1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công cuộc đổi mới ở nước ta trong hơn hai thập kỷ qua đã đem lại
những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh
tế thuộc loại khá cao so với mức tăng trưởng của các nước trong khu vực và
trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn thì đồng thời những đòi hỏi
về công bằng xã hội cũng lớn hơn. Đây chính là vấn đề phức tạp đang đặt ra
cho đất nước ta đúng như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã
chỉ rõ: “Lý luận chưa giải quyết được một số vấn đề của thực tiễn đổi mới và
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặc biệt là trong việc giải quyết các mối
quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển; giữa tăng trưởng
kinh tế và thực hiện công bằng xã hội” [12; tr. 69].
Thật vậy, giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội không phải là một vấn đề đơn giản. Trong thực tiễn đã có nhiều bằng
chứng cho thấy sự đối lập giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
Tăng trưởng thường làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng và không công
bằng vì những người giàu sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn do tăng trưởng
đem lại. Nếu lấy kết quả tăng trưởng để giải quyết vấn đề công bằng xã hội do
chính tăng trưởng gây ra có thể sẽ làm giảm hoặc triệt tiêu các yếu tố kích
thích tăng trưởng. Nhưng ngược lại, nếu không giải quyết vấn đề công bằng
xã hội thì xã hội sẽ không ổn định và như vậy sẽ không thể có tăng trưởng bền
vững. Dù sao đi nữa, thì s ự lựa chọn khó khăn giữa tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội đã được Đảng ta khẳng định: “Thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển” [12; tr. 77]
và “ Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả
nước, ở từng lĩnh vực, địa phương” [12; tr. 101].
Để kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, chúng ta cần
phải giải quyết hai vấn đề mấu chốt sau đây:
Một là, làm thế nào để tận dụng những cơ hội do tăng trưởng kinh tế
đem lại nhằm thực hiện công bằng xã hội?
Hai là, làm thế nào để việc thực hiện công bằng xã hội sẽ tạo điều kiện
tăng trưởng kinh tế cao và bền vững?
Việc đưa ra các giải pháp cụ thể và phù hợp với cơ cấu đặc thù riêng của
nước ta phải xuất phát từ thực tiễn sinh động ở từng địa phương, từ những
kinh nghiệm đã có, những mô hình, lý thuyết và nghiên cứu khoa học về mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Vì vậy, việc nhận thức
đúng bản chất mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
không chỉ có ý nghĩa về mặt nhận thức luận, về cơ sở khoa học thực tiễn mà
vấn đề quan trọng hơn là tìm cho được những giải pháp phù hợp nhằm kết
hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong tình hình hiện nay ở nước
ta nói chung và ở mỗi địa phương nói riêng. Đây cũng là lý do mà tôi chọn đề
tài “Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa”.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đề tài tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội đã có nhiều công trình
nghiên cứu, nhiều lý thuyết và mô hình về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và công bằng xã hội, nhiều bài báo, hội thảo khoa học .v.v đề cập đến
vấn đề này ở các khía cạnh cũng như cách tiếp cận khác nhau. Một số công
trình nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam hiện nay như: “Đặc trưng của nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của GS.TS. Vũ Đình
Bách-GS.TS. Trần Minh Đạo (đồng chủ biên); “Phân phối trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của GS. TS. Nguyễn Công Nghiệp
(Chủ biên); sách chuyên khảo “Các mô hình tăng trưởng kinh tế” của
PGS.TS. Trần Thọ Đạt; “Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại
Thành Phố Hồ Chí Minh” của Phạm Mỹ Duyên (Luận văn Thạc sĩ kinh tế -năm 2006, Khoa kinh tế – ĐHQG. TP.HCM). Đặc biệt là các ấn phẩm, báo
cáo khoa học, các bài viết của Ngân hàng thế giới (WB) , của Chương trình
phát triển của Liên Hiệp quốc (UNDP), của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế
trung ương (CIEM) và của Viện kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh phân tích
sâu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta
hiện nay có giá trị khoa học và thực tiễn.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách
hoàn chỉnh và toàn diện về vấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công
bằng xã hội ở cấp quận, huyện, thị xã nói chung và ở thị xã Bà Rịa nói riêng
với những số liệu, tài liệu được cập nhật đến năm 2009.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Khái quát cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; các
tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; nghiên cứu các mô
hình lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; kinh nghiệm của
một số nước giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội và những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá một cách khách quan về thực trạng kết hợp giữa
tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995 –
2009, những thành tựu đạt được, những mặt hạn chế và những vấn đề đặt ra
nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại
thị xã Bà Rịa hiện nay.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu mà rút ra những vấn đề
mang tính phổ biến nhằm đề nghị các định hướng , giải pháp phù hợp trong
việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa
trong giai đoạn 2010 – 2020.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là việc kết hợp giữa
tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa .
