Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo (QĐ số 711/QĐ –TTg ngày 13-6-2012 của thủ tướng chính phủ), trong mục tiêu
tổng quát có nêu: “ Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và
toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập
quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện ” [9].
Trong các giải pháp đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi và kiểm tra
đánh giá chất lượng giáo dục, nhấn mạnh “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và
đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo và năng lực tự học của người học” [Chiến lược phát triển giáo dục
Việt Nam 2011-2020].
196 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2503 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 12 THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trương Thị Cẩm Viên
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO
HỢP ĐỒNG TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA
HỌC VÔ CƠ LỚP 12 THPT
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trương Thị Cẩm Viên
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO
HỢP ĐỒNG TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA
HỌC VÔ CƠ LỚP 12 THPT
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ
môn Hóa học
Mã số: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐẶNG THỊ OANH
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
LỜI CẢM ƠN
Tác giả gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ban Giám hiệu Trường ĐHSP TP.
Hồ Chí Minh, phòng Sau đại học, quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện
thuận lợi cho các học viên học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến:
- PGS.TS. Đặng Thị Oanh và PGS.TS. Trịnh Văn Biều đã dành nhiều thời gian
hướng dẫn tận tình, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn.
- Các thầy cô giáo và học sinh ở Trường THPT Thái Bình, Trường THPT Chu
Văn An, Trường THPT Gia Định, Trường THPT Trần Hưng Đạo đã giúp đỡ rất nhiều
trong quá trình thực nghiệm sư phạm.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên,
giúp đỡ để tác giả có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2014
Trương Thị Cẩm Viên
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................... 5
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 5
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................................... 5
1.1.2. Ở Việt Nam ..................................................................................................... 5
1.2. Định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và phương pháp dạy
học hiện nay .......................................................................................................... 8
1.2.1. Chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình
định hướng năng lực ...................................................................................... 8
1.2.2. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực ............. 9
1.3. Khái niệm về năng lực và một số năng lực cần phát triển cho HS THPT ........... 10
1.3.1. Khái niệm về năng lực và phát triển năng lực học sinh THPT ..................... 10
1.3.2. Các đặc điểm của năng lực ........................................................................... 11
1.3.3. Một số năng lực cần phát triển cho HS trường THPT Việt Nam ................. 12
1.4. Quan điểm dạy học phân hóa ............................................................................... 12
1.4.1. Cơ sở khoa học của dạy học phân hóa .......................................................... 12
1.4.2. Dạy học phân hoá là gì? ................................................................................ 14
1.5. Dạy học theo hợp đồng ........................................................................................ 16
1.5.1. Khái niệm dạy học theo hợp đồng ................................................................ 16
1.5.2. Quy trình thực hiện dạy học theo hợp đồng ................................................. 17
1.5.3. Ưu điểm và hạn chế ...................................................................................... 26
1.6. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng kết hợp trong dạy
học theo hợp đồng. ............................................................................................. 28
1.6.1. Phương pháp dạy học theo nhóm .................................................................. 28
1.6.2. Phương pháp dạy học trực quan ................................................................... 30
1.6.3. Một số kĩ thuật dạy học tích cực ................................................................... 32
1.7. Thực trạng tổ chức dạy học hóa học theo hợp đồng và các PPDH khác ở
trường THPT ...................................................................................................... 39
1.7.1. Mục đích điều tra .......................................................................................... 39
1.7.2. Đối tượng điều tra ......................................................................................... 39
1.7.3. Kết quả điều tra ............................................................................................. 39
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 43
