Luận văn Quá trình hình thành - Phát triển các khu công nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố nguồn lao động tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ và là một trong bốn tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Bình Dương có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, là cửa ngõ phía Bắc TP.Hồ Chí Minh, nối liền với Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, Quốc lộ 1A, Đường sắt Xuyên Á. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp. Nằm cạnh TP.Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế thương mại – công nghiệp và khoa học kỹ thuật, nên Bình Dương dễ dàng thu hút nguồn vốn, nhân lực – khoa học kỹ thuật, đồng thời lại sử dụng được hầu hết các cơ sở hạ tầng sẵn có của TP.Hồ Chí Minh như: sân bay, bến cảng đường bộ. Bản thân Bình Dương có hệ thống giao thông vô cùng thuận lợi. Hơn nữa, đất đai Bình Dương không phải là loại đất có giá trị về mặt nông nghiệp, có nền vững, chi phí xây dựng rẻ hơn các tỉnh trong vùng. Đặc biệt, Bình Dương là tỉnh có chính sách thông thoáng, dễ thu hút đầu tư trong và nước ngoài.

pdf93 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình hình thành - Phát triển các khu công nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố nguồn lao động tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH [\ @ [\ VƯƠNG MINH HÙNG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH -PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÂN BỐ NGUỒN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC ĐỊA LÝ Chuyên ngành : ĐỊA LÝ – KINH TẾ – Xà HỘI Khóa : 12 Mã số : 01.07.02 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN KIM HỒNG TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG - 2002 CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNKT Công nhân kỹ thuật CCKT Cơ cấu kinh tế CN-XD Công nghiệp xây dựng CNH Công nghiệp hóa DV Dịch vụ GDP Tổng sản phẩm nội địa GNP Tổng sản phẩm quốc dân HĐH Hiện đại hóa HDI Chỉ số phát triển con người HĐKT Hoạt động kinh tế KCN Khu công nghiệp LĐ Lao động NLN Nông-Lâm-Ngư MSDC Mức sống dân cư ĐH và CĐ Đại học và Cao đẳng TNBQ Thu nhập bình quân TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban Nhân dân XĐGN Xóa đói giảm nghèo Lời Cảm Ơn # " Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa học PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ sau Đại Học, Khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc học tập, trang bị kiến thức để tác giải có thể hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc KTX Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, các thầy cô giáo trong tổ quản lý SV đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn đến các cơ quan: Sở NN và PTNT, Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Sở Kế Hoạch & Đầu Tư, Cục Thống Kê, Sở Công Nghiệp, Sở Thương Binh Lao Động Xã Hội, Ban Quản Lý các khu công nghiệp Bình Dương, Tổ chức Chính quyền tỉnh Bình Dương... đã giúp đỡ nhiệt tình, cung cấp tài liệu, số liệu, cho phép tác giả được tham khảo nhiều tư liệu quý báu, hữu ích để hoàn thành luận văn này. Tác giả chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp gần xa, gia đình và những người thân đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác Giả Luận Văn VƯƠNG MINH HÙNG MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ và là một trong bốn tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Bình Dương có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, là cửa ngõ phía Bắc TP.Hồ Chí Minh, nối liền với Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, Quốc lộ 1A, Đường sắt Xuyên Á. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp. Nằm cạnh TP.Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế thương mại – công nghiệp và khoa học kỹ thuật, nên Bình Dương dễ dàng thu hút nguồn vốn, nhân lực – khoa học kỹ thuật, đồng thời lại sử dụng được hầu hết các cơ sở hạ tầng sẵn có của TP.Hồ Chí Minh như: sân bay, bến cảng đường bộ. Bản thân Bình Dương có hệ thống giao thông vô cùng thuận lợi. Hơn nữa, đất đai Bình Dương không phải là loại đất có giá trị về mặt nông nghiệp, có nền vững, chi phí xây dựng rẻ hơn các tỉnh trong vùng. Đặc biệt, Bình Dương là tỉnh có chính sách thông thoáng, dễ thu hút đầu tư trong và nước ngoài. Trong những năm qua, vận dụng đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng với cách dám nghĩ, dám làm nên kinh tế Bình Dương có tốc độ phát triển khá cao, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển công nghiệp và xây dựng. Với chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, Bình Dương có bảy khu công nghiệp hoạt động, nhiều khu công nghiệp khác cũng đã được phê duyệt và đang được xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước. Với sự hình thành các khu công nghiệp đã xảy ra quá trình đô thị hóa, và nông thôn của tỉnh đổi thay từng ngày. Nó tác động trực tiếp đến sự phân bố dân cư và nguồn lao động của tỉnh. