Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, khi vấn đề hội nhập, hợp tác giữa các nước và khu vực,
những vấn đề quốc tế hóa, toàn cầu hóa đã và đang trở thành xu thế áp đảo trong quan hệ quốc tế,
thì sự phát triển của một nước, một khu vực lại không thể không có sự hợp tác, quan hệ giao lưu,
trao đổi với các nước bên ngoài. Toàn cầu hóa hiện nay là một xu thế tất yếu, vì vậy, đòi hỏi các
nước phải hợp tác với nhau chặt chẽ hơn để cùng phát triển.
Hoa Kỳ là một siêu cường trên thế giới và là một chủ thể rất quan trọng trong quan hệ quốc
tế, chi phối hầu hết các mối quan hệ của các nước và khu vực. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai
kết thúc đến nay, Hoa Kỳ là một nước thắng trận và đã bành trướng thế lực của mình ra khắp thế
giới, trong đó điển hình là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Hàn Quốc là một quốc gia được thành lập vào năm 1948, sau khi chiến tranh Triều Tiên kết
thúc, Hàn Quốc bị tàn phá nặng nề, bên cạnh đó lại là một nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên,
thiếu vốn, kỹ thuật nên nền kinh tế Hàn Quốc phát triển rất thấp kém. Nhưng, đến những năm 60
của thế kỷ XIX, Hàn Quốc đã ổn định đất nước và phát triển nhanh chóng qua các giai đoạn về sau.
Để đạt được thành tựu rực rỡ đó, Hoa Kỳ đã đóng một vai trò quan trọng. Chính vì vậy, từ trong
lịch sử cho đến nay, mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc là một mối quan hệ quốc tế khá đặc thù, đó là
mối quan hệ đồng minh thân thiết, mối quan hệ của một nước lớn đứng đầu thế giới tự do với một
dân tộc có tính tự cường, tự chủ cao; Vì thế, Hàn Quốc không hoàn toàn phụ thuộc vào Hoa Kỳ mà
đã khôn khéo trong chính sách đối ngoại của mình.
116 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2077 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ Hoa Kỳ – Hàn quốc từ năm 1991 đến 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHẠM TRUNG TRIỀU
QUAN HỆ HOA KỲ – HÀN QUỐC TỪ
NĂM 1991 ĐẾN 2005
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số: 60 22 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGÔ MINH OANH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
Lời Cảm Ơn
Để có thể hoàn thành được luận văn với đề tài “Quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc từ
năm 1991 đến 2005”, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trong Khoa Lịch sử -
Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh cũng như các Giảng viên ngoài trường đã truyền thụ
kiến thức và có những gợi ý quý báu cho tôi trong quá trình học tập, đặc biệt xin chân
thành cảm ơn PGS. TS Ngô Minh Oanh đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi hoàn
thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn các Cán bộ thư viện trong và ngoài trường, Phòng Sau đại
học - Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, đơn vị công tác và gia đình đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình.
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
ABM : Anti-ballistic missile Chống tên lửa đạn đạo
APEC : Asia-Pacific Economic Co-operation Diễn đàn Hợp tác kinh tế
Châu Á – Thái Bình Dương
ARF : ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN : Association of South-East Asian Nation Hiệp hội các nước Đông Nam Á
ASEM : Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á – Âu
CHDCND : Democratic People's Republic Cộng hòa Dân chủ nhân dân
DMZ : Demilitarized zone Khu phi quân sự
FDI : Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA : Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
GDP : Gross domestic product Tổng sản phẩm trong nước
IAEA : International Atomic Energy Agency Cơ quan năng lượng
nguyên tử quốc tế
IMF : International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc tế
KIST : The Korea Institute of Science Viện Khoa học và Công
and Technology nghệ Hàn Quốc
MOST : Ministry of Science and Technology Bộ Khoa học và Công nghệ
NATO : North Atlantic Treaty Organization Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
NICs : Newly Industrialized Countries Các nước mới công nghiệp hóa
NMD : National Missile Defence system Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia
ODA : Official Development Assistance Viện trợ phát triển chính thức
OECD : Oganization for Economic
Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
SALT : Strategic Arms Limitation Treaty Hiệp định hạn chế vũ khí chiến lược
SEATO : South-East Asia Treaty Organization Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á
TMD : Theather Missile Defense Hệ thống phòng thủ tên lửa
trên chiến trường
USFK : US Forces Korea Lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc
WMD : Weapons of mass destruction Vũ khí hủy diệt hàng loạt
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, khi vấn đề hội nhập, hợp tác giữa các nước và khu vực,
những vấn đề quốc tế hóa, toàn cầu hóa đã và đang trở thành xu thế áp đảo trong quan hệ quốc tế,
thì sự phát triển của một nước, một khu vực lại không thể không có sự hợp tác, quan hệ giao lưu,
trao đổi với các nước bên ngoài. Toàn cầu hóa hiện nay là một xu thế tất yếu, vì vậy, đòi hỏi các
nước phải hợp tác với nhau chặt chẽ hơn để cùng phát triển.