Giới hạn của đề tài về thời gian nghiên cứu là giai đoạn 1995 – 2009 (thị
xã Bà Rịa mới thành lập và đi vào hoạt động chính thức từ ngày 15/8/1994).
Phạm vi của đề tài sẽ trình bày mang tính khái quát những vấn đề lý luận
và thực tiễn, chủ yếu là sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội tại thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995 – 2009.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ vận dụng cách tiếp cận theo phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, vận dụng những quan điểm của Đảng ta về nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về phân phối và tái phân phối, về
tăng trưởng kinh tế và các chính sách xã hội.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp tiếp cận khác như :
mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chứng, thống kê để làm rõ thực
trạng các mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại thị xã
Bà Rịa.
5.2. Nguồn tài liệu
Ngoài những sách chuyên khảo, các giáo trình kinh tế, các nghị quyết
của Đảng, tạp chí, báo cáo khoa học – hội thảo, các bài viết trên các phương
tiện thông tin xoay quanh đề tài tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tác
giả sử dụng các báo cáo của Đảng bộ, HĐND và UBND thị xã Bà Rịa trong
các nhiệm kỳ và hàng năm; các số liệu từ Niên giám thống kê tình hình kinh
tế – xã hội tại thị xã Bà Rịa trong giai đoạn 1995 – 2009 của Phòng thống kê,
Phòng Giáo dục, Trung tâm y tế, Ban chỉ đạo giảm nghèo Thị xã và của các
phòng, ban có liên quan (như Tài chính – kế hoạch, Ban Bảo vệ chăm sóc sức
khỏe bà mẹ trẻ em của Thị xã .v.v ).
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đã có, luận văn này sẽ góp phần :
+ Làm rõ những vấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội tại thực tế nghiên cứu (thị xã Bà Rịa).
+ Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tìm kiếm một con đường phát
triển cho đất nước ngày càng vững chắc và công bằng hơn trong bối cảnh toàn
cầu hóa hiện nay, chủ yếu là việc kết hợp như thế nào giữa tăng trưởng kinh
tế và công bằng xã hội ở nước ta nói chung và thị xã Bà Rịa nói riêng.
+ Là tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, học tập cho sinh viên
chuyên ngành kinh tế chính trị và kinh tế phát triển.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo;
nội dung chính của luận văn bao gồm:
- Chương 1: Những lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội.
- Chương 2: Thực trạng về sự kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội tại thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995 – 2009.
- Chương 3: Quan điểm, định hướng và những giải pháp cơ bản nhằm kết
hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại thị xã
Bà Rịa giai đoạn 2010 - 2020.
107 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2633 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
--------------- ---------------
MAI VĂN NGHĨA
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI VẤN ĐỀ
CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI THỊ XÃ BÀ RỊA
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
--------------- ---------------
MAI VĂN NGHĨA
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI VẤN ĐỀ
CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI THỊ XÃ BÀ RỊA
Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 60.31.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN
TP. HỒ CHÍ MINH – 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các tư liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực
và có nguồn dẫn rõ ràng.
