Luận văn Nghiên cứu sử dụng bền vững tài nguyên đất huyện Đông anh - Hà nội

Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của quốc gia. Là địa bàn cho mọi hoạt động sống của con người và sinh vật, tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế; là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống; là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Việc sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên này không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn đảm bảo cho sự ổn định về chính trị, xã hội và đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển bền vững trong tương lai. Theo niên giám thống kê (2009), tổng diện tích đất tự nhiên cả nước là 33,105 triệu ha, trong đó diện tích sông suối và núi đá khoảng 1.370.100 ha (chiếm khoảng 4,16% diện tích đất tự nhiên), phần đất liền khoảng 31,1 triệu ha (chiếm khoảng 94,5% diện tích tự nhiên), và là 1 trong những nước có diện tích tự nhiên nhỏ, xếp vào nhóm thứ 5 trong nhóm nước có diện tích bình quân từ 0,3 – 0,5 ha/người trên thế giới. Bình quân đất nông nghiệp 0,11 ha/người, thuộc nhóm 7 có mức bình quân diện tích đất từ 0,1 – 0,2 ha/người. [1] Trong tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam có 26.100.160 ha là đất nông nghiệp, 3.670.186 ha là đất phi nông nghiệp, 3.323.512 ha là đất chưa sử dụng. [1] Trong 20 năm qua, nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nông nghiệp cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hóa, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá (bình quân 5,5%/năm), sản lượng lương thực tăng 5%/năm, gấp 2 lần tỷ lệ tăng dân số. Nông nghiệp đóng góp 25,43% tổng GDP tính theo giá trị hiện hành và đóng góp tới 70% GDP ở khu vực nông thôn [12]. Sản xuất nông nghiệp không những đảm bảo an toàn lương thực quốc gia mà còn mang lại nguồn thu cho nền kinh tế với việc tăng hàng hóa nông sản xuất khẩu. Kim ngạch xuất khầu đạt 4,2 tỷ USD, chiếm 24% kim ngạch xuất khẩu cả nước. [14]

pdf97 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2094 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu sử dụng bền vững tài nguyên đất huyện Đông anh - Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- PHAN THỊ THÚY NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN ĐÔNG ANH - HÀ NỘI Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số : 60440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Ngân Hà Hà Nội - Năm 2014 Lời cảm ơn Để hoàn thành được luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và những lời chỉ bảo chân tình từ rất nhiều đơn vị và cá nhân trong và ngoài trường. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó. Đầu tiên, tôi xin cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Ngân Hà là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô trong Bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường đất - Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - ĐHQGHN. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân các xã đã tạo điều kiện về thời gian và cung cấp số liệu cho đề tài này. Cảm ơn sự động viên và giúp đỡ của gia đình, người thân, bạn bè trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Phan Thị Thúy MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH .................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. iii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................ 3 1.1. Một số khái niệm chung ........................................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm về đất và đất nông nghiệp ................................................................. 3 1.1.2. Khái niệm và các tiêu chí về phát triển bền vững............................................. 4 1.2. Sản xuất nông nghiệp bền vững ............................................................................................... 6 1.2.1. Sự cần thiết phải xây dựng nền nông nghiệp bền vững .................................... 6 1.2.2. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững ......................... 9 1.3. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đông Anh ......................... 11 1.3.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................11 1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội .....................................................................................16 CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 20 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 20 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................................. 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 21 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 23 3.1. Hiện trạng sử dụng đất và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh ... 