Chương trình Làm văn ở bậc học phổ thông, tập trung dạy học 6 kiểu văn
bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và hành chính- công vụ.
VBNL được quan tâm giảng dạy xuyên suốt từ lớp 7 đến lớp 12. Mỗi đơn vị bài
học trình bày kiến thức nghị luận ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, kết
quả học tập VBNL của HS vẫn chưa đạt yêu cầu. Bài viết vẫn còn sai về cách
dùng từ lập luận, đặc biệt là HS chưa biết cách lập luận Vì vậy, vấn đề nghiên
cứu lí thuyết văn nghị luận và dạy tạo lập VBNL cho HS THPT trở nên cần thiết
và quan trọng đối với phân môn Làm văn nói riêng và bộ môn Ngữ văn nói
chung. Một trong những điều quan trọng của việc dạy văn nghị luận là làm cho
HS nhận thức được tính đúng-sai, phải-trái, tốt-xấu của vấn đề; biết trình bày và
bảo vệ quan điểm của mình; biết bác bỏ quan điểm, tư tưởng sai lệch. Trên ghế
nhà trường, viết được VBNL là điều kiện thuận lợi để hình thành tình cảm, bản
lĩnh, sự tự tin và nhân cách cho HS trong cuộc sống.
119 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3881 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh 11 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Nguyệt
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP LUẬN TRONG
VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH 11
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Nguyệt
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP LUẬN TRONG
VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH 11
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn học
Mã số : 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐẶNG NGỌC LỆ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả
nghiên cứu của tôi và kết quả nghiên cứu này chưa được cung cấp bởi
bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.
TP.Hồ Chí Minh, ngày.tháng.năm 2014
Trần Thị Nguyệt
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Đặng Ngọc Lệ - người đã tận tình
hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn tất cả những thầy, cô đã dạy chúng tôi trong suốt khóa học.
Cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy cô, đồng nghiệp công tác tại
TTGDTX-Quận 12 đã cho phép và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
nghiệm.
Xin cảm ơn lãnh đạo trường TTGDTX-Quận 12 đã tạo điều kiện cho tôi
đi học, các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ và gánh vác công việc
cùng tôi trong thời gian tôi đi học.
Xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên tôi hoàn
thành luận văn này.
Trân trọng!
Tp Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2014
Trần Thị Nguyệt
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VĂN NGHỊ LUẬN ........................................... 7
1.1. Khái niệm văn bản nghị luận ............................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 7
1.1.2. Phân loại văn bản nghị luận ........................................................................ 7
1.1.3. Chức năng của văn nghị luận ..................................................................... 9
1.1.4. Phương thức biểu đạt ................................................................................ 11
1.2. Đặc trưng của văn bản nghị luận ........................................................................ 13
1.2.1. Tính lập luận chặt chẽ ............................................................................... 14
1.2.2. Tính thuyết phục cao ................................................................................ 15
1.2.3. Tính trang trọng, công khai ...................................................................... 15
1.3. Lập luận trong văn nghị luận ............................................................................. 16
1.3.1. Khái niệm lập luận .................................................................................... 16
1.3.2. Cấu trúc của lập luận ................................................................................ 18
1.3.3. Các thao tác lập luận trong văn nghị luận ................................................ 22
1.3.4. Sự vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong văn nghị luận ............... 31
1.4. Vai trò và ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị
luận cho học sinh lớp 11 THPT ........................................................................ 34
1.5.Tình hình dạy và học làm văn nghị luận ở lớp 11 THPT ................................... 36
1.5.1. Những thuận lợi trong việc giảng dạy văn nghị luận trong trường
THPT ....................................................................................................... 36
1.5.2. Những khó khăn trong việc giảng dạy văn nghị luận trong trường
THPT ....................................................................................................... 37
Tiểu kết Chương 1 ....................................................................................................... 38
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP LUẬN TRONG
VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 11 THPT.......................... 39
