Luận văn So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - Kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh tôm sú (penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) ở tỉnh Trà Vinh

Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới 20 năm qua, ngành thủy sản nước ta đã khởi sắc và tăng trưởng liên tục qua từng năm, từng thời kỳ. So với năm 1985, năm 2005 sản lượng thủy sản tăng 4,24 lần, từ xấp xỉ 808 nghìn tấn lên 3.432.800 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng mạnh, hơn 6,22 lần, từ 231.200 tấn lên 1.437.355 tấn. Các hoạt động nuôi thủy sản trong những năm gần đây, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản nước lợ ở các vùng ven biển nước ta nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng càng trở nên năng động. Tôm sú từ lâu đã trở thành đối tượng nuôi truyền thống của thủy sản nước ta. Các mô hình kỹ thuật nuôi tôm sú đã được định hình và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngừoi dân, ngành nuôi tôm sú đã góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Bên cạnh những đối tượng giáp xác được nuôi mang tính chất truyền thống như tôm sú, gần đây sự du nhập của loài tôm thẻ chân trắng đang là vấn đề nổi bật và được dư luận quan tâm nhiều nhất. Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi nhân tạo quan trọng thứ nhì (sau tôm sú) trên thế giới, còn ở Châu Mỹ là số 1. Sau khi được nhiều nước Châu Mỹ nuôi nhân tạo thành công và có hiệu quả cao, tôm thẻ chân trắng được di giống sang nuôi ở Hawaicủa Mỹ. Từ đây tôm thẻ chân trắng lan sang Đông Á và Đông Nam Á. Trung Quốc là nước Châu Á quan tâm đến tôm thẻ chân trắng sớm nhất. Từ năm 1998 họ đã công bố nuôi tôm chân trắng thành công và sẵn sàng chuyển giao công nghệ (cung cấp con giống và kỹ thuật nuôi) cho cácnước châu Á nào muốn nhập nội. Nhiều nước Châu Á khác như Philippin, Inđônêxia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam Cũng đã nhập nội tôm thẻ chân trắng để nuôi với hy vọng đa dạng hóa các sản phẩm tômxuất khẩu để nhằm tránh tình trạng chỉ trông cậy phần lớn vào tôm sú như hiện nay.

pdf50 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2340 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - Kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh tôm sú (penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) ở tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN PHAN THỊ NGỌC THƠ SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH TÔM SÚ (Penaeus monodon) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) Ở TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN PHAN THỊ NGỌC THƠ SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH TÔM SÚ (Penaeus monodon) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) Ở TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths. NGUYỄN THANH LONG 2009 1CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới 20 năm qua, ngành thủy sản nước ta đã khởi sắc và tăng trưởng liên tục qua từng năm, từng thời kỳ. So với năm 1985, năm 2005 sản lượng thủy sản tăng 4,24 lần, từ xấp xỉ 808 nghìn tấn lên 3.432.800 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng mạnh, hơn 6,22 lần, từ 231.200 tấn lên 1.437.355 