1/ Tính cấp thiết của đềtài:
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây vai trò của lãi suất ngân hàng rất mờ
nhạt, lãi suất thường được đưa ra bởi các quyết định mang tính chất chủquan. Sau
khi chuyển từcơchếkinh tếkếhoạch hóa sang nền kinh tếthịtrường, NHNN đã
từng bước sửdụng và điều hành công cụlãi suất ngày một phù hợp, chuyển từkiểm
soát lãi suất trực tiếp sang cơchếlãi suất thỏa thuận.
Cơchếtựdo hóa lãi suất làm cho lãi suất thực sựlà giá cảtiền tệhình thành chủ
yếu thông qua quan hệcung cầu vốn trên thịtrường. Lãi suất là yếu tốquan trọng,
tác động từyếu tố"đầu vào" đến yếu tố"đầu ra" trong hoạt động của NHTM, là
công cụquan trọng đểnâng cao tính cạnh tranh theo đặc điểm riêng có của từng
NHTM. Việc tựdo hóa lãi suất giúp NHTM nâng cao tính chủ động trong việc định
giá sản phẩm của mình, qua đó nâng cao hiệu quảhoạt động cũng đồng thời đòi hỏi
NHTM phải nâng cao trình độquản lý vì tính phức tạp và biến động thường xuyên
của lãi suất.
Thực tếhiện nay, việc quản lý lãi suất tại NHTM còn bất cập do nhiều NHTM
còn thiếu quan tâm đến việc xây dựng một quy trình quản trịlãi suất thích hợp,
trong đó đặc biệt là việc xác định lãi suất cho vay phù hợp với từng nhóm khách
hàng thông qua đánh giá tín dụng. Nguyên nhân là do môi trường pháp lý vềlĩnh
vực tín dụng ngân hàng đang trong quá trình hoàn thiện cộng với tính chất phức tạp
và nhạy cảm của lãi suất.
Với những lý do và thực tếnhưtrên, việc nghiên cứu để đưa ra phương pháp xác
định lãi suất cho vay tại các NHTM một cách phù hợp và khoa học là vô cùng cấp
thiết. Do đó, tác giảchọn đềtài “Phương pháp xác định lãi suất cho vay qua
đánh giá tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại Việt Nam”làm đề
tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu:
Trang 5
2.1. Mục đích:
Trên cơsởlý luận vềlãi suất, phương pháp xác định lãi suất cho vay và thực tiễn
hoạt động tại các NHTM để đưa ra mô hình xác định lãi suất cho vay phù hợp đối
với từng nhóm khách hàng tương ứng với từng khoản vay cụthể. Qua đó, NHTM
có thểtối đa hóa thu nhập, giảm thiểu rủi ro lãi suất và phục vụmột cách linh hoạt,
đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.
2.2. Ý nghĩa:
– Đối với Nhà nước: Kết quảnghiên cứu của đềtài là một tưliệu đểNhà nước
hoàn thiện hơn các chính sách, các quy định pháp luật vềhoạt động tín dụng,
vềlãi suất cho vay của các NHTM.
– Đối với các NHTM: Giúp các NHTM Việt Nam nhìn lại những mặt còn tồn
tại trong việc xác định lãi suất cho vay của mình. Việc nghiên cứu một cách
có hệthống sẽgiúp các bộphận liên quan trong NHTM hiểu rõ vềbản chất,
các nhân tốcấu thành lãi suất cho vay cũng nhưphương pháp xác định lãi
suất cho vay một cách hợp lý, khoa học đểvận dụng trong thực tiễn.
– Đối với các nghiên cứu tiếp theo: Kết quảcủa đềtài góp phần tạo thêm cơsở
lý luận cho việc nghiên cứu vềquản trịlãi suất trong hoạt động kinh doanh
NHTM.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Lấy chính sách lãi suất cho vay của hệthống NHTM, các cơsởlý luận vềlãi suất
làm tiền đềvà các khoản cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp làm phạm vi
nghiên cứu.
4. Phương pháp luận nghiên cứu:
Dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và các lý thuyết vềlãi suất làm
phương pháp nghiên cứu. Trên cơsởlý luận và thực tiễn áp dụng tại các NHTM,
thông qua phân tích đánh giá doanh nghiệp và khoản vay để đưa ra mô hình xác
Trang 6
định lãi suất vay phù hợp và mang tính ứng dụng thực tiễn cao trong hoạt động của
các NHTM Việt Nam.