23 3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất .......................................................................................23 3.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện .................................... 27 3.2. Đặc điểm tài nguyên đất huyện Đông Anh ........................................................................... 32 3.2.1. Phân loại đất ........................................................................................................32 3.2.2. Đặc điểm các nhóm, loại đất và hướng sử dụng ...............................................33 3.2.3. Đặc điểm các đơn vị đất đai huyện Đông Anh .................................................45 3.3. Đánh giá phân hạng khả năng thích nghi đất đai .................................................................. 51 3.3.1. Các cấp phân vị và phương pháp xác định mức độ thích nghi đất đai huyện Đông Anh ............................................................................................................................51 3.3.2. Các loại hình sử dụng đất chính dùng để đánh giá ...........................................52 3.3.3. Kết quả phân hạng thích nghi đất đai ................................................................53 3.3.4. Tổng hợp diện tích đất đai thích nghi đối với các loại hình sử dụng đất ........55 3.4. Định hướng và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất huyện Đông Anh hướng tới phát triển bền vững ....................................................................................................... 58 3.4.1. Định hướng các phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Đông Anh ............................................................................................................................58 3.4.2. Đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm phát triển kinh tế xã hội theo phương hướng phát triển đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Huyện .........................62 3.4.3. Đề xuất sử dụng đất huyện Đông Anh ..............................................................66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 81 PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................................... 95 i DANH MỤC BẢNG Thứ tự Tên bảng Trang Bảng 1.1 Nhiệt độ, lượng mưa trung bình hàng năm 13 Bảng 1.2. Dân số huyên Đông Anh tính từ năm 2005 đến năm 2011 18 Bảng 1.3. Cơ cấu dân số huyện Đông Anh chia theo giới tính 18 Bảng 1.4. Tỷ suất sinh tính từ năm 2005 đến năm 2011 19 Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 23 Bảng 3.2. Phương án tăng trưởng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng huyện Đông Anh đến năm 2020 30 Bảng 3.3. Phương án tăng trưởng ngành thương mại dịch vụ huyện Đông Anh đến năm 2020 30 Bảng 3.4. Phương án tăng trưởng ngành nông nghiệp huyện Đông Anh đến năm 2020 31 Bảng 3.5: Diện tích các loại đất huyện Đông Anh. 33 Bảng 3.6. Phân hạng thích nghi các loại hình sử dụng đất theo điều kiện tự nhiên 47 Bảng 3.7. Diện tích, cơ cấu các loại đất đến năm 2020 59 Bảng 3.8. Các vùng phân bố kiểu sử dụng đất chuyên lúa 68 Bảng 3.9. Các vùng phân bố kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa + 1 vụ màu 70 Bảng 3.10. Các vùng phân bố kiểu sử dụng đất chuyên màu 71 Bảng 3.11. Các vùng phân bố kiểu sử dụng đất trồng rau màu 72 Bảng 3.12. Các vùng phân bố kiểu sử dụng đất trồng hoa và cây cảnh 73 Bảng 3.13. Các vùng phân bố kiểu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản 73 ii DANH MỤC HÌNH Thứ tự Tên danh mục Trang Hình 3.1. Diện tích, cơ cấu đất đai năm 2013 24 Hình 3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 – huyện Đông Anh, Hà Nội 25 Hình 3.3. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 27 Hình 3.4. Định hướng chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp giai đoạn 2015 – 2020 31 Hình 3. 5. Bản đồ đất huyện Đông Anh, Hà Nội 44 Hình 3.6. Bản đồ thích nghi đất đai huyện Đông Anh, Hà Nội 57 Hình 3.7. Bản đồ quy hoạch chi tiết huyện Đông Anh năm 2000 – 2020 61 Hình 3.8. Bản đồ đề xuất sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Anh, Hà Nội 74 iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CN - XDCB Công nghiệp – xây dựng cơ bản DTTN Diện tích tự nhiên FAO Tổ chức nông lương thế giới GDP Tổng sản phẩm quốc nội GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KH Kế hoạch NLN - TS Nông lâm nghiệp – Thủy sản TM - DV Thương mại – Dịch vụ UBND Ủy ban nhân dân VHVN - TDTT Văn hóa văn nghệ - Thể dục thể thao 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của quốc gia. Là địa bàn cho mọi hoạt động sống của con người và sinh vật, tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế; là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống; là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Việc sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên này không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn đảm bảo cho sự ổn định về chính trị, xã hội và đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển bền vững trong tương lai. Theo niên giám thống kê (2009), tổng diện tích đất tự nhiên cả nước là 33,105 triệu ha, trong đó diện tích sông suối và núi đá khoảng 1.370.100 ha (chiếm khoảng 4,16% diện tích đất tự nhiên), phần đất liền khoảng 31,1 triệu ha (chiếm khoảng 94,5% diện tích tự nhiên), và là 1 trong những nước có diện tích tự nhiên nhỏ, xếp vào nhóm thứ 5 trong nhóm nước có diện tích bình quân từ 0,3 – 0,5 ha/người trên thế giới. Bình quân đất nông nghiệp 0,11 ha/người, thuộc nhóm 7 có mức bình quân diện tích đất từ 0,1 – 0,2 ha/người. [1] Trong tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam có 26.100.160 ha là đất nông nghiệp, 3.670.186 ha là đất phi nông nghiệp, 3.323.512 ha là đất chưa sử dụng. [1] Trong 20 năm qua, nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nông nghiệp cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hóa, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá (bình quân 5,5%/năm), sản lượng lương thực tăng 5%/năm, gấp 2 lần tỷ lệ tăng dân số. Nông nghiệp đóng góp 25,43% tổng GDP tính theo giá trị hiện hành và đóng góp tới 70% GDP ở khu vực nông thôn [12]. Sản xuất nông nghiệp không những đảm bảo an toàn lương thực quốc gia mà còn mang lại nguồn thu cho nền kinh tế với việc tăng hàng hóa nông sản xuất khẩu. Kim ngạch xuất khầu đạt 4,2 tỷ USD, chiếm 24% kim ngạch xuất khẩu cả nước. [14] 2 Tuy nhiên, ngành nông nghiệp có đặc điểm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nên với nền sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, tính chất bấp bênh của sản xuất nông nghiệp thể hiện rất rõ, năm mưa thuận gió hoà, thời tiết thuận lợi, dịch bệnh ít thì được mùa cả trồng trọt và chăn nuôi; ngược lại có năm thiên tai dịch bệnh, mất mùa thê thảm. Vậy nên, cho tới nay vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững được đề cập tới như một trong những vấn đề toàn cầu, vừa rất cơ bản vừa bức thiết, có ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh tế xã hội của đất nước. Đông Anh là một huyện ngoại thành của Hà Nội, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 18.213,90 ha, trong đó đất nông nghiệp 9112.38 ha, đất phi nông nghiệp 8794.92 ha, đất chưa sử dụng: 306.6 ha. Dân số toàn huyện là 359,5 nghìn người, trong đó, vùng nông nghiệp là 255.228 người (chiếm 90.1%), dân số khu công nghiệp và đô thị là 28.069 người (chiếm 9.9%). Cũng như nhiều địa phương trên tất cả các vùng miền đất nước, huyện Đông Anh trong nhiều năm qua sản xuất nông nghiệp đã phát triển với những bước tiến mới. Nhưng nếu xem xét góc độ phát triển bền vững thì đang có những vấn đề bức xúc đặt ra. Vậy nên tác giả đã lựa chọn vấn đề “Nghiên cứu sử dụng bền vững tài nguyên đất huyện Đông Anh - Hà Nội” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình với mục đích đưa ra những định hướng sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp của toàn huyện một cách hợp lý nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, hướng tới phát triển bền vững. 2. Mục tiêu của đề tài - Phân tích hiện trạng sử dụng đất, đặc điểm tài nguyên đất và các loại hình sử dụng đất hiện tại trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội. - Phân loại, phân hạng thích nghi đất đai trên địa bàn huyện.. - Đề xuất diện tích phân bố cho các loại đất và bố trí các kiểu sử dụng đất huyện Đông Anh. - Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm chung 1.1.1. Khái niệm về đất và đất nông nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm về đất và đất đai + Đất (Soil): Cho tới nay có nhiều định nghĩa về đất, nhưng định nghĩa của Đacutraep (1879) – nhà thổ nhưỡng học người Nga được thừa nhận rộng rãi nhất. Theo tác giả này thì: Đất là vật thể tự nhiên được hình thành qua một thời gian dài do kết quả tác động tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Đất là một hệ thống hở. Các hoạt động thêm vào đất, mất khỏi đất, chuyển dịch vị trí trong đất và hoạt động chuyển hóa trong đất xảy ra liên tục. Chất lượng của đất phụ thuộc vào đá mẹ, khí hậu, cỏ cây và sinh vật sống trên và trong lòng đất, đặc biệt phụ thuộc vào tác động của con người đối với đất đai. + Đất đai (Land): Theo cách định nghĩa của tổ chức FAO thì: “Đất đai là một tổng thể vật chất, bao gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và không gian tự nhiên của thực thể vật chất đó”. Cũng có những quan điểm tổng hợp hơn cho rằng đất đai là những tài nguyên sinh thái và tài nguyên kinh tế, xã hội của một tổng thể vật chất. Theo quan điểm đó, đất đai là một phần diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm cả các yếu tố cấu thành môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đất như khí hậu, thổ nhưỡng, dạng địa hình, địa mạo, nước mặt (hồ, sông, suối, đầm lầy, v.v ) các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước, hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa. v.v...). 