tấn. Các hoạt động nuôi thủy sản trong những năm gần đây, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản nước lợ ở các vùng ven biển nước ta nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng càng trở nên năng động. Tôm sú từ lâu đã trở thành đối tượng nuôi truyền thống của thủy sản nước ta. Các mô hình kỹ thuật nuôi tôm sú đã được định hình và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngừoi dân, ngành nuôi tôm sú đã góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Bên cạnh những đối tượng giáp xác được nuôi mang tính chất truyền thống như tôm sú, gần đây sự du nhập của loài tôm thẻ chân trắng đang là vấn đề nổi bật và được dư luận quan tâm nhiều nhất. Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi nhân tạo quan trọng thứ nhì (sau tôm sú) trên thế giới, còn ở Châu Mỹ là số 1. Sau khi được nhiều nước Châu Mỹ nuôi nhân tạo thành công và có hiệu quả cao, tôm thẻ chân trắng được di giống sang nuôi ở Hawai của Mỹ. Từ đây tôm thẻ chân trắng lan sang Đông Á và Đông Nam Á. Trung Quốc là nước Châu Á quan tâm đến tôm thẻ chân trắng sớm nhất. Từ năm 1998 họ đã công bố nuôi tôm chân trắng thành công và sẵn sàng chuyển giao công nghệ (cung cấp con giống và kỹ thuật nuôi) cho các nước châu Á nào muốn nhập nội. Nhiều nước Châu Á khác như Philippin, Inđônêxia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam … Cũng đã nhập nội tôm thẻ chân trắng để nuôi với hy vọng đa dạng hóa các sản phẩm tôm xuất khẩu để nhằm tránh tình trạng chỉ trông cậy phần lớn vào tôm sú như hiện nay. Ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long một số nơi đã chuyển từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đang lớn dần. Trước sự phát triển mạnh mẽ của tôm thẻ chân trắng như hiện nay thì hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Vùng nước lợ ven biển Trà Vinh với diện tích rộng và dài có tiềm năng rất lớn cho nghề nuôi tôm. Những năm gần đây con tôm sú đã giúp cho người dân Trà Vinh thoát 2nghèo và có nguồn thu nhập ổn định. Theo chỉ thị 228/CT-BNN-NTTS được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành thì tôm thẻ chân trắng đã được nuôi lần đầu tiên tại Trà Vinh theo hình thức thâm canh tại các cơ sở đủ điều kiện theo tiêu chuẩn của Bộ quy định. Tuy nhiên, nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm cũng còn nhiều khó khăn so với tôm sú do chưa có sự hiểu biết nhiều về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, với những rủi ro cao do chưa hiểu biết cách quản lý dịch bệnh và môi trường. Chính vì vậy đề tài “So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh tôm sú (P.monodon) và tôm thẻ chân trắng (P.vannamei) ở tỉnh Trà Vinh” đã được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc quản lý nghề nuôi trồng thủy sản. 1.3 Nội dung nghiên cứu - Khảo sát kỹ thuật nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh. - Khảo sát hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh. - So sánh một số chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật giữa mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh. - Nhận thức của người nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng. 1.4 Thời gian thực hiện đề tài Từ tháng 01/2009 đến tháng 