Luận văn Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải

Nguyễn Khải là nhà văn sáng tác rất thành công ở nhiều thể loại: truyện, tiểu thuyết, kịch, kí, tạp văn và dường như ở thể loại nào cũng được đông đảo bạn đọc đón nhận. Trong các tác phẩm của ông thường thể hiện những mảng hiện thực rộng lớn có ý nghĩa tiêu biểu cho hiện thực đời sống cách mạng của đất nước. Đánh giá lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, trong sự vận động và phát triển, thành tựu của văn xuôi Việt Nam thời chống Mĩ, thời kì đổi mới, giới nghiên cứu phê bình luôn đặt Nguyễn Khải ở vị trí hàng đầu của lớp nhà văn cách mạng. Ông là một trong những người khơi nguồn cho văn xuôi tự sự Việt Nam thời kì đổi mới với cảm hứng “tinh thần dân chủ và nhân bản”. Tác phẩm của ông phản ánh được những tìm tòi thể nghiệm, những trăn trở của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Nguyễn Khải tự nhận mình là “giọt nắng nhạt” nhưng trang viết của ông luôn đậm nồng hơi thở cuộc sống, kịp thời đem đến cho người đọc nhiều lí giải đúng đắn và khêu gợi suy nghĩ về những vấn đề xã hội đang đặt ra trong cuộc sống. Vương Trí Nhàn viết: “Ông là một trong những nhà văn dẫn đầu của thời đại ( ). Muốn tìm hiểu con người thời đại trong tất cả cái hay cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cch nghĩ của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải.” [91, tr.121].

pdf89 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3492 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------------- HÀ HUY DŨNG NGƯỜI KỂ CHUYỆNTRONG TRUYỆN VÀ TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI Chuyên ngành: Lí luận Văn học Mã số: 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH. LÊ NGỌC TRÀ Thành phố Hồ Chí Minh – 2007 LỜI CẢM ƠN Đề tài này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của GS.TSKH Lê Ngọc Trà, cùng sự đóng góp ý kiến của các Giáo sư – Tiến sĩ phản biện, các bạn đồng nghiệp, chúng tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quí báu đó. Dù đã hết sức cố gắng, nhưng vì khả năng và thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các Giáo sư – Tiến sĩ và các bạn đồng nghiệp. Người thực hiện MỞ ĐẦU 1- Lí do chọn đề tài Nguyễn Khải là nhà văn sáng tác rất thành công ở nhiều thể loại: truyện, tiểu thuyết, kịch, kí, tạp văn và dường như ở thể loại nào cũng được đông đảo bạn đọc đón nhận. Trong các tác phẩm của ông thường thể hiện những mảng hiện thực rộng lớn có ý nghĩa tiêu biểu cho hiện thực đời sống cách mạng của đất nước. Đánh giá lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, trong sự vận động và phát triển, thành tựu của văn xuôi Việt Nam thời chống Mĩ, thời kì đổi mới, giới nghiên cứu phê bình luôn đặt Nguyễn Khải ở vị trí hàng đầu của lớp nhà văn cách mạng. Ông là một trong những người khơi nguồn cho văn xuôi tự sự Việt Nam thời kì đổi mới với cảm hứng “tinh thần dân chủ và nhân bản”. Tác phẩm của ông phản ánh được những tìm tòi thể nghiệm, những trăn trở của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Nguyễn Khải tự nhận mình là “giọt nắng nhạt” nhưng trang viết của ông luôn đậm nồng hơi thở cuộc sống, kịp thời đem đến cho người đọc nhiều lí giải đúng đắn và khêu gợi suy nghĩ về những vấn đề xã hội đang đặt ra trong cuộc sống. Vương Trí Nhàn viết: “Ông là một trong những nhà văn dẫn đầu của thời đại (). Muốn tìm hiểu con người thời đại trong tất cả cái hay cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cch nghĩ của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải.” [91, tr.121]. Nguyễn Khải sớm định hình một