thì xã hội loài người không thể tồn tại, vì rừng là một thành phần của xã hội và là hoàn cảnh của đời sống xã hội. Rừng phát triển là dấu hiệu thể hiện sự bền vững, nếu nó bị phá huỷ tức là môi trường sống của con người và các sinh vật khác đang bị đe doạ và môi trường đang bị mất cân bằng. Trong đó, thảm thực vật rừng là thành phần quan trọng nhất của hệ sinh thái rừng, nó quyết định vai trò và chức năng chính của rừng. Bởi nó là thành phần có sức ảnh hưởng và mối quan hệ sâu sắc với các thành phần khác, trong đó có nhân tố đất đai, thổ nhưỡng. Với kích thước và khối lượng khổng lồ, các thảm thực vật rừng có cường độ trao đổi chất và năng lượng rất cao, chúng đẩy nhanh các quá trình tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái. Qua đó làm biến đổi toàn bộ hoàn cảnh môi trường theo chiều hướng tốt lên, trong đó có hoàn cảnh thổ nhưỡng, làm cho nền địa chất có tính ổn định cao hơn. Hiện nay, tình trạng mất đất do xói mòn đang diễn ra với quy mô và mức độ trầm trọng gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn về người và của. Xói mòn xảy ra với nhiều hình thức khác nhau như: xói mòn bề mặt, xói mòn khe, lũ quét, sụt hang, và trượt lở đất. Một trong những nguyên nhân chính gây xói mòn là do tác động của dòng chảy mặt. Và tình trạng xói mòn càng diễn ra mạnh bởi nhân tố điều tiết nguồn nước là rừng đang bị suy giảm nhanh chóng về cả diện tích và chất lượng rừng. Vai trò điều tiết dòng chảy, giảm xói mòn của rừng phụ thuộc vào kiểu rừng, loài cây, thành phần loài cây, tuổi… Trong đó, loài cây, thành phần loài là nhân tố quan trọng nhất. Rừng bị phá huỷ, xói mòn tăng và vấn đề trượt lở đường giao thông đang là hiện tượng khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam, hiện đang diễn ra theo chiều hướng ngày càng gia tăng và phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng tới đời 2 sống xã hội, kinh tế. Đặc biệt vào mùa mưa lũ trượt đất đá làm ắc tắc giao thông, gây thiệt hại rất lớn về người và của hàng năm. Ở nước ta, sạt lở đường giao thông đang là vấn đề thời sự cấp bách, có sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc dân bởi tầm quan trọng của các tuyến đường giao thông, cũng như chi phí tu sửa hàng năm sau mỗi vụ sạt lở…Trên các tuyến Quốc lộ 3, Quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 12, Quốc lộ 4D, Quốc lộ 279…hàng năm xảy ra rất nhiều vụ sạt lở trên nhiều đoạn đường. Đặc biệt là các tuyến đường đi lên vùng núi phía Bắc thường có độ dốc lớn, nền địa chất phức tạp, hệ thống thuỷ văn lớn và không ổn định, như Quốc lộ 6 và Quốc lộ 3. Hai tác nhân chính gây ra các vụ sạt lở trên các tuyến đường miền núi chính là do tác động mạnh mẽ của dòng chảy mặt, của mưa lớn và kết cấu thiếu vững chắc của nền đất đá. Vì vậy giải pháp để giảm thiểu nguy cơ sạt lở là cần giảm tác động của dòng chảy mặt, giảm động năng của hạt mưa, đồng thời cải tạo và gắn kết các hạt đất hai bên ta luy của tuyến đường. Trước thực trạng đó đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu đưa ra những biện pháp phù hợp, hiệu quả để giảm thiểu thiệt hại do sạt lở gây ra. Trong đó thảm thực vật là đối tượng mà chúng ta cần quan tâm trong công tác phòng chống sạt lở đường; bởi khả năng giữ nước, giữ đất, cải tạo đất, chống xói mòn cao của chúng, và đây là biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất về nhiều mặt: kinh tế, giao thông, môi trường. Nhằm góp phần cung cấp thông tin cho công tác lựa chọn loài cây trồng phòng chống sạt lở đường giao thông, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn loài cây trồng chống sạt lở đường giao thông khu vực xã Chiềng Hắ,c huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” 3 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Do nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở các tỉnh miền núi nên hệ thống đường giao thông đã đựợc xây dựng và phát triển mạnh mẽ. Những tuyến đường lớn đi lên miền núi, nối liền vùng sâu vùng xa với đồng bằng được xây dựng với quy mô lớn, và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước. Đặc điểm chung của các tuyến đường miền núi thường đi qua nhiều đồi, núi, mái dốc taluy lớn, nền địa chất phức tạp, và thường bị sạt lở mỗi khi mùa mưa đến, gây ắc tắc giao thông và thiệt hại lớn về người và của. Đây là hiện tượng trôi trượt cả hệ thống sườn dốc xuống dưới thấp, là một hình thức mạnh nhất của xói mòn, của suy thoái tài nguyên đất, và là nguồn cung cấp nguyên liệu của những trận lũ ống, lũ quét tàn khốc xảy ra. Chính thực tiễn này đã thúc đẩy những nghiên cứu nhằm xây dựng các biện pháp chống mất đất, sạt lở đường giao thông. Những nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện bởi các nhà xây dựng, các nhà kiến trúc và nhà mỏ địa chất, do đó các biện pháp chủ yếu được đưa ra là: xây dựng kè đá, làm tường trọng lực, bạt mái taluy; trong khi đó biện pháp sử dụng thảm thực vật lại ít được quan tâm. Khi con người nhận thấy vai trò to lớn của hệ sinh thái rừng đối với việc cải tạo, giữ ổn định đất, thì ngày càng có nhiều nghiên cứu về vai trò giữ đất, chống xói mòn sạt lở của các hệ sinh thái rừng. 1.1 Trên thế giới Vào năm 1870, lần đầu tiên Volni (Đức) đã tiến hành nghiên cứu về mất đất do xói mòn dưới ảnh hưởng của lớp thực vật trong canh tác nông nghiệp. Ông đã sử dụng một hệ thống các bãi đo dòng chảy để nghiên cứu hàng loạt các nhân tố có liên quan đến xói mòn đất như: thực bì và lớp phủ mặt đất, loại đất, độ dốc mặt đất… Sau đó, những nghiên cứu mất đất do xói mòn dưới ảnh hưởng của lớp thực vật và những tác động của con người như: canh tác nông 4 nghiệp, làm nương rẫy, chăn thả gia súc… được thực hiện ngày càng nhiều ở Mỹ, Liên Xô và một số nước khác. Với sự giúp đỡ của tổ chức quốc tế, gần đây các nghiên cứu về mất đất cũng được thực hiện ở nhiều nước đang phát triển. Nhìn chung, lịch sử phát triển nghiên cứu về mất đất, sạt lở đất do xói mòn gồm ba giai đoạn chính. Giai đoạn thứ nhất vào trước năm 1944. Trong giai đoạn này xuất hiện một số công trình nghiên cứu nổi tiếng ở Mỹ, Liên Xô và các nước châu Âu của các nhà nghiên cứu như: Mille, Bennelt, Laws, Alden. Trong giai đoạn này tồn tại quan điểm chung cho rằng mất đất do xói mòn chủ yếu do dòng chảy tràn trên bề mặt đất tạo nên. Vì vậy, các tác giả tập trung hướng vào nghiên cứu hiệu quả của các công trình chống mất đất ngoài thực địa như: kết cấu bờ đất bậc thang, các băng cây xanh chắn đất, cách bố trí cây trồng theo không gian trên mặt đất…Những nghiên cứu chủ yếu được tiến hành nhờ phân tích thông tin thu được từ hiện trường như: khối lượng, bề dày lớp đất bị mất và cuốn trôi. Nhìn chung, trong giai đoạn này