Luận văn Nghiên cứu tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) ở huyện An Dương - Hải Phòng

1.1. Tính cấp thiết của đề tài Rau là loại thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày. Cùng với thức ăn động vật, rau cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Tục ngữ có câu: “Cơm không rau như đau không thuốc”. Rau cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin, các axít hữu cơ, chất khoáng Theo tính toán của nhiều nhà dinh dưỡng học, muốn cơ thể hoạt động bình thường cần cung cấp 2300-2500 kcal mỗi ngày, trong đó phải có 250-300 gam rau (tương đương với 7,5-8 kg/tháng hay 90-108 kg/năm – Trần Khắc Thi). Như vậy tổng nhu cầu rau của nước ta sẽ là 7.650 – 9.180 nghìn tấn, tổng sản lượng rau các loại năm 2006 đạt 9.650 nghìn tấn. Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. WTO là một thị trường lớn với 5 tỷ người tiêu dùng, chiếm 95% giá trị thương mại thế giới, kim ngạch nhập khẩu nông sản trị giá 635 tỷ USD/năm. Trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, rau hoa quả là mặt hàng lớn nhất của sân chơi WTO với thị trường tiêu thụ thế giới khoảng 103 tỷ USD/năm nhưng Việt Nam mới chỉ chiếm 0,2% thị phần, một tỷ lệ quá nhỏ bé (TS. Nguyễn Quốc Vọng). Những thách thức lớn nhất đối với hàng nông sản Việt Nam khi hội nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO là số lượng, chất lượng, giá thành và vấn đề an toàn thực phẩm. Bốn thách thức trên đã trở thành bốn luật chơi trên thị trường thế giới trong đó luật chơi “an toàn thực phẩm” là bài toán khó nhất. Nông sản phải có chứng chỉ “thực hành nông nghiệp tốt – GAP) để chứng minh với các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn thế giới về sự an toàn và vệ sinh của sản phẩm nông sản của Việt Nam. Khó khăn đối với sản phẩm nông nghiệp của chúng ta hiện nay vẫn là thị trường tiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định là chất lượng sản phẩm. Thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ giúp người sản xuất từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, vì nó kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z, từ sửa soạn đồng ruộng, canh tác đến thu hoạch, sau thu hoạch, bảo quản, thuốc BVTV, môi trường, bao bì An Dương là một huyện ngoại thành Thành phố Hải Phòng, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt vị trí địa lý dọc quốc lộ 5 và năm trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng. Theo quy hoạch của Thành phố trong những năm tới, huyện An Dương được quy hoạch thành những vành đai sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất chuyên môn hoá để cung cấp lương thực thực phẩm cho thành phố và các khu vực lân cận. Đối với huyện An Dương, trong các loại thực phẩm thì rau là cây trồng được đặt lên hàng đầu. Với lợi thế vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên thuận lợi nên sản xuất rau của huyện An Dương những năm vừa qua đạt hiệu quả kinh tế cao. Chất lượng rau còn hạn chế, đặc biệt mức độ an toàn kém do rau vẫn còn dư lượng thuốc BVTV và vi sinh vật gây hại vượt quá ngưỡng cho phép khi tiêu thụ trên thị trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Nguyên nhân chủ yếu là quy trình sản xuất rau chưa tuân theo những quy định nghiêm ngặt, một quy trình cụ thể. Xuất phát từ thực tế sản xuất của huyện An Dương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện An Dương – Hải Phòng”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của huyện An Dương, từ đó đễ xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyệnh trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về sản xuất rau an toàn và tiêu chuẩn VietGAP - Đánh giá thực trạng sản xuất rau của huyện trong thời gian gần đây. - Đánh giá thực trạng sản xuất rau theo quy trình VietGAP của huyện An Dương - Kiến nghị những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng - Các hộ sản xuất rau - Các HTX dịch vụ nông nghiệp - Cơ quan quản lý Nhà nước - Các đơn vị cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp - Một số thị trường tiêu thụ sản phẩm rau của huyện An Dương. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính huyện An Dương, tập trung nghiên cứu tại 3 xã trọng điểm (Đại Bản, Hồng Phong, An Hoà) 1.3.2.2. Phạm vi thời gian - Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau trong giai đoạn 2006-2008 - Nghiên cứu khảo sát các hộ sản xuất rau trên địa bàn huyện năm 2008 - Đưa ra biện pháp chủ yếu về sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện đến năm 2015.