05/2009 3CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng trên thế giới Ngày nay nuôi tôm sú đã phát triển ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, tính đến nay có hơn 65 nước và vùng lãnh thổ đang tiến hành nuôi, tập trung ở 2 khu vực là Châu Á và Thái Bình Dương chiếm 72% và ở Mỹ La Tinh chiếm 28% tổng sản lượng nuôi tôm. Sản lượng tôm nuôi trên thế giới đã tăng lên không ngừng từ 2% (1980) lên 28% (1991) đạt 730.000 tấn (Liên kết tạp chí thông tin chuyên đề, 2006). Bảng 2.1: Sản lượng tôm nuôi trên thế giới qua một số năm (nghìn tấn) Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Trung Quốc 78 126 146 205 210 Thái Lan 278 259 233 115 230 250 Việt Nam 53 58 105 148 128 105 Inđonesia 121 125 126 81 118 110 Ấn Độ 97 95 65 130 114 Ecuador 96 98 119 66 108 Philippin 90 76 40 34 40 Sản lượng tôm của các nước biến động không đều giữa các năm, có xu hướng giảm ngoại trừ một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ. Có hiện tượng trên là do phần lớn các nước đều phát triển nuôi tôm ồ ạt không có quy hoạch nên dẫn đến hiện tượng dịch bệnh xảy ra nhiều làm sản lượng giảm. Bên cạnh đó tôm thẻ chân trắng cũng là đối tượng quý hiếm có giá trị rất cao, có thị trường lớn và đang mở rộng. Trước khi có đại dịch bệnh đốm trắng năm 2000, sản lượng tôm thẻ chân trắng chỉ đứng sau tôm sú, là đối tượng nuôi và xuất khẩu chủ yếu của hàng chục nước ở Châu Mỹ. Trước đây về giá trị tôm thẻ chân trắng ngang hàng với tôm sú. Tuy nhiên, gần đây người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng tôm sú của Châu Á nên giá trị của tôm thẻ chân trắng có phần giảm sút (theo FAO năm 1999 giá trị trung bình tôm chân trắng nguyên liệu là 5,5 USD/kg trong khi tôm sú là 6,5USD/kg). Êquađo là nước xuất khẩu tôm thẻ chân trắng lớn nhất với khối lượng kỹ lục là 114 nghìn tấn năm 1998 với giá trị 852 triệu USD, giá trị trung bình xuất khẩu 4là 8 USD/kg. Tuy nhiên, chỉ sau một năm xuất khẩu giảm 70%. Khối lượng tôm thẻ chân trắng xuất khẩu sang Mỹ năm 1998 là 65 nghìn tấn sang năm 2000 chỉ còn 17 nghìn tấn. Mêhicô đã nhanh chóng trở thành nước nuôi tôm thẻ chân trắng lớn thứ 2 châu Mỹ, sản lượng 2.000 tấn (1990) lên 16.000 tấn (1994), 24.000 tấn (2000). Panama đứng thứ 3 về nuôi tôm thẻ chân trắng đạt 10.000 tấn (1999). Trung Quốc là nước châu Á quan tâm tới tôm thẻ chân trắng sớm nhất, từ năm 1998 đã tuyên bố nuôi thành công tôm này. Hầu hết các nước nuôi tôm thẻ chân trắng xuất khẩu đều bị thiệt hại lớn trong năm 2000. Trước đây hầu như chỉ có thị trường Mỹ là nơi nhập khẩu chủ yếu tôm thẻ chân trắng của các nước Mỹ La Tinh. Từ giữa thập kỹ 90 và đặc biệt là sau khi thị trường tôm Nhật Bản suy yếu, tôm sú Châu Á tràn sang Mỹ. Với nhiều ưu thế hơn nên tôm sú châu Á đã cạnh tranh gay gắt với tôm thẻ chân trắng của Mỹ. Các nhà xuất khẩu tôm thẻ chân trắng Châu Mỹ buộc phải tìm thị trường mới. EU và Nhật Bản mở rộng cửa đón nhận các sản phẩm tôm thẻ chân trắng chủ yếu là chất lượng vẫn tốt mà giá lại mềm hơn tôm sú. Như vậy hiện nay tuy Mỹ vẫn còn là thị trường chính, nhưng thị phần chỉ còn 60 – 70%. Tây Ban Nha, Pháp, Nhật Bản… là các thị trường quan trọng cho tôm chân trắng của châu Mỹ (Liên kết tạp chí thông tin chuyên đề, 2006). 