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài trên nhằm góp phần vào việc đánh giá tốc độ, những mặt khó khăn, mặt thuận lợi trong việc phát triển các khu công nghiệp hiện nay trên địa bàn của tỉnh cũng như tìm hiểu những qui luật của nó tác động đến sự phân bố dân cư và lao động của tỉnh. Đồng thời, tác giả cũng đã tham khảo một số các chính sách và đưa ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nghiệp của tỉnh Bình Dương. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 1. Mục tiêu của đề tài: Phân tích được những ưu điểm và hạn chế của tỉnh Bình Dương về sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp để nắm bắt xu thế của sự phát triển các khu công nghiệp. − Phát triển của các khu công nghiệp tác động đến sự phân bố dân cư và lao động của tỉnh. − Một số chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp và phát triển nguồn lao động của tỉnh. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: − Những tác động của sự hình thành các khu công nghiệp và ảnh hưởng của nó đến sự phân bố nguồn lao động của tỉnh. − Đánh giá lại mặt được và chưa được để đề xuất những phương án tối ưu và các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển nguồn nhân lực. III. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: − Đề tài đi sâu về việc phân tích quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương, tác động của nó đến sự phân bố dân cư và nguồn lao động của tỉnh Bình Dương. − Đề tài nghiên cứu sự hình thành từ năm 1993 đến nay, đặc biệt là tập trung đánh giá về lợi thế của tỉnh và những chủ trương xây dựng khu công nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố dân cư. Các tài liệu đều cập nhật đến năm 2003. IV. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ: Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp là vấn đề thời sự nóng bỏng đã lôi cuốn nhiều tác giả, chuyên gia quan tâm nghiên cứu: − Năm 1995, PGS. Nguyễn Văn Thái đã đưa ra công trình Nghiên cứu đánh giá toàn bộ khu chế xuất ở Việt Nam. Lê Văn Ninh đưa ra công trình Nghiên cứu sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam. Tác giả đã phân tích những luận cứ khoa học hình thành và phát triển các quan điểm cũng như nghiên cứu lập qui hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam. Năm 2002, có công trình biên soạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đại diện phía Nam xuất bản Khu chế xuất và khu công nghiệp ở các tỉnh phía Nam. Thời báo Kinh tế Sài Gòn tháng 12/2002 đã cho ra Kỷ yếu khu công nghiệp- khu chế xuất Việt Nam. Các quyển sách này đã giới thiệu chi tiết và đặc trưng cơ bản của từng khu công nghiệp, liệt kê các dự án đầu tư phân chia theo ngành, vùng và quốc gia. − Bản báo cáo tổng hợp: Định hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế, vùng kinh tế phía Nam, tháng 4/2002, chủ nhiệm đề tài TS. Trần Du Lịch. PGS. TS. Đặng Văn Phan và các thành viên đề tài này phân tích hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng trọng điểm phía Nam, đánh giá vấn đề tồn tại đối với sự phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. − Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Các khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam – Hiệu quả hoạt động và xu hướng phát triển, tháng 5/2004, chủ nhiệm đề tài Thạc sĩ Lê Thị Hương. V. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Hệ quan điểm nghiên cứu: 1.1. Quan điểm hệ thống: Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, sự tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật – công nghệ cùng với đòi hỏi tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Hầu hết các quốc gia hiện nay đều quan tâm đặc biệt về việc tìm kiếm những cách thức và giải pháp phát huy hiệu quả tiềm năng nguồn lực của con người. Do vậy, khi xem xét tổng thể các hệ thống trong mối quan hệ kinh tế - xã hội trong quá trình phát triển, chất lượng nguồn nhân lực càng cao thì quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh mẽ hơn. 1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Khi nghiên cứu vấn đề phát triển các khu công nghiệp