Bình Phước là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc của Đông Nam Bộ, thuộc vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, có tiềm năng nổi trội về phát triển cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà
phê, tiêu điều, tạo ra sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
Kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông nghiệp. Trong thời gian qua, với nhiều chính sách ưu tiên
phát triển nông nghiệp của Nhà nước cũng như ở trong tỉnh, ngành nông nghiệp đã đạt được khá
nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực trồng và xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp dài
ngày. Tuy nhiên, nhìn chung trình độ phát triển nông nghiệp của tỉnh vẫn còn thấp, chưa tương
xứng với tiềm năng. Vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trong tỉnh đang đặt ra nhiều vấn đề cần
nghiên cứu, giải quyết.
317 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1807 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh bình phước trong thời kỳ hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Dương Thị Hà
NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC LÃNH THỔ
NÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH PHƯỚC
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
Chuyên ngành: Địa lý kinh tế
Mã số: 603195
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.NGUYÊN THỊ BÍCH HÀ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bảy tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Cô hướng dẫn khoa
học TS Nguyễn Thị Bích Hà – đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian
hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Sau Đại Học, Khoa Địa lý trường Đại
học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận
văn.
Tác giả cũng xin chân thành cám ơn các cơ quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân, Chi cục Thống kê và
Chính quyền tỉnh Bình Phước đã nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp các tài liệu để tác giả có được
những tư liệu giá trị.
Tác giả chân thành cám ơn Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Phước và gia đình,
bạn bè, người thân đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình hoàn thành
luận văn.
DƯƠNG THỊ HÀ
0BMỤC LỤC
1TMỤC LỤC1T ....................................................................................................................................... 2
1TDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT1T ..................................................................... 5
1TPHẦN MỞ ĐẦU1T .............................................................................................................................. 6
1T . Tính cấp thiết của đề tài:1T ...................................................................................................................... 6
1T2. Lịch sử nghiên cứu đề tài (trên thế giới, trong nước):1T............................................................................ 6
1T3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:1T .............................................................................................. 8
1T4. Phạm vi và giới hạn của đề tài:1T ............................................................................................................. 8
1T5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu:1T ............................................................................................... 9
1T6. Cấu trúc đề tài:1T ................................................................................................................................... 12
1T7. Những đóng góp và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:1T ............................................................................. 12
1TChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
(TCLTNN)1T ..................................................................................................................................... 13
1T .1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP:1T ............................................... 13
1T .1.1. TỔ CHỨC LÃNH THỔ (TCLT):1T ............................................................................................. 13
1T .1.2. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (TCLTNN):1T ............................................................ 13
1T .1.2.1. Khái niệm về TCLTNN:1T ................................................................................................... 13
1T .1.2.2. Đặc điểm của TCLTNN:1T................................................................................................... 13
1T .1.2.3. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của việc nghiên cứu TCLTNN:1T ................................................... 14
1T .1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTNN1T............................................................................... 14
1T .2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA TCLTNN:1T ............................................................................................. 20
1T .2.1. CÁC HÌNH THỨC TCLTNN TRÊN THẾ GIỚI:1T..................................................................... 20
1T .2.1.1. Xí nghiệp nông nghiệp:1T .................................................................................................... 20
1T .2.1.2. Thể tổng hợp nông nghiệp (TTHNN):1T............................................................................... 21
1T .2.1.3. Băng chuyền địa lý trong nông nghiệp:1T ............................................................................. 22
1T .2.1.4. Vùng nông nghiệp/tiểu vùng nông nghiệp:1T ........................................................................ 22
1T .2.2. CÁC HÌNH THỨC TCLTNN Ở VIỆT NAM:1T .......................................................................... 22
1T .2.2.1. Xí nghiệp nông nghiệp:1T .................................................................................................... 22
1T .2.2.2. Thể tổng hợp nông nghiệp:1T ............................................................................................... 25
