Luận văn Phát triển thị trường vốn mạo hiểm Việt Nam
Lý do chọn đề tài Trong xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế toàn cầu đang diễn ra hiện nay, thì nhucầu về vốn trở thành một vấn đề thiết yếu đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Ở nước ta, để đáp ứng nhu cầunày, Nhà Nước đã có rấtnhiều nổ lực trong việc tạo ra các nguồn cung vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế, ví như hoàn thiện hệ thống ngân hàng, phát triển thị trường chứng khoán . Tuy nhiên, những qui định về qui mô vốn điều lệ, hiệu quả hoạt động kinh doanh, tài sản thế chấp và mức độ rủi ro luôn là những rào cản trên con đường tìm vốn để thành lập doanh nghiệp cũng như mở rộng qui mô hoạt động. Đặc biệt là đối với cácdoanh nghiệp vừa,nhỏ, các doanh nghiệp có tiềm năng, có lợi nhuận khổng lồ nhưng rủi ro cực lớn Kết quả, nhu cầu về nguồn vốn mới cho các doanh nghiệp này ngày càng tăng . Nhận thấy được tiềm năng ở một thị trường mới nỗi như Việt Nam, ngay từ những năm 1990 các tổ chức nước ngoài đã thâm nhập vào thị trường tài chính nước ta. Với qui mô vốn lớn và năng lực quản trị cao, họ đã mạnh dạn thành lập một số quỹ đầu tư mạo hiểm. Trên phương diện lý thuyết, có thể nói vốn mạo hiểm là lối thoát cho các doanh nghiệp cả về vốn lẫn kinh nghiệm quản lý,do vậy tất yếucác quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ thành công và phát triển. Song trên thực tế do những nguyên nhân khách quan cũng như chủquan, các quỹ này vẫn chưa đáp ứngđược nhu cầuvốn cho nền kinh tế nói chung cũng như cho các doanhnghiệp nói riêng. Chính vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường vốn mạo hiểm là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Pháttriển thị trường vốn mạo hiểm Việt Nam” Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu là tôi muốn đưa ra cái nhìn tổng thể về thực trạng cung cầu, sự cần thiếtvà triển vọng phát triển của vốn mạo hiểm ở nước ta cũng như những hạn chế đang là rào cản trong việc thu hút nguồn vốnnày. Từ đó tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và kiến nghị nhữnggiải pháp nhằm hoàn thiện thị trường vốn mạo hiểm. Trong đó, tiên quyết đề xuất thành lập, xây dựng mô hình một quỹ đầu tư mạo hiểm theo cơ cấuquỹ nội địa bởi những ưu điểm của nó sovới quỹ hải ngoại. Phạm vi nghiên cứu Trong chuyên đề này, tôi tập trung nghiên cứu cung cầu vốn mạo hiểm ở Việt Nam. Ngoài ra còn xemxét thực trạng vốn mạo hiểm ở một số nước để có cái nhìn khái quát, tương quan so sánh và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Kết cấu của chuyên đề Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục, chuyên đề gồm có 3 phần chính sau: Phần 1: Tổng quan về vốn mạo hiểm. Phần 2: Thị trường vốn mạo hiểm Việt Nam-Thực trạng và nhu cầu. Phần 3: Các giải pháp để phát triển thị trường vốn mạo hiểm Việt Nam.