nghiên cứu được tiến hành theo những phương pháp đơn giản, chưa kết hợp được giữa thực nghiệm ngoài hiện trường với nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, mức độ định lượng chưa cao. Giai đoạn hai, từ năm 1944 đến những năm 1980, giai đoạn này được mở đầu bằng công trình nghiên cứu của Ellison, năm 1944 lần đầu tiên ông đã phát hiện ra vai trò rất quan trọng của hạt mưa rơi trong hoạt động phá huỷ liên kết hạt đất và cuốn trôi đất. Động năng của hạt mưa, sức bắn phá của nó trên mặt đất có vai trò quan trọng nhất, quyết định đến xói mòn, cuốn trôi đất. Thí nghiệm của Ellison đã chứng minh rằng: việc giảm tốc độ hạt mưa bằng các dàn che nhân tạo hay tán lá của thực vật có thể dẫn đến giảm xói mòn, mất đất tới hàng trăm lần. Phát hiện của ông đã làm thay đổi quan điểm nghiên cứu về xói mòn, mất đất và khả năng bảo vệ đất của thảm thực vật, mở ra một thời kì nghiên cứu định hướng về mất đất do xói mòn - mở ra phương hướng sử dụng thảm thực vật trong các biện pháp chống mất đất. 5 Đặc điểm nghiên cứu trong thời kì này, là kết hợp giữa nghiên cứu thực nghiệm hiện trường với nghiên cứu dưới điều kiện nhân tạo ở trong phòng thí nghiệm. Các nghiên cứu chống xói mòn bắt đầu chuyển sang hướng nghiên cứu định hướng, tập trung vào xác định cơ chế của xói mòn, tìm công thức toán học để mô phỏng quá trình xói mòn. Nhờ các phương tiện hiện đại, người ta đã tiến hành nghiên cứu xói mòn không chỉ trong điều kiện tự nhiên mà cả trong điều kiện nhân tạo. Có nhiều công trình nổi tiếng trong giai đoạn này như: Ellison (1944), Wischmeier (1959-1974), Fournier (1960), Burukin (1961), Smith (1962), Kirkhy (1969), Zakharop (1981) và Hudson (1981). Trong giai đoạn này kết quả quan trọng nhất của nghiên cứu chống xói mòn là phương trình cho phép xác định được lượng đất mất đi do xói mòn khi biết một số chỉ tiêu khác. Đây là phương trình mất đất phổ dụng được xây dựng vào những năm 1950 do W.H.Wischmeier (1959) xây dựng; phương trình có dạng như sau: A=R.K.L.S.C.P trong đó A: lượng đất mất đi R: chỉ số về tính xói mòn của mưa K: hệ số tính xói mòn của đất L: hệ số về chiều dài sườn dốc S: hệ số về độ dốc C: hệ số về loại cây trồng P: hệ số về biện pháp bảo vệ đất Phương trình này đã làm sáng tỏ vai trò của từng nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn. Nó có tác dụng định hướng cho nhiều nghiên cứu nhằm xác định quy luật xói mòn ở các khu có điều kiện địa lý khác nhau. Song do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, địa lý giữa các khu vực nên ta cần phải có những điều chỉnh các hệ số sao cho phù hợp với từng vùng. Đây là quá trình nghiên cứu đòi hỏi phải tốn kém về thời gian và kinh phí, không phải nơi nào cũng tiến hành được. Hơn nữa, tập quán canh tác của mỗi dân tộc cũng khác nhau, vì vậy hệ số về phương pháp quản lý sử dụng đất cũng không giống nhau. Và phương trình trên xây dựng hệ số cho các kiểu cây trồng khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là cho các kiểu phối hợp cây trồng trong nông nghiệp, mà chưa 6 tính đến sự đa dạng của thảm thực vật rừng. Đó là những khó khăn và hạn chế của phương trình mất đất phổ dụng. Vào những năm của thập kỷ 70, phương trình mất đất được cải tiến để áp dụng cho đất rừng và một số loại đất phi nông nghiệp khác, gọi là phương trình mất đất biến đổi: A= R.K.LS.MV A: lượng đất mất đi R: chỉ số về tính xói mòn của mưa K: hệ số tính xói mòn của đất LS: hệ số về địa hình MV: hệ số về biện pháp quản lý thực bì. Trong phương trình này, tính phức tạp của phương trình mất đất phổ dụng đã được giảm bớt trên cơ sở ghép các nhân tố độ dốc, chiều dài sườn dốc thành nhân tố địa hình; nhân tố cây trồng và nhân tố bảo vệ đất thành nhân tố quản lý thực bì. Việc áp dụng phương trình mới đã trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên, mục tiêu sử dụng của phương trình chủ yếu vẫn là đất nông nghiệp; khi áp dụng cho các loại đất rừng thì độ chính xác không cao, phương trình vẫn cần phải nghiên cứu bổ sung. Các công trình nghiên cứu ở giai đoạn này không chỉ bó hẹp ở một số nước như: Mỹ, Liên Xô, mà đã được mở rộng ra nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, những nghiên cứu về xói mòn chủ yếu vẫn được tiến hành một cách độc lập theo những chương trình được hoạch định của từng cơ quan, từng quốc gia. Vì vậy, cần có các tổ chức quốc tế đứng ra giữ vai trò liên kết các nghiên cứu trong lĩnh vực này, tạo nên tính hệ thống cao trên toàn thế giới. Giai đoạn ba, từ năm 1980 trở lại đây. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và gia tăng dân số đã thúc đẩy công việc khai phá nhiều vùng rừng chuyển thành khu canh tác nông nghiệp. Do không coi trọng các biện pháp bảo vệ đất, nên hàng năm trên thế giới đã bị thoái hoá chừng 20 triệu ha đất. Vì vậy diện tích đất canh tác đã bị thu hẹp nhanh chóng, đồng thời làm biến đổi tính chất của nhiều thành phần môi trường như: nguồn nước, thực vật, động vật… và xói mòn là nguyên nhân chính gây nên suy thoái môi trường hiện nay. Vì vậy trong chiến lược bảo vệ toàn cầu, bảo vệ đất được xem là một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lược vì sự tồn tại lâu bền của 7 con người. Bảo vệ đất đã trở thành chỉ tiêu cơ bản hình thành nên giá trị sinh thái của các phương thức canh tác. Với những nhận thức trên, nghiên cứu về xói mòn đã được tiến hành ở hầu hết các nước trên thế giới. “Báo cáo môi trường, FAO, 1992” Khả năng chống xói mòn, bảo vệ đất của rừng là một chỉ tiêu quan trọng để xây dựng các biện pháp kĩ thuật bảo vệ và duy trì sự ổn định của đất, là cơ sở khoa học cho việc phối hợp các loài cây, các phương thức canh tác, kỹ thuật gây trồng. Hiện nay, nghiên cứu về mất đất do xói mòn mang tính hợp tác cao, có nhiều tổ chức quốc tế đứng ra liên kết giữa các quốc gia trong lĩnh vực khoa học này; đồng thời các quốc gia cũng thành lập các trung tâm và các hiệp hội nghiên cứu quản lý sử dụng đất. Những nghiên cứu trong thời kì này hướng vào hai mục tiêu chính. Một là, phát hiện những quy luật hoạt động của xói mòn ở từng địa phương, từng quốc gia để dự báo xói mòn và xây dựng biện pháp chống xói mòn. Hai là, xây dựng các biện pháp bảo vệ đất, đặc biệt là các công nghệ bảo vệ đất dốc, trong đó có công trình của K.I..Wiersum (1981); R.Lack (1990). Và kết quả nghiên cứu cơ bản được thể hiện: Phát triển các phương trình toán học để dự báo xói mòn; và những biện pháp bảo vệ đất tập trung vào việc sử dụng các thảm thực vật, các mô hình nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc, xây dựng các công trình chống xói mòn. Kết quả nghiên cứu của G.Fiebiger (1993) xác nhận rằng: nguy cơ xói mòn đất dưới tầng