Tác giả
MAI VĂN NGHĨA
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CIEM Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
CN Khu vực công nghiệp và xây dựng
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DV Khu vực dịch vụ và thương mại
GDP Tổng sản phẩm trong nước
GDTX-HN Giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp
GNP Tổng sản phẩm quốc dân
HDI Chỉ số phát triển con người
HĐND Hội đồng nhân dân
ICOR Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
NN Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
NSNN Ngân sách nhà nước
TBXH Thương binh xã hội
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
UBND Ủy ban nhân dân
UNDP Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc
WB Ngân hàng Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Bảng 2.2.4: Năng suất lao động xã hội của Thị xã qua các năm ............................ 45
Bảng 2.4.2.1: Xếp hạng kết quả tốt nghiệp THPT các trường ở Thị xã .................. 58
Biểu đồ 1: Đường cong Lorenz ............................................................................. 15
Biểu đồ 2: Mô hình chữ U ngược .......................................................................... 22
Biểu đồ 3: Tăng trưởng GDP của thị xã Bà Rịa 1996-2009 ................................... 38
Biểu đồ 4: Tăng trưởng GDP/người của thị xã Bà Rịa 1995-2009 ......................... 39
Biểu đồ 5: Cơ cấu (%) ngành kinh tế theo giá thực tế của Thị xã .......................... 40
Biểu đồ 6: Cơ cấu lao động (%) theo ngành kinh tế của Thị xã qua các năm ......... 41
Biểu đồ 7: Phát triển dân số thành thị của thị xã Bà Rịa qua các năm .................... 42
Biểu đồ 8: Tỷ trọng (%) chi đầu tư phát triển trong cơ cấu chi NSNN của thị xã Bà
Rịa giai đoạn 1995-2009 ........................................................................................ 44
Biểu đồ 9: Tỷ trọng (%) chi cho giáo dục trong cơ cấu chi NSNN của Thị xã ....... 48
Biểu đồ 10: Tỷ trọng giá trị sản xuất và tỷ trọng giá trị tăng thêm (theo giá thực tế)
của ngành dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế của Thị xã 1995 - 2009................... 56
Biểu đồ 11: Tỷ trọng (%) chi cho sự nghiệp y tế trong cơ cấu chi NSNN của thị xã
Bà Rịa (giai đoạn 2001-2008) ................................................................................ 60
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
Chương 1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CÔNG BẰNG XÃ HỘI .........................................................................................6
1.1. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội .................................................6
1.1.1. Tăng trưởng kinh tế, Phát triển kinh tế và Phát triển bền vững..............6
1.1.2. Bất bình đẳng xã hội và Công bằng xã hội.............................................9
1.2. Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội .............12
1.2.1. Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế ............................................12
1.2.2. Các tiêu chí đo lường công bằng xã hội ...............................................13
1.3. Các mô hình lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội....19
1.3.1. Mô hình “Công bằng trước – Tăng trưởng sau” ..................................20
1.3.2. Mô hình “Tăng trưởng trước – Công bằng sau” ..................................21
1.3.3. Mô hình “Tăng trưởng đi đôi với Công bằng” .................................23
1.4. Kinh nghiệm của một số nước giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và công bằng xã hội.............................................................................24
1.4.1. Trung Quốc .........................................................................................24
1.4.2. Hàn Quốc ............................................................................................27
1.4.3. Nhật Bản .............................................................................................29
1.5. Những bài học kinh nghiệm rút ra về sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh
tế với công bằng xã hội ....................................................................................31
1.5.1. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện công bằng xã hội.................31
1.5.2. Tăng trưởng kinh tế đến đâu phải thực hiện ngay công bằng xã hội đến
đấy ................................................................................................................32
1.5.3. Thực hiện công bằng xã hội phải dựa trên những thành quả của tăng
trưởng kinh tế................................................................................................32
1.5.4. Công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực quan trọng nhằm
đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ...................................... 33
Tóm tắt chương 1 ............................................................................................ 34
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ SỰ KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI THỊ XÃ BÀ RỊA (1995 – 2009) .......................... 35
2.1. KHÁI LƯỢC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI THỊ XÃ BÀ RỊA .......... 35
2.1.1. Về lĩnh vực kinh tế .............................................................................. 35