Bình Dương, ta không chỉ tách rời vấn đề tác động của nó trong việc hình thành và phát triển các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các khu công nghiệp quốc gia vì nó có mối quan hệ hữu cơ trong cơ cấu tổng hợp lãnh thổ cả nước, là một mối quan hệ tổng hòa vì sự thay đổi của yếu tố này sẽ dẫn đến sự thay đổi yếu tố khác. 1.3. Quan điểm lịch sử – viễn cảnh: Quan điểm này được thể hiện rõ nét nhất là khi sự phát triển các khu công nghiệp và sự phân bố lại vấn đề nhân sự và nguồn lao động, nó là mắt xích của hệ quả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Đây là vấn đề địa lý – lịch sử ta phải nắm bắt những tư liệu quá khứ và hiện tại sẽ làm rõ được bản chất của vấn đề nghiên cứu. Vì vậy, khi nghiên cứu nguồn lao động, nếu đứng trên quan điểm lịch sử người nghiên cứu mới có sự phản ánh khách quan, có cái nhìn sâu sắc mới xác định được chính xác các nguyên nhân, hiện tượng, quá trình phát triển và phân bố lao động theo thời gian. 1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững: Với quan điểm này cho phép ta huy động cao nhất về khả năng các nguồn nhân lực. Trước hết là nội lực để khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của vùng. Đồng thời, tăng cường sự phối hợp, liên kết với các địa phương để phát huy sức mạnh tổng hợp để nhằm tạo sự ổn định và bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. 2. Phương pháp nghiên cứu: 2.1. Phương pháp định tính: Khảo sát thực địa và thu thập thông tin cơ sở, tác giả đã đến tận nơi các khu công nghiệp, khu dân cư và kết hợp khảo sát các phương tiện giao thông vận tải, những điều kiện xây dựng hạ tầng cơ sở. 2.2. Phương pháp định lượng: • Phương pháp thống kê. • Phương pháp phỏng vấn các chuyên gia, nhà quản lý. 2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ và đồ thị: Đây là phương pháp đặc thù của khoa học Địa Lý. Các bản đồ trong đề tài cho phép ta biết kết quả nghiên cứu sẽ rất hữu dụng trong việc phân tích, so sánh, các vấn đề nghiên cứu được thể hiện một cách sinh động hơn. Các bản đồ trong đề tài được thành lập trên cơ sở phần mềm Mapinfo 7.5 và Arview 3.1. 2.4. Phương pháp thôngkê, phân tích và so sánh Để nghiên cứu đề tài, tác giả đã khai thác tối đa và có hiệu quả đối với những số liệu thống kê đã được công bố, phần lớn là những tư liệu về sự hình thành các khu công nghiệp, quá trình phát triển và tình hình phân bố dân cư qua các thời kỳ bằng phương pháp thống kê và phân tích ta sẽ so sánh và phân tích tìm ra hàng loạt những mối quan hệ để tìm ra nguyên nhân và kết luận hoặc có những dự đoán trong tương lai . 2.5. Phương pháp thực địa Đây là phương pháp hết sức cần thiết trong việc nghiên cứu các vấn đề địa lý kinh tế –xã hội . Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã đến tham quan thực tế các khu công nghiệp và khu dân cư của tỉnh nhằm thẩm định những tư liệu và nguồn thông tin mà mình thu thập được Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ SỰ PHÂN BỐ NGUỒN LAO ĐỘNG µ¸ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP: 1. Khái niệm về khu công nghiệp: 1.1. Tập trung công nghiệp theo không gian là gì? Tập trung công nghiệp theo không gian là hình thái tổ chức không gian công nghiệp khách quan xuất phát từ bản chất hoạt động của ngành, được thể hiện ở hai mặt: qui mô xí nghiệp ngày càng lớn, mật độ xí nghiệp ngày càng cao. Quá trình này, ngoài việc tạo ra các loại hình xí nghiệp hiện đại, qui mô lớn, còn làm xuất hiện hệ thống các không gian công nghiệp với những cấp độ khác, những phân hóa lãnh thổ mạnh mẽ về qui mô và cường độ kinh tế nói chung; các dòng chảy sản phẩm cũng trở nên mở rộng, nhanh chóng hơn giữa các không gian kinh tế - xã hội. Tổ chức không gian công nghiệp là quá trình lựa chọn vị trí phân bố, đồng thời thiết lập các mối liên kết kinh tế – xã hội liên ngành, liên vùng và quốc tế cho các ngành công nghiệp. Việc tổ chức này phải đảm bảo phù hợp giữa đặc điểm kinh tế- kỹ thuật ngành công nghiệp với nguồn lực phát triển của từng vùng, từng bước nhằm tận dụng tốt nhất những nguồn lực và tối thiểu hóa các chi phí sản xuất – kinh doanh. 