cây gỗ có thể tăng lên do giọt mưa dưới tán rừng có kích thước lớn hơn. Những loài cây có phiến lá to (như Tếch - Tectona grandis) thường tạo ra các giọt nước ngưng đọng với kích thước lớn, nên khi rơi từ tán lá trên cao xuống sẽ có sức công phá bề mặt đất lớn hơn với sức công phá của giọt mưa tự nhiên trên đất trống. Loài Albizza falcataria với tầng tán cao 20m so với mặt đất, đã tạo ra giọt mưa có năng lượng gây xói mòn bằng 102% so với năng lượng của giọt mưa ngoài đất trống. Loài Anthocephalus chinensis 8 với phiến lá to và tầng tán cao 10m, lại tạo nên những giọt mưa rơi có năng lượng gây xói mòn bằng 147% so với năng lượng của hạt mưa rơi tự nhiên (G.Fiebiger, 1993). Vì vậy, một trong những tiêu chí chọn loài cây trồng rừng phòng hộ đầu nguồn ở vùng nhiệt đới là chọn loài cây có tán lá dày, rậm nhưng phiến lá phải nhỏ, càng nhỏ càng tốt. Những nghiên cứu khác cho thấy rằng, cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng có vai trò lớn trong việc hạn chế xói mòn, sạt lở đất. Nếu chúng bị phá trụi hoặc bị lấy đi khỏi đất rừng thì tác dụng hạn chế xói mòn đất của rừng sẽ giảm. FAO (1994a, 1994b) đã tổng kết nhiều tài liệu nghiên cứu về xói mòn đất dưới các loại rừng và các kiểu sử dụng đất khác nhau và đã chỉ ra rằng: quá trình tích lũy sinh khối là cơ chế sinh vật học chủ yếu để khống chế xói mòn đất. Như đã biết, sạt lở đường giao thông là mức độ cao nhất của xói mòn. Qua nhiều giai đoạn phát triển, công tác phòng chống sạt lở đường giao thông vẫn chỉ dừng lại ở các biện pháp: làm tường trọng lực, bạt mái taluy, mà vẫn chưa chú trọng việc sử dụng thảm thực vật vào công tác phòng chống sạt lở. chính vì vậy, tuy đã tiêu tốn rất nhiều kinh phí cho việc bảo vệ hành lang đường giao thông, nhưng sạt lở vẫn thường xuyên xảy ra với mức độ nghiêm trọng. 1.2 Ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu bảo vệ đất đầu tiên đựơc tiến hành từ những năm 1960, do Viện Nông hoá thổ nhưỡng - trường Đại học Tổng hợp, trường Đại học Nông nghiệp, trường Đại học Lâm nghiệp, Đại học Sư phạm Hà Nội và một số trung tâm khác thực hiện. Tuy nhiên, do nghiên cứu bảo vệ đất thường đòi hỏi kinh phí lớn và phương tiện hiện đại, nên những công trình nghiên cứu còn ít và chưa hệ thống, các phương tiện nghiên cứu còn dơn giản; nên vẫn còn rất ít ỏi những thông tin về xói mòn ở Việt Nam, chưa đủ thông tin cho việc phân tích quy luật để dự báo xói mòn, xây dựng biện pháp bảo vệ đất ở Việt Nam. Song cũng đạt được một số thành quả như sau: 9 1.2.1.Thành quả nghiên cứu vai trò giữ nước của rừng Nghiên cứu vai trò giữ nước của rừng ở nước ta được bắt đầu vào những năm 1970 và đẩy mạnh vào đầu những năm 1990, tuy vậy đây vẫn còn đang là một vấn đề khá mới mẻ và chưa được nghiên cứu nhiều. Nghiên cứu vai trò giữ nước của rừng ở Việt Nam được chia thành 2 hướng chính. 