2.1.2. Về xã hội ............................................................................................. 36
2.1.3. Các chỉ số kinh tế - xã hội cơ bản của thị xã Bà Rịa............................. 37
2.2. Tăng trưởng kinh tế của thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995-2009 ................. 38
2.2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người ....................... 38
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................................................................. 39
2.2.3. Vốn đầu tư phát triển ........................................................................... 43
2.2.4. Tăng trưởng năng suất lao động xã hội ................................................ 45
2.3. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến công bằng xã hội ở thị xã Bà Rịa
(1995-2009)....................................................................................................... 47
2.3.1. Về lao động và việc làm ...................................................................... 47
2.3.2. Về giáo dục và đào tạo ........................................................................ 48
2.3.3. Về y tế ................................................................................................. 50
2.3.4. Về xóa đói – giảm nghèo và an sinh xã hội .......................................... 51
2.3.5. Về cơ sở hạ tầng và đô thị hóa ............................................................. 53
2.4. Những yếu kém trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995-2009 ......................................... 55
2.4.1. Tăng trưởng kinh tế còn dưới mức tiềm năng ...................................... 55
2.4.2. Thực hiện công bằng xã hội còn bất cập, độ bao phủ chưa rộng........... 58
Tóm tắt chương 2 ............................................................................................ 61
Chương 3. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM
KẾT HỢP GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
TẠI THỊ XÃ BÀ RỊA GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 ................................................ 62
3.1. Những quan điểm và định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam về kết
hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ........................................ 62
3.2. Định hướng và mục tiêu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa về
tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội (2010 – 2020) ................................ 65
3.2.1. Định hướng và mục tiêu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .......................... 65
3.2.2. Định hướng và mục tiêu của thị xã Bà Rịa ........................................... 66
3.3. Những giải pháp cơ bản nhằm kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội tại Thị xã Bà Rịa trong giai đoạn 2010 - 2020 ............................ 68
3.3.1. Duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao đồng thời nâng cao chất lượng tăng
trưởng ........................................................................................................... 68
3.3.2. Thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách
phát triển ....................................................................................................... 73
3.3.3. Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý của các cơ quan công quyền và
cán bộ-công chức .......................................................................................... 83
Tóm tắt chương 3 ............................................................................................ 85
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công cuộc đổi mới ở nước ta trong hơn hai thập kỷ qua đã đem lại
những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh
tế thuộc loại khá cao so với mức tăng trưởng của các nước trong khu vực và
trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn thì đồng thời những đòi hỏi
về công bằng xã hội cũng lớn hơn. Đây chính là vấn đề phức tạp đang đặt ra
cho đất nước ta đúng như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã
chỉ rõ: “Lý luận chưa giải quyết được một số vấn đề của thực tiễn đổi mới và
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặc biệt là trong việc giải quyết các mối
quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển; giữa tăng trưởng
kinh tế và thực hiện công bằng xã hội” [12; tr. 69].
Thật vậy, giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội không phải là một vấn đề đơn giản. Trong thực tiễn đã có nhiều bằng
chứng cho thấy sự đối lập giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
Tăng trưởng thường làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng và không công
bằng vì những người giàu sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn do tăng trưởng
đem lại. Nếu lấy kết quả tăng trưởng để giải quyết vấn đề công bằng xã hội do
chính tăng trưởng gây ra có thể sẽ làm giảm hoặc triệt tiêu các yếu tố kích
thích tăng trưởng. Nhưng ngược lại, nếu không giải quyết vấn đề công bằng
xã hội thì xã hội sẽ không ổn định và như vậy sẽ không thể có tăng trưởng bền
vững. Dù sao đi nữa, thì sự lựa chọn khó khăn giữa tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội đã được Đảng ta khẳng định: “Thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển” [12; tr. 77]
và “ Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả
nước, ở từng lĩnh vực, địa phương” [12; tr. 101].