1.1.1.2. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp a. Khái niệm Đất nông nghiệp (ký hiệu là NNP) là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. 4 b. Phân loại Đất nông nghiệp gồm: - Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. - Đất lâm nghiệp: Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Theo loại rừng lâm nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. - Đất nuôi trồng thuỷ sản: Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thuỷ sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nước ngọt. - Đất làm muối: Là đất các ruộng để sử dụng vào mục đích sản xuất muối. - Đất nông nghiệp khác: Là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính (vườn ươm) và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, đất để xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp. 1.1.2. Khái niệm và các tiêu chí về phát triển bền vững 1.1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường, trong đó sự phát triển kinh tế là nguồn gốc, là động lực, sự phát triển xã hội là mục tiêu và sự phát triển môi trường là điều kiện của phát triển bền vững. Theo Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland): Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh 5 hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...". Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường. Theo Tổ chức ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): "Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai". 1.1.2.2. Phát triển nông nghiệp bền vững Phát triển nông nghiệp bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước nhưng không làm suy thoái môi trường tự nhiên, bảo đảm an ninh lương thực, tạo đà cho phát triển nông thôn, góp phần bảo đảm an sinh và hài hoà cho xã hội. 1.1.2.3. Đặc trưng của nền nông nghiệp bền vững * Những đặc trưng của nền nông nghiệp phát triển bền vững - Thứ nhất, phát triển nông nghiệp bền vững là nền sản xuất trong đó hoạt động của con người phù hợp với các quy luật phát triển của tự nhiên, khai thác và bồi dưỡng tự nhiên được thực hiện trong cùng một quá trình, nhờ đó duy trì được môi trường tự nhiên cho đời sống trường tồn của mọi thế hệ. - Thứ hai, phát triển nông nghiệp bền vững là nền sản xuất nông nghiệp đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, dựa trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại sản xuất. - Thứ ba, phát triển nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực nhưng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng. 6 - Thứ tư, phát triển nông nghiệp bền vững là nền sản xuất nông nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý. Nói đến cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp là nói đến cơ cấu giữa chăn nuôi và trồng trọt. - Thứ năm, phát triển nông nghiệp bền vững là nền sản xuất nông nghiệp bảo đảm được công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, tạo được cơ sở vật chất cho phát triển nông thôn mới. - Thứ sáu, phát triển nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp, trong đó đòi hỏi trình độ của người lao động ngày càng cao. * Mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững: - Một là, ổn định hệ thống chính trị. - Hai là, phát triển bền vững về kinh tế. - Ba là, phát triển bền vững về xã hội. - Bốn là, phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường. 1.2. Sản xuất nông nghiệp bền vững 1.2.1. Sự cần thiết phải xây dựng nền nông nghiệp bền vững Thực tế cho thấy sử dụng đất đai là vấn đề phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố quan trọng khác nhau, thực chất đây là vấn đề có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ giữa người và đất đai. Mục tiêu của con người là sử dụng đất khoa học và hợp lý.[7] Đất đai chịu tác động của các yếu tố: nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên (khí hậu, thủy văn, thảm thực vật, quy luật sinh thái tự nhiên), nhóm yếu tố con người và các quy luật kinh tế - xã hội, các yếu tố kỹ thuật. Đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên là yếu tố quyết định chủ đạo đối với việc sử dụng đất, còn phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Cùng với sự phát triển đột phá của khoa học kỹ thuật, công nghiệp và nền văn minh hiện đại của nhân loại đã làm biến đổi sâu sắc cảnh quan môi trường. Sự cạn kiệt 7 của các nguồn năng lượng, sự bùng nổ dân số càng làm sâu sắc thêm sự mất cân đối giữa nhu cầu ngày càng cao của xã hội v
Luận văn liên quan