doc125 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8020 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) ở huyện An Dương - Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN ĐÌNH DŨNG NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN THỰC HIÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAP) Ở HUYỆN AN DƯƠNG – HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUỐC CHỈNH HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và hình ảnh trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Đình Dũng LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Quốc Chỉnh đã định hướng, chỉ bảo, dìu dắt tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn đối với tất cả các thầy cô giáo Viện Sau đại học, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phân tích định lượng cùng tất các các thầy cô giáo trường Đại học Nông nghiệp hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm khuyến nông Hải Phòng, UBND huyện An Dương, UBND các xã Đại Bản, Hồng Phong, An Hoà đã cung cấp số liệu khách quan, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Cuối cùng với lòng biết ơn sâu sắc nhất xin dành cho gia đình, bạn bè đã giúp đỡ rất nhiều về vật chất và tinh thần để bản thân tôi hoàn thành được chương trình học tập cũng như đề tài nghiên cứu Tác giả Mục lục Lời cảm ơn ii 1. Mở đầu 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1. Đối tượng 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 1.3.2.1. Phạm vi không gian 3 1.3.2.2. Phạm vi thời gian 3 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1. Khái niệm rau an toàn 4 2.1.2. Vai trò và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất rau an toàn 5 2.1.2.1. Vai trò của sản xuất rau an toàn 5 2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất rau an toàn 6 2.1.3. Lý luận về GAP (EUREPGAP, ASIANGAP) 7 2.1.5. Lý luận về sản xuất 15 2.1.5.1. Khả năng sản xuất theo quy trình VietGAP 16 2.1.5.2. Hiệu quả sản xuất 17 2.1.5.3. Hiệu qủa kinh tế và bản chất của nó 17 2.1.6. Mối quan hệ trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn 18 2.1.7. Các quy trình sản xuất rau từ trước tới nay 19 2.2. Cơ sở thực tiễn 22 2.2.1. Đài Loan 22 2.2.2. Hàn Quốc 23 2.2.3. Inđônêxia 24 2.2.4. ấn Độ 24 2.2.5. Thái Lan 25 2.2.6. Một số nước khác 25 2.2.7. Tình hình sản xuất, tiêu thụ rau của Việt Nam 26 2.2.7.1. Tình hình sản xuất rau 26 2.2.7.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau 27 2.2.7.3. Tình hình tiêu thụ rau ở Việt Nam 28 2.2.3. Tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn GAP trên thế giới và ở Việt Nam 29 2.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan 31 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp 33 nghiên cứu 33 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội 33 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 33 3.1.1.1. Vị trí địa lý 33 3.1.1.2. Khí hậu thuỷ văn 33 3.1.1.2. Địa hình, đất đai 34 3.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội 35 3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai 35 3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động 37 3.1.2.3 . Giá trị sản xuất 39 3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng 41 3.2. Phương pháp nghiên cứu 42 3.2.1. Phương pháp chọn điểm và mẫu điều tra 42 3.2.2. Phương pháp thu nhập tài liệu 43 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 43 3.2.4. Phương pháp phân tích thống kê kinh tế 43 3.2.5. Phương pháp chuyên gia 43 3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 43 3.2.4.1. Các chỉ tiêu về sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP 43 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 45 4.1. Thực trạng sản xuất rau trên địa bàn huyện An Dương 45 4.1.1. Thực trạng chung về sản xuất rau ở huyện An Dương 45 4.1.1.1. Diện tích sản xuất rau 45 4.1.1.2. Năng suất rau trên địa bàn huyện An Dương 47 4.1.1.3. Sản lượng rau trên địa bàn huyện An Dương 49 4.1.2. Tình hình sản xuất rau theo quy trình VietGAP trên địa bàn huyện An Dương 52 4.1.