Hoa Kỳ là một siêu cường trên thế giới và là một chủ thể rất quan trọng trong quan hệ quốc
tế, chi phối hầu hết các mối quan hệ của các nước và khu vực. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai
kết thúc đến nay, Hoa Kỳ là một nước thắng trận và đã bành trướng thế lực của mình ra khắp thế
giới, trong đó điển hình là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Hàn Quốc là một quốc gia được thành lập vào năm 1948, sau khi chiến tranh Triều Tiên kết
thúc, Hàn Quốc bị tàn phá nặng nề, bên cạnh đó lại là một nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên,
thiếu vốn, kỹ thuật nên nền kinh tế Hàn Quốc phát triển rất thấp kém. Nhưng, đến những năm 60
của thế kỷ XIX, Hàn Quốc đã ổn định đất nước và phát triển nhanh chóng qua các giai đoạn về sau.
Để đạt được thành tựu rực rỡ đó, Hoa Kỳ đã đóng một vai trò quan trọng. Chính vì vậy, từ trong
lịch sử cho đến nay, mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc là một mối quan hệ quốc tế khá đặc thù, đó là
mối quan hệ đồng minh thân thiết, mối quan hệ của một nước lớn đứng đầu thế giới tự do với một
dân tộc có tính tự cường, tự chủ cao; Vì thế, Hàn Quốc không hoàn toàn phụ thuộc vào Hoa Kỳ mà
đã khôn khéo trong chính sách đối ngoại của mình.
Trong thời kỳ đầu, Hoa Kỳ đã tăng cường viện trợ kinh tế, quân sự nhằm biến Hàn Quốc
thành một căn cứ quân sự để thực hiện chiến lược toàn cầu của mình. Đến những thập kỷ cuối thế
kỷ XX, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp phát triển năng động ở khu vực và trên thế
giới với tốc độ tăng trưởng cao, và một trong những nhân tố quan trọng đưa đến sự phát triển nhanh
chóng của Hàn Quốc đó là chính sách thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ. Sau khi Chiến tranh lạnh
kết thúc, Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất trên thế giới nên để khẳng định vị trí số một và bảo vệ lợi
ích toàn cầu của mình, Hoa Kỳ ngày càng củng cố và tăng cường quan hệ với các đồng minh chiến
lược của mình, đặc biệt là với Hàn Quốc.
Quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc là một trong những mối quan hệ quan trọng của Hoa Kỳ trong
chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương. Hàn Quốc là một nước công nghiệp phát triển mạnh, là một
“con rồng” kinh tế của Châu Á. Cho nên trong quan hệ quốc tế, quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc là một
nhân tố có ý nghĩa quan trọng đối với cục diện chính trị khu vực và trên thế giới, trong đó có Việt
Nam. Bên cạnh đó, quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc còn có ảnh hưởng to lớn đối với sự thành công của
hai nước; Đặc biệt là trên lĩnh vực an ninh – kinh tế, Hoa Kỳ là nước cung cấp vốn, kỹ thuật, đào
tạo nguồn nhân lực, là thị trường rộng lớn cho Hàn Quốc. Ngược lại Hàn Quốc lại là chiếc “ô hạt
nhân” để Hoa Kỳ thực hiện những chính sách an ninh – quân sự của mình. Do vậy, nghiên cứu về
mối quan hệ Hoa Kỳ với Hàn Quốc có một ý nghĩa hết sức to lớn trong việc nhận định tình hình khu
vực và thế giới.
