Với mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp nên
quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra ngày càng nhanh ở khắp các tỉnh thành. Quá
trình này đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của từng địa phương với những
mức độ khác nhau. Đồng thời, nó thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển. Sự phát
triển đô thị ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, không
chỉ tác động đến kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn thành phố mà còn ảnh
hưởng mạnh mẽ đến những huyện, tỉnh tiếp giáp, nằm gần.
Với vai trò là trung tâm đa chức năng, Thành phố Hồ Chí Minh đã có những
ảnh hưởng to lớn đến các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm (đặc biệt là các khu vực
vùng ven hoặc các tỉnh lân cận) trong đó có huyện Cần Giuộc, Cần Đước. Đây là 2
huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Long An, phía Bắc và phía Đông tiếp giáp với
Thành phố Hồ Chí Minh. Có thời kỳ Cần Giuộc, Cần Đước vốn là địa bàn của tỉnh
Chợ Lớn
195 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, cần đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - Xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
Huyønh Thò Thu Taâm
TAÙC ÑOÄNG CUÛA QUAÙ TRÌNH ÑOÂ THÒ HOÙA THAØNH PHOÁ
HOÀ CHÍ MINH ÑEÁN HUYEÄN CAÀN GIUOÄC, CAÀN ÑÖÔÙC
TÆNH LONG AN DÖÔÙI GOÙC ÑOÄ ÑÒA LYÙ KINH TEÁ-XAÕ HOÄI
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Thaønh phoá Hoà Chí Minh - 2009
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
Huyønh Thò Thu Taâm
TAÙC ÑOÄNG CUÛA QUAÙ TRÌNH ÑOÂ THÒ HOÙA THAØNH PHOÁ
HOÀ CHÍ MINH ÑEÁN HUYEÄN CAÀN GIUOÄC, CAÀN ÑÖÔÙC
TÆNH LONG AN DÖÔÙI GOÙC ÑOÄ ÑÒA LYÙ KINH TEÁ-XAÕ HOÄI
Chuyeân ngaønh: Ñòa Lyù hoïc
Maõ soá: 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC:
PGS.TS. ÑAËNG VAÊN PHAN
Thaønh phoá Hoà Chí Minh - 2009
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới
các thầy, cô giáo trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đặng Văn Phan - người đã tận
tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn
thiện luận văn.
Qua đây, tác giả cũng trân trọng cảm ơn các cơ quan: Văn phòng Ủy
ban Nhân dân, văn phòng Huyện ủy, phòng Thống kê, phòng Tài
nguyên&Môi trường, phòng Công thương, phòng Nông nghiệp&Phát triển
nông thôn huyện Cần Giuộc, Cần Đước,... đã giúp đỡ tác giả trong quá
trình thu thập số liệu, tài liệu và thông tin có liên quan đến nội dung nghiên
cứu.
Cuối cùng, tác giả xin lời cảm ơn đến trường THPT Cần Đước, bạn bè,
đồng nghiệp và người thân đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác
giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Long An, ngàytháng.năm 2009
Tác giả luận văn
Huỳnh Thị Thu Tâm
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp nên
quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra ngày càng nhanh ở khắp các tỉnh thành. Quá
trình này đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của từng địa phương với những
mức độ khác nhau. Đồng thời, nó thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển. Sự phát
triển đô thị ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,không
chỉ tác động đến kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn thành phố mà còn ảnh
hưởng mạnh mẽ đến những huyện, tỉnh tiếp giáp, nằm gần.
Với vai trò là trung tâm đa chức năng, Thành phố Hồ Chí Minh đã có những
ảnh hưởng to lớn đến các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm (đặc biệt là các khu vực
vùng ven hoặc các tỉnh lân cận) trong đó có huyện Cần Giuộc, Cần Đước. Đây là 2
huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Long An, phía Bắc và phía Đông tiếp giáp với
Thành phố Hồ Chí Minh. Có thời kỳ Cần Giuộc, Cần Đước vốn là địa bàn của tỉnh
Chợ Lớn.