Chương 2. SỬ DỤNG PPDH THEO HỢP ĐỒNG TRONG DẠY HỌC HÓA
HỌC PHẦN VÔ CƠ LỚP 12 ....................................................................................... 44
2.1. Cấu trúc chương trình và PPDH phần kim loại hóa học 12 THPT ...................... 44
2.1.1. Cấu trúc chương trình phần kim loại lớp 12 THPT ...................................... 44
2.1.2. Một số điểm lưu ý về nội dung, phương pháp dạy học phần kim loại ......... 45
2.2. Sử dụng PPDH theo hợp đồng trong phần vô cơ lớp 12 THPT ........................... 48
2.2.1. Lựa chọn các nội dung có thể sử dụng PPDH theo hợp đồng ...................... 48
2.2.2. Yêu cầu tổ chức dạy học theo hợp đồng ....................................................... 49
2.2.3. Áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng phần vô cơ hóa học lớp 12 . 50
2.3. Một số giáo án sử dụng PPDH theo hợp đồng phần hóa học vô cơ lớp 12 ......... 56
2.3.1. Một số hợp đồng và giáo án các tiết giảng dạy bài mới ............................... 57
2.3.2. Một số hợp đồng và giáo án tiết giảng dạy bài luyện tập ............................. 80
2.4. Những biện pháp nâng cao hiệu quả PPDH theo hợp đồng ............................... 119
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 121
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................. 122
3.1. Mục đích thực nghiệm........................................................................................ 122
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ....................................................................................... 122
3.3. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................................... 123
3.4. Cách thức tổ chức thực nghiệm .......................................................................... 124
3.5. Một số hình ảnh thực nghiệm ............................................................................. 125
3.6. Kết quả thực nghiệm định lượng ........................................................................ 126
3.6.1. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm ..................................................... 126
3.6.2. Kết quả các bài kiểm tra ở các trường TNSP ............................................. 127
3.7. Kết quả từ các phiếu điều tra .............................................................................. 137
3.7.1. Ý kiến từ HS thông qua các bản hợp đồng ................................................. 137
3.7.2. Ý kiến từ GV thông qua các bản hợp đồng ................................................ 141
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 143
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 147
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
bkt : Bài kiểm tra
BT : Bài tập
DHTHĐ : Dạy học theo hợp đồng
ĐC : Đối chứng
Dd : Dung dịch
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
HĐ : Hợp đồng
KL : Kim loại
KT : Kiểm tra
PTN
PP
:
:
Phòng thí nghiệm
Phương pháp
PPDH : Phương pháp dạy học
PPDHTHD : Phương pháp dạy học theo hợp
đồng
PTHH : Phương trình hóa học
Soh : Số oxi hóa
SĐTD : Sơ đồ tư duy
SGK : Sách giáo khoa
TCHH
TCVL
THCS
THPT
Ths
TN
:
:
:
:
:
:
Tính chất hóa học
Tính chất vật lý
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thạc sĩ
Thực nghiệm
TNSP : Thực nghiệm sư phạm
DANH MỤC CÁC BẢNG Trang
Bảng 1.1. Các loại trí thông minh .................................................................................. 13
Bảng 1.2. Bảng kĩ thuật “KWL” ................................................................................... 38
Bảng 1.3. Mức độ sử dụng các PPDH ở trường THPT ................................................. 39
Bảng 1.4. Kết quả thăm dò ý kiến GV về các phương pháp dạy học ............................ 40
Bảng 1.5. Kết quả thăm dò ý kiến của HS về các PP, hoạt động dạy và học ................ 41
Bảng 2.1. Phân phối chương trình phần hóa kim loại lớp 12 ban cơ bản ..................... 44
Bảng 2.2. Danh sách các giáo án đã soạn theo PPDH theo hợp đồng. ......................... 56
Bảng 2.3. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ 2. ................................................................. 59
Bảng 2.4. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ 1 .................................................................. 72
Bảng 2.5. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ 3 .................................................................. 73
Bảng 3.1. Các bài tiến hành dạy thực nghiệm. ............................................................ 122
Bảng 3.2. Danh sách các lớp TN và ĐC ...................................................................... 123
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả bkt 1. .............................................................................. 128
Bảng 3.4. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bkt 1. ...................................... 128
Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả bkt 1. .............................................................................. 129
Bảng 3.6. Các tham số thống kê đặc trưng bkt 1 ......................................................... 129