Đối với Việt Nam, nghiên cứu về mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc càng có ý nghĩa quan
trọng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), Việt Nam đã chịu tác động tiêu
cực từ mối quan hệ này, mối quan hệ giữa một cường quốc đế quốc với một đồng minh chư hầu.
Còn hiện nay, trước sự thay đổi của tình hình quốc tế, khi Việt Nam đang thực hiện chính sách đổi
mới đất nước, đề ra đường lối đối ngoại mới, mở rộng quan hệ đa dạng và đa phương với các nước
và khu vực khác nhau trên thế giới với phương châm Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước, thì
việc nghiên cứu mối quan hệ này càng mang tính cấp thiết. Ngày nay, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đều là
những đối tác chiến lược hàng đầu của Việt Nam. Năm 1995, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã được
bình thường hóa; Đến năm 2001, Quốc hội hai nước chính thức thông qua Hiệp định thương mại
Việt Nam – Hoa Kỳ, sự kiện này đánh dấu một bước tiến lớn trong mối quan hệ của hai nước. Đối
với quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, hai nước đã có một mối quan hệ tốt đẹp và được xem là năng
động và đầy triển vọng trong khu vực và trên thế giới. Như vậy, với yêu cầu quan hệ hợp tác mới,
việc nghiên cứu mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc sẽ có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để góp phần
hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, nhằm đa dạng hóa các mối
quan hệ quốc tế.
Như vậy, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, hầu như tất cả các quốc gia, dân tộc đều
cần phải giao lưu và hợp tác với nhau để phát triển. Do đó, đây là một xu hướng tất yếu của tất cả
các nước, các khu vực và Hoa Kỳ - Hàn Quốc đang đi theo xu hướng đó. Với những suy nghĩ như
trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài luận văn cho mình là “Quan hệ Hoa Kỳ – Hàn Quốc từ năm 1991
đến 2005”, nhằm tiếp cận và có cách nhìn tổng quát về mối quan hệ này, với hy vọng sẽ làm rõ
được thực trạng, vai trò và ý nghĩa của mối quan hệ này đối với khu vực và thế giới.
II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Nghiên cứu về mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc từ trước tới nay đã được nhiều nhà khoa học
ở trong và ngoài nước quan tâm, tìm hiểu. Hiện nay, ở nước ta tác giả chưa tìm được một công trình
nào nói về quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc từ năm 1991 đến 2005. Những bài viết liên quan đến vấn đề
này hiện có thường được trình bày ở thể loại các bài viết ngắn, các đoạn trích được đăng tải trên các
tạp chí chuyên ngành, các sách, báo và trên Internet. Đặc điểm chung của các bài viết này là đi sâu
phân tích mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc trên một số lĩnh vực nhất định như kinh tế, khoa học kỹ
thuật, quân sự trong một số giai đoạn cụ thể mà chưa đi sâu nghiên cứu mối quan hệ của hai nước
một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh đó còn có một số tác phẩm ngoại văn và tác
phẩm trong nước có liên quan đến quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc, nhưng chỉ đề cập tới vấn đề ở khía
cạnh nào đó mà không đi sâu vào mối quan hệ toàn diện của hai nước.
Tiêu biểu cho loại thứ nhất là những bài viết:“Vài nét về quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Mỹ
(1948 – 1979)” của hai tác giả Hoàng Văn Hiển – Dương Quang Hiệp trên tập chí Nghiên cứu Nhật
Bản số 2 (2001); Tiếp đến là bài viết của tác giả PTS. Vũ Đăng Hinh được đăng tải trên tạp chí
Châu Mỹ ngày nay số 6 (1997) mang tựa đề: “Quan hệ kinh tế Mỹ - Hàn Quốc từ những năm 1950
đến những năm 1970”. Đặc biệt là các bài viết của hai tác giả Lê Văn Anh – Bùi Thị Kim Huệ
được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, chẳng hạn như “Liên minh an
ninh chính trị giữa Hàn Quốc và Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh” (2005), “Quan hệ viện trợ,
đầu tư phát triển giữa Mỹ và Hàn Quốc giai đoạn 1948 – 1979” (2007), “Tổng quan về quan hệ
Hàn – Mỹ” (2007).