1T .2.2.3. Vùng nông nghiệp/tiểu vùng nông nghiệp:1T ........................................................................ 26
1T .2.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA, NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KỲ
HỘI NHẬP, CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP:1T ...................... 26
1T .2.3.1. Nông nghiệp hàng hóa:1T ..................................................................................................... 26
1T .2.3.2. Nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập:1T ................................................................................. 27
1T .2.3.3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) sản xuất nông nghiệp:1T ................................. 31
1TCHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TCLTNN VÀ HIỆN TRẠNG TCLTNN TỈNH
BÌNH PHƯỚC1T ............................................................................................................................... 33
1T2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TCLTNN TỈNH BÌNH PHƯỚC:1T......................................... 33
1T2.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ:1T ................................................................................ 33
1T2.1.2. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN:1T .................................................................................................. 35
1T2.1.2.1. Địa hình:1T .......................................................................................................................... 35
1T2.1.2.2. Thổ nhưỡng:1T ..................................................................................................................... 36
1T2.1.2.3. Khí hậu:1T............................................................................................................................ 38
1T2.1.2.4. Nguồn nước:1T ..................................................................................................................... 39
1T2.1.2.5. Sinh vật:1T ........................................................................................................................... 40
1T2.1.3. CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI:1T .................................................................................... 41
1T2.1.3.1. Dân cư, nguồn lao động:1T ................................................................................................... 41
1T2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật1T .............................................................................. 43
1T2.1.3.3. Thị trường:1T ....................................................................................................................... 46
1T2.1.3.4. Vốn đầu tư:1T....................................................................................................................... 46
1T2.1.3.5. Tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp:1T .................................................................. 47
1T2.1.3.6. Chính sách của Nhà nước:1T ................................................................................................ 47
1T2.1.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG:1T .............................................................................................................. 48
1T2.1.4.1. Những lợi thế:1T .................................................................................................................. 48
1T2.1.4.2. Những khó khăn thách thức1T .............................................................................................. 48
1T2.2. HIỆN TRẠNG TCLTNN TỈNH BÌNH PHƯỚC:1T ............................................................................ 49
1T2.2.1. HIỆN TRẠNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH PHƯỚC:1T ........................................... 49
1T2.2.1.1. Vai trò, vị trí ngành nông nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh:1T ............................................. 49
1T2.2.1.2. Hiện trạng sản xuất nông - lâm – ngư nghiệp (khu vực I):1T ................................................. 50
1T2.2.2.2. Trang trại nông nghiệp:1T .................................................................................................... 80
1T2.2.2.3. Hợp tác xã nông nghiệp:1T ................................................................................................... 89
1TCHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC TCLTNN TÌNH BÌNH PHƯỚC
TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP1T ..................................................................................................... 110
1T3.1. ĐỊNH HƯỚNG TCLTNN TỈNH BÌNH PHƯỚC:1T ......................................................................... 110
1T3.1.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KT – XH TỈNH BÌNH PHƯỚC:1T ........................................... 110
1T3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát:1T ......................................................................................................... 110
1T3.1.1.2. Nhiệm vụ trọng tâm, chỉ tiêu định hướng phát triển:1T ....................................................... 110
1T3.1.2. ĐỊNH HƯỚNG TCLTNN TỈNH BÌNH PHƯỚC:1T .................................................................. 113
1T3.1.2.1. Quan điểm chung:1T.......................................................................................................... 113
1T3.1.2.2. Định hướng TCLTNN đến năm 2020:1T ........................................................................... 114
1T3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TCLTNN TỈNH BÌNH PHƯỚC:1T ........................................................ 138
1T3.2.1. QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI:1T ............................................................................. 138
1T3.2.1.1. Phương hưOẠCH VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI:BÌNH PHƯỚC:i với các tiê:1T ..................... 138
