Luận văn Quản lý phương tiện dạy học tại một số trường trung học chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Phương tiện dạy học là thiết bị không thể thiếu trong hoạt động đào tạo nghề tại các trường trung học chuyên nghiệp. Hiện nay đứng trước thử thách đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nên việc trang bị các phương tiện dạy học hiện là mối quan tâm hàng đầu của các trường dạy nghề trong cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh với hệ thống trên 300 trường đào tạo nghề, hằng năm đào tạo khoảng hơn 30.000 công nhân kỹ thuật góp phần tăng cường cho nguồn lao động có tay nghề của thành phố và các tỉnh lân cận. Hàng năm tuy việc đầu tư cho các trường nghề đóng trên địa bàn thành phố là rất lớn nhưng vẫn chưa theo kịp trình độ phát triển của xã hội cũng như nhu cầu của các doanh nghiệp. Ngoài việc chậm đầu tư, nâng cấp, đổi mới và cải tạo nhiều mặt để nâng cao chất lượng đào tạo chung cho các trường nghề, thì việc thiếu trang thiết bị, phương tiện dạy học cũng góp phần làm ảnh hưởng chung đến chất lượng và hiệu quả đào tạo. Song song với việc thiếu phương tiện dạy học thì việc quản lý, sử dụng, bảo trì, sửa chữa phương tiện dạy học cũng đang là vấn đề bức xúc đối với nhà quản lý ở các trường trung học chuyên nghiệp.

pdf87 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2015 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý phương tiện dạy học tại một số trường trung học chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐÌNH MINH QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Phương tiện dạy học là thiết bị không thể thiếu trong hoạt động đào tạo nghề tại các trường trung học chuyên nghiệp. Hiện nay đứng trước thử thách đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nên việc trang bị các phương tiện dạy học hiện là mối quan tâm hàng đầu của các trường dạy nghề trong cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh với hệ thống trên 300 trường đào tạo nghề, hằng năm đào tạo khoảng hơn 30.000 công nhân kỹ thuật góp phần tăng cường cho nguồn lao động có tay nghề của thành phố và các tỉnh lân cận. Hàng năm tuy việc đầu tư cho các trường nghề đóng trên địa bàn thành phố là rất lớn nhưng vẫn chưa theo kịp trình độ phát triển của xã hội cũng như nhu cầu của các doanh nghiệp. Ngoài việc chậm đầu tư, nâng cấp, đổi mới và cải tạo nhiều mặt để nâng cao chất lượng đào tạo chung cho các trường nghề, thì việc thiếu trang thiết bị, phương tiện dạy học cũng góp phần làm ảnh hưởng chung đến chất lượng và hiệu quả đào tạo. Song song với việc thiếu phương tiện dạy học thì việc quản lý, sử dụng, bảo trì, sửa chữa phương tiện dạy học cũng đang là vấn đề bức xúc đối với nhà quản lý ở các trường trung học chuyên nghiệp. Cho dù có phương tiện dạy học, nhưng sử dụng kém hiệu quả hoặc gần như không sử dụng đã làm lãng phí đến nguồn tài lực của nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung, bên cạnh đó việc mua sắm phương tiện dạy học cũng như việc bảo trì, bảo dưỡng phương tiện dạy học không tốt, không theo một qui trình thống nhất gây thất thoát, hư hỏng tài sản dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng hơn phương tiện dạy học, ảnh hưởng trực tiếp đến việc dạy và học của thầy và trò. Từ một số lý do nêu trên, đề tài “ Quản lý phương tiện dạy học tại một số trường trung học chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh“ được thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý phương tiện dạy học tại một số trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh, đề xuất các giải pháp tăng cường tính hiệu quả trong việc quản lý sử dụng phương tiện dạy học trong nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của ngành giáo dục chuyên nghiệp thành phố. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu : Thực trạng quản lý phương tiện dạy học tại một số trường trung học chuyên nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. 3.2. Khách thể nghiên cứu : Công tác quản lý phương tiện dạy học hiện nay tại các trường trung học chuyên nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề quản lý phương tiện dạy học tại các trường trung học chuyên nghiệp. Khảo sát thực trạng quản lý phương tiện dạy học tại các trường trung học chuyên nghiệp. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị để quản lý hiệu quả hơn phương tiện dạy học trong các trường trung học chuyên nghiệp. 5. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng quản lý phương tiện dạy học tại một số trường trung học chuyên nghiệp công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm 4 trường : o Trường Trung Học Kỹ Thuật Và Nghiệp Vụ Nam Sài Gòn. o Trường Trung Học Kỹ Thuật Và Nghiệp Vụ Phú Lâm. o Trường Trung Học Kỹ Thuật Và Nghiệp Vụ Nguyễn Hữu Cảnh. o Trường Trung Học Kỹ Thuật Và Nghiệp Vụ Thủ Đức. 6. Giả thiết khoa học. Phương tiện dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc dạy và học tại các trường trung học chuyên nghiệp, hiệu quả đào tạo tại các trường này sẽ được cải thiện khi đảm bảo có phương tiện dạy học và được sử dụng hiệu quả. Bên cạnh đó việc tăng cường đầu tư cho phương tiện dạy học dẫn đến việc tăng số lượng học sinh theo học thể hiện tại bảng sau: Năm học Số lượng học sinh theo học từng năm Kinh phí đầu tư hàng năm 2001 4.432 21 tỉ đồng 2002 5.061 24 tỉ đồng 2003 7.789 30 tỉ đồng 2004 12.430 35 tỉ đồng 2005 16.994 35 tỉ đồng ( Nguồn : Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ) 7. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu lý luận : nghiên cứu, tổng hợp những tài liệu lý luận, các công trình nghiên cứu những nội dung liên quan đến đề tài. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn : Nghiên cứu bằng phương pháp phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở lý luận, mục đích nhiệm vụ nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia : Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục lâu năm nhiều kinh nghiệm. Phương pháp toán thống kê : Xử lý kết quả điều tra khảo sát nhằm đánh giá thực trạng và định hướng việc quản lý phương tiện dạy học tại các trường trung học chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. NỘI DUNG Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN & THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Quang viết trong cuốn sách lý luận dạy học đại cương tập 1 được xuất bản năm 1986 trong đó nghiên cứu về các vấn đề tác động của phương tiện dạy học đến quá trình dạy học. Tác giả cho rằng phương tiện dạy học là " bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo"[19]. Phương tiện dạy học đóng vai trò quan trọng trong họat động đào tạo của nhà trường, theo tác giả Tô Xuân Giáp viết trong cuốn sách Phương tiện dạy học được xuất bản năm 1998 thì phương tiện dạy học giúp cho người học hiểu nhanh, nhớ lâu các nội dung học tập, đồng thời giảm nhẹ sức lao động của người thầy giáo. Ông cho rằng “ Cần nhận thức đúng vai trò của phương tiện dạy học trong quá trình dạy học, từ đó phát huy tác dụng của các loại phương tiện dạy học trong quá trình truyền thông. Nhận biết tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương tiện dạy học để có thể xây dựng một bản danh mục hợp lí các phương tiện dạy học cho một vấn đề, một bài giảng hay một giáo trình dạy học. Nhận biết tác dụng của từng loại phương tiện dạy học và các yêu cầu chung cũng như riêng của từng loại làm căn cứ thiết kế, chế tạo các loại phương tiện dạy học có hiệu quả cao. Biết cách sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đủ cường độ từng loại phương tiện dạy học đảm bảo việc dạy học đạt kết quả cao. Tạo nên một nhận thức năng động về phát triển phương tiện dạy học nhằm luôn luôn cải tiến, sáng chế các loại phương tiện dạy học mới đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao cả về kiến thức, kỹ năng lẫn tốc độ truyền thụ của quá trình dạy học.