Trong những bài viết này, các tác giả đã làm rõ được bối cảnh ra đời của mối quan hệ hai
nước, các giai đoạn phát triển, những nét đặc trưng và đưa ra một số nhận xét bước đầu về mối quan
hệ kinh tế, an ninh – chính trị Mỹ - Hàn Quốc, nhưng chủ yếu là giai đoạn trước năm 1991, còn giai
đoạn từ năm 1991 đến 2005 thì còn ít tài liệu đề cập đến. Bên cạnh đó một số sách cũng đề cập đến
mối quan hệ kinh tế - thương mại hai nước Hoa Kỳ - Hàn Quốc, đặc biệt là tác phẩm của Bộ Ngoại
giao Việt Nam có đề cập phần nào đến mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc trong vấn đề thống nhất
bán đảo Triều Tiên; Có thể kể tới những tác phẩm như: “Sự năng động của nền kinh tế Hàn Quốc”
của tác giả Cho Soon do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh ấn hành năm 2001;
“Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy” của Byung Nak Song do Nhà xuất bản Thống kê ấn hành năm
2002; “Hàn Quốc trên đường phát triển” do tác giả Ngô Xuân Bình và Phạm Quý Long đồng chủ
biên; Tác phẩm“Vấn đề thống nhất Bán đảo Triều Tiên” của Bộ Ngoại giao Việt Nam (1999).v.v.
Trên lĩnh vực khoa học – công nghệ, điển hình là bài viết có đề cập đến hợp tác khoa học và công
nghệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc mang tựa đề “Tìm hiểu hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của
Hàn Quốc” của ThS. Lưu Thanh Mai (Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ) trong tạp chí Nghiên cứu
Nhật Bản và Đông Bắc Á số 6 (2002). Trên lĩnh vực quân sự có bài viết “An ninh trên Bán đảo
Triều Tiên và Chiến lược quốc phòng mới của Hàn Quốc” của Đại tá Trần Bá Khoa (Viện nghiên
cứu chiến lược Bộ Quốc Phòng) trên tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 2 (2004);
Trong bài viết này tác giả đã đề cập đến quan hệ liên minh Mỹ - Hàn Quốc và việc Mỹ điều chỉnh
lại lực lượng quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc.
Ở loại thứ hai, hiện có nhiều nguồn tư liệu được đăng tải trên các sách báo và mạng
internet, tiêu biểu là các tác phẩm: “South Korea under U.S occupation”, của Nhà xuất bản Foreign
Languages Pulishing House Pyongyang (1958); “The United States and Korea” của Shanon
McCune (1962); Hoặc trên mạng internet có các tác phẩm như: South Korea - U.S. Economic
Relations: Cooperation, Friction, and Future Prospects (2004) của Mark E. Manyin, được đăng tải
trên www.fas.org. “South Korea – U.S Relations” của Katharine Moon (2004), trên tạp chí nghiên
cứu Asian Perspective, Vol. 28, No. 4, pp. 39-61; Hay tác phẩm “Do the ties still bind?: The U.S. –
ROK Security Relationship After 9/11” của Norman D. Levin đăng tải trên www.rand.org.v.v..