2
Để kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, chúng ta cần
phải giải quyết hai vấn đề mấu chốt sau đây:
Một là, làm thế nào để tận dụng những cơ hội do tăng trưởng kinh tế
đem lại nhằm thực hiện công bằng xã hội?
Hai là, làm thế nào để việc thực hiện công bằng xã hội sẽ tạo điều kiện
tăng trưởng kinh tế cao và bền vững?
Việc đưa ra các giải pháp cụ thể và phù hợp với cơ cấu đặc thù riêng của
nước ta phải xuất phát từ thực tiễn sinh động ở từng địa phương, từ những
kinh nghiệm đã có, những mô hình, lý thuyết và nghiên cứu khoa học về mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Vì vậy, việc nhận thức
đúng bản chất mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
không chỉ có ý nghĩa về mặt nhận thức luận, về cơ sở khoa học thực tiễn mà
vấn đề quan trọng hơn là tìm cho được những giải pháp phù hợp nhằm kết
hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong tình hình hiện nay ở nước
ta nói chung và ở mỗi địa phương nói riêng. Đây cũng là lý do mà tôi chọn đề
tài “Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa”.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đề tài tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội đã có nhiều công trình
nghiên cứu, nhiều lý thuyết và mô hình về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và công bằng xã hội, nhiều bài báo, hội thảo khoa học .v.v… đề cập đến
vấn đề này ở các khía cạnh cũng như cách tiếp cận khác nhau. Một số công
trình nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam hiện nay như: “Đặc trưng của nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của GS.TS. Vũ Đình
Bách-GS.TS. Trần Minh Đạo (đồng chủ biên); “Phân phối trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của GS. TS. Nguyễn Công Nghiệp
(Chủ biên); sách chuyên khảo “Các mô hình tăng trưởng kinh tế” của
3
PGS.TS. Trần Thọ Đạt; “Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại
Thành Phố Hồ Chí Minh” của Phạm Mỹ Duyên (Luận văn Thạc sĩ kinh tế -
năm 2006, Khoa kinh tế – ĐHQG. TP.HCM). Đặc biệt là các ấn phẩm, báo
cáo khoa học, các bài viết của Ngân hàng thế giới (WB) , của Chương trình
phát triển của Liên Hiệp quốc (UNDP), của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế
trung ương (CIEM) và của Viện kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh phân tích
sâu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta
hiện nay có giá trị khoa học và thực tiễn.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách
hoàn chỉnh và toàn diện về vấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công
bằng xã hội ở cấp quận, huyện, thị xã nói chung và ở thị xã Bà Rịa nói riêng
với những số liệu, tài liệu được cập nhật đến năm 2009.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Khái quát cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; các
tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; nghiên cứu các mô
hình lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; kinh nghiệm của
một số nước giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội và những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá một cách khách quan về thực trạng kết hợp giữa
tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995 –
2009, những thành tựu đạt được, những mặt hạn chế và những vấn đề đặt ra
nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại
thị xã Bà Rịa hiện nay.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu mà rút ra những vấn đề
mang tính phổ biến nhằm đề nghị các định hướng , giải pháp phù hợp trong
4
việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa
trong giai đoạn 2010 – 2020.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là việc kết hợp giữa
tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa .
Giới hạn của đề tài về thời gian nghiên cứu là giai đoạn 1995 – 2009 (thị
xã Bà Rịa mới thành lập và đi vào hoạt động chính thức từ ngày 15/8/1994).
Phạm vi của đề tài sẽ trình bày mang tính khái quát những vấn đề lý luận
và thực tiễn, chủ yếu là sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội tại thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995 – 2009.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ vận dụng cách tiếp cận theo phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, vận dụng những quan điểm của Đảng ta về nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về phân phối và tái phân phối, về
tăng trưởng kinh tế và các chính sách xã hội.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp tiếp cận khác như :
mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chứng, thống kê … để làm rõ thực
trạng các mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại thị xã
Bà Rịa.