Bảng 3.7. Kết quả bkt 2. .............................................................................................. 131
Bảng 3.8. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bkt 2. ...................................... 131
Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả bkt 2. .............................................................................. 132
Bảng 3.10. Các tham số thống kê đặc trưng bkt 2. ...................................................... 132
Bảng 3.11. Kết quả học tập của 2 bài kiểm tra. ........................................................... 134
Bảng 3.12. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích 2 bkt. .................................... 134
Bảng 3.13. Bảng tổng hợp kết quả 2 bkt. .................................................................... 135
Bảng 3.14. Các tham số thống kê đặc trưng 2 bkt. ...................................................... 135
Bảng 3.15. Kết quả thăm dò ý kiến của HS về các nhiệm vụ đã thực hiện trong dạy học
theo hợp đồng .......................................................................................... 137
Bảng 3.16. Kết quả thăm dò ý kiến của HS về một số năng lực được rèn luyện thông
qua dạy học theo hợp đồng ...................................................................... 138
Bảng 3.17. Kết quả thăm dò về tình cảm và thái độ đối với dạy học theo hợp đồng.. 139
DANH MỤC CÁC HÌNH Trang
Hình 1.1. Kĩ thuật “khăn trải bàn” ................................................................................. 33
Hình 2.1. Mô hình PPDH phần kim loại lớp 12 ............................................................ 48
Hình 2.2. Hướng dẫn sơ đồ tư duy Bài 18: “ Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của
kim loại’’. ..................................................................................................... 58
Hình 2.3. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ 2 .................................................................. 72
Hình 2.4. Hướng dẫn sơ đồ tư duy Bài 22,23.“ Luyện tập: Tính chất của kim loại. Điều
chế kim loại và sự ăn mòn kim loại”. .......................................................... 82
Hình 2.5. Thí nghiệm ăn mòn điện hóa. ........................................................................ 83
Hình 2.6. Thí nghiệm về điều chế kim loại ................................................................... 83
Hình 2.7. Hướng dẫn sơ đồ tư duy Bài 28: “Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm,
kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng” ................................................... 91
Hình 2.8. Hướng dẫn sơ đồ tư duy Bài 29: “Luyện tập tính chất của nhôm và hợp chất
của nhôm’’ ................................................................................................. 101
Hình 2.9. Hướng dẫn sơ đồ tư duy Bài 37: “ Luyện tập tính chất hóa học của sắt và
hợp chất của sắt’’ ....................................................................................... 113
Hình 3.1. HS kí hợp đồng và thực hiện nhiệm vụ ....................................................... 125
Hình 3.2. HS tham gia thảo luận nhóm ....................................................................... 125
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích điểm số bkt 1. ........................................................... 130
Hình 3.4. Biểu đồ phân loại điểm số HS bkt 1. ........................................................... 130
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích điểm số bkt 2. ........................................................... 133
Hình 3.6. Biểu đồ phân loại điểm số HS bkt 2. ........................................................... 133
Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích điểm số 2 bkt. ........................................................... 135
Hình 3.8. Biểu đồ phân loại điểm số HS 2 bkt. ........................................................... 136
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo (QĐ số 711/QĐ –TTg ngày 13-6-2012 của thủ tướng chính phủ), trong mục tiêu
tổng quát có nêu: “ Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và
toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập
quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện” [9].
Trong các giải pháp đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi và kiểm tra
đánh giá chất lượng giáo dục, nhấn mạnh “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và
đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo và năng lực tự học của người học” [Chiến lược phát triển giáo dục
Việt Nam 2011-2020].
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo
dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học” [20].
Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lý
thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học,
kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học. Theo tinh thần đó, các yếu tố của
quá trình giáo dục trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm
đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua
việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển
từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận
dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất.
