Luận văn Những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật hình sự 1999 của các tội phạm về môi trường

Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thanh nhiệm vụ cấp bách không chỉ đối với Việt Nam mà của toàn thế giới bởi sự suy thoái cũng như sự suy giảm chất lượng môi trường đáng báo động trong thời gian gần đây. Nhận thức được những biến đổi ngày càng nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội hướng đến sự phát triển bền vững. Trong đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường là một hoạt động rất cần thiết, thiết lập công cụ quan trọng để quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về môi trường như Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật thủy sản năm 2003 Trước tình hình các tội phạm liên quan đến môi trường ngày càng gia tăng về số lượng lẫn mức độ gây hại, ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội của nhân dân, Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam đã được xây dựng và trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung. BLHS 1985 đã dành một số điều để quy định về tội phạm môi trường. Trên cơ sở đó BLHS 1999 tiếp tục hoàn thiện những quy định về tội phạm môi trường thông qua việc dành riêng một chương để quy định về các tội phạm liên quan đến môi trường. Những quy định của pháp luật hình s ự về tội phạm môi trường ngày càng được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm môi trường.

pdf54 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2638 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật hình sự 1999 của các tội phạm về môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật hình sự 1999 của các tội phạm về môi trường 1 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo đang công tác và giảng dạy tại trường Đại học Luật Hà Nội đã quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt khóa học và trong quá trình thực hiện khóa luận này. Đặc biệt em xin cảm ơn thầy giáo – Tiến sỹ Lê Đăng Doanh – Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội là người đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành công trình khoa học này. Hà Nội, tháng 4 năm 2010 Sinh viên Lương Thị Hoài Thu 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................. 0 Chương 1 ................................................................................................. 6 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM ........................................ 6 1.1. Khái niệm và đặc điểm của tội phạm môi trường ............................... 6 1.2. Các yếu tố cấu thành tội phạm về môi trường: ................................. 10 1.3. Những quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật hình sự 1999 (trước khi sửa đổi, bổ sung) .................................................................... 13 1.4. Thực tiến áp dụng những quy định của BLHS 1999 (trước khi sửa đổi, bổ sung) về tội phạm môi trường ..................................................... 17 Chương 2 ................................................................................................ 24 NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 VỀ TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ............... 24 2.1. Những vướng mắc và bất cập trong thực tiễn áp dụng những quy định của BLHS 1999 (trước khi sửa đổi, bổ sung) .................................. 24 2.2. Những nội dung mới của Bộ luật hình sự 1999 về tội phạm môi trường ..................................................................................................... 29 2.3. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả xử lý hình sự đối với các tội phạm về môi trường ................................................................................ 44 Danh mục tài liệu tham khảo................................................................... 52 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thanh nhiệm vụ cấp bách không chỉ đối với Việt Nam mà của toàn thế giới bởi sự suy thoái cũng như sự suy giảm chất lượng môi trường đáng báo động trong thời gian gần đây. Nhận thức được những biến đổi ngày càng nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội hướng đến sự phát triển bền vững. Trong đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường là một hoạt động rất cần thiết, thiết lập công cụ quan trọng để quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về môi trường như Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật thủy sản năm 2003… Trước tình hình các tội phạm liên quan đến môi trường ngày càng gia tăng về số lượng lẫn mức độ gây hại, ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội của nhân dân, Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam đã được xây dựng và trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung. BLHS 1985 đã dành một số điều để quy định về tội phạm môi trường. Trên cơ sở đó BLHS 1999 tiếp tục hoàn thiện những quy định về tội phạm môi trường thông qua việc dành riêng một chương để quy định về các tội phạm liên quan đến môi trường. Những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm môi trường ngày càng được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm môi trường. Tuy nhiên trong quá trình 4 thực thi và áp dụng BLHS 1999 đã cho thấy những quy định về tội phạm môi trường còn nhiều điểm chưa thật sự phù hợp và còn nhiều hạn chế dẫn đến việc áp dụng trên thực tế còn nhiều khó khăn; nhiều quy định chỉ mang tính hình thức, không thể áp dụng được. Do đó, hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường chưa thật sự hiệu quả và chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng và chống loại tội phạm này. Thực trạng này đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện các quy định của BLHS 1999 về tội phạm môi trường nhằm góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo ra một cơ chế bảo vệ môi trường hiệu quả hơn nữa. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS ban hành ngày 19/6/2009, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 đã có những sửa đổi quan trọng đối với tội phạm về môi trường. Việc nghiên cứu, so sánh và rút ra những điểm mới của các tội phạm về môi trường là rất cần thiết về mặt lý luận cũng như góp phần thực thi những quy định mới trong thực tiễn. Vì vậy em đã chọn đề tài nghiên cứu về “Những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật hình sự 1999 của các tội phạm về môi trường” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Khóa luận nhằm nghiên cứu, tìm hiểu những điểm mới trong BLHS 1999 của các tội phạm về môi trường, nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này trong thực tiễn xét xử. - Khóa luận đã đặt ra và giải quyết một số nhiệm vụ như sau: + Nghiên cứu về khái niệm và những nội dung pháp lý chung của các tội phạm về môi trường. + Nghiên cứu về những điểm mới của các tội phạm về môi trường và đưa ra một số kiến nghị khắc phục những vướng mắc bất cập trong những quy định của BLHS 1999 của các tội phạm về môi trường. 5 3. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung chủ yếu nghiên cứu và đánh giá những những nội dung mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 1999 về nhóm tội phạm môi trường. Qua đó làm rõ những nội dung pháp lý mới được sửa đổi, bổ sung của nhóm tội phạm này. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở lý luận. - Khóa luận còn sử dụng các phương pháp như: phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp để giải quyết những nội dung cơ bản mà đề tài đặt ra. 5. Cơ cấu khóa luận Ngoài phần Mở đầu, kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo khóa luận gồm 2 chương: Chương 1. Một số vấn đề chung của tội phạm về môi trường theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. Chương 2. Những nội dung mới của BLHS 1999 về tội phạm môi trường và một số đề xuất, kiến nghị. 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và đặc điểm của tội phạm về môi trường Việc xác định khái niệm tội phạm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc định tội danh cũng như xác định hình phạt. Tuy nhiên khái niệm chung về tội phạm về môi trường đến nay vẫn chưa được luật hoá mà mới chỉ được định nghĩa trong một số công trình nghiên cứu. Có một số khái niệm các tội phạm về môi trường được đưa ra như sau: “ Các tội phạm về môi trường là các hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về môi trường, qua đó gây thiệt hại cho môi trường” 1. Khái niệm này đã phản ánh được các yếu tố trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm về môi trường bao gồm dấu hiệu hành vi khách quan và dấu hiệu hậu quả. Theo khái niệm trên hành vi khách quan của tội phạm về môi trường đó là “hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về môi trường” và dấu hiệu hậu quả đó là “gây thiệt hại cho môi trường”. Khái niệm trên đã phản ánh được tính chất nguy hiểm cho xã hội cũng như những hậu quả do hành vi khách quan của các tội phạm về môi trường gây ra. Tuy nhiên dấu hiệu hành vi khách quan và dấu hiệu hậu quả được phản ánh trong khái niệm này còn rất khái quát. Dấu hiệu hành vi khách quan được nêu trong khái niệm chưa thể hiện được những đặc trưng trong hành vi khách quan của các tội phạm về môi trường và phân biệt nó với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh 1 Xem: ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, 2000, NXB Công an nhân dân. tr. 133 7 vực môi trường. Dấu hiệu hậu quả được phản ánh trong khái niệm trên cũng chưa khái quát được thiệt hại về môi trường ở mức độ nào thì bị coi là vi phạm pháp luật hình sự. Ngoài khái niệm tội phạm môi trường nêu trên, trong cuốn sách Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 của GS.TSKH Lê Cảm có đưa ra khái niệm tội phạm môi trường như sau: “Tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do những người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường; xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường, gây ra những hậu qủa xấu đối với môi trường sinh thái” 2. Khái niệm trên phản ánh tương đối đầy đủ về các yếu tố cấu thành tội phạm môi trường. Trong đó các dấu hiệu của mặt khách quan bao gồm dấu hiệu hành vi và dấu hiệu hậu quả. Theo đó dấu hiệu hành vi khách quan của các tội phạm môi