“ [12]. Theo tác giả Trần Khánh Đức trong cuốn sư phạm kỹ thuật xuất bản năm 2002 thì tác giả cho rằng “ trong bất cứ một loại hình lao động nào trong đời sống xã hội, lao động sư phạm của người giáo viên cần có những dụng cụ, trang thiết bị dạy học phù hợp với tính chất và nội dung, môi trường lao động ở từng cấp học, loại hình trường và nghành nghề đào tạo. Phương tiện dạy học không chỉ là công cụ hổ trợ hoạt động lao động sư phạm của người giáo viên mà còn có vai trò thay thế cho các sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong đồi sống và lao động nghề nghiệp mà phương tiện dạy học tạo điều kiện để phát huy hết các chức năng tư duy của bộ não con người ”[6]. Tháng 11/2003 tại Hội thảo “ phương pháp và phương tiện phục vụ đổi mới dạy và học kỹ thuật” do trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức có hơn 20 bài báo cáo khoa học về các vấn đề liên qua đến đổi mới phương pháp dạy học, các phương tiện hổ trợ trong hoạt động giảng dạy, các phương pháp cũng như các khó khăn thuận lợi khi đưa công nghệ dạy học ứng dụng trong nhà trường. Ngày 8/12/2003. Gần 100 đại biểu là đại diện của Vụ Đại học, Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Viện Chiến lược và Phát triển Giáo dục, Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục đã hội tụ về TP.HCM để tham dự Hội thảo – Triển lãm: “Phương pháp và phương tiện phục vụ đổi mới dạy và học kỹ thuật ” Tham gia chương trình Hội thảo – Triển lãm năm nay còn có đại diện Sở Giáo dục, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nhiều trường đại học, cao đẳng sư phạm, sư phạm kỹ thuật, nông lâm, nông nghiệp, bách khoa, công nghiệp, các trường trung học, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật của hầu hết các tỉnh thành trên toàn quốc. Nội dung của chương trình bao gồm hai phần chính:  Triển lãm các thiết bị phục vụ cho công tác dạy học, đặc biệt là công tác đào tạo nghề. Trưng bày tại Triển lãm là những thiết bị độc đáo, có brochure và bài giảng đi kèm, có thể chuyển giao ngay. Đặc biệt hơn là khả năng phát triển, mở rộng của các thiết bị theo yêu cầu thực tế của giáo viên.  Hội thảo khoa học xoay quanh 7 chủ đề về: Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả trong việc dạy và học kỹ thuật; Cơ sở lý luận và các chuẩn mực thiết kế, đánh giá sản phẩm multimedia trong việc dạy và học kỹ thuật; Giáo trình điện tử: những vấn đề và phương tiện; thiết kế, phát triển, tổ chức dạy học với phương tiện, thiết bị để nâng cao chất lượng đào tạo; Internet và khả năng ứng dụng trong dạy học trên lớp; Các giải pháp về phương tiện và phương pháp nhằm tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học sinh; Đề xuất chương trình bồi dưỡng kỹ thuật và công nghệ dạy học cho giáo viên dạy kỹ thuật. Thiết bị chậm, chất lượng không đồng đều, theo Bộ GD-ĐT, chủ yếu là do nhiều doanh nghiệp sản xuất và cung ứng thiết bị không chuyên nghiệp, chỉ có giấy đăng ký kinh doanh có ghi ngành nghề kinh doanh sản xuất thiết bị thị trường học. Thông tin được đưa ra tại hội nghị triển khai công tác thiết bị giáo dục 2005-2006 do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 22/6/2005. Ngày 9-1-2006, Hội thảo: Sử dụng trang thiết