Nhìn chung, trong các tác phẩm ở loại thứ hai đã nói mối quan hệ của hai nước qua các
giai đoạn khác nhau trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, thương mại, đầu tư Như tác phẩm “South
Korea under U.S occupation” đã nói lên quá trình Hoa Kỳ đưa quân vào cai quản miền Nam Triều
Tiên kể từ năm 1945, bên cạnh đó là sự du nhập văn hóa, nền giáo dục phương Tây vào đây. Trong
chương 5 có đề cập đến phong trào đấu tranh của người dân Triều Tiên chống lại chính sách cai trị
của Mỹ. Tác phẩm South Korea - U.S. Economic Relations: Cooperation, Friction, and Future
Prospects, đã nói lên tổng quan về mối quan hệ kinh tế của hai nước trong những năm cuối thế kỷ
XX đầu thế kỷ XXI, sự phụ thuộc lẫn nhau của nền kinh tế hai nước, vai trò quan trọng của thị
trường Hoa Kỳ đối với hàng hóa Hàn Quốc và ngược lại, Hàn Quốc cũng là một nhân tố quan trọng
trong sự phát triển thương mại Hoa Kỳ. Tác phẩm này đã làm rõ được vấn đề trong lĩnh vực thương
mại - đầu tư, Hoa Kỳ đã đóng vai trò quan trọng và là nhân tố đưa Hàn Quốc trở thành một nước
công nghiệp phát triển. Tác phẩm “South Korea – U.S Relations” nói về mối quan hệ chính trị –
quân sự của hai nước, như việc Hàn Quốc gửi quân sang Iraq, phong trào chống Mỹ trong những
năm đầu thế kỷ XXI, đặc biệt là ý thức chính trị tăng lên trong giới trẻ; Quá trình cải tổ quân đội
Hoa Kỳ tại Hàn Quốc và những cố gắng của Tổng thống Roh Moo-hyun trong việc tạo nên mối
quan hệ độc lập, bình đẳng với Hoa Kỳ cũng được đề cập tới Trong tác phẩm Do the ties still
bind?: The U.S. – ROK Security Relationship After 9/11 gồm có 5 chương, phản ánh mối quan hệ
của hai nước sau sự kiện 11/9. Trong chương 1, tác giả nêu lên những định hướng chung trong quan
hệ liên minh Hoa Kỳ – Hàn Quốc. Chương 2 xem xét những cơ sở của hợp tác an ninh của hai
nước; Chương 3 đề cập đến mối quan hệ hiện tại và những thành tựu mà Hàn Quốc đã đạt được.
Trong chương 4 mô tả mục tiêu, chính sách của Hoa Kỳ và đánh giá vai trò hợp tác an ninh lâu dài
với Hàn Quốc. Cuối cùng là chương 5, tác giả rút ra một số kết luận và đưa ra một số kiến nghị
nhằm tăng cường hợp tác an ninh của hai nước trong thời gian tới Tóm lại, qua các tác phẩm này
đều đề cập đến mối quan hệ Hoa Kỳ – Hàn Quốc, nhưng nhìn chung chỉ đề cập đến một số vấn đề
cụ thể nhất định mà chưa bao quát được những thành tựu, những hạn chế cũng như tương lai của
mối quan hệ hai nước.
Ngoài ra, liên quan đến mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc còn có nhiều bài khác đăng trên các
báo, tạp chí. Tiêu biểu là Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á; Châu Mỹ ngày nay; Tài
liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam Những bài viết này có tính cách thông tin báo
chí và phần lớn chỉ đề cập đến một phương diện nào đó.
Như vậy, tuy đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn
Quốc, song chỉ dừng lại ở dạng đi sâu vào một vấn đề nào đó mà chưa trình bày một cách toàn diện
của mối quan hệ hai nước, đặc biệt giai đoạn về sau thì còn ít tài liệu đề cập tới.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã kế thừa ít nhiều các công trình trên. Do đó,
thuận lợi của tác giả là có nguồn tại liệu phong phú để thực hiện đề tài, nhưng bên cạnh đó còn có
cái khó trong việc phân tích, khái quát vấn đề để bài viết thể hiện được cái riêng của mình.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc từ 1991 đến 2005, nhằm làm sáng tỏ về:
Các giai đoạn phát triển, nội dung và thành tựu hợp tác trên các lĩnh vực, triển vọng phát triển quan
hệ Hoa Kỳ – Hàn Quốc trong tương lai; Thông qua đó để hiểu rõ hơn những chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ đối với khu vực Đông Bắc Á nói chung, Hàn Quốc nói riêng.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về quan hệ giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc từ năm 1991 đến
2005.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Giới hạn từ năm 1991 đến 2005; Mở đầu là năm 1991, là năm trật tự hai
cực Ianta tan rã, thế giới bước sang một trang sử mới và kết thúc là năm 2005, là năm quan
hệ hai nước đã có nhiều sự kiện quan trọng.