trường đó là “hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định vi phạm các quan hệ xã hội liên quan đến bảo vệ môi trường”, và dấu hiệu hậu quả là “ gây hậu quả xấu đối với môi trường sinh thái”. Khái niệm trên cũng đã làm rõ khách thể của tội phạm môi trường là “các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường”. Tuy nhiên cũng như khái niệm trên, khái niệm về tội phạm môi trường này vẫn chưa thể hiện được đặc trưng của hành vi khách quan của tội phạm môi trường và phân biệt nó với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Việc hình thành khái niệm “tội phạm về môi trường” một cách hợp lý, khoa học, chính xác sẽ là khởi điểm cần thiết để giải quyết về bản chất tất cả các vấn đề trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 2 Xem: Bình luận khoa học BLHS 1999, PGS. TSKH Lê Cảm ( 2001), NXB Công an nhân dân, tr.320 8 Bởi nếu không có sự nhận thức đúng đắn về loại tội phạm này, việc xây dựng được các hình thức chế tài, phạm vi và nhiệm vụ của hoạt động phòng ngừa sẽ còn nhiều khó khăn. Qua nghiên cứu, chọn lọc những nội dung hợp lý, theo em tội phạm về môi trường có thể được khái quát chung như sau: Tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định, xâm hại đến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực môi trường liên quan đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, và bảo vệ môi trường sống cho con người. Qua đó gây thiệt hại nghiêm trọng trực tiếp hay gián tiếp đến môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người. - Từ khái niệm tội phạm về môi trường có thể khái quát những đặc điểm của tội phạm về môi trường như sau: Thứ nhất, hành vi khách quan của nhóm tội phạm về môi trường là hành vi xâm phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Hành vi khách quan của các tội phạm về môi trường rất đa dạng như hành vi thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát bức xạ, phóng xạ quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải (Điều 182); hay những hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và động vật, thực vật như hành đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh (Điều 187.BLHS 1999 đã sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009); hành vi xử dụng chất độc chất nổ, các hóa chất khác, dòng điện hoặc các phương tiện ngư cụ khác bị cấm để khai thác thủy sản hoặc hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 188. BLHS 1999 đã sửa đổi, bổ sung); hành vi đốt phá rừng trái phép (Điều 189. BLHS 1999 đã sửa đổi, bổ 9 sung) hoặc săn bắn, giết vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm (Điều 190. BLHS 1999 đã sửa đổi, bổ sung )… Thứ hai, hậu quả do các tội phạm về môi trường gây ra cũng rất đa dạng, hành vi vi phạm các quy định của BLHS về tội phạm môi trường có thể gây ra những hậu quả như có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người; qua đó gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người. Những thiệt hại về tài sản ở đây bao gồm cả thiệt hại thực tế và chi phí khắc phục thiệt hại đã gây ra. Dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc, có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội danh và định khung hình phạt của hầu hết các tội danh thuộc nhóm tội này. Thứ ba, chủ thể của các tội phạm về môi trường đều có thể là chủ thể bình thường; người đạt độ tuổi theo luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể trở thành chủ thể của các tội danh thuộc nhóm tội này. Chủ thể của tội phạm môi trường thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Động cơ mục đích của người phạm tội tương đối đa dạng nhưng không có ý nghĩa trong việc định tội. Các tội phạm về môi trường được quy định chi tiết trong Bộ luật hình sự và chưa có văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật. Mỗi điều khoản về tội phạm môi trường trong Bộ luật hình sự 1999 đều xác định hành vi phạm tội rõ ràng, và những quy định những căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự, căn cứ định khung và định hình phạt. Các quy định về tội phạm về môi trường của Việt Nam cũng tuân thủ một số công ước và hiệp ước mà Việt Nam tham gia và ký kết như tuân thủ công ước Basel về kiểm soát, vận chuyển xuyên biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng, được cụ thể hóa ở điều 185 (tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam ). 10 1.2.Các yếu tố cấu thành tội phạm về môi trường Căn cứ theo quy định tại Chương XVII –Các tội phạm về môi trường của Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009) có thể khái quát các yếu tố cấu thành tội phạm môi trường như sau: a. Khách thể của tội phạm về môi trường Khách thể của tội phạm môi trường là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm. Các tội phạm về môi trường xâm hại đến sự bền vững ổn định của môi trường, xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường gây ra những hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cho môi trường sinh thái cũng như cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người. b. Mặt khách quan của các tội phạm về môi trường Hành vi khách quan của các tội phạm phạm