Luận văn Những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, v ới sự kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đất nước ta bước vào một thời kì mới, hòa bình, ổn định nhưng đồng thời cũng đối diện với nhiều khó khăn thách thức của thời hậu chiến. Cuộc sống mới với nhiều đổi thay đòi hỏi văn học cũng phải có sự chuyển mình biến đổi để kịp thời đáp ứng những yêu cầu của thời đại. Từ một nền văn học “chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước” suốt trong những năm tháng chiến tranh từ 1945 đến 1975, văn học Việt Nam sau 1975 đã từng bước chuyển sang một giai đoạn mới. Đặc biệt kể từ năm 1986, hòa cùng công cuộc đổi mới của đất nước, văn học Việt Nam đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trên nhiều phương diện để làm nên một diện mạo mới cho văn học nước nhà, trong đó sự vận động theo “khuynh hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc” trở thành một đặc điểm nổi bật.

pdf105 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 5782 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ____________________ Nguyễn Văn Công NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ TƯ TƯỞNG VÀ BÚT PHÁP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THÀNH THI Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả học tập, nghiên cứu của tác giả khi kết thúc khóa đào tạo Cao học tại Trường ĐHSP Tp.HCM. Để hoàn thành luận văn, người viết đã nhờ đến sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều thầy cô, bạn bè và người thân. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Thành Thi – người đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này. Người viết cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã tận tình chỉ dạy trong suốt khóa học. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè đồng môn trong suốt thời gian qua. Nguyễn Văn Công MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, với sự kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đất nước ta bước vào một thời kì mới, hòa bình, ổn định nhưng đồng thời cũng đối diện với nhiều khó khăn thách thức của thời hậu chiến. Cuộc sống mới với nhiều đổi thay đòi hỏi văn học cũng phải có sự chuyển mình biến đổi để kịp thời đáp ứng những yêu cầu của thời đại. Từ một nền văn học “chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước” suốt trong những năm tháng chiến tranh từ 1945 đến 1975, văn học Việt Nam sau 1975 đã từng bước chuyển sang một giai đoạn mới. Đặc biệt kể từ năm 1986, hòa cùng công cuộc đổi mới của đất nước, văn học Việt Nam đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trên nhiều phương diện để làm nên một diện mạo mới cho văn học nước nhà, trong đó sự vận động theo “khuynh hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc” trở thành một đặc điểm nổi bật. Trong quá trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam qua hai giai đoạn nêu trên, Nguyễn Minh Châu có vinh dự trở thành một trong số ít những nhà văn mà sáng tác đã trở thành hiện tượng tiêu biểu cho văn học ở cả hai chặng đường. Đến với văn học vào thời điểm mà cả dân tộc đang dồn sức cho cuộc chiến đấu chống Mĩ, Nguyễn Minh Châu nhanh chóng khẳng định chỗ đứng của mình trong lòng bạn đọc qua một loạt tác phẩm nóng hổi hơi thở đời sống chiến tranh và cách mạng. Những Cửa sông, Dấu chân người lính, Những vùng trời khác nhau đã góp thêm cho văn học trước 1975 những trang viết hào sảng về những tháng ngày hào hùng của lịch sử đất nước. Không chỉ là cây bút văn xuôi có nhiều đóng góp quan trọng cho văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ, Nguyễn Minh Châu còn thuộc trong số những người mở đường cho công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975. Trong cuộc chuyển mình đầy khó khăn của văn học những năm đầu thời kì đổi mới, bằng một sự “dũng cảm rất điềm đạm” (Vương Trí Nhàn), ông đã đã từng bước thay đổi lối nghĩ, lối viết, lặng lẽ nhận lãnh vai trò của một người lính tiên phong trong việc vượt lên chính mình, tìm một hướng đi mới cho mình và cho cả một nền văn học. Những tập truyện ngắn của ông ra đời trong những năm 80 của thế kỉ XX đã trở thành một hiện tượng văn học thu hút được nhiều sự quan tâm của dư luận. Là nhà văn có quá trình sáng tác tiêu biểu cho sự chuyển mình của văn học Việt Nam qua hai giai đoạn, 1945 – 