dòng viết “đón bắt những vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống hôm nay, của cái ngày mai rất gần”. Ông không ngừng tự vượt lên chính mình “tự làm mới mình” trong hành trình lao động nghệ thuật. Một nhà văn có quan niệm “nghệ thuật là khoa học thể hiện lòng người”, nên các sáng tác của ông đều có những đóng góp đáng kể trong tiến trình phát triển văn xuôi hiện đại. Để truyền tải quan điểm nghệ thuật của mình, Nguyễn Khải đã thay đổi sâu sắc từ diện mạo đến tâm lí nhân vật, nhất là người kể chuyện. Nhân vật người kể chuyện dưới ngòi bút của Nguyễn Khải mang dáng dấp hình tượng con người nhà văn, nhà báo say sưa khám phá những bí ẩn cuộc đời. Theo ông đây là “cuộc tìm kiếm mãi mãi” không ngừng nghỉ và hấp dẫn của sáng tạo văn học. Có lẽ vì thế mà nhà văn Nguyễn Khải là người được trao rất nhiều giải thưởng văn học. Ngay từ tác phẩm vào nghề, truyện vừa Xây dựng (1952) được giải khuyến khích về truyện ngắn và kí 1951 – 1952 của Hội Văn nghệ Việt Nam. Truyện ngắn Một cặp vợ chồng (1960) giải nhất cuộc thi truyện ngắn của Báo Văn học 1959 - 1960. Tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm (1982) giải A, giải thưởng về văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam 1985. Truyện ngắn Đất mỏ (1996) đoạt giải thưởng của Báo Văn nghệ 1997. Truyện ngắn Đàn bà (1997) là truyện nhận giải nhất cuộc thi truyện ngắn và kí, giải Cây bút vàng do Bộ nội vụ và Hội Nhà văn Việt Nam đồng tổ chức năm 1998. Tập Truyện ngắn và tạp văn, giải B Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1999. Đặc biệt ngày 01 tháng 09 năm 2000, nhà văn Nguyễn Khải được Chủ tịch nước kí quyết định phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt II) với chùm tác phẩm Gặp gỡ cuối năm, Xung đột, Cha và Con và Ngày 21 tháng 09, tại Băng Cóc (Thái Lan) Nguyễn Khải nhận giải thưởng Văn học ASEAN năm 2000. Hơn nữa, Nguyễn Khải là nhà văn có quá trình sáng tác lâu dài, có uy tín và được khẳng định trong dư luận. Chọn một tác giả có vị trí hàng đầu của đội ngũ nhà văn cách mạng cùng với những tác phẩm nổi tiếng của ông để nghiên cứu đã nói lên được tính thiết thực của đề tài. Nghiên cứu Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải, xét về mặt ý nghĩa lí luận là góp phần tìm hiểu thi pháp Nghệ thuật trần thuật - một hiện tượng đang được các nhà nghiên cứu lí luận, phê bình văn học hiện nay quan tâm. Ý nghĩa lí luận thiết thực nhất là góp phần khắc phục sự nhầm lẫn phổ biến về tác giả và người kể chuyện hay nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” Tính cấp thiết của đề tài được xác định là “Vấn đề người kể chuyện là một trong những vấn đề trung tâm của thi pháp văn xuôi hiện đại. Mặc dù trong suốt thế kỉ qua các nhà lí luận, phê bình từ nhiều khuynh hướng tiếp cận khác nhau đã vật lộn với vấn đề này, nhưng cho đến nay nó vẫn còn là một vấn đề đòi hỏi tiếp tục xem xét, nghiên cứu.” [100, tr. 116]; về ý nghĩa thực tiễn: đề tài góp phần tìm hiểu toàn diện hơn về sáng tác của Nguyễn Khải – một nhà văn xuất sắc của thời kì đổi mới; về ý nghĩa sư phạm: đề tài sẽ làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên trong việc tìm hiểu tác giả Nguyễn Khải. Đây là những lí do để tôi chọn đề tài này. 2- Lịch sử vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu về Nguyễn Khải và các sáng tác của Nguyễn Khải từ trước cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu. Chúng ta có thể kể một số nhà nghiên cứu và phê bình quen thuộc gắn liền với các sáng tác của Nguyễn Khải như Lại Nguyên Ân, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Thị