Với phương châm “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, người thầy là người tổ
chức điều khiển nhằm giúp cho học sinh tiếp thu tri thức một cách tích cực, chủ động
và sáng tạo. Kiến thức học sinh lĩnh hội được phải do chính học sinh tự vận động, tư
duy, sáng tạo trong quá trình học tập chứ không phải do thuộc lòng từ kiến thức mà
người thầy truyền đạt.
2
Như vậy, để đạt được những mục tiêu của nền giáo dục tiên tiến cũng như đáp
ứng được quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải
hướng tới cách dạy học phù hợp với đối tượng – dạy học phân hóa.
Hướng tới dạy học phân hóa, cần phải có những phương pháp và kĩ thuật dạy
học phức hợp như phương pháp dạy học theo góc, hợp đồng; một số kĩ thuật dạy học
như kĩ thuật khăn trải bàn, các mảnh ghép,...Luận văn này sẽ tập trung trình bày về
phương pháp dạy học theo hợp đồng.
Phương pháp học theo hợp đồng (Contract Work) trong tài liệu này được hiểu
theo nghĩa là một phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo đó học sinh được giao
một hợp đồng trọn gói bao gồm các nhiệm vụ/bài tập bắt buộc và tự chọn khác nhau
trong một khoảng thời gian nhất định. Học sinh chủ động và độc lập quyết định về thời
gian cho mỗi nhiệm vụ/bài tập và thứ tự thưc hiện các nhiệm vụ/bài tập đó theo khả
năng của mình.
Cách tiếp cận này khác với việc dạy học mang tính đồng loạt cho toàn thể lớp
học. Nó cho phép giáo viên có thể quản lý, kiểm soát được các hoạt động học tập và
đánh giá được năng lực học tập của mỗi học sinh. Với phương pháp học theo hợp
đồng, giáo viên có thể sử dụng sự khác biệt giữa những học sinh để tạo ra cơ hội học
tập cho cả lớp.
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn hóa học ở nhà trường phổ
thông, với mong muốn sử dụng có hiệu quả các PPDH theo hướng đổi mới. Em muốn
phức hợp PPDH theo hợp đồng cùng một số kĩ thuật dạy học tích cực khác vào quá
trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực của HS, với mục đích nâng cao hiệu quả và
chất lượng giáo dục. Đó là lý do tôi chọn đề tài “SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC THEO HỢP ĐỒNG TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12
THPT” .
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Vận dụng PPDH theo hợp đồng vào quá trình dạy học hóa học theo quan điểm
dạy học phân hóa, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở trường
THPT.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
- Định hướng đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực; quan điểm dạy
học phân hóa.
- Nghiên cứu tổng quan về lý thuyết dạy học theo hợp đồng, mô hình triển khai
PPDH theo hợp đồng (bản chất, quy trình triển khai,).
- Thực trạng việc áp dụng PPDH theo hợp đồng ở một số trường THPT tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Áp dụng qui trình triển khai phương pháp dạy học theo hợp đồng và thiết kế
giáo án phần hóa học vô cơ lớp 12 THPT
- Phân tích nội dung kiến thức phần hóa học vô cơ lớp 12 trường THPT.
- Xây dựng nguyên tắc, quy trình triển khai áp dụng PPDH theo hợp đồng.
- Nghiên cứu nội dung chương trình phần hóa học vô cơ lớp 12 từ đó lựa chọn
các bài, các nội dung có thể sử dụng PPDH theo hợp đồng. Thiết kế giáo án áp dụng
PPDH này.
3.3. Thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành TNSP, xác định tính hiệu quả và tính khả thi của đề tài nghiên cứu.
- Kết luận và những đề xuất cho đề tài nghiên cứu.
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Hóa học ở trường THPT.
- Đối tượng nghiên cứu: Việc sử dụng PPDH theo hợp đồng trong dạy học hóa
học phần hóa vô cơ lớp 12 ở trường THPT.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nội dung bài học được giới hạn trong phần Hóa vô cơ lớp 12 chương trình cơ
bản THPT.
- Địa bàn nghiên cứu: Ở 4 trường THPT ở Tp. Hồ Chí Minh.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2013