Trên lãnh thổ nước Việt Nam ngày nay, trong lịch sử, đã từng tồn tại
nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt phải kể đến vương quốc Champa của
người Chăm. Người Chăm vốn sinh sống ở miền duyên hải miền Trung
Việt Nam từ rất lâu đời và họ đã sớm xây dựng nên vương quốc Champa
với một nền văn hóa rực rỡ, mang màu sắc ảnh hưởng từ nền văn minh An
Độ. Trải qua những biến thiên của lịch sử, vương quốc Champa đã d?n d?n
sáp nhập vào lãnh thổ của Đại Việt. Đó cũng là quá trình người Việt mở
rộng lãnh thổ xuống phía Nam, quá trình gặp gỡ, tiếp xúc, cộng cư, giao
lưu và tiếp biến văn hóa của hai dân tộc
130 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
___________________________
Trần Dũng
QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP
VĂN HĨA VIỆT – CHĂM TRONG LỊCH SỬ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
__________________________
Trần Dũng
QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP
VĂN HĨA VIỆT – CHĂM TRONG LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HÀ BÍCH LIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Cho đến nay, chưa cĩ cơng trình nghiên cứu nào về đề tài này được cơng bố.
Tác giả Luận văn
TRẦN DŨNG
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ CỦA ĐẠI VIỆT VÀ
CHAMPA TRƯỚC THẾ KỶ X .............................................. 17
1.1. Nước Đại Việt giai đoạn một ngàn năm Bắc thuộc ........................... 17
1.2. Nước Champa từ cuộc khởi nghĩa Khu Liên đến vương triều
Đồng Dương ....................................................................................... 19
Chương 2: QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ........................................................ 30
2.1. Chiến tranh, quan hệ bang giao (Từ thế kỷ X đến XIV) .................... 30
2.2. Từ Chiêm Thành quốc đến trấn Thuận Thành – quá trình cộng cư và
hội nhập văn hĩa sơi động (Từ thế kỷ XV đến XVII) ....................... 36
2.3. Hội nhập Việt – Chăm, dịng chảy tất yếu của lịch sử (Từ thế kỷ XVII
đến nay) .............................................................................................. 42
Chương 3: LÃNH VỰC GIAO LƯU VÀ TƯƠNG TÁC .......................... 55
3.1. Kinh tế – vật chất ............................................................................... 55
3.2. Xã hội – tinh thần................................................................................ 80
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 121
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ
nhiệm khoa Lịch sử và các thầy cơ trong khoa Lịch sử trường Đại học
Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Hà Bích Liên đã tận tình
hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu để hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn gia đình, những người thân
yêu, bạn hữu đã dành tình cảm, động viên và giúp đỡ trong những ngày
học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên lãnh thổ nước Việt Nam ngày nay, trong lịch sử, đã từng tồn tại
nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt phải kể đến vương quốc Champa của
người Chăm. Người Chăm vốn sinh sống ở miền duyên hải miền Trung
Việt Nam từ rất lâu đời và họ đã sớm xây dựng nên vương quốc Champa
với một nền văn hóa rực rỡ, mang màu sắc ảnh hưởng từ nền văn minh Aán
Độ. Trải qua những biến thiên của lịch sử, vương quốc Champa đã dần dần
sáp nhập vào lãnh thổ của Đại Việt. Đó cũng là quá trình người Việt mở
rộng lãnh thổ xuống phía Nam, quá trình gặp gỡ, tiếp xúc, cộng cư, giao
lưu và tiếp biến văn hóa của hai dân tộc.
Hiện nay, người Chăm gồm có hai bộ phận chính: bộ phận cư trú ở
Ninh Thuận và Bình Thuận, chủ yếu theo đạo Bà La Môn (một bộ phận
nhỏ người Chăm ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm
Bàni). Bộ phận thứ hai cư trú ở các địa phương thuộc các tỉnh Châu Đốc,
Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu theo
đạo Islam mới (Hồi giáo). Cũng như bao dân tộc khác, người Việt và người
Chăm khắp mọi miền đều cầu mong có một cuộc sống an lành, ấm no,
hạnh phúc và cùng nhau xây dựng Tổ Quốc giàu mạnh.