5. Kết cấu của luận văn:
Với mục tiêu và phương pháp luận trình bày ởtrên, luận văn gồm 68 trang (chưa
tính phần phụlục), có 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận, trong đó phần nội dung
được chia làm 03 chương lớn:
A. Phần mở đầu – giới thiệu ý nghĩa, mục đích, phạm vi cũng nhưphương
pháp nghiên cứu và cấu trúc đềtài.
B. Phần nội dung – bao gồm 3 chương:
Chương 1:Cơsởlý luận vềlãi suất cho vay.
Chương 2:Thực trạng hoạt động tín dụng và xác định lãi suất cho vay tại
các NHTM Việt Nam.
Chương 3:Xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay qua đánh giá
tín dụng doanh nghiệp phù hợp với NHTM Việt Nam.
C. Phần kết luận – một sốvấn đềrút ra sau quá trình nghiên cứu và điểm mới
của đềtài.
Trang 7
92 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2287 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương pháp xác định lãi xuất cho vay qua đánh giá tín dụng Doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÃI SUẤT CHO VAY...............................7
1.1. Khái niệm lãi suất: .........................................................................................7
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất cho vay:..............................................9
1.3. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường:.....................................10
1.4. Quản trị lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM:.....................11
1.4.1. Rủi ro lãi suất: .........................................................................................11
1.4.2. Mục tiêu quản trị lãi suất: .......................................................................12
1.4.3. Các phương thức quản lý lãi suất cho vay: .............................................13
1.4.4. Kỹ thuật phòng chống rủi ro lãi suất:......................................................16
1.5. Những phương pháp xác định lãi suất cho vay của NHTM: ...................16
1.5.1. Lãi suất cho vay dựa trên tổng hợp chi phí:............................................16
1.5.2. Lãi suất cho vay theo lãi suất cơ sở: .......................................................17
1.5.3. Lãi suất cho vay theo chi phí-lợi ích:......................................................19
1.6. Vấn đề tự do hóa lãi suất ở một số quốc gia Châu Á:...............................21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ XÁC ĐỊNH LÃI
SUẤT CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM................................................24
2.1. Khái niệm về NHTM: ..................................................................................24
2.2. Quá trình hình thành, phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam:..........25
2.2.1. Giai đoạn đầu của quá trình hình thành: .................................................25
2.2.2. Các đợt cải tổ hệ thống ngân hàng:.........................................................26
2.3. Phân loại các khoản cho vay của NHTM:..................................................29
Trang 2
2.3.1. Theo tính chất rủi ro của khoản vay:.......................................................29
2.3.2. Dựa vào thời gian cho vay. .....................................................................30
2.3.3. Phân loại theo phương thức cho vay:......................................................31
2.4. Hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam: ...............................................32
2.4.1 Thực trạng tín dụng:.................................................................................32
2.4.2. NHTM và hội nhập quốc tế: ...................................................................34
2.5. Vấn đề xác định lãi suất cho vay tại các NHTM Việt Nam: ....................36
2.5.1. Giai đoạn từ năm 1988 đến tháng 6/1992:..............................................36
2.5.2. Giai đoạn từ tháng 6/1992 đến tháng 7/2000:.........................................37
2.5.3. Giai đoạn từ tháng 7/2000 đến tháng 5/2002..........................................38
2.5.4. Giai đoạn từ tháng 5/2002 đến nay. ........................................................40
2.6. Những kết quả đạt được và những tồn tại, thách thức trong vấn đề xác
định lãi suất cho vay tại các NHTM Việt Nam: ...............................................41
2.6.1. Kết quả đạt được: ....................................................................................41
2.6.2. Những tồn tại, thách thức:.......................................................................41
2.6.3. Nguyên nhân tồn tại: ...............................................................................42
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO
VAY QUA ĐÁNH GIÁ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP PHÙ HỢP VỚI NHTM
VIỆT NAM ..............................................................................................................44
