Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với những thách thức mới, đòi hỏi các chủ thể kinh doanh luôn đối mặt với việc cạnh tranh gây gắt để có thể tồn tại và đứng vững. Trong bối cảnh đó, hoạt động tín dụng của ngân hàng là một mắt xích trọng yếu của nền kinh tế, là nhân tố trung gian trong việc cung ứng vốn và nâng cao tốc độ luân chuyển của đồng tiền, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Cho vay trung và dài hạn là một trong lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng. Việc nâng cao hiệu quả nguồn vốn huy động là điều mà các ngân hàng quan tâm. Việc nghiên cứu hiệu quả cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ nhằm nâng cao sự hiểu biết và nhận thức về tầm quan trọng của chất lượng tín dụng trung và dài hạn cũng như mục tiêu bền vững, an toàn , hiệu quả của Ngân hàng.

pdf68 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4162 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 1 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU : 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với những thách thức mới, đòi hỏi các chủ thể kinh doanh luôn đối mặt với việc cạnh tranh gây gắt để có thể tồn tại và đứng vững. Trong bối cảnh đó, hoạt động tín dụng của ngân hàng là một mắt xích trọng yếu của nền kinh tế, là nhân tố trung gian trong việc cung ứng vốn và nâng cao tốc độ luân chuyển của đồng tiền, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Cho vay trung và dài hạn là một trong lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng. Việc nâng cao hiệu quả nguồn vốn huy động là điều mà các ngân hàng quan tâm. Việc nghiên cứu hiệu quả cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ nhằm nâng cao sự hiểu biết và nhận thức về tầm quan trọng của chất lượng tín dụng trung và dài hạn cũng như mục tiêu bền vững, an toàn , hiệu quả của Ngân hàng. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập WTO, hệ thống Ngân hàng trong đòi hỏi phải nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài bằng cách nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu các rủi ro. Bên cạnh đó, cùng với xu thế phát triển của cả nước, Cần Thơ với vị thế là trung tâm giao lưu văn hoá và khoa học kỹ thuật Đồng Bằng Sông Cửu Long, có tốc độ tăng trưởng khá cao ( trên 10% trong những năm gần đây ); thành phố Cần Thơ đã và đang trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung Ương, vì thế vai trò của Ngân hàng Đầu Tư và phát triển chi nhánh Cần Thơ ngày càng được nâng cao. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 2 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN Tín dụng là lĩnh vực hoạt động chính của Ngân hàng, trong đó hoạt động tín dụng trung và dài hạn đóng góp phần rất lớn trong hiệu quả cũng như sự phát triển của Ngân hàng cũng như hổ trợ tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Với chức năng phân phối lại thu nhập và thúc đẩy lưu thông hàng hoá, tín dụng luôn đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất, tài trợ cho các ngành kinh tế yếu kém cũng như tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế nước ngoài, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc nghiên cứu, phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần thơ đã tạo điều kiện cho em có thể củng cố kiến thức đã học, nâng cao sự hiểu biết cũng như nhận thức chính xác tầm quan trọng của hoạt động tín dụng, và có thể vận dụng vào thực tế trong công việc sau này. 1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU : 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Cần Thơ. Qua đó, rút ra những gì đạt được, chưa đạt được và đưa ra biện pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong việc cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng, sao cho phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế, phù hợp với định hướng phát triển của đất nước, của địa phương. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài tập trung phân tích và nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau : - Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần thơ, các hoạt động cơ bản, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng, phân tích tình hình kinh doanh trong 3 năm 2004-2006, từ đó thấy được những thuận lợi và khó khăn trong những năm gần đây. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 3 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN - Đi sâu vào phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần thơ thông qua việc phân tích các doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tình hình dư nợ và tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế và theo thành phần kinh tế để thấy được sự biến động của tình hình cho vay trung và dài hạn. Đồng thời phân tích các yếu tố dẫn đến các rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn để từ đó đánh giá thực trạng cũng như hiệu quả trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng. - Từ việc phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn, ta có thể rút ra được những nguyên nhân tồn tại cũng như đưa ra những biện pháp, đề xuất những ý kiến nhằm hạn chế rủi ro, những biện pháp nhằm mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU : Thông qua các mục tiêu cụ thể của đề tài, chúng ta có thể nêu ra các câu hỏi nghiên cứu như sau : - Tình hình hoạt động nói chung và tình hình hoạt động tín dụng nói riêng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trong những năm gần đây diễn ra như thế nào? - Hoạt động tín dụng trung và dài hạn ảnh hưởng như thế nào đối với hiệu quả hoạt động chung của Ngân hàng ? - Những rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn nói riêng là gì ? Cần làm gì để khắc phục ? - Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn là gì ? Rút ra được bài học gì sau quá trình nghiên cứu ? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU : 1.4.1. Không gian (địa bàn nghiên cứu) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Cần Thơ Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 4 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN 1.4.2. Thời gian (giai đoạn hoặc thời điểm thực hiện nghiên cứu) Số liệu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần thơ trong ba năm 2004-2006 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ trong 3 năm 2004-2006. Cụ thể bao gồm : * Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân Hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi. * Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. * Dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, Ngân Hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. * Nợ quá hạn Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng và không có lý do chính đáng. Khi đó Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 5 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trong hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động tạo ra giá trị nhiều nhất cho ngân hàng. Tín dụng là một nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống NHTM ở nước ta, nó mang lại 80%-90% thu nhập của mổi Ngân hàng. Thế nhưng, tín dụng cũng là lĩnh vực đem lại cho Ngân hàng nhiều rủi ro nhất. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ hủy hoại giá trị của Ngân hàng và có thể dẫn đến phá sản. Do đó việc phân tích hoạt động tín dụng là nội dung quan trọng trong việc phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM. Chính vì thế, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có các đề tài sau : + Đầu tiên là đề tài “ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CẦN THƠ” do sinh viên Nguyễn Văn Quân – Lớp Tài chính tín dụng khoá 28 thực hiện . Đây là bài viết rất chi tiết và mạch lạc vì đã phản ánh rất chính xác tình hình hoạt động tín dung trung và dài hạn của BIDV trong ba năm 2003 – 2005. - Về nội dung : Đề tài chủ yếu tập trung phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn theo ngành kinh tế và theo thành phần kinh tế, từ đó là việc đánh giá hiệu quả hoạt động và đề xuất biện pháp, kiến nghị đối với Ngân hàng và các cơ quan lãnh đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn. - Về phương pháp nghiên cứu : phương pháp nghiên cứu của đề tài này là phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích thống kê và phương pháp so Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 6 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN sánh.Tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh các số liệu qua các năm để tìm ra sự biến động của các chỉ tiêu phân tích, và tìm ra các nguyên nhân để người đọc có thể thấy rỏ vấn đề chủ yếu. - Kết quả : Đề tài đã giúp cho đọc giả thấy được rất rỏ sự biến động của tình hình tín dụng trung và dài hạn tại Ngân Hàng BIDV Cần Thơ trong ba năm 2003-2005, thông qua cách xử lý các số liệu chính xác cùng với lý luận rất chặt chẽ, các nguyên nhân cũng như các giải pháp được tác giả đưa ra rất cụ thể và hợp lý. Tuy nhiên, bài viết chỉ tập trung phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn, chưa đề cập nhiều đến những rủi ro tín dụng cũng như những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, đề tài chưa đưa ra những kết luận cho thấy rằng tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của hoạt động tín dụng đối với hiệu quả hoạt động chung của Ngân hàng. + Đề tài thứ hai là đề tài “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VĨNH LONG” – SVTH : Lâm Phước Hậu, Lớp Kế Toán 02, K27. - Về nội dung của đề tài : đề tài phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn thực tế