bị dạy học đã diễn ra tại Phòng Chuyên đề 3, Trường Đại học An Giang do GS.TS Dennis Berg, Trưởng Bộ môn Xã hội học trường Đại học California, Fullerton, Hoa Kì trình bày. Cuộc điều tra do Công đoàn Giáo dục Việt Nam thực hiện cho kết quả “cùng hướng” với nhiều tham luận trình bày ngày 28/3/2006, tại hội thảo quản lý và sử dụng nhằm tăng cường hiệu quả thiết bị dạy học. Cuộc điều tra do Công đoàn Giáo dục Việt Nam thực hiện cho kết quả “cùng hướng” với nhiều tham luận trình bày ngày 28/3/2006, tại hội thảo quản lý và sử dụng nhằm tăng cường hiệu quả thiết bị dạy học. Ngày 6/6/2006 , tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Paccom tổ chức Hội thảo “Dạy nghề và việc làm cho thanh niên : triển vọng hợp tác với các tổ chức phi chính phủ quốc tế”. Cụ thể, chương trình đào tạo và giáo trình giảng dạy nhiều năm nay đã quá lỗi thời. Đặc biệt là phương pháp giảng dạy quá truyền thống "thầy đọc trò chép", thiếu thực hành. Cơ sở vật chất quá nghèo nàn lạc hậu. Mặc dù nhà trường đã có nhiều đổi mới nhưng không thể theo kịp với trình độ phát triển của khoa học công nghệ, của doanh nghiệp... Hay nói đúng hơn là đổi mới của trường toàn đi sau thời đại. Cho nên các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực họ chê là đúng!? Nếu đầu tư hệ thống tự động phải mấy chục tỷ đồng thì trường làm sao có tiền; hoặc máy tiện mới cũng phải 3 tỷ đồng trong khi chương trình mục tiêu chỉ 300 triệu đồng thì trường không thể mua được. Vì không có thiết bị thực hành nên đã chứng kiến lớp học nghề như... nhà trẻ. Một trong nhiều nguyên nhân khiến đào tạo nghề kém hấp dẫn người học là thiếu tuyên truyền, không giống như Bộ GD-ĐT đã tổ chức nhiều "sân chơi" rất bổ ích. Nên trong chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2020 cần có phân tích tính hấp dẫn để thu hút người học. Hầu hết các nghiên cứu, các cuộc hội thảo đều xoay quanh các vấn đề ứng dụng và sử dụng phương tiện dạy học cũng như nêu lên những bức xức khi thiếu phương tiện dạy học tại các trường phổ thông, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào cho việc quản lý phương tiện dạy học tại các trường trung học chuyên nghiệp mà chủ yếu là các buổi hội thảo, hội nghị về sử dụng phương tiện dạy học trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. 1.2. Tổng quan về trường trung học chuyên nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. 1.2.1. Giới thiệu đôi nét về giáo dục trung học chuyên nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong những năm đầu thế kỷ XXI là một yêu cầu bức thiết. Nhân lực là yếu tố quyết định quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa mà nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định: “ con người là nhân tố quyết định, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển xã hội”. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển đất nước thì giáo dục và đào tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng mà nghị quyết trung ương Đảng lần thứ 4 khóa VII đã khẳng định : “ Giáo dục đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức, văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu XHCN, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước những năm 90 và chuẩn bị cho tương lai”[8]. Thực hiện chủ trương và các định hướng phát triển của Thành phố, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo trung học chuyên nghiệp nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động thành phố, hiện nay mạng lưới các trường trung học chuyên nghiệp ngày càng được phát triển và hoàn thiện. Tính đến năm học 2005-2006 Thành phố có tổng cộng 30 trường trong đó có 16 trường trung học chuyên nghiệp công lập, 10 trường