1.2. Tính khách quan của quá trình tập trung công nghiệp theo không gian: Tập trung công nghiệp theo không gian xuất phát từ bản chất hoạt động của ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp tác động vào các vật thể “vô sinh” đó là các Nông – Lâm – Ngư sản đã được thu hoạch, các loại khoán sản không có sự sống, các loại sản phẩm hầu hết có thể tháo ráp hoặc đã chế biến. Đặc điểm này giúp ngành công nghiệp ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, có thể tổ chức theo không gian linh hoạt hơn, gắn với những yếu tố sản xuất quan trọng hoặc thị trường tiêu thụ, khả năng rút ngắn thời gian sản xuất, mau thu hồi vốn. Mặt khác, nó lại phụ thuộc vào quá trình sản xuất công nghiệp. Đây là quá trình kỹ thuật, khác với nông nghiệp là quá trình sinh học - kỹ thuật, để tạo ra sản phẩm chất lượng, giá thành rẻ, sản xuất công nghiệp phải tuân thủ theo qui trình công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả kinh tế và còn nhằm bảo vệ môi trường, khắc phục trường hợp khan hiếm tài nguyên và ô nhiễm. Như vậy, tập trung theo không gian vừa là khả năng, vừa là nhu cầu khách quan trong quá trình phát triển công nghiệp. Chính điều này khiến tập trung hóa trong công nghiệp ngày càng cao và trở nên đặc thù riêng của ngành, đặc biệt là khả năng tập hợp, hấp dẫn những ngành nghề khác, hội tụ dân cư và kiến lập đô thị. Khu công nghiệp theo quan niệm của địa lý Xô Viết là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nhưng chưa thật sự thống nhất về nội dung và những đặc trưng chủ yếu. Các nhà khoa học của Trường Đại học Tổng hợp Matxcơva đưa một vài định nghĩa sau: − Khu công nghiệp là sự kết hợp theo lãnh thổ của những điểm công nghiệp ở gần nhau, được qui tụ về một hay một vài trung tâm công nghiệp và bị chi phối bởi các nhân tố phân bố công nghiệp đồng nhất. − Một định nghĩa khác cho rằng khu công nghiệp là sự tập hợp theo lãnh thổ của những điểm công nghiệp, tạo thành sự thống nhất kinh tế và nền tảng là các ngành công nghiệp lớn có ý nghĩa toàn quốc và các ngành phục vụ có liên quan (Iu. Xautxkin, 1981). 2. Các định nghĩa và những đặc trưng của khu công nghiệp: BẢNG 1: CÁC THUẬT NGỮ ĐỒNG NGHĨA VỚI KHU CÔNG NGHIỆP − Industrial Estates − Industrial Parks − Industrial Zones − Industrial Cluster − Industrial Processing Zones − Export Processing Zones − Business Parks − Science and Research Parks − High-tech-centers − Bio-technology Parks − Eco-industrial Parks Nguồn: Quản lý môi trường các KCN INFOTERRA. 2000 Hiện nay, phần lớn các tài liệu nghiên cứu về khu công nghiệp ở Việt Nam đều sử dụng định nghĩa trích từ qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp cao được ban hành cùng Nghị định 36/CP ngày 24/04/1997. Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất. Định nghĩa này thật ra chỉ nhằm phục vụ cho công tác quản lý, giúp các ban quản lý khu công nghiệp và những cơ quan chức năng có liên quan phân biệt khu công nghiệp với đối tượng khác về mặt hình thức và qui chế. Theo định nghĩa đơn giản củA PEDDLE (1993): “Khu công nghiệp là một khoảng đất tương đối rộng chia nhiều lô và được xây dựng hạ tầng, trong đó các xí nghiệp dễ dàng lựa chọn địa điểm phát triển, thống nhất sử dụng hạ tầng và hưởng những lợi thế vị trí liền kề nhau”(1). (1) Theo INFOTERRA, quản lý môi trường các khu công nghiệp, Tr. 3-5, 2000. Trong những năm gần đây, khu công nghiệp được chú trọng và có quản lý riêng, vì được xem như một đối tượng quy hoạch phát triển công nghiệp, dùng để đón đầu xu thế tập trung công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa. Bộ phận dân cư bao gồm nhà ở cho người lao động và những hạ tầng xã hội thiết yếu đều phải được xem như là một trong những thành phần cơ bản của khu công nghiệp, cho nên quy hoạch phát triển các khu công nghiệp phải kết hợp quy hoạch lại các điểm và cụm dân cư cùng với hạ tầng xã hội kèm theo. Tóm lại, có thể định nghĩa khu công nghiệp như sau: Khu công nghiệp là địa bàn tập trung công nghiệp tương đối thuận lợi nhưng không lớn lắm, các hoạt động trong khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện những dịch vụ sản xuất công nghiệp, có thể có những liên kết kinh tế - kỹ thuật với nhau, thống nhất sử dụng hạ tầng sản xuất và hạ tầng xử lý chất thải (nếu có). Đồng thời phát triển một số hạ tầng xã hội do dân cư ngày càng gia tăng(1). 3. Phân biệt khu công nghiệp với những không gian công nghiệp khác: Quá trình tập trung công nghiệp thường tạo ra những không gian công nghiệp đặc thù có quy mô, mức độ liên kết và tính đa dạng trong cách khác nhau. Có thể phân biệt 4 mức độ cơ bản từ thấp đến cao như sau: BẢNG 2: (1) Các khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam – Hiệu quả hoạt động và xu hướng phát triển, Thạc sĩ Lê Thị Hương, tháng 5/2004. Dải công nghiệp Trung tâm công nghiệp Khu công nghiệp Điểm công nghiệp 3.1. Điểm công nghiệp: Điểm công nghiệp là mức tập trung thấp nhất trong tổ chức không gian
Luận văn liên quan