1975 và sau 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu đương nhiên có những chuyển biến trong tư tưởng và bút pháp. Đó là những chuyển biến như thế nào? Phải chăng có một mối quan hệ nhân – quả giữa chuyển biến về tư tưởng (nhân) và chuyển biến về bút pháp ( quả) trong sáng tác của nhà văn này? Việc tìm hiểu và trả lời một cách thỏa đáng những câu hỏi này sẽ giúp ích nhiều cho nhà nghiên cứu trong việc tìm kiếm sự vận động mang tính qui luật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu nói riêng và các nhà văn thế hệ ông nói chung. Nguyễn Minh Châu cũng là tác giả có tác phẩm truyện ngắn được đưa vào giảng dạy trong chương trình trung học (trước đây là Bức tranh – THCS, Mảnh trăng cuối rừng – THPT; sau này là Bến quê – THCS, Chiếc thuyền ngoài xa – THPT). Việc nghiên cứu bước chuyển trong tư tưởng và bút pháp của ông sau 1975 sẽ giúp cho việc giảng dạy phân tích tác phẩm truyện ngắn của ông trở nên đúng hướng, sâu sắc, thỏa đáng hơn. Đây cũng chính là những lý do chủ yếu khiến người viết lựa chọn đề tài “Những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975” để thực hiện luận văn cao học của mình. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Là một trong những tác giả có vị trí quan trọng trong văn xuôi hiện đại Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới, Nguyễn Minh Châu và sáng tác của ông đã được các nhà nghiên cứu chú ý tìm hiểu trên nhiều phương diện. Tính cho đến nay, đã có hàng trăm bài viết đăng trên các báo và tạp chí cùng rất nhiều những chuyên luận, công trình nghiên cứu về cuộc đời và tác phẩm của ông. Theo cuốn sách Nguyễn Minh Châu – về tác gia và tác phẩm, thư mục tài liệu nghiên cứu tác gia, tác phẩm Nguyễn Minh Châu ghi nhận có đến 150 bài viết và công trình nghiên cứu lớn nhỏ. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều luận văn tốt nghiệp bậc đại học, cao học. Trên cơ sở khảo sát những tài liệu hiện có trong tay, chúng tôi nhận thấy các bài viết về Nguyễn Minh Châu đã tiếp cận khá kĩ lưỡng cả hai phương diện con người và tác phẩm của nhà văn. Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu, sau đây, chủ yếu người viết sẽ chỉ điểm qua những ý kiến và công trình nghiên cứu có liên quan đến truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Như đã nêu, cùng với tiểu thuyết, truyện ngắn là thể loại đem lại nhiều thành tựu cho sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Sức hấp dẫn của từng thiên truyện ngắn đã lôi cuốn các nhà nghiên cứu đi sâu phâ n tích, mổ xẻ, đánh giáTrong số những bài viết quan tâm đến truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, có thể kể đến những ý kiến đáng chú ý của Nguyễn Kiên, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Long, Lại Nguyên Ân, Phạm Vĩnh Cư, Bùi Việt Thắng, Nguyễn Trọng Hoàn, Tôn Phương Lan, Trịnh Thu Tuyết, Huỳnh Như Phương, Đỗ Đức Hiểu, Hoàng Ngọc Hiến, Hoàng Thị Văn, Về các tác phẩm trong đó có truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu thời kì chống Mĩ, các ý kiến tỏ ra khá thống nhất khi đánh giá về cảm hứng sáng tác và bút pháp của tác giả thể hiện trong các tác phẩm. Tiêu biểu là ý kiến của Mai Hương trong Lời giới thiệu Nguyễn Minh Châu toàn tập (Nxb Văn học, H.,2001) : “Suốt trong những năm chống Mĩ, Nguyễn Minh Châu đã dành trọn vẹn nửa đời văn của mình đi sâu khám phá, phản ánh những “đề tài sinh tử” trong mảng hiện thực chiến tranh và người lính cách mạng Những tác phẩm nóng hổi hơi thở đời sống, như còn sặc mùi thuốc súng, khói bomđã phản ánh được khát vọng tinh thần cháy bỏng của của cả dân tộc, thời đại – khát vọng độc lập, tự do – góp phần tái hiện bức tranh lịch sử hoành tráng của dân tộc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại Những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trong chiến tranh thường nghiêng về vẻ đẹp hào hùng và tươi tắn của cả cộng đồng, nghiêng về những sự kiện vĩ đại, những người anh hùng và được thể hiện với bút pháp trữ tình đậm đà, giàu chất thơ. Ở đó, cảm hứng trữ tình hòa nhập, giao thoa nhuần nhị với cảm hứng anh hùng”. Truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng sáng tác ở giai đoạn này cũng thu hút được nhiều ý kiến giảng bình mà trong đó đa phần là nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn con người trong chiến tranh và