3.1. Mục tiêu và quan điểm xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay
qua đánh giá tín dụng DN: .................................................................................44
3.2. Khái niệm khách hàng DN:.........................................................................45
3.3. Phân loại khách hàng DN:...........................................................................46
3.3.1. Theo loại hình DN:..................................................................................46
Trang 3
3.3.2. Theo quy mô hoạt động: .........................................................................46
3.3.3. Theo lĩnh vực hoạt động: ........................................................................47
3.4. Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá:..................................................................48
3.4.1. Chỉ tiêu đánh giá DN: .............................................................................48
3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro khoản vay: ..................................................55
3.5. Các thang điểm đánh giá:............................................................................61
3.6. Xây dựng phương pháp xếp hạng DN, xếp loại loại khoản vay và xác
định lãi suất cho vay: ..........................................................................................64
3.6.1. Xếp hạng DN theo chỉ tiêu đánh giá DN: ...............................................64
3.6.2. Xếp loại khoản vay theo chỉ tiêu đánh giá rủi ro khoản vay: .................65
3.6.3. Công thức xác định lãi suất cho vay: ......................................................66
3.6.4. Xác định lãi suất cho vay đối với DN theo mô hình phân tích rủi ro tín
dụng:..................................................................................................................67
3.6.5. Các chính sách lãi suất cho vay của NHTM:..........................................69
PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................72
Trang 4
PHẦN MỞ ĐẦU
" *** #
1/ Tính cấp thiết của đề tài:
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây vai trò của lãi suất ngân hàng rất mờ
nhạt, lãi suất thường được đưa ra bởi các quyết định mang tính chất chủ quan. Sau
khi chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường, NHNN đã
từng bước sử dụng và điều hành công cụ lãi suất ngày một phù hợp, chuyển từ kiểm
soát lãi suất trực tiếp sang cơ chế lãi suất thỏa thuận.
Cơ chế tự do hóa lãi suất làm cho lãi suất thực sự là giá cả tiền tệ hình thành chủ
yếu thông qua quan hệ cung cầu vốn trên thị trường. Lãi suất là yếu tố quan trọng,
tác động từ yếu tố "đầu vào" đến yếu tố "đầu ra" trong hoạt động của NHTM, là
công cụ quan trọng để nâng cao tính cạnh tranh theo đặc điểm riêng có của từng
NHTM. Việc tự do hóa lãi suất giúp NHTM nâng cao tính chủ động trong việc định
giá sản phẩm của mình, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động cũng đồng thời đòi hỏi
NHTM phải nâng cao trình độ quản lý vì tính phức tạp và biến động thường xuyên
của lãi suất.
Thực tế hiện nay, việc quản lý lãi suất tại NHTM còn bất cập do nhiều NHTM
còn thiếu quan tâm đến việc xây dựng một quy trình quản trị lãi suất thích hợp,
trong đó đặc biệt là việc xác định lãi suất cho vay phù hợp với từng nhóm khách
hàng thông qua đánh giá tín dụng. Nguyên nhân là do môi trường pháp lý về lĩnh
vực tín dụng ngân hàng đang trong quá trình hoàn thiện cộng với tính chất phức tạp
và nhạy cảm của lãi suất.
Với những lý do và thực tế như trên, việc nghiên cứu để đưa ra phương pháp xác
định lãi suất cho vay tại các NHTM một cách phù hợp và khoa học là vô cùng cấp
thiết. Do đó, tác giả chọn đề tài “Phương pháp xác định lãi suất cho vay qua
đánh giá tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề
tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu:
Trang 5
2.1. Mục đích:
Trên cơ sở lý luận về lãi suất, phương pháp xác định lãi suất cho vay và thực tiễn
hoạt động tại các NHTM để đưa ra mô hình xác định lãi suất cho vay phù hợp đối
với từng nhóm khách hàng tương ứng với từng khoản vay cụ thể. Qua đó, NHTM
có thể tối đa hóa thu nhập, giảm thiểu rủi ro lãi suất và phục vụ một cách linh hoạt,
đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.
2.2. Ý nghĩa:
– Đối với Nhà nước: Kết quả nghiên cứu của đề tài là một tư liệu để Nhà nước
hoàn thiện hơn các chính sách, các quy định pháp luật về hoạt động tín dụng,
về lãi suất cho vay của các NHTM.
– Đối với các NHTM: Giúp các NHTM Việt Nam nhìn lại những mặt còn tồn
tại trong việc xác định lãi suất cho vay của mình. Việc nghiên cứu một cách
có hệ thống sẽ giúp các bộ phận liên quan trong NHTM hiểu rõ về bản chất,
các nhân tố cấu thành lãi suất cho vay cũng như phương pháp xác định lãi
suất cho vay một cách hợp lý, khoa học để vận dụng trong thực tiễn.