1.2.1.1.Vai trò giữ nước của rừng trên lưu vực Một số công trình nghiên cứu đã đề cập đên vai trò điều tiết nước của rừng, ảnh hưởng của các kiểu thảm thực vật rừng tới việc thay đổi chế độ dòng chảy mặt tại các lưu vực nước và ảnh hưởng đến lượng nước của sông ngòi như công trình của: Nguyễn Viết Phổ (1992); Vũ Văn Tuấn (1977, 1981, 1982). Những nghiên cứu này đã cho thấy vai trò điều tiết nước đặc biệt hữu hiệu của thảm thực vật rừng, đặc biệt là việc cung cấp nước cho sông suối vào mùa khô. Quá trình dòng chảy đã được phân tích và mô hình hóa một cách có cơ sở khoa học trong luận án PTS của Vũ Văn Tuấn (1993); Vũ Văn Tuấn và Phạm Thị Lan Hương (1998); Trần Thục và Huỳnh Thị Lan Hương (1999). Trong năm 1993, vấn đề rừng với tác dụng dòng chảy đã được Phạm Ngọc Dũng (1993) nghiên cứu và cho thấy: ở nước ta cây rừng có khả năng tiêu thụ một lượng nước rất lớn. Đất rừng cũng là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến dòng chảy mặt. Sự khác nhau về tính chất, chủ yếu là tính chất vật lý của các loại đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xói mòn đất và hình thành dòng chảy mặt. Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1995) đã dựa vào mức độ thấm, thoát nước và sự thoái hóa của các loại đất cho điểm và đánh giá vai trò của các nhân tố đất ảnh hưởng tới xói mòn và dòng chảy. Vai trò của rừng trong việc giữ nước là rất quan trọng. Nghiên cứu của Võ Minh Châu (1993) - dẫn theo Vương Văn Quỳnh (1999): cho thấy sự suy giảm diện tích rừng đầu nguồn sông Ngàn Mọ từ 23.971 ha xuống còn 6.000 ha đã làm cho lượng nước hồ Kẻ Gỗ giảm đi đáng kể, giảm từ 340 triệu m3 nước xuống còn 60 triệu m3, do đó không đảm bảo nước cho sản xuất nông nghiệp trên diện tích 6.000 ha. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế và Vũ Tấn Phương (2002) đã đưa ra dẫn liệu lưu lượng dòng chảy tại nơi có rừng thấp hơn từ 2.5-2.7 lần so với khu 10 vực canh tác nông nghiệp, rừng tự nhiên có tác dụng tốt hơn rừng trồng trong việc giảm dòng chảy mặt, dòng chảy kiệt ở những nơi có rừng cao hơn không có rừng. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Tiến sĩ Trần Trọng Huệ thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, thì việc phá rừng là nguyên nhân chính của hiện tượng sạt lở đất ở khu vực miền núi phía Bắc bao gồm các tỉnh như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, và Lạng Sơn. Ở những tỉnh này, đất đá sạt lở ngày càng nhiều, nhất là trong những vùng có độ che phủ thực vật thấp hơn 20%. 1.2.1.2.Vai trò giữ nước của rừng trên sườn dốc Công trình nghiên cứu điển hình về thủy văn rừng trong khoảng thời gian từ năm 1970 - 1985 là công trình nghiên cứu của Bộ môn khí tượng thủy văn rừng ở Tứ Quận - Tuyên Quang và ở núi Tiên - Hữu Lũng - Lạng Sơn. Công trình nghiên cứu đầu tiên ở Tứ Quận - Tuyên Quang tập chung chủ yếu vào việc tim hiểu lượng nước chảy bề mặt và lượng đất xói mòn dưới tán rừng bồ đề trồng thuần loài đều tuổi trong khoảng thời gian 3 năm (1974-1976) (Bùi Ngạnh, Vũ Văn Mễ, 1995). Tiếp đó, các công trình tập chung nghiên cứu ảnh hưởng của độ tàn che tới khả năng điều tiết nước của rừng, khả năng ngăn cản nước mưa của tán rừng (Bùi Ngạnh và Nguyễn Danh Mô, 1977); Bùi Ngạnh và Nguyễn Ngọc Đích, 1985. Những nghiên cứu này đã cho thấy sự thay đổi dòng chảy mặt ở một số dạng rừng khác nhau, trên cơ sở đó các tác giả đã đề xuất những mô hình bố trí các đai rừng giữ nước trên sườn dốc. Năm 1981, (Lê Đăng Giảng và Nguyễn Thị Hoài Thu, 1981) đã tổng kết kết quả nghiên cứu về khả năng giữ nước, điều tiết dòng chảy của rừng thứ sinh hỗn giao lá rộng tại núi Tiên - Hữu Lũng - Lạng Sơn. Những tác giả này đã đề nghị rằng việc xây dựng và thiết kế rừng phòng hộ ở các triền sông phải được phát huy được khả năng giữ nước cao nh
Luận văn liên quan