- Phạm vi không gian: Giới hạn quan hệ giữa hai nước Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
- Nội dung: Tập trung nghiên cứu quan hệ giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc giai đoạn từ 1991 đến
2005; Bối cảnh quốc tế và khu vực tác động đến quan hệ này, nội dung hợp tác về lĩnh vực
về chính trị, an ninh – quân sự, kinh tế, khoa học công nghệ, vấn đề hạt nhân của bán đảo
Triều Tiên.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu
sau:
- Phương pháp lịch sử: Nhằm xem xét bối cảnh quốc tế, những tác động của quan hệ quốc tế và khu
vực ảnh hưởng đến mối quan hai nước. Phương pháp logic: Đi sâu vào bản chất của mối quan hệ
Hoa Kỳ - Hàn Quốc trên các lĩnh vực qua các giai đoạn, bên cạnh đó còn có phương pháp so sánh,
phương pháp định lượng
- Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp liên ngành như: Phương pháp nghiên cứu của Quan
hệ Quốc tế: Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, dự báo khoa học trong Quan hệ Quốc tế.
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Quan hệ Hoa Kỳ và Hàn Quốc từ năm 1991 đến 2005 là một đề tài mang ý nghĩa khoa học
và thực tiễn sâu sắc.
Thứ nhất; Đây là một đề tài còn ít được các nhà khoa học trong nước nghiên cứu một cách
đầy đủ. Vì vậy, nó đã mở ra một hướng nghiên cứu mới cho học viên; Thông qua kết quả nghiên
cứu nhằm thể hiện được vai trò của mối quan hệ này đối với hai bên. Đồng thời, hy vọng sẽ góp
phần về mặt tư liệu cho những ai quan tâm, tìm hiểu.
Thứ hai; Phục dựng lại mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc từ năm 1991 đến 2005 trên các lĩnh
vực chủ yếu: Kinh tế, chính trị, an ninh, quân sự, vấn đề Triều Tiên. Từ đó xem xét những nhân tố
trong khu vực có tác động đến quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc.
Thứ ba; Tác động của mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc đối với khu vực và thế giới.
Thứ tư; Hoa Kỳ và Hàn Quốc đều có mối quan hệ ngoại giao ngày càng được mở rộng với
Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu về mối quan hệ Hoa Kỳ – Hàn Quốc nhằm góp phần rút ra những bài
học kinh nghiệm trong việc hoạch định chính sách ngoại giao của nước ta, để qua đó tìm ra đường
lối đối ngoại phù hợp trong quan hệ đối tác chiến lược với hai nước này.
VII. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được chia làm các phần sau:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung: Gồm 3 chương:
+ Chương 1: Tổng quan về Hoa Kỳ, Hàn Quốc và mối quan hệ
Hoa Kỳ - Hàn Quốc trước năm 1991
+ Chương 2: Quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc từ năm 1991 đến 2005
+ Chương 3: Những nhận định, đánh giá bước đầu về mối quan hệ Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
- Phần kết luận
- Tài liệu tham khảo và phụ lục
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HOA KỲ, HÀN QUỐC VÀ MỐI QUAN HỆ HOA KỲ
– HÀN QUỐC TRƯỚC NĂM 1991
1. 1. Khái quát về Hoa Kỳ
1. 1. 1. Điều kiện tự nhiên, lịch sử
Hoa Kỳ là một quốc gia rộng lớn, tổng diện tích khoảng 9,4 triệu km2 với dân số 297 883
322 (năm 2006). Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mỹ, phía Đông là Bắc Đại Tây Dương, phía Tây là Bắc Thái
Bình Dương, phía Bắc tiếp giáp với Canađa, phía Nam tiếp giáp với Mêxicô. Hoa Kỳ có 50 tiểu
bang, nằm gần như hoàn toàn trong Tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và Thủ đô Washington nằm
giữa Bắc Mỹ. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng Tây Bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canađa ở
phía Đông, tiểu bang Hawai nằm giữa Thái Bình Dương. Khi mới thành lập, Hoa Kỳ chỉ có 13
bang, hiện nay, Hoa Kỳ có 50 bang và 5 khu hành chính trực thuộc. Quốc kỳ của Hoa Kỳ có 50 ngôi
sao đại diện cho 50 bang và 13 vạch trắng và đỏ tượng trưng cho 13 thuộc địa Anh đã tuyên bố độc
lập.
Lãnh thổ Hoa Kỳ về địa hình tương đối đơn giản, miền Đông có nhiều cao nguyên rộng lớn
với nhiều khoáng sản, đất đai màu mỡ, có các đồng bằng ven biển, thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp. Có sông Missisipi bồi đắp một lượng phù sa màu mỡ. Hoa Kỳ là một trong những nước có
nhiều kho