2.1. Rèn luyện cách sử dụng ngôn ngữ nghị luận ..................................................... 39
2.1.1. Dùng từ ngữ lập luận trong câu văn nghị luận ......................................... 39
2.1.2. Xây dựng đoạn văn ................................................................................... 42
2.2. Rèn luyện cách xây dựng hệ thống lập luận ...................................................... 46
2.2.1. Hệ thống luận điểm ................................................................................... 46
2.2.2. Hệ thống luận cứ ....................................................................................... 55
2.2.3. Cách lập luận ............................................................................................ 59
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 66
Chương 3. THIẾT KẾ VÀ THỰC NGHIỆM DẠY HỌC CÁC THAO TÁC
LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN ........................................... 67
3.1.Thiết kế các bài học về thao tác lập luận ............................................................ 67
3.1.1.Thao tác lập luận phân tích ........................................................................ 68
3.1.2. Thao tác lập luận so sánh .......................................................................... 76
3.1.3. Thao tác lập luận bác bỏ ........................................................................... 81
3.1.4. Thao tác lập luận bình luận....................................................................... 88
3.2. Thực nghiệm ...................................................................................................... 92
3.2.1. Mục đích của thực nghiệm. ...................................................................... 92
3.2.2. Kế hoạch thực nghiệm .............................................................................. 93
3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm. .......................................................................... 94
3.4. Những khó khăn trong thực nghiệm .................................................................. 97
3.5. Bài học kinh nghiệm .......................................................................................... 98
Tiểu kết Chương 3 ....................................................................................................... 99
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 102
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
TN : Thực nghiệm
ĐC : Đối chứng
Nxb : Nhà xuất bản
SGK : Sách giáo khoa
TLV : Tập làm văn
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
VBNL : Văn bản nghị luận
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả thống kê phiếu học tập của HS sau TN ....................................... 94
Bảng 3.2. Kết quả học tập của lớp TN và đối chứng trước khi TN ......................... 95
Bảng 3.3. Bảng thống kê kết quả cuối năm của lớp TN và ĐC. ............................... 96
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chương trình Làm văn ở bậc học phổ thông, tập trung dạy học 6 kiểu văn
bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và hành chính- công vụ.
VBNL được quan tâm giảng dạy xuyên suốt từ lớp 7 đến lớp 12. Mỗi đơn vị bài
học trình bày kiến thức nghị luận ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, kết
quả học tập VBNL của HS vẫn chưa đạt yêu cầu. Bài viết vẫn còn sai về cách
dùng từ lập luận, đặc biệt là HS chưa biết cách lập luậnVì vậy, vấn đề nghiên
cứu lí thuyết văn nghị luận và dạy tạo lập VBNL cho HS THPT trở nên cần thiết
và quan trọng đối với phân môn Làm văn nói riêng và bộ môn Ngữ văn nói
chung. Một trong những điều quan trọng của việc dạy văn nghị luận là làm cho
HS nhận thức được tính đúng-sai, phải-trái, tốt-xấu của vấn đề; biết trình bày và
bảo vệ quan điểm của mình; biết bác bỏ quan điểm, tư tưởng sai lệch. Trên ghế
nhà trường, viết được VBNL là điều kiện thuận lợi để hình thành tình cảm, bản
lĩnh, sự tự tin và nhân cách cho HS trong cuộc sống.
Đặc trưng quan trọng nhất của văn bản nghị luận là sử dụng thành thạo và
sáng tạo những thao tác lập luận khi trình bày và giải quyết vấn đề. Vì vậy, để
HS viết được những bài văn nghị luận có hệ thống lập luận chặt chẽ, logic thì
việc dạy HS kỹ năng sử dụng những thao tác lập luận là vô cùng cần thiết. Sách
giáo khoa Làm văn trước đây chưa trình bày rõ ràng vấn đề dạy học các thao tác
lập luận trong văn nghị luận một cách cụ thể. Nhưng đến chương trình SGK
chỉnh lí từ bậc THCS đến THPT đã lưu ý đến vấn đề dạy các thao tác lập luận
thành từng nội dung cụ thể nhằm giúp học sinh hiểu sâu hơn về bản chất, yêu
cầu, cách vận dụng các thao tác lập luận trong quá trình tạo lập văn bản nghị
luận. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, phần Làm văn đã giới thiệu bốn thao tác lập
luận: phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận.
Để tạo lập được VBNL, HS cần được trang bị kiến thức và được rèn luyện
kỹ năng dùng từ ngữ lập luận, viết đoạn văn, xây dựng hệ thống lập luận và các
2
thao tác lập luậnVận dụng tốt những kiến thức này sẽ là nền tảng vững chắc
để HS làm tốt bài văn nghị luận.