Tìm hiểu quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử,
chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng qua lại giữa hai tộc người có bản sắc
văn hóa độc đáo riêng. Do nằm cạnh nhau và có chung những điều kiện tự
nhiên, lịch sử... , quá trình tương tác văn hóa đã xảy ra như một quy luật tất
yếu trong nhiều lãnh vực, từ sinh hoạt vật chất, kết cấu đời sống xã hội
đến phong tục, tập quán, ngôn ngữ, tín ngưỡng . Mặc dù người Đại Việt
đã chinh phục thành công lãnh thổ của Champa, nhưng chính trong quá
trình Nam tiến, mở đất đó, người Việt đã tiếp nhận nhiều yếu tố từ một
nền văn hóa giàu bản sắc của người Chăm, từ những điệu hò da diết, đến
những công trình kiến trúc nguy nga tráng lệ, những điệu múa say mê lòng
người . Do đó, tìm hiểu quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong lịch
sử, chúng ta sẽ đánh giá đúng đắn hơn, khách quan hơn về vai trò, vị trí
của người Chăm trong quá trình kiến tạo văn hóa Việt Nam – một nền văn
hóa đặc sắc, đa dạng, phong phú được kết tinh từ nhiều sắc màu văn hóa
của các dân tộc anh em trên mọi miền đất nước.
Tìm hiểu quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử còn
góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề khoa học lịch sử: quá trình mở rộng
không gian sinh sống của người Việt. Từ đó, chúng ta có cái nhìn sâu sắc
hơn về cộng đồng đại gia đình các dân tộc Việt Nam với người Việt là tộc
người đóng vai trò chủ thể, còn người Chăm là một trong 53 tộc người
thiểu số anh em khác.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt –
Chăm từ quá khứ đến hiện tại, từ khi người Việt và người Chăm còn là chủ
nhân của hai quốc gia riêng biệt, đến khi họ đã trở thành hai dân tộc anh
em trong đại gia đình cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Mốc thời gian
được giới hạn ở luận văn này là từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII, tức là khi
quốc gia Đại Việt ra đời và cũng là lúc bắt đầu một thời kỳ quan hệ sôi
động trên tất cả các lãnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa. Thế
kỷ XVII là mốc thời gian đánh dấu Champa từ một vương quốc trở thành
một trấn của Việt Nam. Đương nhiên quá trình tiếp biến sau sự kiện 1693
mới thật sự sôi động và nhanh chóng, tuy nhiên, nó như là một hậu quả tất
yếu của giai đoạn trước, và ở một giới hạn cho phép, chúng tôi cũng đề
cập như là phần mở rộng của luận văn. Về nội dung, luận văn cũng xem
xét mối quan hệ văn hóa Việt – Chăm trên tất cả các lãnh vực, từ hoạt
động kinh tế – vật chất đến đời sống xã hội – tinh thần.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai phương pháp chính của chuyên ngành lịch sử
là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Với phương pháp lịch sử,
chúng tôi đã phân tích quá trình giao lưu hội nhập văn hóa Việt – Chăm
theo trình tự thời gian và trong những không gian, hoàn cảnh cụ thể nhất
định. Với phương pháp logic, chúng tôi đã phân tích các mối quan hệ tác
động qua lại lẫn nhau giữa văn hóa Việt và văn hóa Chăm trên nhiều lãnh
vực.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng kết quả nghiên cứu của một số
bộ môn khoa học gần gũi như khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học, địa
lý – kinh tế để hỗ trợ cho vấn đề mà luận văn nghiên cứu.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Trước tiên, luận văn là một công trình nghiên cứu có ý nghĩa khoa
học, nhằm làm sáng tỏ một vấn đề lịch sử: quá trình giao lưu hội nhập văn
hóa Việt Chăm. Bằng việc nghiên cứu, phân tích, so sánh nhiều nguồn sử
liệu khác nhau một cách nghiêm túc, chúng tôi đã cố gắng dựng lại bức
tranh lịch sử về quá trình giao lưu hội nhập văn hóa Việt Chăm một cách
chân thực và sống động. Đồng thời, luận văn cũng góp phần làm sáng tỏ
thêm vấn đề vị trí, vai trò của người Chăm trong quá trình xây dựng bản
sắc văn hóa Việt Nam, và làm sáng tỏ hơn vấn đề khoa học lịch sử đang
còn nhiều tranh cãi: quá trình mở rộng không gian sinh sống của người
Việt trong lịch sử.