chất thơ trữ tình của thiên truyện. Đặc biệt, trong những năm 80, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đã thu hút được sự quan tâm sâu rộng từ phía bạn đọc và giới nghiên cứu. Vào tháng 6 năm 1985, báo Văn nghệ đã tổ chức một cuộc Trao đổi về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu những năm gần đây. Trong cuộc hội thảo này, có những ý kiến vẫn còn tỏ ra băn khoăn, nghi ngờ về những tìm tòi đổi mới của ông, cho rằng trong tác phẩm còn có điều gì đó “mung lung”, “hụt hẫng”, “khó nắm bắt”, “kém đi vẻ chân thực sinh động ”. Nhiều ý kiến khác thì đánh giá cao những tìm tòi, trăn trở trong ngòi bút của ông, ghi nhận tác phẩm của ông “có nhiều thành tựu, có nhiều đóng góp rất đáng quý” [58, tr.288-311]. Sau cuộc hội thảo, nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu tiếp tục bàn luận về truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, dần dần đi tới những thống nhất trong đó có sự khẳng định quá trình đổi mới tích cực và đầy hiệu quả của ông. Về những tập truyện ra đời trong giai đoạn sau này, có thể kể đến những ý kiến của Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân,... Trần Đình Sử nhận xét rằng: “Bắt đầu từ truyện ngắn Bức tranh, rồi tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và nay là tập Bến quê, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu xuất hiện như là một hiện tượng văn học mới, một phong cách trần thuật mới Đặc sắc của tập Bến quê chủ yếu là sự thể nghiệm một hướng trần thuật có chiều sâu, phát hiện các hiện tượng đời sống trong chiều sâu triết học và lịch sử, thể hiện nhu cầu chiêm nghiệm, tự đối thoại với chính mình và với ý thức của mình Có thể nói thiên hướng muốn nắm bắt hiện thực ở bề sâu ẩn kín là một đặc điểm nổi bật mới mẻ của phong cách Nguyễn Minh Châu” [78, tr.505-508]. Lại Nguyên Ân, “khi nhận xét về xu hướng triết lí nhận thức trong những truyện ngắn gần đây của Nguyễn Minh Châu”, đã tạm xếp thử các truyện ấy vào một số dạng chính, “Từ loại truyện “tự thú” mà trung tâm thường là một nhân vật đang sám hối,nhà văn chuyển sang thể nghiệm loại truyện tuy có dạng thức tự nhiên khách quan nhưng phê phán gay gắt những lối sống vô ý thức Thêm một mức nữa, nhà văn đi tới loại truyện cũng có dạng khách quan tự nhiên, nhưng không phải để lên án phê phán đối tượng cụ thể nào mà chủ yếu để nhận thức những tình thế, những khía cạnh trái ngược vốn có trong đời sống con người” [58, tr.269]. Một số ý kiến khác như của Ngọc Trai, khi nhận xét đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, đã cho rằng : “Phần lớn các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu là loại truyện luận đề - những luận đề về đạo đức, nhân văn, về tâm lí xã hội” [58, tr.325]. Ngoài ra, còn có nhiều bài viết khác đi vào bình giá, phân tích giá trị của từng truyện ngắn cụ thể, trong đó có sự ghi nhận những tìm tòi đổi mới của nhà văn ở cả hai phương diện tư tưởng và bút pháp thể hiện. Những năm sau khi Nguyễn Minh Châu mất, trong số những bài viết tiếp tục nghiên cứu về truyện ngắn của ông, có nhiều bài viết đi theo một lối tiếp cận mới mà theo đánh giá của Đỗ Lai Thúy (trong Phê bình thi pháp học như là sự thay đổi hệ hình ) thì “bài viết về Phiên chợ Giát của Đỗ Đức Hiểu có ý nghĩa mở đường” [45, tr.109]. Đỗ Đức Hiểu đánh giá rất cao về truyện ngắn cuối cùng của Nguyễn Minh Châu khi cho rằng: “ Phiên chợ Giát có một tầm cỡ lớn”;“một truyện mở; từ cái logic của ngôn ngữ trên bề mặt, truyện đi tới ngôn ngữ thứ hai, ngôn ngữ biểu tượng xiêu vẹo, những ảo giác, với những cơn sốc, những nghịch lí, tức là một thế giới quyện nhòe giữa hư và thực Sự hóa thân người / bò của ông lão Khúng / Khoang Đen, sự phân đôi nhân cách ấy, sự kết hợp hai ý thức con người / con vật ấy, là bi kịch của nhân vật, của thời đại” [30, tr.256]. Hoàng Ngọc Hiến thì cho rằng: “Truyện này là một giả thuyết văn học về bản chất và thân phận người nông dân” [26, tr.237]. Có nhiều bài viết đi vào khai thác về một khía cạnh nào đó trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm như không gian nghệ thuật (Lê Văn Tùng), những hình ảnh biểu tượng (Dương Thị Thanh Hiên) Dưới góc độ thi pháp thể loại, Bùi Việt Thắng đi vào tìm hiểu cấu trúc và tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, phân chia ra các dạng cơ bản là tình huống – tương