– Đối với các nghiên cứu tiếp theo: Kết quả của đề tài góp phần tạo thêm cơ sở
lý luận cho việc nghiên cứu về quản trị lãi suất trong hoạt động kinh doanh
NHTM.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Lấy chính sách lãi suất cho vay của hệ thống NHTM, các cơ sở lý luận về lãi suất
làm tiền đề và các khoản cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp làm phạm vi
nghiên cứu.
4. Phương pháp luận nghiên cứu:
Dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và các lý thuyết về lãi suất làm
phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tại các NHTM,
thông qua phân tích đánh giá doanh nghiệp và khoản vay để đưa ra mô hình xác
Trang 6
định lãi suất vay phù hợp và mang tính ứng dụng thực tiễn cao trong hoạt động của
các NHTM Việt Nam.
5. Kết cấu của luận văn:
Với mục tiêu và phương pháp luận trình bày ở trên, luận văn gồm 68 trang (chưa
tính phần phụ lục), có 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận, trong đó phần nội dung
được chia làm 03 chương lớn:
A. Phần mở đầu – giới thiệu ý nghĩa, mục đích, phạm vi cũng như phương
pháp nghiên cứu và cấu trúc đề tài.
B. Phần nội dung – bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về lãi suất cho vay.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng và xác định lãi suất cho vay tại
các NHTM Việt Nam.
Chương 3: Xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay qua đánh giá
tín dụng doanh nghiệp phù hợp với NHTM Việt Nam.
C. Phần kết luận – một số vấn đề rút ra sau quá trình nghiên cứu và điểm mới
của đề tài.
Trang 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÃI SUẤT CHO
VAY
1.1. Khái niệm lãi suất:
Lợi tức tín dụng chính là khoản tiền phải trả cho việc vay mượn sử dụng vốn
trong một thời gian nhất định. Xét về bản chất, lợi tức tín dụng là giá trị quyền sử
dụng vốn trong một thời gian nhất định mà người đi vay phải trả cho người cho vay.
Tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức tín dụng với toàn bộ vốn gốc đã vay mượn hay khoản
tín dụng trong một thời gian nhất định chính là lãi suất.
Lãi suất là một phạm trù kinh tế mang tính chất tổng hợp và đa dạng. Lãi suất
chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, bên cạnh đó lãi suất tác động đến sự phát triển
của nền kinh tế nên nó mang tính chất tổng hợp. Mặt khác, lãi suất mang tính đa
dạng do xuất phát từ sự đa dạng của các loại tín dụng khác nhau trong nền kinh tế
thị trường như: lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu; lãi suất cầm cố giấy tờ có giá; lãi
suất trái khoán công ty; lãi suất trái phiếu kho bạc; lãi suất huy động tiết kiệm; lãi
suất cho vay ...với những cách thức đo lường khác nhau. Lãi suất là một phạm trù
giá cả, sự biến động của lãi suất chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu.
Lãi suất hội tụ nhiều mối quan hệ, các mâu thuẫn liên quan trực tiếp đến lợi ích
vật chất trong xã hội. Nhà kinh tế học người Pháp A Poial khẳng định "Lãi suất là
công cụ tích cực trong phát triển kinh tế và đồng thời cũng là một công cụ kìm hãm
của chính sự phát triển ấy, tùy thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại trong việc sử
dụng chúng" 1.
Khi bàn về bản chất của lãi suất, người ta thường đề cập đến quan niệm của Mác:
Thông qua hình thức biểu hiện, lãi suất là giá cả của vốn cho vay như một loại hàng
hóa, giá cả của hàng hóa biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa còn giá cả của vốn
cho vay biểu hiện trực tiếp bằng lãi suất. Như vậy, lợi tức tín dụng là một phần của
giá trị thặng dư mà nhà tư bản sản xuất phân chia cho nhà tư bản tài chính dưới hình
thức giá cả vốn cho vay nhằm chuyển dịch vốn tiền tệ sang hàng hóa trong thời gian
cho vay. Như là một hình thái đặc biệt của lợi nhuận, lợi tức tín dụng có một độ lớn
1 Ngân hàng thương mại-GS.TS. Lê Văn Tư
Trang 8
nào đó và độ lớn này được biểu hiện thông qua tỷ lệ % mà người ta quen gọi là lãi
suất. Lãi suất được hình thành từ tỷ suất lợi nhuận của nhà sản xuất và trong mối
quan hệ tỷ lệ với sự phân chia tổng số lợi nhuận giữa người vay và người cho vay.