2.2 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam Nghề nuôi tôm ở Việt Nam bắt đầu cách đây hơn 100 năm nhưng nuôi tôm sú công nghiệp mới phát triển hơn một thập niên gần đây. Từ đó vị trí của ngành nuôi tôm Việt Nam trên thế giới ngày càng được cải thiện, ngày nay Việt Nam là một trong những nước có sản lượng tôm sú nuôi lớn nhất trên thế giới. Diện tích, năng suất và sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam tăng dần qua các năm, có được kết quả đó là do sự du nhập của công nghệ, quy trình nuôi và kỹ thuật nuôi ngày càng được cải tiến đặc biệt là việc áp dụng phương pháp nuôi thâm canh với mật độ cao. Nhìn chung nghề nuôi tôm sú ở nước ta đang đạt được những bước phát triển đáng khích lệ song vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục sau: Nuôi tôm còn mang tính tự phát và chưa có một chiến lược quy hoạch cụ thể, nếu có quy hoạch cũng mang tính cục bộ và thực tế chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. 5Bệnh tôm xuất hiện ở nhiều vùng nuôi và có lúc bùng phát thành dịch, ý thức cộng đồng của người nuôi còn thấp dẫn đến việc phòng trị bệnh khó khăn. Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong NTTS nói chung và nuôi tôm sú nói riêng còn phổ biến dẫn đến chất lượng của sản phẩm thấp. Vài năm gần đây, trong khi việc nuôi tôm sú ở Việt Nam ngày càng gặp nhiều rủi ro thì tôm thẻ chân trắng xuất hiện với ưu thế như năng suất cao, dễ bán, chi phí thấp. Tuy nhiên, phần lớn người nuôi vẫn còn e ngại với con tôm ngoại lai này. Tôm thẻ chân trắng được nuôi thử nghiệm ở nhiều nơi trên nước ta như Hưng Yên, Quảng Ngãi... Nhưng tôm này được nuôi phổ biến chủ yếu ở vùng ĐBSCL. Tôm thẻ chân trắng từng được Công ty nuôi trồng thủy sản Duyên Hải nhập về nuôi và nhân giống thành công ở công ty Bạc Liêu từ năm 2001. Tuy nhiên, khi đó lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu không khuyến khích nuôi vì quá mới mẻ, chưa có quy trình kỹ thuật nuôi hoàn chỉnh, chưa kiểm soát được dịch bệnh và quan trọng hơn là không có doanh nghiệp nào mua loại tôm này. Gần đây thị trường thế giới đã có nhiều biến động, người tiêu dùng các nước chuyển sang tiêu thụ mạnh tôm thẻ chân trắng của Thái Lan, Trung Quốc. Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng có những nhược điểm cơ bản như thường mắc những bệnh của tôm sú, mang hội chứng Taura gây nên dịch bệnh lớn ở Nam Mỹ và các bệnh khác có thể nhiễm sang các đối tượng tôm bản địa, làm mất an ninh sinh thái và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất thủy sản và môi trường tự nhiên. Để định hướng phát triển và quản lý tôm thẻ chân trắng, Bộ thủy sản trước đây đã ban hành Chỉ thị số 01/2004/CT-BTS, ngày 16/1/2004 của Bộ Trưởng Bộ Thủy Sản về việc tăng cường quản lý tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam, trong đó nói rõ: ”không tiến hành sản xuất tôm thẻ chân trắng tại các trại sản xuất tôm sú và giống tôm khác; chỉ được phép nuôi tôm thẻ chân trắng tại các khu vực ao, đầm nuôi có sự tách biệt nhằm đảm bảo không lây lan dịch bệnh cho các đối tượng nuôi khác...” Ngày 25/01/2008, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã ban hành Chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Theo đó, các tỉnh ở miền đông Nam Bộ và ĐBSCL được phép nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh tại các cơ sở đủ điều kiện theo tiêu chuẩn: ”28 TCN 191: 2004 Vùng nuôi tôm – Điều kiện đảm bảo vệ sinh an 6toàn thực phẩm” (gọi tắt 28 TCN 191: 2004), ban hành kèm theo Quyết định số 02/2004/QĐ-BTS, ngày 14/1/2004 của Bộ Thủy Sản trước đây. Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận được nuôi tôm thẻ chân trắng theo nhu cầu của các nhà đầu tư nằm trong vùng quy hoạch nuôi tôm của địa phương. Loại tôm này có giá trị cao gấp 3-4 lần tôm sú, từ 150-200 triệu/ha. Qua một vụ mùa thử nghiệm, tôm thẻ chân trắng đã phần nào khẳng định được ưu thế trên các ruộng tôm ĐBSCL như thời gian nuôi ngắn, năng suất cao, dễ bán... Tôm thẻ chân trắng cũng đang phát triển tốt, hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho người nuôi. Một trong những lợi thế của tôm thẻ chân trắng là thời gian thu hoạch nhanh, từ khi thả tôm đến khi thu hoạch chỉ 70-80 ngày (Hồng Văn, 2008). 2.3 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ĐBSCL có diện tích nuôi trồng thủy sản ven biển lớn nhất cả nước với hơn 600.000 ha và 82% trong số này là diện tích nuôi tôm sú, do bởi đặc thù của từng tỉnh khác nhau, do đó diện tích và các mô hình nuôi tôm của mỗi tỉnh cũng khác nhau như Cà Mau 0,4 tấn/ha/năm, Kiên Giang 0,2 tấn/ha/năm, Sóc Trăng 0,54 tấn/ha/năm (Trích bởi Trần Văn Việt, 2006). Bảng 2.2: Diện tích nuôi tôm sú ở ĐBSCL Tỉnh Cà Mau Bạc Liêu Sóc Trăng Trà Vinh Bến Tre Tiền Giang Kiên Giang Long An Diện tích (ha) 224.00 109.26 41.28 15.79 27.79 3.12 51.04 5.00 Ở ĐBSCL việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã đem lại nhiều hiệu quả lạc quan. Tại Kiên Giang, 4 doanh nghiệp nuôi tôm thẻ chân trắng đều cho năng suất 12-13 tấn/ha, thu lợi bình quân 120 triệu đồng/ha. Tại Cà Mau, Công ty cổ phần hải sản Minh Phú nuôi thí điểm 13 ha tại ấp Kinh Tắc, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn (Hồng Văn, 2008). 2.4 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở Trà Vinh Năm 2007, bốn huyện vùng ven biển là Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành có 24.274 hộ đã thả nuôi 2.597.401.000 con tôm sú giống trên diện tích là 25.07,8 ha mặt nước tăng 491,8 ha diện tích canh tác so với năm 2006. Trong đó, nuôi theo hình thức thâm canh là 1.776 hộ, diện tích 2.118 ha; Nuôi 7bán thâm canh 7.920 hộ - diện tích 7.497ha; Nuôi quản canh cải tiến 14.579 hộ, diện tích 15.478 ha. Năm 2007, nông dân vùng nước lợ mặn đầu tư phát triển mới được 491,8 ha (chủ yếu diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh). Sản lượng thu hoạch chung là 22.742 tấn tôm sú thương phẩm, tăng 3.028 tấn so với năm 2006. Kết quả, có 16.766 hộ nuôi có lãi (chiếm 69,1% tổng số hộ thả nuôi), có 3.360 hộ nuôi hoà vốn (chiếm 13,8%) và có 4.148 hộ nuôi bị thua lỗ (chiếm 17,1%) (Sở Thuỷ Sản Trà Vinh, 2007). Trước đây tôm thẻ chân trắng ở Trà Vinh chỉ nuôi thử nghiệm ở các trại nghiên cứu của tỉnh. Một số ít hộ dân nuôi đã vượt rào nuôi nhưng không đạt hiệu quả. Đầu tháng 6/2008, Trà Vinh quy hoạch 1.830 héc ta vùng nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh. Trong đó, huyện Duyên Hải 730 ha, Cầu Ngang 400 ha, Trà Cú 400 ha và Châu Thành 300 ha. Các khu vực được quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng đều có hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, có bờ bao khép kín, nếu xảy ra dịch bệnh, có thể khoanh vùng khống chế không để lây lan ra bên ngoài. 