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau theo tiêu chuẩn VietGAP 52 4.1.2.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau theo quy trình VietGAP trên địa bàn huyện 53 4.1.3. Thực trạng tổ chức sản xuất rau 56 4.1.3.1. Công tác chỉ đạo sản xuất 56 4.1.3.2. Kiểm soát quy trình sản xuất và cấp giấy chứng nhận rau an toàn, rau theo quy trình VietGAP. 58 4.1.3.3. Quy vùng sản xuất và đầu tư cơ sở hạ tầng 59 4.1.3.4. Tập huấn kỹ thuật cho người lao động 64 4.1.3.5. Cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất rau 68 4.2. Thực trạng và khả năng phát triển sản xuất theo quy trình VietGAP ở các hộ điều tra 72 4.2.1. Đặc điểm chung của các hộ điều tra 72 4.2.2. Sử dụng đất cho sản xuất rau của các hộ điều tra 73 4.2.3. Sử dụng lao động cho sản xuất rau 73 4.2.4. Sử dụng giống cho sản xuất rau 73 4.2.5. Sử dụng nước tưới cho sản xuất rau 73 4.2.6. Sử dụng phân bón cho sản xuất rau ở các hộ điều tra 73 4.2.7. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở các hộ điều tra 73 4.2.8. Vốn đầu tư cho sản xuất rau 73 4.2.9. Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở các hộ điều tra 73 4.2.9.1. Hiệu quả kinh tế sản xuất một số loại rau tại các điểm điều tra 73 4.2.9.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất một số loại rau ở các hộ 73 4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau 73 4.3.1. Người tiêu dùng 73 4.3.2. Hiểu biết của người tiêu dùng về rau an toàn 73 4.3.3. Điều kiện kinh doanh của các cơ sở tiêu thụ 73 4.3.4. Chủ trương, chính sách của Nhà nước 73 4.4. Những giải pháp phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện An Dương 73 4.4.1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất rau 73 4.4.1.1. Chủ trương phát triển nông nghiệp của huyện An Dương 73 4.4.1.2. Giải pháp về kỹ thuật 73 4.4.1.3. Giải pháp về thu hái, đóng gói, bảo quản rau theo quy trình VietGAP 73 4.4.1.4. Giải pháp về vốn, đầu tư cho sản xuất rau 73 4.4.1.5. Giải pháp quy hoạch vùng sản xuất 73 4.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ rau sản xuất theo quy trìnhVietGAP 73 4.4.2.1. Tổ chức lưu thông tiêu thụ rau an toàn 73 4.4.2.2. Phát triển mạng lưới tiêu thụ rau an toàn 73 4.4.3. Giải pháp đào tạo, tập huấn cho người sản xuất và người tiêu dùng 73 4.4.4. Các giải pháp về chính sách 73 4.4.4.1. Chính sách tín dụng 73 4.4.4.2. Chính sách thị trường 73 4.4.4.3. Chính sách về công nhận chất lượng sản phẩm và cấp chứng chỉ VietGAP 73 5. Kết luận và kiến nghị 73 5.1. Kết luận 73 5.2. Kiến nghị 73 5.2.1. Đối với thành phố Hải Phòng 73 5.2.2. Đối với huyện An Dương 73 5.2.3. Đối với các địa phương sản xuất rau nói chung và VetGAP nói riêng 73 DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG 3.1: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN AN DƯƠNG 36 BẢNG 3. 2: TÌNH HÌNH DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG 38 BẢNG 3. 3: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 40 BẢNG 4.1. DIỆN TÍCH SẢN XUẤT RAU CỦA MỘT SỐ XÃ TRONG HUỴEN AN DƯƠNG QUA CÁC NĂM 2006-2008 46 BẢNG 4.2. NĂNG SUẤT RAU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN DƯƠNG QUA 3 NĂM. 48 BẢNG 4.3. SẢN LƯỢNG RAU CỦA HUYỆN AN DƯƠNG QUA 3 NĂM 51 BẢNG 4.4. DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT SẢN LƯỢNG RAU THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP 52 BẢNG 4.5. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MỘT SỐ LOẠI RAU RAU THEO QUY TRÌNH VIETGAP TÍNH BÌNH QUÂN TRÊN 1 HA 55 BẢNG 4.6. TÌNH HÌNH NẮM BẮT CÁC THÔNG TIN VỀ CHỈ ĐẠO SẢN XUẤT 57 BẢNG 4.7. QUY VÙNG SẢN XUẤT RAU 59 BẢNG 4.8. DIỆN TÍCH SẢN XUẤT RAU CỦA CÁC XÃ NĂM 2008 60 BẢNG 4.9. VỐN ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT RAU 61 BẢNG 4.10. TÌNH HÌNH KÊNH TƯỚI, TIÊU CHO SẢN XUẤT RAU NĂM 2008 62 BẢNG 4.11. KẾT QUẢ TẬP HUẤN KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU QUA CÁC NĂM 65 BẢNG 4.12. SỐ LAO ĐỘNG QUA VÀ CHƯA QUA CÁC LỚP TẬP HUẤN KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU 66 BẢNG 4.13. HIỂU BIẾT VỀ RAU AN TOÀN CỦA CHỦ HỘ 68 BẢNG 4.14. CƠ CẤU VỀ NHU CẦU GIỐNG RAU QUA CÁC KÊNH CUNG ỨNG NĂM 2008 70 BẢNG 4.15. NGUỒN CUNG ỨNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 71 BẢNG 4.16. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HỘ ĐIỀU TRA 72 BẢNG 4.17. DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG RAU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA NĂM 2008 73 BẢNG 4.18. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC HỘ THEO QUY TRÌNH VIETGAP 73 BẢNG 4.19. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 73 BẢNG 4.20. NGUỒN GỐC GIỐNG TRONG SẢN XUẤT RAU Ở CÁC ĐIỂM ĐIỀU TRA 73 BẢNG 4.21. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG GIỐNG CHO SẢN XUẤT RAU 73 BẢNG 4.21. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC TƯỚI 73 BẢNG 4.22. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN 73 BẢNG 4.23. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 73 BẢNG 4.24. VỐN ĐẦU TƯ CHO SẢN XUẤT RAU 73 BẢNG ĐÁNH GIÁ THEO QUY TRÌNH VIETGAP 73 BẢNG 4.24. HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT MỘT SỐ LOẠI RAU Ở CÁC HỘ ĐIỀU TRA 73 4.25. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ LOAI RAU TẠI CÁC HỘ ĐIỀU TRA NĂM 2009 73 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT RAT  Rau an toàn   GAP  Good Agricultural Practic   VietGAP  Viet Namese Good Agricultural Practic   WTO  World Trade Organization   IPM  Intergrated Pests Management   ICM  Intergrated Crop Management   BVTV  Bảo vệ thực vật   VSATTP  Vệ sinh an toàn thực phẩm   HTX  Hợp tác xã   BNN & PTNT  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn   KHCN  Khoa học công nghệ   QĐ  Quyết định   DT  Diện tích   NS  Năng suất   SL  Sản lượng   BQ  Bình quân   SL  Số lượng   CC  Cơ cấu   UBND  Uỷ ban nhân dân   1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Rau là loại thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày. Cùng với thức ăn động vật, rau cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Tục ngữ có câu: “Cơm không rau như đau không thuốc”. Rau cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin, các axít hữu cơ, chất khoáng… Theo tính toán của nhiều nhà dinh dưỡng học, muốn cơ thể hoạt động bình thường cần cung cấp 2300-2500 kcal mỗi ngày, trong đó phải có 250-300 gam rau (tương đương với 7,5-8 kg/tháng hay 90-108 kg/năm – Trần Khắc Thi). Như vậy tổng nhu cầu rau của nước ta sẽ là 7.650 – 9.180 nghìn tấn, tổng sản lượng rau các loại năm 2006 đạt 9.650 nghìn tấn. Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. WTO là một thị trường lớn với 5 tỷ người tiêu dùng, chiếm 95% giá trị thương mại thế giới, kim ngạch nhập khẩu nông sản trị giá 635 tỷ USD/năm. Trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, rau hoa quả là mặt hàng lớn nhất của sân chơi WTO với thị trường tiêu thụ thế giới khoảng 103 tỷ USD/năm nhưng Việt Nam mới chỉ chiếm 0,2% thị phần, một tỷ lệ quá nhỏ bé (TS. Nguyễn Quốc Vọng). Những thách thức lớn nhất đối với hàng nông sản Việt Nam khi hội nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO là số lượng, chất lượng, giá thành và vấn đề an toàn thực phẩm. Bốn thách thức trên đã trở thành bốn luật chơi trên thị trường thế giới trong đó luật chơi “an toàn thực phẩm” là bài toán khó nhất. Nông sản phải có chứng chỉ “thực hành nông nghiệp tốt – GAP) để chứng minh với các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn thế giới về sự an toàn và vệ sinh của sản phẩm nông sản của Việt Nam. Khó khăn đối với sản phẩm nông nghiệp của chúng ta hiện nay vẫn là thị trường tiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định là chất lượng sản phẩm. Thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ giúp người sản xuất từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, vì nó kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z, từ sửa soạn đồng ruộng, canh tác đến thu hoạch, sau thu hoạch, bảo quản, thuốc BVTV, môi trường, bao bì … An Dương là một huyện ngoại thành Thành phố Hải Phòng, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt vị trí địa lý dọc quốc lộ 5 và năm trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng. Theo quy hoạch của Thành phố trong những năm tới, huyện An Dương được quy hoạch thành những vành đai sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất chuyên môn hoá để cung cấp lương thực thực phẩm cho thành phố và các khu vực lân cận. Đối với huyện An Dương, trong các loại thực phẩm thì rau là cây trồng được đặt lên hàng đầu. Với lợi thế vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên thuận lợi nên sản xuất rau của huyện An Dương những năm vừa qua đạt hiệu quả kinh tế cao. Chất lượng rau còn hạn chế, đặc biệt mức độ an toàn kém do rau vẫn còn dư lượng thuốc BVTV và vi sinh vật gây hại vượt quá ngưỡng cho phép khi tiêu thụ trên thị trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Nguyên nhân chủ yếu là quy trình sản xuất rau chưa tuân theo những quy định nghiêm ngặt, một quy trình cụ thể. Xuất phát từ thực tế sản xuất của huyện An Dương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện An Dương – Hải Phòng”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của huyện An Dương, từ đó đễ xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyệnh trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về sản xuất rau an toàn và tiêu chuẩn VietGAP - Đánh giá thực trạng sản xuất rau của huyện trong thời gian gần đây. - Đánh giá thực trạng sản xuất rau theo quy trình VietGAP của huyện An Dương - Kiến nghị những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng - Các hộ sản xuất rau - Các HTX dịch vụ nông nghiệp - Cơ quan quản lý Nhà nước - Các đơn vị cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp - Một số thị trường tiêu thụ sản phẩm rau của huyện An Dương. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính huyện An Dương, tập trung nghiên cứu tại 3 xã trọng điểm (Đại Bản, Hồng Phong, An Hoà) 1.3.2.2. Phạm vi thời gian - Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau trong giai đoạn 2006-2008 - Nghiên cứu khảo sát các hộ sản xuất rau trên địa bàn huyện năm 2008 - Đưa ra biện pháp chủ yếu về sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện đến năm 2015. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm rau an toàn Khái niệm về rau an toàn? Rau an toàn là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác trên các diện tích đất có thành phần hoá - thổ nhưỡng được kiểm soát (nhất là kiểm soát hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón, từ các chất bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt còn tồn tại trong đất), được sản xuất theo những quy trình kỹ thuật nhất định (đặc biệt là quy trình sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới), và nhờ vậy rau đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý nhà nước đặt ra. Gọi là rau an toàn vì trong quá trình sản xuất rau, người ta vẫn sử dụng phân bón nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng hạn chế hơn, thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng các chất bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép. Trong rau an toàn vẫn tồn tại dư lượng nhất định các chất độc hại, nhưng không đến mức ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng. Trong đời sống hàng ngày, tau an toàn thường được gọi là rau sạch. Để phân biệt một cách chính xác hơn, khái niệm rau sạch nên sử dụng để chỉ các loại rau được sản xuất theo các quy trình canh tác sạch đặc biệt, như thuỷ canh, rau “hữu cơ”… Mức độ đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của rau sạch cao hơn nhiều so với rau an toàn. Sản lượng rau sạch được sản xuất ở nước ta hiện nay là không đáng kể (phần lớn giới hạn trong phạm vi các dự án khoa học – sản xuất) Rau sạch là rau không chứa các độc tố và các tác nhân gây bệnh, an toàn cho người và gia súc. Sản phẩm rau xem là sạch khi đáp ứng được các yêu cầu sau: hấp dẫn về hình thức, tươi sạch, không bụi bẩn và lẫn tạp chất, thu đúng độ chín khi có chất lượng cao nhất, có bao bì hấp dẫn. Khái niệm rau “sạch” bao hàm rau có chất lượng tốt với