Về giao thông đường bộ, có quốc lộ 50 chạy từ Thành phố Hồ Chí Minh qua
Cần Giuộc, Cần Đước đến Tiền Giang và các tỉnh miền Tây; đường thủy có sông
Cần Giuộc là đường vận chuyển hàng hóa của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
lên Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại. Với vị trí quan trọng như thế, trong những
năm qua Thành phố Hồ Chí Minh là nhân tố tác động đến kinh tế - xã hội Cần
Giuộc, Cần Đước sâu sắc. Việc chuyển nguồn vốn đầu tư từ Thành phố Hồ Chí
Minh đến Long An đã tạo nên mối liên kết giữa Thành phố Hồ Chí Minh với Cần
Giuộc, Cần Đước trong việc khai thác tài nguyên, nguồn nhân lực, vốn, thị trường,
cơ sở hạ tầng ,góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội hai huyện này phát triển hơn. Xu
hướng trên cũng làm cho diện tích đất nông nghiệp - một phương tiện kiếm sống của
người nông dân bị thu hẹp dần, môi trường sống bị ô nhiễm,
Hiện nay, với sức ép gia tăng dân số cơ giới đã làm đô thị hóa Thành phố Hồ
Chí Minh ngày càng lan rộng ra ngoại thành, tác động đến các tỉnh nằm gần thành
phố. Trong thời gian tới, với việc quy hoạch, mở rộng vùng Thành phố Hồ Chí Minh
về các hướng, trong đó có hướng về phía tỉnh Long An (Nam - Tây Nam) sẽ làm cho
kinh tế - xã hội - môi trường ở huyện Cần Giuộc, Cần Đước càng bị tác động mạnh.
Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế - xã hội của hai huyện dưới tác động
của quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh ở một số mặt để từ đó có những
giải pháp mang tính khả thi nhằm phát triển kinh tế - xã hội Cần Giuộc, Cần Đước
trong thời gian tới. Chính vì vậy mà chúng tôi đã chọn đề tài “Tác động của quá
trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh
Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội” để nghiên cứu với mong muốn góp
phần nhỏ bé vào sự phát triển của huyện nhà.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Làm rõ tác động của quá trình đô thị hóa nói chung và Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng đến một số mặt kinh tế - xã hội huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh
Long An và ngược lại.
Qua đó đề ra các định hướng và giải pháp chủ yếu để phát huy những thế
mạnh cũng như hạn chế những mặt tiêu cực từ quá trình đô thị hóa mang lại, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội Cần Giuộc, Cần Đước trong thời gian tới, đời sống
người dân từng bước được cải thiện,
Để đạt được mục đích này, đề tài đề ra các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề có liên quan đến quá trình đô thị hóa, làm rõ các
khái niệm, các tác động của quá trình đô thị hóa đến một số mặt kinh tế - xã hội.
- Điều tra, khảo sát các số liệu cần thiết.
- Phân tích tác động của quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến một
số mặt kinh tế - xã hội huyện Cần Đước, Cần Giuộc tỉnh Long An, những thành tựu
đạt được và những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.
- Xây dựng định hướng cũng như dự báo một số chỉ tiêu trong thời gian tới, đề
ra những giải pháp mang tính khả thi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là ảnh hưởng của quá trình đô
thị hóa trong mối liên hệ giữa không gian kinh tế mở Thành phố Hồ Chí Minh với
huyện Cần Giuộc, Cần Đước của tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu : Tập trung phân tích tác động của quá trình đô thị
hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến một số mặt kinh tế - xã hội huyện Cần Giuộc, Cần
Đước tỉnh Long An.
Về không gian: Huyện Cần Giuộc, huyện Cần Đước tỉnh Long An nằm trong
mối quan hệ với Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian: Đề tài tập trung giai đoạn 2001 - 2007, 20081. Riêng quá trình đô
thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mở rộng thêm về quá khứ (từ năm 1975 đến
2007).