Bên cạnh ý nghĩa khoa học, luận văn còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc,
đặc biệt là vấn đề đoàn kết dân tộc trong thời đại ngày nay.
Dân tộc, từ xưa đến nay, luôn là vấn đề nhạy cảm đối với sự thống
nhất quốc gia và an ninh thế giới. Liên Bang Xô Viết bị tan rã trong những
năm 90 của thế kỷ XX là do nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề dân
tộc.
Nghị Quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng Sản
Việt Nam họp từ ngày 18-4 đến 25-4-2006 đã khẳng định: “Vấn đề dân tộc
và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách
mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn
kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng nhau thực hiện thắng lợi
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật
chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của
các dân tộc . Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, trí thức là người dân tộc thiều số. Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu
số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng
bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận, chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi,
chia rẽ dân tộc” [45, tr.121-122].
Tìm hiểu nội dung đề tài này nhằm phát huy tình đoàn kết giữa các
dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Nội dung này còn giúp ích cho việc giảng dạy và học tập bộ môn lịch
sử ở các trường phổ thông trung học.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về
những nội dung liên quan đến mối quan hệ Việt – Chăm trong lịch sử như
sau:
- Dương Văn An (1997), Ô Châu Cận Lục, Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội. Trong tác phẩm của mình ông đã có nhũng cái nhìn rất sâu sắc tuy có
phần phiến diện của một nhà Nho yêu nước Việt về những ảnh hưởng của
văn hóa Chăm lên Văn hóa Việt khi người Việt mở đất sinh sống về
phương Nam.
- Phan Huy Chú (1996), Hoàng Việt Địa Dư Chí, Nxb Thuận Hóa,
Huế. Theo tác giả: Vùng đất Thuận Hóa xưa là nước Việt Thường, thời
Hán thuộc Tượng Quận, thời Tấn thuộc Lâm Aáp. Do những quan hệ chính
trị, quân sự và ngoại giao nên từ năm 1075 đến năm 1306 đã lần lượt được
sáp nhập vào quốc gia Đại Việt. Cũng do những mối quan hệ này mà từ
năm 1470 đến năm 1680, lãnh thổ của người Việt được mở rộng đến Bình
Thuận.
- Phan Huy Chú (1972), Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, Tập I, Nxb
Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn hóa, Sài Gòn. Tác giả cho rằng: Người
Việt ở Thuận Hóa giáp giới với Quảng Nam ở phía nam đã tiếp thu giống
lúa của người Chăm trong sản xuất nông nghiệp. “Phủ này (Thuận Hóa) có
ít ruộng mùa, nhiều ruộng Chiêm. Vụ Chiêm là chính mùa, vụ mùa gọi là
trái vụ, những sản vật tốt đẹp gồm các thứ gấm vóc, và chiếu cói dệt rất
tinh xảo” (tr. 439).
- Lê Quý Đôn (1964), Phủ Biên Tạp Lục, Nxb Khoa Học, Hà Nội. Tác
giả cho biết về bộ máy chính quyền của nước Đại Việt trên vùng đất
Thuận Hóa và Quảng Nam vào thế kỷ XVIII. Tác giả còn nêu lên các
nguồn tài nguyên của vùng này cùng các chế độ thuế má của nhà Nguyễn.
Cũng trên vùng đất này, người Việt đã biết tiếp thu và phát triển việc khai
thác các sản vật thiên nhiên của người Chăm như khai thác vàng, tìm kiếm
trầm hương .