1T3.2.1.2. Bố trí sử dụng đất:1T .......................................................................................................... 139
1T3.2.2. XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT:1T .................................... 144
1T3.2.2.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng:1T ................................................................................................. 144
1T3.2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành nông nghiệp:1T ............................................................. 146
1T3.2.3. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP:1T ......................................................... 147
1T3.2.3.1. Hoạt động Khuyến nông - Khuyến ngư:1T .......................................................................... 147
1T3.2.3.3. Hoạt động Thú y:1T ............................................................................................................ 148
1T3.2.3.4. Tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp:1T ........................................................................ 148
1T3.2.3.1. Dịch vụ thương mại:1T ....................................................................................................... 148
1T3.2.3.2. Dịch vụ ngân hàng:1T ......................................................................................................... 149
1T3.2.3.3. Dịch vụ vận tải:1T .............................................................................................................. 149
1T3.2.3.4. Dịch vụ khoa học – công nghệ - Môi trường:1T .................................................................. 149
1T3.2.5. CÁC GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG:1T ................................................................................... 153
1T3.2.6. HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN:1T ......................................................................... 154
1T3.2.7. GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH:1T ............................................................................. 156
1T3.2.7.1. Chính sách đất đai:1T ......................................................................................................... 156
1T3.2.7.2. Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần:1T .............................................................. 158
1TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1T ...................................................................................................... 161
1TKẾT LUẬN:1T ........................................................................................................................................ 161
1TKIẾN NGHỊ:1T ........................................................................................................................................ 164
1T ÀI LIỆU THAM KHẢO1T ............................................................................................................ 166
1TPHỤ LỤC1T .................................................................................................................................... 171
1BDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CT CP CS: Công ty cổ phần Cao su
CT TNHH MTV CS: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cao su
ĐNB: Đông Nam Bộ
ĐVT: Đơn vị tính
HTX: Hợp tác xã
HTX NN: Hợp tác xã nông nghiệp
HT: Hiện trạng
KH: Kế hoạch
KHKT: Khoa học kỹ thuật
KT – XH: Kinh tế - xã hội
NTQD: Nông trường quốc doanh
TCLT: Tổ chức lãnh thổ
TCLTNN: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TTHNN: Thể tổng hợp nông nghiệp
UBND: Ủy ban nhân dân
XDCB: Xây dựng cơ bản
XK: Xuất khẩu
NK: Nhập khẩu
2BPHẦN MỞ ĐẦU
1B . Tính cấp thiết của đề tài:
Bình Phước là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc của Đông Nam Bộ, thuộc vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, có tiềm năng nổi trội về phát triển cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà
phê, tiêu điều, tạo ra sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
Kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông nghiệp. Trong thời gian qua, với nhiều chính sách ưu tiên
phát triển nông nghiệp của Nhà nước cũng như ở trong tỉnh, ngành nông nghiệp đã đạt được khá
nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực trồng và xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp dài
ngày. Tuy nhiên, nhìn chung trình độ phát triển nông nghiệp của tỉnh vẫn còn thấp, chưa tương
xứng với tiềm năng. Vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trong tỉnh đang đặt ra nhiều vấn đề cần
nghiên cứu, giải quyết.
12B . Lịch sử nghiên cứu đề tài (trên thế giới, trong nước):
2.1. Trên thế giới:
Trên thế giới, đặc biệt ở Châu Âu, tổ chức lãnh thổ ra đời từ thế kỷ XIX và đã trở thành một
khoa học quản lý lãnh thổ, được phát triển về mặt lý luận và ứng dụng thực tiễn rộng rãi từ sau
chiến tranh thế giới lần thứ hai, khi các nước này phải tái thiết lãnh thổ đất nước của họ.
Ở Liên Xô (cũ), tổ chức lãnh thổ được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của địa lý đã
được nêu ra lần đầu tiên vào năm 1961 bởi Yu.G.Xauskin. Lĩnh vực thực tiễn trực tiếp để tập trung
nỗ lực của các nhà địa lý xô viết là tổ chức lãnh thổ lực lượng sản xuất, ở đây bao gồm cả các sơ đồ
lãnh thổ và các dự án cải tạo và sử dụng các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Vào thập kỷ 70, quan niệm về tổ chức không gian xã hội được đưa vào các công trình của
các nhà địa lý xô viết. Nhưng có thể thấy rằng sợi dây xuyên suốt trong các nghiên cứu theo hướng
này trong mấy thập kỷ qua là tổ chức lãnh thổ lực lượng sản xuất (từ tổ chức lãnh thổ sử dụng tự
nhiên, tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế đến tổ chức không gian cư trú nông thôn và đô thị,).
Quan niệm về tổ chức không gian (tổ chức lãnh thổ) cũng được coi trọng trong địa lý Mỹ.
Vào năm 1970 – 1971, ở Mỹ có các công trình lớn của R.Abler, J.Adams, P.Gould “Tổ chức không
gian – Cách nhìn thế giới của nhà địa lý” và của R.Morill “Tổ chức không gian xã hội”.