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Vấn đề đô thị hóa từ lâu đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà Địa lý
trên thế giới, nhưng ở Việt Nam quá trình nghiên cứu vấn đề này gần đây mới được
chú ý đến. Theo GS. Đàm Trung Phường - nhà đô thị lão thành thuộc lớp kiến trúc
sư đầu tiên tham gia quy hoạch xây dựng lại các đô thị miền Bắc bị tàn phá trong
kháng chiến chống Pháp (1945 -1954) và nhiều thành phố công nghiệp mới của Việt
Nam, cho rằng: “cho đến giữa thập niên 90 vẫn chưa có ai viết sách và tiếp cận có
hệ thống”.
Năm 1995 cuốn “Đô thị Việt Nam tập I, tập II ” của GS. Đàm Trung Phường
ra đời và đã được tái bản lần thứ nhất vào năm 2005, tác giả tập trung giải quyết 2
vấn đề cơ bản là:
---------------------------------------------------
1 Ngày 06 tháng 02 năm 2001 biên bản hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa tỉnh Long An và TP.HCM được kí kết và
thực thi tạo điều kiện cho một số huyện của tỉnh Long An nằm tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều cơ hội và thách
thức phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có huyện Cần Giuộc, huyện Cần Đước.
“Biên bản hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa tỉnh Long An và TP.HCM”: Xem phụ lục
+ Đánh giá thực trạng mạng lưới đô thị Việt Nam và nghiên cứu những định
hướng phát triển trong bối cảnh đô thị hóa thế giới và tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của thời kỳ đổi mới nước ta.
+ Mở rộng những khái niệm về đô thị học có quan hệ với những tiến bộ của
thế giới, cập nhật những thông tin liên quan đến đô thị trong nước để tham khảo cho
giáo trình giảng dạy sinh viên đại học và chủ yếu là sau đại học.
Chính vì vậy mà chúng tôi coi cuốn sách “Đô thị Việt Nam tập I, tập II ” của
GS. Đàm Trung Phường là một trong những công trình quan trọng để tiếp cận các
vấn đề lý luận về đô thị nói chung cũng như đại cương về đô thị hóa ở Việt Nam nói
riêng. Tuy nhiên, như chính tác giả của công trình thừa nhận “quyển đô thị Việt Nam
chưa có điều kiện đi sâu vào từng đô thị mà chỉ mới dừng lại ở cấp vĩ mô (macro) và
trung mô (mezo)”. [43, tr.5]
Bên cạnh đó còn hàng loạt công trình đề cập đến đô thị hóa và những vấn đề
liên quan đến nó như: “Dự án quy hoạch tổng thể vùng phát triển kinh tế trọng điểm
phía Nam” của Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam (1996); “Đô thị hóa và
chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của
Trần Văn Chữ, Trần Ngọc Hiên (Đồng chủ biên) (Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
1998); “Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020”
của Bộ Xây dựng (1999); “Dân số học đô thị” của Trần Hùng (Nxb Xây dựng Hà
Nội, 2001); “Những con đường về thành phố - Di dân đến Thành phố Hồ Chí Minh
từ một vùng Đồng bằng sông Cửu Long” của Vũ Thị Hồng, Patrick Gubry, Lê Văn
Thành (Nxb TP.HCM 2003); “Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi” của TS. Võ Kim
Cương (Nxb Xây dựng Hà Nội, 2004); “Dự thảo nhiệm vụ quy hoạch xây dựng
vùng Thành phố Hồ Chí Minh” của Bộ Xây Dựng (2004); “Vùng đô thị Châu Á và
TPHCM” của Nguyễn Minh Hòa ( Nxb Tổng hợp TPHCM 2005); “Kinh tế đô thị
và vùng” của Trần Văn Tấn (Nxb Xây dựng Hà Nội, 2006); “Ngập lụt tại các đô thị
Châu Á - kinh nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh ” của Nguyễn Minh Hòa, Lê
Thị Hồng Diệp, Trương Nguyễn Khải Huyền (Nxb Tổng hợp TPHCM 2006); Văn
hóa ngoại thành TPHCM (từ góc nhìn thiết chế) của Nguyễn Minh Hòa (Nxb Tổng
hợp TPHCM 2007); “Hiệp Phước trên đường tiến ra biển Đông” của Phan Chánh
Dưỡng, Nguyễn Văn Kích, Tôn Sĩ Kinh (Nxb Tổng hợp TPHCM 2006); “Công tác
thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị” của Trần Trọng Hanh (Nxb Xây dựng 2008);
“Địa lý đô thị”của Phạm Thị Xuân Thọ (Nxb Giáo dục 2008); vv. Ngoài các công
trình kể trên còn có bài viết của một số tác giả được đăng trên các tạp chí hoặc báo
cáo tại các hội thảo khoa học.