Từ những lí do trên, đề tài “Rèn luyện kỹ năng lập luận trong làm văn
nghị luận cho học sinh lớp 11 THPT” nhằm nghiên cứu kỹ hơn về cách dùng
từ lập luận, các thao tác lập luận, đồng thời tìm ra hướng rèn luyện thực hành
cho HS nhằm nâng cao chất lượng viết văn nghị luận.
2. Lịch sử vấn đề
Hiện nay, SGK và tài liệu tham khảo viết về vấn đề văn nghị luận cũng khá
nhiều. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến những SGK và tài liệu tham
khảo liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu.
a/ SGK và tài liệu hướng dẫn giảng dạy:
- Sách giáo khoa Làm văn 10 (1990) và sách giáo khoa Làm văn chương
trình chỉnh lí hợp nhất (2000). Mỗi bài học trong sách này đã trình bày nhiều
đơn vị kiến thức như: những yêu cầu chủ yếu của văn nghị luận, những thao tác
chính xây dựng câu, đoạn, bài nghị luận, cách làm bài văn nghị luận (tìm hiểu
đề, lập dàn ý, xây dựng đoạn). Sau đó là các bài học cụ thể về nghị luận xã hội
và nghị luận văn học. Nhưng SGK chưa chú trọng đến việc hình thành kỹ năng
lập luận trong bài văn nghị luận cho học sinh.
- Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2, [7]: được xây dựng theo hướng tích
hợp ba phân môn: Văn học, tiếng Việt và Làm văn. Trong phần Làm văn, vấn đề
lập dàn ý cho bài văn nghị luận, lập luận trong văn nghị luận, các thao tác nghị
luận và luyện tập viết đoạn văn nghị luậnđược trình bày khá rõ ràng.
- Sách giáo khoa Làm văn 11, [21]. Ở SGK này cũng nhắc lại một số khái
niệm chính về văn nghị luận như: khái quát lại khái niệm văn nghị luận, liệt kê
các kiểu bài văn nghị luận ở lớp 10 và lớp 11, cách triển khai và trình bày ý
trong đoạn văn, bài văn nghị luận.
- Sách giáo khoa Làm văn 12 [22], Các tác giả đề cập đến một số kỹ năng
làm văn nghị luận: lập ý và lập dàn bài cho bài văn nghị luận, lập luận trong văn
3
nghị luận, mở bài, kết bài và chuyển đoạn trong văn nghị luận, chọn và trình bày
dẫn chứng trong văn nghị luận, hành văn trong văn nghị luận. Về kỹ năng lập
luận, các tác giả nêu quan điểm về khái niệm và các yếu tố của lập luận một số
cách luận chứng và lỗi lập luận thường gặp. Theo đó, “Lập luận là dựa vào các
sự đáng tin cậy và các lý lẽ xác đáng để nêu lên ý kiến của mình về một vấn đề
nhất định”[22,tr.112]. Ba yếu tố quan trọng để cấu thành lập luận gồm: luận
điểm, luận cứ và luận chứng. Tác giả cũng trình bày một số cách luận chứng :
diễn dịch, quy nạp, phối hợp diễn dịch-quy nạp (tổng-phân-hợp), nêu phản đề,
so sánh, phân tích nhân quả, vấn đáp. Phải nói rằng, ở đây các tác giả đã trình
bày cũng khá rõ ràng, mạch lạc và cụ thể.
b/ Tài liệu tham khảo.
- Tài liệu tham khảo hướng dẫn giảng dạy Tập làm văn cấp 3 phổ thông
(tập 1), [28]: đề cập đến hai đặc trưng cơ bản của văn nghị luận: lí luận và tư
duy logic. Trong đó lí luận được hiểu là “bao gồm cả lí lẽ và dẫn chứng”
[28,tr.7], “lí lẽ và dẫn chứng là bộ phận quan trọng hợp thành lí luận”[28,tr.7].
- Giáo trình Làm văn, [1]: Sách trình bày khá kỹ về những vấn đề thuộc
VBNL: Khái quát về văn nghị luận, phương pháp làm bài văn nghị luận, một số
lưu ý khi viết các kiểu bài cụ thể và các bài tập thực hành. Đây là những kiến
thức tương đối toàn diện về văn nghị luận.