Huệ, Đoàn Trọng Huy, Chu Nga, Vương Trí Nhàn, Đào Thuỷ Nguyên, Huỳnh Như Phương, Trần Đình Sử, Bích Thu, Đinh Quang Tốn ... Tuy nhiên, các tác giả trên mới chủ yếu đi sâu vấn đề Nguyễn Khải với những chặng đường văn học gắn với dân tộc và thời đại; sức chinh phục của các sáng tác của Nguyễn Khải đối với độc giả cũng như và chuyện văn chuyện đời của ông. Hầu như cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về “Người kể chuyện” trong sáng tác của Nguyễn Khải. Nếu có thì cũng chỉ là một vài ý kiến lẻ tẻ về phương thức trần thuật, về giọng điệu, về ngôn ngữ kể chuyện, về ngôi kể của chủ thể kể chuyện. Chúng ta có thể điểm qua một số nhận định về phương diện này trong nghệ thuật trần thuật của nhà văn Nguyễn Khải trong sáng tác qua các thời kì như sau: Về phương thức trần thuật: Đây là vấn đề được bàn tới nhiều nhất trong giới nghiên cứu phê bình khi nói về nghệ thuật sáng tác của Nguyễn Khải. Ngay từ những năm đầu của thâp niên 60 của thế kỉ trước, khi Nguyễn Khải mới bắt đầu cho ra mắt những tác phẩm đầu tay, bắt đầu xác định vị trí của mình trên văn đàn, GS. Nguyễn Văn Hạnh (1964) trong bài “Vài ý kiến về tác phẩm của Nguyễn Khải”, Tạp chí Văn học, số 9. GS.viết: “tác giả có nhiều lúc bỏ lối tả mà chạy theo lối kể” [57, tr. 61]. Cũng bàn về vấn đề này, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn (1996) trong bài “Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách mạng từ sau 1945”, đã phát hiện: “Vẫn thích lối kể hơn tả. Vẫn không để ý nhiều tới cốt truyện, cái hình dáng của câu chuyện, mà tập trung vào việc làm nổi bật nhân vật, một kiểu người, một cách sống. Vẫn có một giọng văn vừa tự nhiên, vừa duyên dáng, cái duyên dáng dân dã, chứ không phải do làm điệu làm dáng mà có. Dẫu sao, cho đến hôm nay, tương ứng với các nội dung nhân bản kia, giọng văn ấy mới trở nên hiền hoà thuần thục như chưa bao giờ nó từng có” [57, tr. 119]. Các nhà nghiên cứu và phê bình đều nhận thấy Nguyễn Khải sử dụng lối kể hơn lối tả và đây là nét phong cách “vừa dân dã vừa hiện đại”, được coi như tự làm mới mình. Về giọng điệu kể chuyện: Nguyễn Khải - nhà văn hàng đầu của văn xuôi tự sự Việt Nam lại tự làm mới mình ở giọng điệu tường thuật. Trong bài “Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn...”, GS. Trần Đình Sử phát hiện: “Để ý trong mạch văn của tác giả sẽ thấy ở giọng người kể chuyện... có khá nhiều giọng nói khác xen vào” [57, tr. 81]. Lại Nguyên Ân cũng khẳng định “có cái do người kể chuyện nói, có cái do những giọng khác nói” [57, tr. 82]. Nhận xét “Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải”, Đoàn Trọng Huy viết: “Nhà văn thường đứng ở nhiều góc độ, nhiều bình diện để tả và kể. Không chỉ kể bằng giọng của mình, bằng lời của người dẫn chuyện, tác giả còn biết biến hóa thành nhiều giọng điệu, phong phú khác nhau” [57, tr. 93]. Nhà nghiên cứu GS. Lê Ngọc Trà (1994) trong bài viết: “Văn học Việt Nam những năm mở cửa: Vai trò và thách thức”, đã nhận xét: “giọng người kể chuyện vẫn thông minh, lôi cuốn như trước đây, nhưng mỗi ngày một mềm mại, uyển chuyển hơn. Trong cái nói đi đã có cái nói lại, bên cạnh sự tự tin đã có cái tự chế giễu mình, cuộc sống đã được nhìn từ nhiều phía khác nhau (...). Bản thân lời kể chuyện cũng giàu chất suy tư hơn, cái nghĩ đã thấm đượm nỗi buồn của người nhận ra ý nghiã của thời gian và quy luật của đời sống” [139, tr. 22]. Bích Thu (1997) ở bài viết “Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những năm tám mươi đến nay”, có phát hiện: “nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” xuất hiện khá nhiều. Ở