Các công trình nghiên cứu cũng như các hội thảo trên đã đề cập rất nhiều vấn
đề từ lý luận đến thực tiễn đô thị hóa trên thế giới và trong cả nước, kể cả TP.HCM.
Nhưng nhìn chung, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập trực tiếp đến tác
động của quá trình đô thị hóa TP. HCM đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long
An. Chính vì vậy, luận văn này có thể được xem là một trong những công trình đầu
tiên nghiên cứu về tác động của quá trình đô thị hóa TP. HCM đến huyện Cần
Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm
5.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Đây là quan điểm cơ bản, truyền thống của Địa lý học. Trong thực tế các sự
vật hiện tượng địa lý luôn có sự phân hóa không gian làm cho chúng có sự khác biệt
giữa nơi này với nơi khác. Do đó, khi nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa
TP. HCM đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An phải tìm hiểu mối quan hệ
bên trong lãnh thổ và mối quan hệ giữa lãnh thổ nghiên cứu với các lãnh thổ lân cận.
, đó chính là mối quan hệ không gian tương tác của đối tượng nghiên cứu.
5.1.2. Quan điểm hệ thống
Đô thị hóa là quá trình chuyển hóa và vận động phức tạp mang tính quy luật.
Đô thị hóa diễn ra trong mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của cách mạng khoa
học kỹ thuật làm thay đổi kinh tế - xã hội, môi trường sống. Vì vậy, các tác động của
quá trình đô thị hóa TP. HCM đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An cần
được xem như là một hệ thống nằm trong hệ thống kinh tế - xã hội hoàn chỉnh, luôn
vận động và phát triển không ngừng. TP. HCM là một yếu tố quan trọng trong hệ
thống đô thị của quốc gia, tạo nên một cực phát triển trong hệ thống kinh tế - xã hội
của các vùng xung quanh và cả nước.
5.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Quan điểm này chú ý đến khía cạnh địa lý lịch sử. Các sự vật, hiện tượng
không chỉ biến đổi trong không gian mà biến đổi cả theo thời gian. Do đó, việc
nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa TP. HCM đến huyện Cần Giuộc, Cần
Đước tỉnh Long An trong mối liên hệ quá khứ - hiện tại - tương lai sẽ làm rõ bản
chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian, đảm bảo được tính logic, khoa học và
chính xác khi nghiên cứu.
5.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Con người luôn chịu tác động của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Trong quá trình phát triển đô thị, con người đã làm biến đổi tự nhiên, gây ra những
vấn đề môi trường nghiêm trọng. Cho nên, khi nghiên cứu cần phải quán triệt quan
điểm sinh thái và phát triển bền vững để đề ra những giải pháp nhằm đảm bảo sự hài
hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và tài nguyên môi trường.
5.2.Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thống kê
Trong luận văn đã sử dụng và phân tích cơ sở số liệu thống kê của Tổng cục
thống kê, Cục thống kê TP. HCM, Long An, Phòng Thống kê Cần Giuộc, Cần Đước
.Các số liệu điều tra từ các cơ quan và người dân tại địa phương,Nhờ đó, chúng
tôi đã có cơ sở để đánh giá mức độ tác động của quá trình đô thị hóa TP. HCM đến
huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An.