- Kỹ năng làm văn nghị luận phổ thông [48]: Đây là công trình nghiên
cứu khá công phu về VBNL. Tác giả đã đặt ra nhiều vấn đề lý thuyết về VBNL:
Khái quát về văn nghị luận, tinh luyện và xác định luận điểm, lựa chọn và vận
dụng luận cứ, luận chứng, lập luận, luận chứng bác bỏ, luận chứng logic, cách
thức vận dụng kỹ năng thuyết lí, nắm vững toàn bộ quá trình làm vănSách là
cơ sở đề nghiên cứu chuyên sâu về văn nghị luận. Tuy nhiên còn vài vấn đề còn
chung chung chưa được đi sâu làm rõ. Cụ thể, quá trình viết văn nghị luận, tác
giả chia làm bốn giai đoạn: thu thập, cấu tứ, biểu đạt, sửa chữa. Tác giả đưa ra
nhận xét: “Sự phân chia bốn giai đoạn này chỉ là quá trình viết văn phổ biến
4
thường dùngnội dung cụ thể và phương thức biểu hiện ở mỗi giai đoạn lại có
những điểm độc đáo khác biệt”[48,tr.250]. Sau đó, sách lại chia bốn giai đoạn
thành sáu bước viết văn nghị luận. Mỗi bước được trình bày một cách sơ lược.
Cần xác lập lại các bước viết văn nghị luận một cách hoàn chỉnh hơn.
- Phương pháp dạy học Tiếng Việt [2], Chương 8 trình bày phương pháp
dạy học Làm văn, bao gồm phương pháp dạy học lí thuyết, phương pháp dạy
học thực hành một bài làm văn, phương pháp ra đề làm văn, phương pháp chấm,
trả bài làm văn. Cuối chương tác giả cung cấp một số kỹ năng làm văn cần rèn
luyện cho học sinh: kỹ năng xác định nội dung, yêu cầu của đề bài và phương
hướng triển khai bài viết, kỹ năng lập dàn ý, kỹ năng viết đúng theo dàn ý, kỹ
năng lập luận, kỹ năng hành văn, kỹ năng hoàn thiện bài viết. Ở kỹ năng lập
luận tác giả quan niệm: “Luận điểm, luận cứ, luận chứng là những yếu tố quan
trọng của lập luận [2,tr.234], “lập luận là xâu chuỗi các dẫn chứng, luận cứ sao
cho hợp lý nhất, có tính thuyết phục người đọc nhất, làm cho người đọc nhận ra
luận điểm, tin ở luận điểm và hành động theo hướng mà luận điểm đưa ra”.
Sách cũng giới thiệu những thủ pháp kết cấu để lập luận được chặt chẽ. Nhưng
thuật ngữ và cách thức sử dụng những thủ pháp này cần được nghiên cứu rõ
ràng hơn.
- “Làm văn từ lý thuyết đến thực hành” (1997) và bài viết “Vai trò của
lập luận trong văn nghị luận” của tác giả Đỗ Ngọc Thống đã trình bày rất kỹ về
lý thuyết văn nghị luận, vai trò của lập luận trong văn nghị luận.
- Muốn viết được bài văn hay [43], Sách có ba phần: Phần 1: Một số vấn
đề lí thuyết thiết thực về Làm văn trong chương trình ngữ văn mới. Phần 2:
Những công việc cụ thể để xây dựng một bài văn hay. Phần 3: Yêu cầu về nội
dung, phương pháp và quy củ của một bài tập nghiên cứu của sinh viên đại học.
Tác giả sách đưa ra quy trình làm một bài văn với các khâu: chuẩn bị chất liệu,
lập ý, lập đề cương và thể hiện thành văn bản: mở bài, xây dựng các đoạn văn,
chuyển đoạn, kết bài. Bên cạnh đó còn chú ý đến các kiểu bài nghị luận khác
5
nhau từ nội dung đến hình thức, rồi lại đề xuất một số thủ pháp hành văn. Tóm
lại, tất cả các dụng ý và cố gắng của tác giả nhằm giúp học sinh xây dựng được
một bài văn hoàn chỉnh, đạt chất lượng cao.
Nhìn chung, tài liệu về rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận
còn tương đối ít, đặc biệt chưa lưu ý các bài dạy học thực hành về các thao tác
lập trong văn nghị luận. Vì vậy, chưa có cách rèn luyện cho HS kỹ năng lập luận
khi viết văn nghị luận.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu kỹ về những kiến thức cơ bản về VBNL.