2.5 Sơ lược về tỉnh Trà Vinh 2.5.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Trà Vinh Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Trà Vinh Trà Vinh là một tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long. Tổng diện tích tự nhiên là 222.515,03 ha (theo số liệu thống kê đất đai 2003). Vị trí dịa lý giới hạn từ: 9031’46’’ đến 10004’5’’ vĩ độ Bắc là 105057’16’’ đến 106036’04’’ kinh độ Đông. - Phía Bắc, Tây – Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long 8- Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre với sông Cổ Chiên - Phía Tây giáp tỉnh Sóc Trăng với Sông Hậu. - Phía Nam, Đông – Nam giáp biển Đông với hơn 65 km bờ biển. Trung tâm tỉnh lỵ nằm trên Quốc lộ 53, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 200 km và cách thành phố Cần Thơ 100 km. Tổng diện tích tự nhiên 2.225 km2, chiếm 5,63% diện tích vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và 0,67% diện tích cả nước, Trà Vinh có 7 huyện và 1 Thị xã, gồm các huyện: Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải và thị xã Trà Vinh. 2.5.2 Tài nguyên thiên nhiên + Rừng và đất rừng Rừng và đất rừng tỉnh Trà Vinh có diện tích 24.000 ha nằm dọc 65 km bờ biển gồm toàn bộ huyện Duyên Hải, xã Mỹ Long (Bắc, Nam) huyện Cầu Ngang và các xã Đôn Châu, Đôn Xuân huyện Trà Cú. Diện tích đất rừng 13.080 ha, trong đó: rừng bần 640 ha; rừng đước 742 ha; rừng mặn 50 ha; rừng bạch đàn 100 ha; dừa nước 4.159 ha; rừng trà là 605 ha; rừng nghèo kiệt 6.784 ha. Diện tích đất không có rừng 10.884 ha, trong đó: cây cỏ bụi 6.937 ha; đất trống 2.809 ha; bãi bồi 1.138 ha. Trước kia rừng dày đặc, có nhiều lâm sản quý không chỉ đáp ứng cho địa phương mà còn xuất sang các vùng kế cận. Ngày nay rừng đã bị giảm sút về mặt diện tích khá lớn. Rừng tự nhiên chỉ còn lại rừng bần thuần loại, đại bộ phận diện tích rừng đã trở thành đất trống, trãng cây thưa thớt, trữ lượng gỗ không đáng kể, khả năng tái sinh tự nhiên thấp, tác dụng phòng hộ kém. Tính đến năm 1994 chỉ còn lại 6.120 ha có giá trị bao gồm: bần 640 ha; đước 580 ha; mắm 400 ha; bạch đàn 100 ha; lá 4.400 ha. Còn lại 18.000 ha đất rừng và bụi cây thưa thớt chiếm 3,81% diện tích tự nhiên. Đất lâm nghiệp giảm do khai thác rừng quá mức (chặt trắng) và lấy đất rừng để nuôi trồng thủy sản. Theo thống kê địa chính năm 1997 diện tích đất lâm nghiệp chỉ còn 9.004 ha. + Thủy sản Thực vật phù du có 73 loại thuộc 5 ngành, đa phần tập trung vào ngành tảo Silic và các nhóm tảo có nguồn gốc nước mặn. Mật độ trung bình dạt 666 cá 9thể/lít. Động vật phù du có 48 loài, số đông vật nổi vùng ven bờ đạt bình quân 15.600 cá thể/m3 (biến động từ 4.000-34.000 cá thể/m3). Động vật đáy (cỡ nhỏ) ở vùng biển Trà Vinh khá phong phú. Diện tích lưu vực tự nhiên của tỉnh là 21.265 ha và khoảng 98.597 ha ngập nước từ 3-5 tháng/ năm, trữ lượng thủy sản nội đồng ước tính của Trà Vinh là 3.000-4.000 tấn, khai thác thường xuyên từ 2.000-2.500 tấn. Nguồn lợi thủy sản vùng ven