Ở Anh, các quan niệm về tổ chức lãnh thổ xã hội được phát triển theo hướng mô hình hóa, áp
dụng các phương pháp định lượng. Có thể thấy tiêu biểu trong các công trình của Peter Haggett và
các cộng sự “Phân tích không gian trong địa lý kinh tế” xuất bản năm 1965, “Các mô hình trong địa
lý” xuất bản năm 1992 và “Địa lý học: một sự tổng hợp hiện đại” xuất bản vào năm 1988
2.2. Trong nước:
Ở nước ta, quan niệm về tổ chức lãnh thổ là một nhiệm vụ cơ bản của khoa học địa lý đã
được đưa ra từ thập kỷ 70. Nhiệm vụ này được thể hiện dưới dạng phân vùng kinh tế, phân vùng
nông nghiệp – quy hoạch vùng từ những năm 60, đặc biệt thể hiện dưới dạng “phân bố lực lượng
sản xuất”, lập sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất của từng ngành và của các cấp lãnh thổ trong cả
nước.
Từ những năm 80, các nghiên cứu địa lý tổng hợp đã được tiến hành mạnh mẽ với các
chương trình điều tra cơ bản các vùng của đất nước. Từ đó đã hình thành một số hướng nghiên cứu
mới, tổng hợp hơn, kết hợp cả tự nhiên, kinh tế - xã hội trong hướng “tổ chức lãnh thổ”.
Từ thập niên 90, những ý tưởng về tổ chức lãnh thổ đã được đưa vào thực tiễn và đã được
các cơ quan chức năng Nhà nước ứng dụng trong việc hoạch định chiến lược phát triển vùng, lãnh
thổ.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, vấn đề tổ chức lãnh thổ được coi trọng và được soi sáng
bằng cách nhìn mới, nhằm mục tiêu phát triển bền vững, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính
sách phát triển vùng, đảm bảo công bằng xã hội trong sự giảm chênh lệch giữa các địa phương,
giảm sự phân hóa giàu nghèo.
Các kết quả nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ trên quy mô cả nước hình thành từ những năm 90
được công bố như sau:
- Đặng Văn Phan – Tổ chức lãnh thổ kinh tế miền Bắc Việt Nam. Luận án PTS khoa học Địa
lý, 1976.
- Tổ chức lãnh thổ địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam – đề tài đặc biệt cấp Nhà nước,
TP.HCM, tháng 3/1994 (PTS. Đặng Hữu Ngọc Chủ nhiệm đề tài).
- Tổ chức lãnh thổ đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm – đề tài độc lập cấp Nhà
nước do Viện kế hoạch dài hạn và Phân bố lực lượng sản xuất (nay là Viện chiến lược và phát triển
thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chủ trì, Hà Nội, tháng 6/1994 (GS. Lê Bá Thảo Chủ nhiệm đề tài).
- Tổ chức lãnh thổ khu vực Huế, Thừa Thiên, Quảng Nam – Đà Nẵng. DATAR và Trường
đại học Lille chủ trì, 1995.
- Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ Việt Nam – đề tài độc lập và trọng điểm cấp Nhà nước
do Viện nghiên cứu dự báo Chiến lược khoa học và công nghệ chủ trì, Hà Nội, tháng 4/1996 (GS.
Lê Bá Thảo Chủ nhiệm đề tài).
- Đề tài “Tổ chức lãnh thổ địa bàn trọng điểm miền Trung”, Hà Nội, năm 1996 (PTS. Lưu
Đức Hồng Chủ nhiệm đề tài).
- Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 1996 và 1998.
- Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, 1998.
Và còn rất nhiều quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội các vùng, các tỉnh trong toàn quốc.
Ngoài ra, cũng còn rất nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến tổ chức lãnh thổ nói
chung và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nói riêng trong nước cũng như ở tỉnh Bình Phước (Quy
hoạch phát triển Nông nghiệp tỉnh Bình Phước 2006 - 2020, các đề tài của một số sinh viên Địa lý
trường ĐHSP TP.HCM và một số đề tài khoa học ở tỉnh có liên quan đến Nông nghiệp Bình
Phước,). Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu hoàn chỉnh, cụ thể về tổ chức lãnh thổ nông
nghiệp tỉnh Bình Phước.
13B . Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
3.1. Mục tiêu:
Vận dụng các vấn đề lí l