dư lượng các hoá chất bảo vệ thực vật, các kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, As), nitrat cũng như các vi sinh vật có hại đối với sức khoẻ của con người ở dưới mức các tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn ViệtGAP. Đây là các chỉ tiêu quan trọng nhất nhằm xác định mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm cho mặt hàng rau quả “sạch” Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn thân, lá, củ, hoa và quả có chất lượng đúng như đặc tính của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ ô nhiễm các vi sinh vật gây hại ở mức tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được gọi là rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là rau an toàn [1]. 2.1.2. Vai trò và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất rau an toàn 2.1.2.1. Vai trò của sản xuất rau an toàn Trong bữa ăn hàng ngày, rau là thức ăn không thể thiếu, là nguồn cung cấp vitamin phong phú nên nhiều thực phẩm khác không thể thay thế được như các loại vitamin A, B, C, D, E, K, các loại axít hữu cơ và khoáng chất như Ca, P, Fe rất cần cho sự phát triển của con người. Rau không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất mà còn có tác dụng chữa bệnh. Chất xơ trong rau có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, huyết áp và bệnh đường ruột, vitamin C giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày, vitamin D trong rau giàu caroten có thể hạn chế những biến cố về ung thư phổi [5] Việt Nam là một nước nhiệt đới có thể tiến hành trồng rau quanh năm, ngành rau nước ta đã phát triển từ khá lâu và đóng góp khoảng 3% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp. Phát triển rau có ý nghĩa lớn về kinh tế xã hội: tạo việc làm, tận dụng lao động, đất và nguồn tài nguyên cho hộ gia đình. Rau là cây ngắn ngày, có những loại rau như cải canh, cải củ từ 30-40 ngày đã cho thu hoạch, rau cải bắp 75 – 85 ngày, rau gia vị chỉ 15 – 20 ngày một vụ… cho nên một năm có thể trồng được 2 – 3 vụ, thậm chí 4 – 5 vụ [2]. Cây rau còn là cây dễ trồng xen, trồng gối vì vậy trồng rau tạo điều kiện tận dụng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng đất. Trồng rau không những tận dụng được đất đai mà còn tận dụng được cả lao động và những tư liệu sản xuất khác. Cây rau là cây có giá trị kinh tế cao, 1 ha trồng rau mang lại thu nhập gấp 2 – 5 lần so với trồng lúa. Vì vậy trồng rau là nguồn tạo ra thu nhập lớn cho hộ [4]. Rau còn là nguồn xuất khẩu quan trọng và là nguồn nguyên liệu cho chế biến. Sản xuất rau có ý nghĩa trong việc mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân. Sản xuất rau tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như cải bắp, cà chua, ớt, dưa chuột… đóng góp một phần đáng kể vào sản xuất chung của cả nước và mở rộng quan hệ quốc tế. Tóm lại, sản xuất rau có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó cung cấp lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu cho chế biến và sản phẩm cho xuất khẩu, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho nông dân, giải quyết việc làm cho người lao động, tận dụng đất đai, điều kiện sinh thái. 2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất rau an toàn Rau là cây ngắn ngày, rất phong phú về chủng loại, yêu cầu việc bố trí mùa vụ, tổ chức các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức sử dụng lao động trong sản xuất cần được sắp xếp hợp lý và khoa học. Sản xuất rau đòi hỏi phải đầu tư nhiều lao động Rau là ngành sản xuất mang tính hàng hoá cao, sản phẩm rau an toàn có chứa hàm lượng nước cao, khối lượng cồng kềnh, dễ hư hỏng, dập nát, khó bảo quản và vận chuyển. Sản xuất và tiêu thụ rau mang tính thời vụ do đó khả năng cung cấp của chúng có thể dồi dào ở chính vụ nhưng lại khan hiếm ở thời điểm giáp vụ, nhu cầu của người tiêu dùng là bất cứ mọi thời điểm trong năm. Đặc điểm riêng cho sản xuất và tiêu thụ rau an toàn: - Quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt - Yêu cầu chặt chẽ về điều kiện sản xuất (chọn
Luận văn liên quan