biển Trà Vinh bao gồm nguồn lợi cửa sông, rừng ngập mặn và vùng nước ven biển có độ sâu 30-40 m nước vào bờ. Nguồn cá ven biển có 40 họ, 78 giống và 150 loài gồm cá biển ven bờ, cá nước lợ và cá di cư. Trữ lượng cá vùng cửa sông ven biển Trà Vinh trên diện tích lưới quét năm 1994 là 62 tấn (khu cửa sông), 274 tấn cá nổi và cá tầng giữa; khu nước mặn và lợ là 9.063 tấn, cá nổi và cá tầng giữa là 63.470 tấn. Tổng trữ lượng khu cửa sông, ven biển là 72.869 tấn, khả năng khai thác (50%) là 36.434 tấn. Bãi tôm cửa Định An diện tích khoảng 20.000 ha là bãi tôm lớn nhất trong 5 bãi tôm ở dãi ven biển Đồng Bằng sông Cửu Long. Ước tính trữ lượng tôm biển tại hai bãi tôm chính là 97-212 kg/ha (Bắc Cung Hầu) và 64-249 kg/ha (Cửa Định An); tổng sản lượng tôm biển của Trà Vinh khoảng 4.300-11.000 tấn/năm. Tôm càng đứng sau tôm biển về giá trị kinh tế ở thủy vực Trà Vinh có 11 loài, trong đó có tôm càng xanh, tôm trứng, tép bò, tôm sông. Có thể khai thác mỗi năm 2.000-3.000 tấn mực; 35-49 tấn sò huyết/năm; trữ lượng nghêu khoảng 168-210 tấn. Trà Vinh là tỉnh ở hạ nguồn sông Cửu Long, độ cao địa hình từ 0-5 m. Về mặt địa chất, toàn bộ tỉnh là trầm tích trẻ với nguồn gốc phù sa sông biển, vì vậy khoáng sản ở Trà Vinh chỉ có cát san lắp, cát xây dựng không đáng kể và một số ít sét gạch ngói. 2.6 Sinh học – kỹ thuật nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng 2.6.1 Đặc diểm sinh học Tôm sú 10 - Phân loài: Tôm sú (Tên tiếng Anh: Giant/Black Tiger Prawn) được định loại là: Ngành: Arthropoda Lớp: Crustacea Bộ: Decapoda Họ chung: Penaeidea Họ: Penaeus Fabricius Giống: Penaeus Loài: Penaeus Monodon Tên khoa học: Penaeus monodon Fabricius - Phân bố: Tôm sú phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển Châu Á Thái Bình Dương, từ Đông và Đông Bắc Phi, Ấn Độ đến Tây Thái Bình Dương, Inđonesia và bắc Australia, Pakistan đến Nhật Bản. Ở Việt Nam tôm sú phân bố nhiều ở vùng ven biển phía Bắc, Duyên Hải Miền Trung, ven biển phía Nam đến độ sâu 162 m tùy theo giai đoạn phát triển của tôm. - Cấu tạo và điều kiện sinh thái: Cơ thể chia làm 2 phần chính: phần đầu ngực và phần bụng + Phần đầu ngực có 14 đôi phần phụ:  Một đôi mắt kép có cuống mắt  Hai đôi râu, 3 đôi hàm, 3 đôi chân hàm  Năm đôi chân bò hay chân ngực + Phần bụng có 7 đốt: 11  Năm đốt đầu mỗi đốt mang một đôi chân bơi hay còn gọi là chân bụng.  Đốt bụng thứ 7 biến thành telson hợp với đôi chân đuôi phân nhánh tạo thành đốt đuôi. Tôm sú sống trong khoảng giới hạn nhiệt độ thích hợp từ 12-37,5 0C, khoảng thích hợp 27-29 0C (Cook and Rabanal, 1978). Dải độ mặn từ 0,2-72 0C ,khoảng thích hợp 15-25 0C Khoảng biến động PH từ 6,5-9 thích hợp từ 7,5-8,5. Độ kiềm thích hợp từ 80-160 ppm. Nồng độ oxy hòa tan từ 5-7 mg/l. Nền đáy thích hợp cho tôm phát triển là bùn cát, cát bùn. Tôm sú là loài ăn tạp, tập tính ăn và loại thức ăn thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể. Khi mới sinh (1-2 ngày tuổi) dinh dưỡng bằng noãn hoàn. Giai đoạn ấu trùng ăn tảo, luân trùng... vật chất hữu cơ đã phân hủy. Giai đoạn hậu ấu trùng ăn tảo và đông vật phù du. Giai đoạn trưởng thành thức ăn là các loài giáp xác, bivavia, giun nhiều tơ và ấu trùng của các loài sống đáy. Đặc đ
Luận văn liên quan