5.2. Nguồn tài liệu
Ngoài những sách chuyên khảo, các giáo trình kinh tế, các nghị quyết
của Đảng, tạp chí, báo cáo khoa học – hội thảo, các bài viết trên các phương
tiện thông tin xoay quanh đề tài tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tác
giả sử dụng các báo cáo của Đảng bộ, HĐND và UBND thị xã Bà Rịa trong
5
các nhiệm kỳ và hàng năm; các số liệu từ Niên giám thống kê tình hình kinh
tế – xã hội tại thị xã Bà Rịa trong giai đoạn 1995 – 2009 của Phòng thống kê,
Phòng Giáo dục, Trung tâm y tế, Ban chỉ đạo giảm nghèo Thị xã và của các
phòng, ban có liên quan (như Tài chính – kế hoạch, Ban Bảo vệ chăm sóc sức
khỏe bà mẹ trẻ em của Thị xã .v.v…).
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đã có, luận văn này sẽ góp phần :
+ Làm rõ những vấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội tại thực tế nghiên cứu (thị xã Bà Rịa).
+ Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tìm kiếm một con đường phát
triển cho đất nước ngày càng vững chắc và công bằng hơn trong bối cảnh toàn
cầu hóa hiện nay, chủ yếu là việc kết hợp như thế nào giữa tăng trưởng kinh
tế và công bằng xã hội ở nước ta nói chung và thị xã Bà Rịa nói riêng.
+ Là tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, học tập cho sinh viên
chuyên ngành kinh tế chính trị và kinh tế phát triển.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo;
nội dung chính của luận văn bao gồm:
- Chương 1: Những lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội.
- Chương 2: Thực trạng về sự kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội tại thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995 – 2009.
- Chương 3: Quan điểm, định hướng và những giải pháp cơ bản nhằm kết
hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại thị xã
Bà Rịa giai đoạn 2010 - 2020.
6
Chương 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CÔNG BẰNG XÃ HỘI
1.1. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
1.1.1. Tăng trưởng kinh tế, Phát triển kinh tế và Phát triển bền vững
1.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, liên quan đến sự
thịnh suy của một quốc gia. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang suy
giảm mạnh như hiện nay thì tăng trưởng kinh tế dường như đã và đang trở
thành một lối sống. Chính phủ nước nào cũng ưu tiên các nguồn lực của mình
cho tăng trưởng kinh tế, coi đó là cái gốc, là nền tảng để giải quyết mọi vấn
đề khác, đặc biệt là các vấn đề xã hội như: tạo công ăn việc làm, nâng cao
mức sống của người dân, tăng cường phúc lợi xã hội, xóa đói - giảm nghèo,
thực hiện công bằng xã hội… Tăng trưởng kinh tế thực sự là cần thiết.
Khái niệm Tăng trưởng kinh tế được nhiều tác giả đề cập với nhiều
cách khác nhau, song hầu hết các tác giả đều thống nhất ở định nghĩa chung
nhất về tăng trưởng kinh tế như sau: “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu
nhập thực tế hay sự gia tăng về qui mô sản lượng của toàn bộ nền kinh tế
trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)”.
Như vậy, Tăng trưởng kinh tế là khái niệm chỉ diễn tả động thái biến
đổi về số lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế theo
thời gian, nhưng chưa đề cập đến mối quan hệ của nó với xã hội.
1.1.1.2. Phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là cần thiết nhưng chưa đủ để làm cho phúc lợi
được phân phối rộng rãi. Sự phát triển của một quốc gia không chỉ là sự gia
7
tăng về qui mô sản lượng của nền kinh tế mà còn hướng đến nhiều mục tiêu
kinh tế và xã hội rộng rãi hơn. Do vậy, khái niệm Phát triển kinh tế đã được
đặt ra và nhận thức về nó ngày càng được hoàn thiện.
Trước hết, phát triển cần phải được hiểu như một quá trình nhiều mặt
liên quan đến việc tái tổ chức và tá