Vì vậy lãi suất có thể mở rộng đến một giới hạn tối đa gần bằng với tỷ suất lợi
nhuận bình quân của nhà sản xuất hoặc đến một giới hạn tối thiểu mà nhà tư bản
cho vay có thể chấp nhận. Nguồn gốc của lãi suất là giá trị thặng dư, lãi suất là giá
trị của quyền sử dụng vốn.
Theo các nhà kinh tế học hiện đại trên quan điểm kinh tế ứng dụng thì lãi suất là
giá mua và giá bán quyền sử dụng vốn, như lãi suất tiền gởi tiết kiệm chính là phần
thưởng cho sự tiết chế tiêu dùng trong hiện tại để có một sự tiêu dùng lớn hơn trong
tương lai. Quan niệm này xuất phát từ đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính hoàn
trả, dù người đi vay trong hoạt động có tạo được giá trị thặng dư hay không thì việc
trả nợ gốc và lãi vay là trách nhiệm của người đi vay. Khái niệm này có ý nghĩa về
mặt kinh tế hết sức quan trọng, nó bổ sung về mặt lý luận cho khái niệm về lãi suất
của Mác trong điều kiện hiện nay.
Theo quan điểm của P.Samuelson và David Begg 2 thì "Lãi suất là giá cả của
việc sử dụng một số tiền vay trong một thời gian nhất định".
Theo quan điểm của nhà kinh tế học David S.Kidwell 3 thì "Lãi suất là giá cả của
sự thuê tiền, là giá cả của sự vay tiền cho quyền sử dụng sức mua và thường được
biểu hiện bằng một tỷ lệ % của số tiền vay".
Tuy nhiên, quan niệm coi lãi suất chính là một phần thưởng dành cho những ai
biết tiết chế tiêu dùng trong hiện tại để kỳ vọng có được một sự tiêu dùng lớn hơn
trong tương lai không hẳn chính xác hoàn toàn. Không phải tất cả hành vi tiết chế
tiêu dùng hiện tại đều có thể có được tiêu dùng lớn hơn trong tương lai. Bởi vì
khoảng thời gian giữa tiết kiệm ở hiện tại và tiêu dùng trong tương lai bị chi phối
bởi nhiều yếu tố khác nhau, có thể làm biến dạng hoặc triệt tiêu hoàn toàn khoản
chênh lệch dương này ví dụ như lạm phát làm giảm sức mua của tiền tệ, rủi ro về
khả năng hoàn trả...
2 Kinh tế học 1992-Nhà xuất bản giáo dục Hà nội
3 Financial Institutions Market and money, the Dryden Press 1997
Trang 9
Trong quan hệ vay vốn: lãi suất đối với người cho vay là mức lãi suất mà người
cho vay đồng ý để giao quyền sử dụng vốn cho người vay; lãi suất đối với người đi
vay là mức lãi suất mà người đi vay sẵn lòng trả cho người cho vay để được quyền
sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định hay còn gọi là chi phí sử dụng
vốn. Có 2 cách diễn giải như sau:
– Lợi tức hay số tiền phải trả (interest) là chi phí biểu hiện bằng số tuyệt đối. Ví
dụ như số tiền cho vay là là 500 triệu đồng, thời hạn cho vay là 1 năm và số
tiền lãi phải trả là 60 triệu đồng.
– Lãi suất (interest rate) là chi phí phải trả thể hiện theo tỷ lệ phần trăm (%),
đây là quan hệ giữa tiền lãi phải trả, số tiền cho vay và thời hạn cho vay. Ví
dụ trên cho thấy lãi suất cho vay là 0,12 hay 12%/năm, lãi suất là tỷ lệ giữa
tổng số tiền lãi thu được so với tổng số vốn đã cho vay trong một thời gian
nhất định.
Lãi suất được thể hiện trên thị trường là lãi suất danh nghĩa, trong khi đó lãi suất
thực là lãi suất được điều chỉnh lại đúng theo những thay đổi dự tính về giá. Theo
Fisher thì: lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát. Như vậy, lãi suất
thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát. Việc phân biệt lãi suất thực và lãi suất
danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng vì lãi suất thực phản ảnh chi phí thực của việc vay
tiền. CSLS thực chứ không phải lãi suất danh nghĩa ảnh hưởng đến đầu tư, tái phân
phối thu nhập giữa người vay, người cho vay và sự lưu thông của dòng vốn.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất cho vay:
Lãi suất đối với một khoản cho vay nào đó được xác định trên cơ sở thị trường
thông qua quá trình tác động qua lại giữa cung và cầu tiền vay. Do đó, trong nền
kinh tế thị trường, lãi suất hay giá cả của khoản vay được xác định tại mức giao
nhau của đường cung vốn vay và đường cầu vốn vay.