về môi trường là các hành vi đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đến sự ổn định bền vững của môi trường, xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường. Các hành vi khách quan của các tội phạm về môi trường rất đa dạng. Hành vi đó có thể được thực hiện thông qua việc vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường, gây dịch bệnh cho con người và động vật; hủy hoại tài nguyên môi trường hoặc vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối tượng môi trường. Hầu hết các hành vi đều được thể hiện dưới dạng hành động như gây ô nhiễm không khí, gây ô nhiễm nguồn nước, nhập khẩu công nghệ máy móc thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, hủy hoại nguồn lợi thủy sản… 11 Một số cấu thành các tội phạm về môi trường đều có quy định dấu hiệu đã bị xử phạt vi phạm hành chính có ý nghĩa trong việc xác định tội danh như tại các Điều 187, Điều 188, Điều 189 (BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009 ). Trong đó hành vi vi phạm đã bị xử phạt hành chính phải là hành vi vi phạm pháp luật về môi trường cùng loại mới bị coi là căn cứ để xác định dấu hiệu này. Ví dụ: Theo quy định tại Điều 187. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động thực vật thì “ Người nào có các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm…” Như vậy nếu như sau một năm kể từ ngày bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại tiếp tục vi phạm, thì người đó cũng sẽ không bị xử lý hình sự về hành vi này. - Dấu hiệu hậu quả nghiêm trọng cũng là dấu hiệu bắt buộc có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh của hầu hết các tội phạm về môi trường. Hậu quả do các tội phạm về môi trường gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người trong đó thiệt hại về tài sản (bao gồm thiệt hại thực tế và chi phí khắc phục thiệt hại). Hay những thiệt hại về môi trường như diện tích đất, nước, khu vực không khí bị ô nhiễm, sự biến đổi khí hậu… Như vậy, trong mặt khách quan của tội phạm môi trường dấu hiệu đã bị xử phạt vi phạm hành chính và gây hậu quả nghiêm trọng được coi là dấu hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh của hầu hết các tội trong nhóm này. 12 c. Mặt chủ quan của tội phạm về môi trường Trong mặt chủ quan của tội phạm thì yếu tố lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi đó dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Đối với các tội phạm về môi trường tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, thường là không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hành vi đó xẩy ra. Động cơ và mục đích của người phạm tội tương đối đa dạng nhưng không có ý nghĩa trong việc định tội. d. Chủ thể của các tội phạm về môi trường Chủ thể của tội phạm là những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định. Chủ thể của các tội phạm về môi trường là chủ thể bình thường, những người nào đạt độ tuổi luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể trở thành chủ thể của các tội thuộc nhóm tội này. e.Hình phạt đối với các tội phạm về môi trường Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước nhằm trừng trị người phạm tội, giáo dục ý thức tuân theo pháp luật và ngăn ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm Hình phạt đối với các tội phạm môi trường cũng rất đa dạng bao gồm hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ và phạt tù; ngoài ra còn có các hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, như cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Trong đó quy định chỉ áp dụng hình phạt tù như một biện pháp cuối cùng khi xét thấy cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mới đạt được mục đích giáo dục cải tạo họ. Mức phạt cải tạo không giam giữ tối đa là 13 ba năm mức phạt tù được quy định thấp nhất là sáu tháng, cao nhất là mười lăm năm. Hình phạt chính được quy định cho các tội phạm về môi trường có nhiều loại khác nhau với những mức độ nghiêm khắc khác nhau. Đó là phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ và phạt tù. Việc quy định hình phạt tiền là hình phạt chính trong hầu hết các tội và là hình phạt bổ sung có trong tất cả các tội là rất hợp lý. Vì chủ thể của các tội phạm môi trường chủ yếu phạm tội nhằm mục đích lợi nhuận; do vậy việc đánh vào kinh tế bên cạnh tác dụng răn đe phòng ngừa còn tạo nguồn vật chất khắc phục những thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra. Các quy định về hình phạt đối với các tội phạm về môi trường đã thể hiện đầy đủ chính sách xử lý của Nhà nước ta đó là áp dụng biện pháp giáo dục là chủ yếu, chỉ xử lý bằng biện pháp hình sự trong những trường hợp cần thiết (hành vi mang tính nguy hiểm cao hoặc đã gây hậu quả nghiêm trọng). Hình phạt được áp dụng chủ yếu là hình phạt tiền, hình phạt tù chỉ được áp dụng như một biện pháp cuối cùng khi thấy xét thấy cần phải cách ly và cải tạo đối với họ. 1.3. Những quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật hình sự 1999 ( trước khi được sửa đổi, bổ sung ) Trong quá trình đổi mới đất nước hiện nay; đi đôi với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ là những tác động ngà