trung học chuyên nghiệp ngoài công lập, ngoài ra còn có 4 trường cao đẳng và đại học tham gia đào tạo hệ trung học chuyên nghiệp. Bảng 1.1 Tình hình đào tạo nghề trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Đơn vị tính : học sinh Hệ chính quy Năm học Tổng số THCN CNKT Tại chức THCN Đào tạo ngắn hạn Tổng cộng 2000-2001 11.118 7.494 3.624 2.391 10.560 24.969 2001-2002 12.144 8.755 3.389 2.153 10.983 25.280 2002-2003 14.780 11.164 3.616 2.429 10.506 27.715 2003-2004 17.505 14.508 2.997 3.272 9.887 30.664 2004-2005 26.375 23.529 2.846 1.990 14.316 42.681 ( Nguồn : Sở giáo dục và đào tạo Thành Phố Hồ Chí Minh ) Chỉ tiêu tuyển sinh trung học chuyên nghiệp hệ chính quy hàng năm phát triển theo chiều hướng ổn định, mỗi năm tăng từ 27-20%. Số lượng học sinh dự tuyển vào hệ đào tạo này cũng ngày càng tăng, cho chúng ta thấy không chỉ có sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của các cơ sở đào tạo hệ trung học chuyên nghiệp mà còn khẳng định nhu cầu rất lớn của thanh niên, học sinh thành phố trong việc học tập nghề nghiệp. Trong 5 năm qua, tình hình tuyển sinh vào trung học chuyên nghiệp như sau : Bảng 1.2 Chỉ tiêu tuyển sinh THCN theo từng năm Đơn vị tính : học sinh Năm học Chỉ tiêu Đăng ký Dự thi Trúng tuyển Tỉ lệ % trúng tuyển/ chỉ tiêu tuyển sinh 2000-2001 4.650 16.892 12.010 4.432 95.3 2001-2002 5.200 21.833 12.186 5.061 96.5 2002-2003 7.945 27.773 17.423 7.789 98.0 2003-2004 12.780 38.835 21.499 12.430 97.3 2004-2005 18.560 40.777 22.441 16.994 91.6 ( Nguồn : Sở giáo dục và đào tạo Thành Phố Hồ Chí Minh ) Qua số liệu từ bảng trên ta nhận thấy quy mô đào tạo nguồn nhân lực ngày càng phát triển do đó việc đầu tư cở sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học của các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố cũng tăng theo từng năm mới đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó hầu hết các trường trung học chuyên nghiệp công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh còn tham gia đào tạo hệ trung cấp nghề theo chương trình của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội do đó áp lực gia tăng về qui mô đào tạo cũng như về cơ sở vật chất cũng là mối quan tâm hàng đầu của các cấp lãnh đạo nhà trường. Tuy nhiên hiện nay do tồn tại song song hai lọai hình đào tạo công lập và tư thục nên việc đầu tư cở sở vật chất đối với hai lọai hình này cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định.  Thuận lợi :  Đối với các trường công lập : do được nhà nước đầu tư nên cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại các trường công lập tương đối khang trang, đội ngũ giáo viên tương đối ổn định, đồng bộ về số lượng cũng như về chất lượng.  Đối với các trường tư thục : Do thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nên việc chủ động đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng , phương tiện dạy học được thực hiện rất nhanh chóng và khá hiện đại mang tính đồng bộ và có chiến lược phát triển dài hạn.  Khó khăn :  Đối với các trường công lập : Các thủ tục đầu tư mua sắm trang thiết bị thực hiện theo qui định của nhà nước , nên thường chậm tiến độ, ảnh hưởng đến chất lượng và kế hoạch đào tạo của nhà trường.  Đối với các trường tư thục : Do là trường tư thục, nên việc đầu tư chủ yếu tập trung vào các ngành nghề ít đòi hỏi phương tiện và đồ dùng dạy học, ngòai ra các trường tư thục ít có khả năng đầu tư vào các lĩnh vực chuyên môn sâu, các trang thiết bị chuyên dùng, do thiếu tài chính và đội ngũ giáo viên lành nghề. Tóm lại : Giáo dục nghề nghiệp nói chung và trung học chuyên nghiệp nói riêng phát triển sẽ là một động lực mạnh mẽ để nhanh chóng khắc phục sự mất ca
Luận văn liên quan