Đồ thị 1.1: Lãi suất theo cung-cầu vốn
Điểm cân
Đường cung vốn
Đường cầu vốn
Lã
is
uấ
t
0
Lượng vốn
Trang 10
Mặc dù chịu tác động của nhiều yếu tố, nhưng trên quan điểm NHTM thì 4 yếu
tố được xem là quan trọng nhất không thể thiếu khi xác định lãi suất cho vay là:
– Bao gồm tất cả các chi phí huy động vốn.
– Bù đắp các chi phí quản lý và thực hiện khoản vay.
– Trang trải được các rủi ro trong hoạt động cho vay.
– Mang lại phần lợi nhuận hợp lý cho NHTM.
Bên cạnh đó, lãi suất cho vay còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như: sự
cạnh tranh của các ngân hàng khác hoặc các TCTD phi ngân hàng; mối quan hệ, uy
tín giữa ngân hàng và người đi vay; mục đích sử dụng tiền vay (vay công thương
nghiệp, vay đầu tư kinh doanh bất động sản, vay sản xuất nông nghiệp, vay tiêu
dùng…); kỳ hạn cho vay (kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao do rủi ro trong việc
hoàn trả nợ vay gia tăng); tình hình diễn biến của nền kinh tế (tăng trưởng GDP,
lạm phát, thất nghiệp…)…
Thực tế ở các nước cho thấy lãi suất cho vay thường chịu sự chi phối của TTTT
ngắn hạn và của các NHTM lớn. Bên cạnh đó, lãi suất thị trường còn chịu sự can
thiệp của NHTW, tùy theo chính sách tiền tệ là thắt chặt hay mở rộng. Khi thực
hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, NHTW sẽ có biện pháp điều tiết để gián tiếp tăng
lãi suất thị trường nhằm hạn chế tín dụng, tăng lượng tiền gởi tiết kiệm; và ngược
lại khi muốn mở rộng tiền tệ NHTW sẽ điều tiết để gián tiếp giảm lãi suất thị trường
nhằm thu hút người vay, giảm lượng tiền gởi tiết kiệm.
1.3. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường:
Lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN: Lãi suất hợp lý
và mang tính chất ổn định giúp DN tính toán được lợi nhuận dự kiến thu về từ các
phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư vì vậy nắm bắt và triển khai kịp thời
các cơ hội kinh doanh. Đồng thời với một lãi suất hợp lý, các DN sẽ có lợi nhuận
sau khi trừ đi chi phí trả lãi tiền vay, kích thích các DN mở rộng đầu tư, thực hiện
tái sản xuất, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Trái lại, lãi suất bất hợp lý sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN: lãi suất quá thấp làm
cho DN đẩy mạnh vay vốn quá mức, dẫn đến một số trường hợp không đảm bảo
Trang 11
khả năng trả nợ vay; lãi suất quá cao dẫn đến DN dè dặt, không dám vay vốn, mất
cơ hội kinh doanh và NHTM bị ứ đọng nguồn vốn.
Lãi suất là phương tiện trung gian trong điều hành kinh tế vĩ mô: sự thay đổi của
lãi suất tác động đến cân đối cung cầu hàng hóa.
Điều 16-Luật Ngân hàng nhà nước: “Để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
NHNN sử dụng các công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc,
nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác do Thống đốc quyết định”. Như vậy
lãi suất cũng là một trong những công cụ để điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
Lãi suất là công cụ tác động mạnh mẽ đến lạm phát-thất nghiệp: Để kéo giảm
mức lạm phát trong trường hợp nền kinh tế đang lạm phát cao, NHNN có thể can
thiệp gián tiếp vào các NHTM (quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn) thông
qua đó NHTM nâng lãi suất tiền gởi để thu hút vốn vào NHTM làm tiền trong lưu
thông giảm → nhu cầu tiêu dùng giảm → giá cả hàng hóa giảm. Trái lại, việc giảm
lãi suất sẽ đẩy mạnh tiêu dùng