của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Long qua các năm từ 2002 đến 2004 để thấy rõ thực trạng tình hình tín dụng của Ngân hàng. Từ việc phân tích nhằm rút ra những mặt đạt được và chưa được của Ngân hàng để đưa ra phương hướng khắc phục cũng như tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến mặt hạn chế đó.Cuối cùng là đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao nguồn vốn huy động, nâng cao chất lượng tín dụng để thu hút ngày càng nhiều khách hàng, hạn chế được rủi ro trong cho vay và tạo thêm uy tín cho Chi nhánh. - Về phương pháp nghiên cứu : tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu trực tiếp tại ngân hàng từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm. Thống kê, tổng hợp, phân tích các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng bên cạnh việc áp dụng phương pháp dựa trên so sánh số tuyệt đối và tương đối qua các năm và tổng hợp các thông tin từ Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 7 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN Tạp chí Ngân Hàng, báo chí và các văn bản, tài liệu tín dụng tại Ngân hàng. Qua đó, vận dụng kiến thức đã học để tiến hành sử dụng các biểu bảng và đồ thị để phân tích. - Kết quả : Tác giả tập trung phân tích đi sâu vào khả năng huy động vốn và cho vay của Ngân hàng để đưa ra những đánh giá về khả năng tín dụng thông qua tình hình biến động của nguồn vốn. Do đó, giúp cho người đọc thấy được cụ thể tình hình thực tế của ngân hàng trong công tác tín dụng. Bên cạnh đó, tác giả tiến hành phân tích các chỉ tiêu tín dụng như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tình hình dư nợ và nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng và theo thành phần kinh tế giúp người đọc đi sâu hơn trong việc đánh giá khả năng tín dụng của Ngân hàng. Bên cạnh những thành công, theo em đề tài vẫn còn vướng mắc ở một số vấn đề như tác giả chưa đi vào phân tích cụ thể các hình thức tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá chưa được phân tích theo các ngành kinh tế. Các số liệu được xử lý chính xác tuy nhiên tác giả có thể đưa vào các bảng để người đọc dễ theo dõi hơn. + Đề tài thứ ba là đề tài “ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÌNH MINH” do sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Thúy, lớp Kế Toán 02 khóa 27 thực hiện. - Nội dung của đề tài là phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn ngắn hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT Bình Minh trong ba năm 2002-2004. Từ đó thấy được điểm mạnh và điểm yếu của Ngân hàng. Trên cơ sở phân tích, tác giả đề xuất những biện pháp trong huy động và cho vay ngắn hạn để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. - Về phương pháp nghiên cứu : cũng giống như 2 đề tài trên, ở đề tài này, tác giả cũng sử dụng các phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu. Phương pháp thu thập thông tin - số liệu bao gồm việc thu thập số liệu trực tiếp từ NHNo & PTNT Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 8 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN Bình Minh và tổng hợp các thông tin từ tạp chí Ngân hàng, báo chí Ngân hàng, những tư liệu tín dụng tại Ngân hàng, sách báo về Ngân hàng. Phương pháp xử lý số liệu bao gồm: phương pháp so sánh số tương đối, phương pháp so sánh số tuyệt đối và đánh giá các tỷ số tài chính. Nhìn chung, ở cả ba đề tài đều đã rất thành công trong việc phản ánh một cách chính xác thực trạng hiện tại của vấn đề cần phân tích. Bằng các phương pháp phân tích cụ thể và mạch lạc, có thể thấy được quá trình nghiên cứu của các tác giả đã rất thành công trong việc tìm hiểu cũng như áp dụng những kiến thức đã học trong công việc chuyên ngành. Qua quá trình lược khảo tài liệu liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu đã giúp em có được những cơ sở vững chắc trước khi tiến hành thực hiện đề tài của mình, đó là việc tham khảo các phương pháp nghiên cứu, các cách trình bày số liệu. Bên cạnh việc phát huy các điểm mạnh mà các đề tài trước đã đạt được, đề tài của em sẽ đi sâu hơn vào việc phân tích các rủi ro và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Đây là vấn đề mà hầu như các đề tài trước không có đề cập hay đề cập rất ít. Phân tích rủi ro tín dụng, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến rủi ro, đề xuất các biện pháp khắc phục chính là các điểm mới trong đề tài này. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 9 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1.Khái niệm về tín dụng ngân hàng 2.1.1.1.Khái niệm tín dụng Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Quan hệ này được thể hiện qua nội dung sau: - Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật. - Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong một thời gian nhất định. Sau khi hết thời gian sử dụng người đi vay có nghĩa vụ phải hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu, khoản dôi ra gọi là lợi tức tín dụng . Quan hệ tín dụng còn hiểu theo nghĩa rộng hơn là việc huy động vốn và cho vay vốn tại các Ngân hàng, theo đó Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong việc “đi vay để cho vay”. 