- Ngô Gia Văn Phái (1987), Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Nxb Văn Học,
Hà Nội. Sách nêu lên sức mạnh quân sự của nước Đại Việt vào thế kỷ
XVIII, thời kỳ mà cả hai dân tộc Việt – Chăm cùng nhau đoàn kết chống
ngoại xâm. Người Nam (của nước Đại Việt) lúc này hay dùng voi trong
chiến trận, khiến tướng Tôn Sĩ Nghị của nhà Thanh trước khi mang quân
sang xâm lược nước ta, phải ban bố những điều luật khi đối phó với voi.
- Ngô Thời Sĩ (2001), Việt Sử Tiêu Aùn, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. Tác
giả cho biết, khi quân Minh sang xâm lược nước ta vào thời nhà Hồ, nhiều
người Việt phải lánh nạn sang Champa mà trong đó có nhiều người là con
cháu nhà Trần.
- Nguyễn Văn Siêu (1997), Đại Việt Địa Dư Toàn Biên, Nxb Văn Hóa,
Hà Nội. Tác giả cho rằng: Vua và dân Champa đã từng ủng hộ phong trào
Tây Sơn và cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi chống lại nhà Nguyễn. Khi
vua Champa mất, vua Minh Mạng “cho làm miếu thờ ở Lổi Thành cũ, bờ
phía Nam sông Hương, Xuân Thu cúng tế, để giữ việc hương khói” (tr.
310).
- Lê Quang Định (2005), Hoàng Việt Nhất Thống Địa Dư Chí, Nxb
Thuận Hóa, Huế. Tác giả viết về Dinh Bình Thuận, nơi định cư lâu đời của
người Chăm. Khi người Việt mở rộng lãnh thổ về phía nam, cả hai dân tộc
Việt – Chăm đã cùng nhau sinh sống, tiếp nhận tín ngưỡng của nhau như
tôn thờ các vị thần Cá Voi, Thần Nông .
- Khuyết danh (2005) (Trần Quốc Vượng dịch), Việt Sử Lược, Nxb
Thuận Hoá, Huế. Sách cho rằng các vua nhà Lý cũng ưa thích các nhạc
khúc của người Chăm và cũng quan tâm đến cuộc sống của người Chăm
trên đất Đại Việt. Vua Lý Thái Tông đã cho lập các hương ấp để người
Chăm sinh sống. Vua Lý Thánh Tông đã thân phiên dịch nhạc khúc và tiết
cổ âm của Chiêm Thành, sai nhạc công ca hát.
- Trịnh Hoài Đức (1998), Gia Định Thành Thông Chí, Nxb Giáo Dục,
TP.Hồ Chí Minh. Tác giả đã nêu một số phong tục tập quán của các dân
tộc ở Nam bộ mà chủ yếu là của người Việt. Đã có sự hội nhập, nhưng mỗi
dân tộc vẫn có những nét riêng. “Thành Gia Định nước Nam ta, đất rộng
lương thực nhiều, không lo về đói rét, cho nên ít chứa sẵn, tục dân xa hoa,
kẻ sĩ đua nhau tài giỏi. Người bốn phương ở lẫn nhau, mỗi nhà có tự có tục
riêng” (tr. 141).
- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Tập I-II-III (2000), Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội. Sách nêu lên quá trình giao lưu và hội nhập của hai dân tộc
Việt – Chăm từ thời Bắc thuộc đến năm 1656. Nổi bật là việc trồng cây
lúa Chiêm, tôn thờ các vị thần, cách ăn mặc, các cuộc hôn nhân và đặc
biệt là công cuộc chống ngoại xâm cũng như các chủ trương chính sách của
nhà nước Đại Việt đối với người Chăm.
- Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam Thực Lục, Tập 1, Nxb
Giáo Dục, Hà Nội. Sách cho biết: Năm 1693, chúa Nguyễn Phúc Chu đổi
nước Chiêm Thành làm trấn Thuận Thành nhưng vẫn để người Chăm cai
quản để yên lòng nhân dân. Năm 1694, khi vua Champa là Bà Tranh chết,
chúa Nguyễn Phúc Chu cho tiền và gấm vóc để hậu táng.
- Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam Thực Lục, Tập IV, Nxb
Giáo Dục, Hà Nội. Sách cho chúng ta biết rằng, khi vương quốc Chămpa
đã trở thành một tỉnh của nước ta, thì người Chăm vẫn là một bộ phận quan
trọng không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Chính vì
vậy, năm 1836, vua Minh Mạng cho những kẻ sĩ ở Bình Thuận đi học chữ
và tiếng nói người Chăm.
- Quốc sử quán triều Nguyễn (1975), Đại Nam Thực Lục, Tập XXXIII,
Chính Biên – Đệ tứ kỷ VII, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Sách cho rằng,
năm 1874, vua Tự Đức đã quy định lại tục thờ tự miếu các đế vương ở các
triều đại ở các địa phương, vẫn tôn trọng các vị vua Chăm.
- Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm Định Việt Sử Thông Giám
Cương Mục, Tập I, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. Sách cho biết: Vào năm 1044,
nhà Lý đã lập trấn Vĩnh Khang và Đăng Châu trên đất Đại Việt cho người
Chăm làm ăn sinh sống. Năm 1075, hai vương triều Việt – Chăm cũng đã
thỏa thuận cho người Việt đến sinh sống trên đất Champa từ Quảng Bình
đến Quảng Trị. Năm 1307, nhà Trần đổi châu Ô và châu Lý thành Thuận
Châu và Hóa Châu (Thuận Hóa) và sáp nhập vào Đại Việt một cách ôn
hòa với sự chấp thuận của vua Champa là Chế Mân. Đến năm 1472, người
Việt đã đến làm ăn sinh sống trên đất Champa từ Quảng Nam cho đến Phú
Yên, do chính quyền Đại Việt cai quản.
- Thích Đại Sán (1963), Hải Ngoại Ký Sự, Nxb Viện Đại học Huế.
Tác giả đã đến Huế và Hội An từ năm 1695 đến năm 1696, mô tả tình hình
đất nước và con người dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Tác giả ca ngợi
sự phát triển kinh tế ở Hội An, nơi mà người Việt kế thừa và phát triển nền
kinh tế của người Chăm. Cũng theo Bản Ký Sự này thì chúa Nguyễn Phúc
Chu rất quan tâm đến việc sử dụng voi, con vật mà người Chăm đã biết
dùng từ rất sớm.
- Trần Trọng Kim (1999), Việt Nam Sử Lược, Nxb Văn hoá Thông tin,
Hà Nội. Tác giả nêu lên mối quan hệ có từ rất sớm giữa người Việt và
người Chăm nhưng chủ yếu là quan hệ chính trị, quân sự và ngoại giao.
Mối quan hệ này có những bước thăng trầm như có lúc xung đột, có lúc
hoà hiếu thân thiện.
- Uûy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1984), Các Dân Tộc Ít Người Ở
Việt Nam (Các Tỉnh Phía Nam), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Sách cho
rằng, năm 1984, người Chăm ở Việt Nam có 76.000 người. Dưới chế độ
Mỹ – Ngụy, ngay trong nội bộ người Chăm ở Phan Rang cũng đã xãy ra
xung đột đổ máu vì lý do tôn giáo. Sau ngày giải phóng (1975), Đảng,
chính quyền và các đoàn thể tỉnh Thuận Hải (Ninh Thuận, Bình Thuận
ngày nay) đã góp phần hàn gắn sự bất hòa trong nội bộ người Chăm. Nhận
đđịnh về vai trò của Người Chăm và mối quan hệ bằng hữu của hai tộc người
Việt – Chăm, các tác giả cho rằng, người Chăm và người Việt có mối quan
hệ hổ tương khách quan và tất yếu trong cuộc kháng chiến chống các thế
lực phong kiến bành trướng Trung Quốc, đặc biệt là chống quân xâm lược
Nguyên Mông vào thế kỷ XIII. Thế kỷ XVIII, người Chăm đã có mặt
trong nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chế độ phong kiến thối nát và cát cứ
của chúa Nguyễn Đàng Trong, của Lê Trịnh Đàng Ngoài, góp phần đánh
tan quân Xiêm xâm lược (1784 – 1785) và quân viễn chinh nhà Thanh
(1788 – 1789). Người Chăm cũng đã cùng với các dân tộc anh em ở Việt
Nam đã đi th