phản , tình huống – thắt nút, tình huống – luận đề [58, tr.313]. Cũng nhìn dưới góc độ thể loại, Phạm Vĩnh Cư phát hiện ra “những yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu” [58, tr.346]. Thời gian gần đây, tiếp tục có những ý kiến bàn về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Nguyễn Trọng Hoàn, trong bài Tiếp tục hành trình đọc Nguyễn Minh Châu [58], đã dành nhiều trang viết về truyện ngắn của ông và nhìn chung là các ý kiến ở đây khá nhất quán với những nhận định đã có trước đó. Trong công trình Truyện ngắn Việt Nam, lịch sử - thi pháp – chân dung do Phan Cự Đệ chủ biên, in 2007, khi viết về đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, người viết đã khái quát lại trong hai luận điểm lớn. Đó là: - Xu hướng ôm trùm những thể loại lớn - Chất luận đề tan hòa vào tình huống và nhân vật Theo chúng tôi, đây là những gợi mở đáng chú ý, có thể suy nghĩ để nghiên cứu thêm. Ngoài những bài viết đề cập trực tiếp đến truyện ngắn nêu trên, không thể không nhắc đến hai chuyên luận nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu là Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu (Nxb KHXH, 2002) của tác giả Tôn Phương Lan và Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 (Nxb ĐHSP, H. 2007) của các tác giả Nguyễn Văn Long – Trịnh Thu Tuyết. Những công trình này, dù có đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau, nhưng đều dành nhiều dung lượng cho phần nghiên cứu mảng truyện ngắn. Cuốn Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu , như tên gọi của nó, không phải là công trình nghiên cứu chuyên biệt về truyện ngắn, nhưng rõ ràng để khái quát và nhận diện phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, không thể không nghiên cứu truyện ngắn. Trong công trình này, Tôn Phương Lan đã đi vào tìm hiểu tư tưởng nghệ thuật cũng như quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu, tìm hiểu hệ thống nhân vật cũng như nghệ thuật trần thuật, những đặc điểm về ngôn ngữ và giọng điệu, từ đó phác họa được những nét cơ bản về phong cách nghệ thuật của nhà văn. Cuốn Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 đặt vấn đề nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong sự vận động của văn xuôi đương đại (chủ yếu từ 1975 trở đi). Người viết đã cố gắng chỉ ra quá trình vận động đổi mới của sáng tác Nguyễn Minh Châu, tất nhiên trong đó có cả truyện ngắn, trên ba bình diện: -Về quá trình đổi mới ý thức nghệ thuật mà trọng tâm là quan niệm nghệ thuật về con người: từ con người được thể hiện chủ yếu ở bình diện xã hội trong những mô hình giản đơn và vận động xuôi chiều đến con người cá nhân trong đời thường với những mối quan hệ phức tạp, đa dạng. -Về thế giới nhân vật: Trước 1975, chủ yếu là dạng nhân vật loại hình, sau 1975, có các dạng nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách, nhân vật thế sự. Nghệ thuật xây dựng nhân vật được đổi mới nhờ vào các thủ pháp tăng cường độc thoại nội tâm; miêu tả nhân vật qua những chi tiết tâm lí chân thực, tinh tế; khắc họa nhân vật qua những chi tiết ngoại hình sinh động -Về đổi mới kết cấu và nghệ thuật trần thuật: từ cốt truyện có hành động bên ngoài chiếm ưu thế (trước 75) chuyển sang cốt truyện không có biến cố; một số đổi mới ở các hình thức trần thuật từ ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất; một số đổi mới về nhịp điệu trần thuật, giọng điệu trần thuật Như vậy, có thể nói hai cuốn sách trên đã đề cập đến được nhiều phương diện trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, tuy nhiên, chúng không phải là những công trình nghiên cứu riêng biệt về thể loại truyện ngắn. Những đặc điểm của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 cũng được đề cập khá nhiều trong luận án tiến sĩ “Đặc trưng truyện ngắn Việt Nam từ 1975 đến đầu thập niên 90” (2001) của Hoàng Thị Văn, trong chuyên luận “Đổi mới quan niệm về con người trong truyện Việt Nam 1975 – 2000” của Nguyễn Văn Kha (Nxb ĐHQG, 2006) . Ngoài ra cũng còn có nhiều ý kiến nhắc đến truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trong những bài nghiên cứu về văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 mà luận văn không thể nêu hết. Những công trình nêu trên đã cho thấy sự quan tâm sâu sắc của giới nghiên cứu đến sáng tác Nguyễn Minh Châu. Sức hấp dẫn