đó người kể chuyện và nhân vật tỏ ra bình đẳng “bằng vai phải lứa”, cùng tham dự vào cuộc đối thoại, cùng triết lí, tranh biện về một vấn đề, một hiện tượng nào đó trong cuộc sống xã hội gắn với bước chuyển biến của hoàn cảnh lịch sử, của thời đại” [57, tr. 123]. Chúng ta có thể nói, Nguyễn Khải là một nhà văn có giọng điệu riêng không ai sánh được mà cũng không ai học được. Về ngôn ngữ kể chuyện: Nguyễn Khải là người đặt nền móng về sự cách tân văn xuôi tự sự Việt Nam “đa thanh”, “đa giọng điệu”. Lê Thành Nghị (1985) với bài viết “Gặp gỡ cuối năm”, một tiếng nói nghệ thuật khẳng định cuộc sống” đã khẳng định “Một trong những biểu hiện tài năng của Nguyễn Khải là nghệ thuật kể chuyện, là cách sử dụng ngôn ngữ đối thoại đầy thuyết phục (...), trong đó tiếng nói của người dẫn truyện – người “vắng mặt” trong cuộc gặp gỡ, như tiếng nói của một thầy phù thuỷ cao tay đang điều khiển âm binh trước mặt” [57, tr. 335]. Về ngôi kể của chủ thể ke chuyện: Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định nhân vật “tôi” là một sáng tạo riêng, đặc sắc của Nguyễn Khải về kiểu con người tự ý thức trong văn học những năm đổi mới. Đinh Quang Tốn (1998) trong bài “Nguyễn Khải với Hà Nội”, có nhận xét: “Tác giả lại dùng phương pháp kể chuyện ngôi thứ nhất (tôi) làm cho người đọc cuốn hút, hấp dẫn như tất cả những chuyện đó là có thực, từ những chuyện trong cuộc đời tác giả, xung quanh tác giả mà tác giả đều chứng kiến, chỉ kể lại mà thôi” [57, tr. 376]. Nguyễn Thị Bình (1998) trong bài “Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết”, đã phát hiện: “Có một người kể chuyện đóng vai tác giả là nhà văn, nhà báo, là “Chú Khải”, “Ông Khải”... cùng với rất nhiều chi tiết tiểu sử như biểu hiện nhu cầu nhà văn muốn nói về mình, muốn coi mình là đối tượng của văn chương. Người ấy biết lắng nghe, biết thán phục, đồng thời cũng biết “bợp tai” thiên hạ. Người ấy biết tự thú, biết khiêm nhường, đặc biệt là biết rõ chỗ non kém của mình” [141]. Gần đây, Lê Thị Hồ Quang (1999) có bài viết “Nhân vật “tôi”trong truyên ngắn Nguyễn Khải từ sau 1980” đã đưa ra nhận xét: “Đó là mot cái “tôi” đầy ý thức, luôn tự phân tích, xét nét và không ngần ngại “chường mặt” trên trang viết”, “Cho nên, trong tác phẩm, nhân vật “tôi” hiện lên như một con người già dặn, từng trải tuổi đời, tuổi nghề, nhưng lại rất “trẻ” trong cách nhìn đời, nhìn người” [109, tr. 117]. Vương Trí Nhàn khẳng định: “trong những trường hợp thành công nhất của mình, Nguyễn Khải hiện ra như một người kể chuyện thông minh, la cà khắp nơi chia sẻ với mọi người mọi buồn vui khi quan sát việc đời. Đó là một phong cách vừa dân dã vừa hiện đại” [57, tr. 120]. Nhìn chung, những ý kiến nhân xét trên về các phương diện khác nhau của nghệ thuật trần thuật chỉ mới dừng lại ở mức độ đánh giá khái quát, chưa có lí giải một cách triệt để và hệ thống. Đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu nào về người kể chuyện dưới góc độ thi pháp học. Tuy nhiên, những ý kiến đánh giá trên là những gợi ý qúi báu cho chúng tôi trong việc xác định một khuynh hướng tiếp cận mới đối với đề tài “Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải”. Đó là hướng tiếp cận theo đặc trưng thể loại. Với hướng tiếp cận này, chúng tôi muốn góp một tiếng nói vào sự khẳng định tài năng nghệ thuật của Nguyễn Khải trong nền văn xuôi hiện đại nước nhà. 3- Mục đích nghiên cứu Vấn đề người kể chuyện là một trong những vấn đề trung tâm của thi pháp văn xuôi hiện đại. GS. L Ngọc Tr viết: “ Chủ thể tường thuật là một mặt của vấn đề tác giả trong văn học. Nghiên cứu vấn đề