5.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Từ các tài liệu thu thập được, chúng tôi sắp xếp, phân loại và phân tích các
thông tin, so sánh, đối chiếu nhằm tìm ra mối liên hệ giữa đô thị hóa với kinh tế - xã
hội. Qua đó, đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế - xã hội.
5.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Nhằm chứng minh, làm sáng tỏ sự biến đổi của các hiện tượng kinh tế - xã hội,
sự tác động của các yếu tố với nhau, ngoài việc dùng số liệu tương đối và tuyệt đối
để chứng minh, chúng ta còn cụ thể hóa bằng các biểu đồ, bản đồ thích hợp.
Bản đồ - biểu đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lý. Việc sử dụng
phương pháp này giúp cho các vấn đề nghiên cứu được cụ thể, trực quan và toàn
diện hơn. Một số bản đồ trong luận văn được xây dựng bằng phần mềm Mapinfo 7.5
dựa trên các dữ liệu đã thu thập và xử lý.
5.2.4. Phương pháp dự báo
Chúng tôi sử dụng phương pháp dự báo dựa trên cơ sở tính toán từ các số liệu
đã thu thập được và sự phát triển có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong
quá khứ, hiện tại và tương lai.
5.2.5. Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp cần thiết đối với nghiên cứu để có thể xác định mức độ
tin cậy của các tài liệu, số liệu đã thu thập được. Tác giả đã điều tra thực tế một số
nơi trên địa bàn, trực tiếp quan sát những thay đổi về kinh tế - xã hội, môi trường
dưới sự tác động của quá trình đô thị hóa. Qua các thông tin và tìm hiểu thực địa, tác
giả khẳng định lại mức độ tin cậy của số liệu và những nhận định đã có.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Sưu tầm, tổng hợp, phân tích và rút ra những tác động từ quá trình đô thị hóa
Thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến Cần Giuộc, Cần Đước.
Dựa trên thực trạng tác động từ quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh,
đề tài đưa ra những giải pháp, kiến nghịnhằm hạn chế mặt tiêu cực và phát huy
những ảnh hưởng tích cực để kinh tế - xã hội Cần Giuộc, Cần Đước phát triển hơn
nữa, rút ngắn khoảng cách so với các khu vực lân cận.
Đóng góp một phần nhỏ vào việc quy hoạch vùng Thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2020 tầm nhìn 2050, bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính Thành phố Hồ
Chí Minh và 7 tỉnh xung quanh gồm: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long
An, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu với diện tích 30.404 km2, bán kính ảnh hưởng từ
150 - 200 km.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo,
phần nội dung nghiên cứu gồm ba chương:
Chương 1 : Đô thị hóa và một số vấn đề liên quan.
Chương 2: Tác động của quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến
huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội.
Chương 3: Định hướng và giải pháp.
Chương 1- ĐÔ THỊ HÓA VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1. Đô thị
1.1.1. Khái niệm
Đô thị là một thực thể đã xuất hiện trong lịch sử xã hội loài người từ xa xưa,
khi ở nơi này, nơi khác bắt đầu hình thành cách thức sinh hoạt khác biệt nếp sinh
hoạt vẫn hằng tồn tại ở thôn quê gắn với nền sản xuất nông nghiệp. Những thực thể
hình thành nên đô thị sau một quá trình chuyển động tổng hợp của những điều kiện
ban đầu như sự định cư và tăng dân số trên một vùng nào đó, hoặc là do sự phát
triển công nghiệp, thương mại phát triển. Trong các điều kiện ấy, trạng thái định cư
dần dần biến đổi về chất, từ cộng đồng tập trung ở các địa phương, cô lập, tự cung tự
cấp với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trở thành một hình thái tập trung dân cư
với những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp.
Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những thuật ngữ khác nhau chỉ đô thị
như thị trấn, thị xã, thành phố - Đô thị là thuật ngữ tổng quát dùng để chỉ các loại
khu định cư có tính chất phi sản xuất nông nghiệp và qui mô đô thị khác nhau. Có
nhiều khái niệm khác nhau về đô thị:
Theo Ratzel ( 1960): “Đô thị là sự tích tụ lâu dài của người và chỗ ở của họ,
chiếm một không gian không đáng kể và nằm giữa các cộng đồng lớn” Ông cũng
nêu lên sự đối lập hoạt động của nông thôn dựa trên cơ sở trồng trọt và chăn nuôi
với hoạt động đô thị dựa vào công nghiệp và thương mại, cũng như nhà ở nông thôn
phân tán hơn nhà ở đô thị. Theo Ratzel nếu dân số chưa đầy 2.000 người thì điểm
tập trung dân cư đó mất tính chất đô thị. [53, tr.7]
Theo Richtofen ( Berlin1968): “Đô thị là một nhóm tập hợp những người có
cuộc sống không dựa vào nông nghiệp mà trước hết dựa vào công nghiệp và ông
cũng cho rằng, người dân đô thị phải dựa trên hoạt động sản xuất phi nông nghiệp
và các nhu cầu sinh hoạt của họ chủ yếu do bên ngoài cung cấp”. [53, tr.7]
Theo Yu. G. Xauskin: “Đô thị là một điểm quần cư có mật độ nhân khẩu cao
và dân cư ở đây không có hoạt động nông nghiệp trực tiếp”.[53, tr.7]. Như vậy, theo
Yu.G.Xauskin thì mật độ dân cư là nhân tố rất quan trọng để xác định đô thị.
=> Các khái niệm trên đã đưa ra những đặc điểm nhận biết đô thị vì mật độ
dân số cao có thể không phải là đô thị. Cụ thể: tỉ lệ người không sống bằng nông
nghiệp và tập trung với mật độ dân số cao ở những điểm khai thác mỏ than không
được công nhận là đô thị, mà chỉ là những điểm công nghiệp khai thác, nếu hết than,
nhóm dân cư đó lại chuyển đi nơi khác. Như vậy, các dấu hiệu để nhận biết đô thị
không chỉ là sự tập trung dân cư cao độ và dân cư ở đó hoạt động trong các ngành
phi sản xuất nông nghiệp mà còn bao gồm những dấu hiệu khác, như đô thị phải là
nơi định cư lâu lài, bền vững.
Một khái niệm tương đối hoàn chỉnh hơn là của Bách khoa toàn thư Liên Xô.
Bách khoa toàn thư Liên Xô đã khái niệm: “Đô thị là khu dân cư rộng lớn, dân cư ở
đây chủ yếu hoạt động trong các ngành công nghiệp, thương nghiệp cũng như các
lĩnh vực phục vụ, quản lý khoa học và văn hóa” [12, tr.28].
Ở Việt Nam, tên gọi đô thị có xuất xứ từ lịch sử hình thành các đô thị cổ Việt
Nam. Các đô thị cổ Việt Nam được hình thành từ ba yếu tố là: đô, thành và thị.
Đô chính là nơi làm việc của bộ máy quan lại triều đình phong kiến ở trung
ương và địa phương, cũng là nơi của vua quan, gia đình và dòng tộc,
Thành là các thành quách và đơn vị quân đội thường trực có nhiệm vụ canh
gác và bảo vệ “đô”.
Thị dùng để chỉ thị trường buôn bán hàng hóa. Có “thành” và “đô” tất yếu
phải có trao đổi, buôn bán. Nơi tập trung buôn bán chính là các chợ. Việc xuất hiện
của chợ sẽ kéo theo sự tụ tập dân cư và cơ sở kinh tế khác, nhất là tiểu thủ công
nghiệp.
Ngày nay với sự phát triển của phương tiện bảo vệ hiện đại, các thành quách
không còn là phương tiện bảo vệ hiệu quả