Luận văn Quy hoạch chuyển hoá rừng trồng Mỡ (Manglietia glauca Dandy) cấp tuổi III và IV (5-<7 và 7-<9 tuổi) cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn tại Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn – Tuyên Quang ( Đại học Lâm Nghiệp)
Mỡ(Manglietia glauca Dandy) với đặc điểm sinh trưởng nhanh, tỉa cành tựnhiên tốt, tái sinh chồi mạnh trong 20 đến 25 năm đầu, có thểkinh doanh một, hai luân kỳtiếp theo với năng suất cao. Là một trong những loài cây gỗcó nhiều công dụng, gỗMỡdùng làm nguyên liệu cho công nghiệp gỗ dán lạng, nguyên liệu giấy, gỗxây dựng, gỗgia dụng, gỗtrụmỏ Chính vì vậy, đã từlâu Mỡ được chọn là một trong những loài cây trồng chính ởhầu hết các tỉnh miền Bắc nước ta. Trong những năm gần đây cùng với các loài cây trồng khác, Mỡ được trồng tập trung ởcác tỉnh thuộc vùng Trung tâm ẩm miền Bắc Việt Nam như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọvới mục đích kinh doanh chủyếu là cung cấp gỗnhỏlàm nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy sợi. Trước yêu cầu của sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước nói chung, sựphát triển của Ngành Lâm nghiệp nói riêng, trong khi rừng tựnhiên đã cạn kiệt, không còn khảnăng khai thác, nhu cầu vềcung cấp gỗ đặc biệt là gỗlớn phục vụcông nghiệp chếbiến ngày càng gia tăng thì việc nghiên cứu, xây dựng vùng nguyên liệu cung cấp loại gỗnày lâu dài là hết sức cần thiết, không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu tiến hành trồng mới từbây giờthì ít nhất 20 - 25 năm sau mới có thểcho khai thác gỗlớn phục vụcông nghiệp chếbiến. Hiện nay, tại Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn – Tuyên Quang có diện tích rừng Mỡrất lớn, được trồng với mật độkhá dày với mục đích cung cấp gỗ nhỏ. Nếu được chuyển hóa các loại rừng này thành rừng cung cấp gỗlớn phục vụcông nghệchếbiến thì chỉtrong 5 - 10 năm tới chúng ta sẽcó nguồn cung cấp loại gỗnày. Không những làm tăng sản lượng gỗ đáp ứng nhu cầu gỗ ngày càng cao, giảm được chi phí trồng ban đầu, giảm quá trình xói mòn đất mà còn có thểtạo nguồn thu nhập lớn nhằm tái tạo rừng, tăng khảnăng hấp 5 thụkhí CO2trong không khí, đạt hiệu quảcao vềmôi trường và góp phần nâng cao đời sống của người dân. Năm 2007 một nhóm sinh viên dưới sựhướng dẫn của PGS.TS Vũ Nhâm đã thực hiện đềtài “Quy hoạch chuyển hoá rừng trồng Mỡ (Manglietia glauca Dandy) cấp tuổi III và IV (5-<7 và 7-<9 tuổi) cung cấp gỗnhỏthành rừng cung cấp gỗlớn tại Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn- Tuyên Quang”. Cho đến nay cùng với sựthay đổi của thời gian, của khí hậu, thì các mô hình chuyển hoá đó phát triển nhưthếnào, có đi đúng hướng chuyển hoá hay không?, cấu trúc có gì thay đổi thì chưa có một nghiên cứu nào vềkiểm định các mô hình chuyển hoá rừng Mỡ ởCông ty Lâm Nghiệp Yên Sơn- Tuyên Quang. Xuất phát từthực tế đó nên tôi tiến hành nghiên cứu đềtài “ Kiểm địmh mô hình chuyển hoá rừng trồng Mỡ(Manglietia glauca Dandy) cấp tuổi III và IV (5 - <7 và 7 - < 9 tuổi) cung cấp gỗnhỏthành rùng cung cấp gỗlớn tại Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn – Tuyên Quang”.