người kể chuyện vừa tạo điều kiện để nhận thức quá trình cá thể hoá và cá nhân hoá trong sáng tạo văn học, vừa mơ ra cách tiếp cận với sự thể hiện của ý thức nghệ thuật, với cái nhìn của nhà văn trong tác phẩm” [135, tr. 155]. Nghiên cứu người kể chuyện trong tác phẩm Nguyễn Khải nhằm tìm hiểu các hình thức chủ thể kể chuyện, hình tượng người kể chuyện và mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả. Nghiên cứu “Người kể chuyện” cả về phương diện lí luận, vừa ứng dụng phân tích tác phẩm và qua đó, một lần nữa khẳng định tài năng Nguyễn Khải trong việc kế thừa và cách tân hình thức người kể chuyện trong văn xuôi tự sự. 4- Đối tượng nghiên cứu Luận văn tiến hành khảo sát 88 truyện ngắn và 13 tiểu thuyết, và xem đây là đối tượng khảo sát chính. Ngoài ra, chúng tôi chọn tìm những tác phẩm kí, tạp văn tiêu biểu của ông để làm rõ vấn đề nghiên cứu. 5- Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ nghiên cứu Người kể chuyện chứ không nghiên cứu toàn bộ nghệ thuật trần thuật trong sáng tác Nguyễn Khải. 6- Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài, người viết hướng tới việc giải quyết các vấn đề cơ bản sau: - Tìm hiểu khi niệm người kể chuyện, lm r nội hm khái niệm này và xem đó là chìa khĩa để mở đối tượng nghin cứu, nhận diện nĩ trong tác phẩm Nguyễn Khải. - Khảo st thống k, miu tả hình tượng người kể chuyện từng truyện và tiểu thuyết của Nguyễn Khải, trên cơ sở đó đưa ra ý kiến bình luận, đánh giá phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải. 7- Phương pháp nghiên cứu Thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, người viết sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: 7.1. Phương pháp hệ thống Khối lượng tác phẩm của Nguyễn Khải rất nhiều, chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống. Phương pháp này là một trong những phương pháp bao trùm trong thi pháp học. Đây là một trong những phương pháp cơ bản trong nghiên cứu thi pháp học. Sử dụng phương pháp này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải như là những chỉnh thể nghệ thuật thống nhất giữa yếu tố nội dung và nghệ thuật. Hơn nữa, khi sử dụng phương pháp này, chúng tôi muốn khái quát các hình thức chủ thể người kể chuyện thành một mô hình, trong đó có sự thống nhất hữu cơ các yếu tố, từ đó, giúp người đọc nhận thức vấn đề người kể chuyện đầy đủ, toàn diện và khoa học hơn. 7.2. Phương pháp thống kê, phân loại Đề tài bao quát toàn bộ văn xuôi tự sự của Nguyễn Khải, do đó chúng tôi vận dụng phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp phân loại, nhằm chỉ ra các loại hình người kể chuyện và đặc điểm hình tượng người kể chuyện trong tác phẩm, theo đó, chỉ ra những thành công và hạn chế của nhà văn về người kể chuyện trong các giai đoạn sáng tác. Vận dụng phương pháp này, chúng tôi sẽ đưa ra được những cứ liệu chính xác, cụ thể làm tăng thêm sức thuyết phục cho vấn đề nghiên cứu đặt ra trong đề tài. Việc tập hợp cc tc phẩm theo năm xuất bản, ngôi kể. v.v nhằm đáp ứng mục đích yêu cầu của từng chương, từng mục trong luận văn, giúp cho sự nhận xt, đánh giá vấn đề có cơ sở khoa học hơn. 7.3. Phương pháp so sánh, phân tích Để khẳng định được nét đổi mới, riêng biệt và đặc sắc của hình tượng người kể chuyện trong sáng tác của Nguyễn Khải, luận văn tiến hành so sánh giữa các sáng tác của nhà văn Nguyễn Khải trong từng giai đoạn, so sánh sáng tác của Nguyễn Khải với các sáng tác của môt số nhà văn tên tuổi Việt Nam cùng thời. Kết hợp với phương pháp phân tích, luận văn phát hiện ra những nét độc đáo của người kể chuyện trong sáng tác của Nguyễn Khải. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp này và có kết hợp với một số phương pháp khác để làm rõ cac luận điểm đặt ra trong luận văn. 8- Đóng góp của luận văn Nghin cứu người kể chuyện trong truyện v tiểu thuyết Nguyễn Khải dưới góc độ thi php học v tự sự học theo hướng tiếp cận xuất pht từ đặc trưng thể loại, sẽ gip cho việc pht hiện và khẳng định phong cch tc giả một cách có cơ sở khoa học. Đồng thời từ góc độ nghin cứu ny, người nghin cứu sẽ có điều kiện cắt nghĩa, lí giải thấu đáo cch xy dựng người kể chuyện trong thể loại tự sự, cụ thể l chỉ ra cc hình thức chủ thể kể chuyện, hình tượng người kể chuyện v mối quan hệ giữa tc giả và người kể chuyện trong tc phẩm Nguyễn Khải. Luận văn sẽ gip cho bạn đọc hiểu thêm về ci nhìn, lập trường, tâm lí, quan điểm xã hội của nhà văn đối với đời sống. Lí thuyết tự sự là một bộ phận không thể thiếu trong nghiên cứu văn học, ngày càng được quan tm, thì luận văn này sẽ góp phần nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự, là cơ sở để những cơng trình nghin cứu sau làm tư liệu tham khảo. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn sẽ được triển khai trong ba chương: Chương 1 : Các hình thức xuất hiện của chủ thể kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải. Chương 2: Hình tượng người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải. Chương 3: Tác giả và người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải. Chương 1: CC HÌNH THỨC XUẤT HIỆN CỦA CHỦ THỂ KỂ CHUYỆNTRONG TRUYỆN VÀ TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI 1.1. KHÁI NIỆM NGƯỜI KỂ CHUYỆN Văn học là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Mỗi tác phẩm văn học là một mảng hiện thực đời sống muôn màu của con người, được thể hiện qua cái nhìn, qua cảm nhận đánh giá mang tính chất chủ quan của nhà văn. Tác phẩm văn học bao giờ cũng chứa đựng một thái độ tư tưởng, lập trường quan điểm và sự sáng tạo nào đó của nhà văn đối với đời sống. Mỗi thể loại văn học đều có những nguyên tắc riêng trong việc tái hiện và chiếm lĩnh hiện thực. Trong tác phẩm trữ tình, đó là nguyên tắc chủ quan - “nguyên tắc tái hiện và thuyết phục người đọc” [72, tr. 732]. Ngược lại, trong tác phẩm tự sự, nguyên tắc khách quan lại là nguyên tắc cốt lõi. Nguyên tắc khách quan trong tác phẩm tự sự góp phần quan trọng trong việc xác lập hệ giá trị của tác phẩm. Tác phẩm tự sự từ đầu đến cuối do tác giả viết, nhưng lại được kể từ một người nào đó. Người đứng ra kể trong tác phẩm tự sự được gọi bằng các tên như người trần thuật, người thuật chuyện, người dẫn chuyện, người kể chuyện, chủ thể trần thuật, chủ thể kể chuyện ... 1.1.1 Khái niệm Người kể chuyện là sản pham sáng tạo của nhà văn, là phương tiện quan trọng để thể hiện quan điểm nghệ thuật của mình. Theo Lê Bá Hán: “Người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có the là hình tượng của chính tác giả, dĩ nhiên không nên đồng nhất với tác giả ngoài đời, có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra, có thể là một người biết câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có mot hoặc nhiều người kể chuyện” [123, tr. 221]. Cùng quan niệm trên, GS. Lê Ngọc Trà viết: “Người kể chuyện là thuật ngữ chỉ nhân vật đóng vai trò chủ thể của lời kể chuyện, là người đứng ra kể trong tác phẩm văn học” [135, tr. 153]. Trong bất kỳ tác phẩm nào cũng có người kể chuyện. Anh ta có mặt khắp mọi nơi, ở mọi lúc để giới thiệu nhân vật, để kể lại các sự kiện và thể hiện chiều sâu tâm lí nhân vật. Anh ta có thể quan sát nhân vat từ nhiều góc độ, khi đ
Luận văn liên quan