- Từ những đặc trưng cơ bản của VBNL, nghiên cứu các thao tác lập luận
nhằm giúp HS vận dụng các thao tác này trong việc thực hành tạo lập những văn
bản cụ thể trong chương trình lớp 11 THPT.
- Đối tượng nghiên cứu là các văn bản nghị luận trong chương trình SGK
Ngữ văn lớp 11 THPT.
- Phạm vi nghiên cứu là dạy học chương trình làm văn nghị luận lớp 11 tại
trường Trung tâm GDTX Quận 12 Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
Vận dụng và kế thừa thành tựu của các ngành: ngôn ngữ học, phong cách
học, lý luận văn họcđặc biệt chú ý vận dụng phương pháp dạy học Làm văn
và tiếng Việt vào quá trình viết văn nghị luận. Luận văn tìm hiểu chương trình
dạy học về làm văn nghị luận trong nhà trường, tham khảo các tài liệu về
VBNL, phương pháp dạy học Làm văn và tiếng Việt qua sách báo, tạp chí giáo
dục
Phương pháp quan sát, điều tra.
Dự giờ đồng nghiệp dạy học các tiết về thao tác lập luận trong văn nghị
luận, điều tra thăm dò để tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình
dạy và học văn nghị luận ở trường phổ thông.
6
Phương pháp thực nghiệm.
Tổ chức thiết kế và dạy thực nghiệm thao tác lập luận trong văn nghị luận
lớp 11, chú ý rèn luyện kỹ năng lập luận khi viết văn nghị luận cho HS.
Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá.
Tổng hợp các vấn đề lý thuyết về VBNL. Phân tích nguyên nhân những
lỗi sai của học sinh. Đánh giá kết quả thực nghiệm và rút ra những kết luận cần
thiết khi dạy học các thao tác lập luận trong văn nghị luận lớp 11 THPT.
4. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương.
- Chương 1: Cơ sở lý luận của văn nghị luận.
- Chương 2: Phương pháp rèn luyện các kỹ năng lập luận trong văn nghị
luận cho học sinh lớp 11 THPT.
- Chương 3: Thiết kế và thực nghiệm dạy học về các thao tác lập luận
trong văn nghị luận.
6. Những đóng góp của luận văn
- Nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của VBNL nhằm tìm ra phương pháp
dạy học khả thi giúp giáo viên giảng dạy có hiệu quả và học sinh làm bài văn
nghị luận theo đúng yêu cầu.
- Tìm ra những phương pháp phù hợp để rèn luyện kỹ năng lập luận cho
học sinh đồng thời làm tăng hứng thú và mang lại hiệu quả cao trong việc viết
văn nghị luận của HS.
- Phát hiện một số vấn đề còn tồn tại, đánh giá, phân tích, rút kinh nghiệm
để tìm ra phương pháp dạy viết văn nghị luận.
7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VĂN NGHỊ LUẬN
1.1. Khái niệm văn bản nghị luận
1.1.1. Khái niệm
Từ trước tới nay, khái niệm VBNL được nhiều tài liệu đề cập tới theo nhiều
cách khác nhau:
- Theo “Tài liệu tham khảo hướng dẫn giảng dạy Tập làm văn cấp 3 phổ
thông”: “Văn nghị luận là một thể loại văn học dùng lí luận (bao gồm lí lẽ
và dẫn chứng) để làm sáng tỏ những vấn đề thuộc về chân lý cuộc sống
nhằm làm cho người đọc, người nghe hiểu và tin vấn đề đó để họ có nhận
thức đúng, có thái độ đúng và có hành động đúng” [28,tr.5].
- Trong “Rèn kỹ năng làm văn nghị luận” định nghĩa:
Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết (người nói) trình bày
những ý kiến của mình bằng cách dùng lý luận bao gồm cả lí lẽ và
dẫn chứng để làm rõ một vấn đề thuộc chân lý nhằm làm cho người
nghe (người đọc) hiểu, tin đồng tình với những ý kiến của mình và
hành động theo những điều mà mình đề xuất [48,tr.5].
- “Giáo trình Làm văn” định nghĩa: “Văn nghị luận là loại văn trong đó
người viết đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đó và thông
qua cách thức bàn luận mà làm cho người đọc hiểu, tin và tán đồng những
ý kiến của mình và hành động theo những điều mà mình đề xuất”
[1,tr.137].
1.1.2. Phân loại văn bản nghị luận
Trong chương trình phổ thông, HS được