của tác phẩm Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là mảng truyện ngắn chắc chắn sẽ còn cần thêm nhiều công trình nghiên cứu khác quan tâm làm rõ. 3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Những bài viết đề cập trực tiếp đến truyện ngắn Nguyễn Minh Châu mà tác giả luận văn đã nêu ở phần trên, nhìn chung đã khai thác được khá đầy đủ nhiều phương diện trong truyện ngắn của ông. Tuy nhiên, những bài viết trên, do chỉ đề cập đến một vài khía cạnh nào đó hay chỉ đi sâu vào một vài tác phẩm cụ thể nên chưa nói hết được những đặc trưng của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu một cách đầy đủ, cũng như chưa có một sự đánh giá toàn diện về những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong truyện ngắn của ông sau 1975. Những công trình nghiên cứu về phong cách nghệ thuật hay sự đổi mới trong sáng tác Nguyễn Minh Châu đã nêu cũng chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể những đặc trưng của thể loại truyện ngắn như là một vấn đề nghiên cứu chuyên biệt. Đặt vấn đề nghiên cứu đề tài “Những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975”, luận văn muốn đi vào tìm hiểu truyện ngắn của ông dưới góc độ thể loại, thấy được những nét chuyển biến trong tư tưởng và bút pháp nghệ thuật qua quá trình vận động và đổi mới suốt chiều dài sự nghiệp sáng tác, đồng thời góp phần hiểu rõ hơn những đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Với định hướng như vậy, trong phạm vi của đề tài, luận văn sẽ tập trung vào việc xem xét, đối chiếu đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua hai giai đoạn trước và sau 1975, từ đó làm rõ quá trình vận độn g chuyển đổi về quan niệm nghệ thuật và phương thức biểu hiện trong truyện ngắn của nhà văn giai đoạn sau 1975 cùng những đóng góp của ông cho văn học thời kì đổi mới. Trên cơ sở đào sâu những phát hiện của những nhà nghiên cứu đi trước, luận văn cố gắng hệ thống hóa và phân tích kĩ một số đặc điểm của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua hai giai đoạn sáng tác trước và sau 1975, thấy được những đổi mới trong cách cảm nhận hiện thực và con người, thấy được cùng với sự thay đổi về tư duy nghệ thuật là sự thay đổi từ loại hình truyện ngắn sử thi hóa sang loại hình truyện ngắn tiểu thuyết hóa, thấy được những đóng góp của nhà văn về phương diện nghệ thuật biểu hiện cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp xã hội học được dùng để làm rõ sự tác động cũng như ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội đối với quá trình vận động đổi mới của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước và sau 1975. Phương pháp loại hình được sử dụng nhằm khảo sát, phân loại và xác định đặc điểm của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trong từng giai đoạn. Phương pháp hệ thống giúp xác định vị trí truyện ngắn của ông trong tiến trình vận động của văn xuôi Việt Nam qua hai giai đoạn. Phương pháp so sánh được dùng như là một phương pháp chủ yếu để thấy được những đổi mới của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 so với giai đoạn trước đó. Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp thi pháp học, tự sự học và các thao tác nghiên cứu hỗ trợ như thống kê, phân tích, tổng hợp... 5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Luận văn, ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tham khảo, Phụ lục, được tổ chức triển khai thành 3 chương: Chương 1: Truyện ngắn trong sáng tác văn học của Nguyễn Minh Châu Chương 2 : Những chuyển biến về quan niệm nghệ thuật và nội dung tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (sau 1975) Chương 3 : Những chuyển biến về kĩ thuật thể loại, phương thức tự sự và lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (sau 1975) Trong đó, chương 2 và chương 3 tập trung giải quyết một số nội dung chuyên sâu. Chương 2 tập trung giải quyết hai nội dung chính: - Bước chuyển về quan niệm nghệ thuật: khước từ văn chương “minh họa” để đến với văn chương thực sự là cây đời; từ hứng thú với con người sử thi đơn phiến đến hứng thú với con người thường nhật phức tạp, bí ẩn chưa biết hết, - Bước chuyển về nội dung tự sự: từ tự sự về “bài ca ra trận” của cộng đồng với những phẩm chất huyền thoại của người anh hùng đến tự sự về những bi kịch, những nỗi đau,
Luận văn liên quan