2.1.1.2.Chức năng của tín dụng Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 10 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN Chức năng phân phối lại tài nguyên: Tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Thông qua sự chuyển nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại tài nguyên, thể hiện ở chỗ: - Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến, thông qua tín dụng, số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay. - Ngược lại, người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần tài nguyên được phân phối lại. Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất: Nhờ tín dụng mà quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn trong từng đơn vị nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung đựơc thực hiện một cách bình thường và liên tục. Do đó, tín dụng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá. 2.1.1.3. Phân loại tín dụng * Căn cứ vào thời hạn tín dụng - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, loại tín dụng này chiếm chủ yếu trong các Ngân hàng thương mại. - Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. * Căn cứ vào đối tượng tín dụng - Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn lưu động như cho vay để dự trữ hàng hoá, mua nguyên liệu cho sản xuất. - Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng cung cấp để hình thành vốn cố định. Loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn. * Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 11 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng cung cấp cho các nhà doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân để tiến hành sản xuất và kinh doanh. - Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. 2.1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng - Góp phần thúc đẩy tái sản xuất xã hội - Là kênh chuyền tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế. - Là công cụ thực hiện các chính sách xã hội. - Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. 2.1.2. Rủi ro tín dụng: 2.1.2.1. Khái niệm: * Rủi ro tín dụng: là sự xuất hiện những biến cố không bình thường trong quan hệ tín dụng. Từ đó làm tác động xấu đến quan hệ Ngân hàng và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản. Để có những biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa thiệt hại, chúng ta cần phải tìm hiểu những thiệt hại nào có thể xảy ra và nguyên nhân gây ra thiệt hại đó trong hoạt động tín dụng Ngân hàng. 2.1.2.2. Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra: + Đối với Ngân hàng: Rủi ro tín dụng tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như: Ngân hàng thiếu vốn chi trả cho khách hàng, lợi nhuận Ngân hàng càng giảm đi dẫn đến lỗ lã và mất khả năng thanh toán cuối cùng Ngân hàng đi vào con đường phá sản. + Đối với kinh tế - xã hội: Hoạt động Ngân hàng liên quan đến toàn bộ xã hội, đến hoạt động của nền kinh tế, đến tất cả các đơn vị nhỏ, vừa và kể cả những doanh nghiệp lớn khác, các tầng lớp dân cư. Vì vậy khi rủi to tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài Ngân hàng, sự phá sản này có khả năng phát triển lây lan đến Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 12 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN các ngân hàng khác, tạo cho dân chúng tâm lý sợ hãi sẽ đua nhau đến rút tiền trước thời hạn. Điều đó có thể làm đổ vỡ cả hệ thống tiền tệ của khu vực khi đó nền kinh tế sẽ đi vào khủng hoảng. 2.1.2.3. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ nhiều khía cạnh, do tính chất tín dụng, do Ngân hàng, khách hàng….. Nhìn chung, ta có thể thấy rủi ro tín dụng phát sinh từ những khía cạnh sau: Từ khách hàng vay vốn: _ Khách hàng là cá nhân: Ngân hàng gặp nhiều rủi ro khi người vay vốn bị tai nạn lao động, hỏa hoạn, lũ lụt, bị sa thải, thất nghiệp, thu nhập không ổn định hay sử dụng vốn sai mục đích, thiếu năng lực pháp lý. _ Khách hàng là doanh nghiệp: Doanh nghiệp không có khả năng trả nợ Ngân hàng do: lỗ lã trong kinh doanh, thị trường cung cấp vật tư, nguyên vật liệu bị biến động, không ổn định, mất thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp gặp tai nạn bất ngờ. Từ những nguyên nhân khách quan: Do sự biến đổi về tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới hoặc do thiên tai lũ lụt hoặc dịch bệnh trong sản xuất. Rủi ro từ việc bảo đảm tín dụng: _ Đối với bảo đảm đối vật: Do đánh giá tài sản t
Luận văn liên quan