Luận văn Thành phần sâu mọt hại sắn bảo quản, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ mọt đục hạt nhỏ tại tỉnh Yên Bái năm 2009

1.1. Đặt vấn đề Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lương thực ăn củ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh đang được trồng ở trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Sắn tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, là nguồn lương thực thực phẩm và chế biến thức ăn chăn nuôi (CIAT-Chương trình sắn Châu Á, 1993). Cây sắn được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18 và được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng núi và trung du phía bắc, vùng ven biển nam Trung Bộ và vùng ven biển bắc Trung Bộ. Là cây công nghiệp tiêu thụ trong nước và có giá trị xuất khẩu, sắn dễ tính thích hợp với nhiều chất đất và địa hình, nông dân trồng sắn hầu như không phải đầu tư nhiều nên được nó được xem như cây “xóa đói giảm nghèo” cho nông dân. Những năm gần đây diện tích trồng sắn ở nước ta ngày càng mở rộng. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2006, diện tích trồng sắn cả nước đạt 270.000 ha với sản lượng ước tính lúc đó khoảng 3 triệu tấn củ sắn tươi thì hiện nay diện tích trồng sắn cả nước đã vọt lên hơn 510.000 ha, tăng gần gấp đôi so với 3 năm trước và vượt hơn cả trăm ngàn ha so với quy hoạch phát triển sắn tới năm 2010 của bộ. Bộ Công Thương thống kê trong 6 tháng đầu năm 2009, cả nước đã xuất khẩu hơn 2,4 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, đạt kim ngạch 368 triệu đô la Mỹ, tăng 4,2 lần về sản lượng và 2,2 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Yên Bái, nơi được coi là “vương quốc sắn của Miền Bắc” với diện tích trồng sắn của toàn tỉnh năm 2008 là hơn 15.790 ha, trong đó chủ yếu là sắn cao sản loại giống KM94, KM60. Sản lượng sắn sản xuất ra là rất lớn kéo theo đó là sự phát triển của sản các ngành nghề chế biến, kinh doanh sắn và các nguyên liệu từ sắn. Sắn được dùng cho các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, hóa chất, sản xuất bột ngọt ở trong nước, ngoài ra sắn lát và tinh bột sắn còn được xuất khẩu ngày càng nhiều sang Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, châu Âu. Trong khi chúng ta nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn để phấn đấu cho những mùa vụ bội thu ở giai đoạn trước thu hoạch thì đôi khi lại quên đi những mất mát xảy ra ở giai đoạn sau thu hoạch. Những con số thống kê cho thấy, thiệt hại do sâu bệnh, cỏ dại và điều kiện bất thuận gây ra cho sản xuất nông nghiệp được đánh giá vào khoảng 30% tổng sản lượng lương thực thu được của ngành trồng trọt. Con số thiệt hại này thay đổi tùy theo điều kiện và trình độ sản xuất ở từng địa phương. Ở các vùng nhiệt đới, tỷ lệ mất mát còn cao hơn con số đã nêu trên đây. Riêng các loại sâu bệnh hại nông sản trong kho hàng năm gây tổn thất vào khoảng 10% khối lượng nông sản cất giữ. Ở nhiều nước nhiệt đới số thiệt hại này lên đến 20%. Ở nước ta, côn trùng hại kho đã được quan tâm đến khá sớm. Năm 1936, Nguyễn Công Tiễu có dịch cuốn “Cho được có hoa lợi nhiều và tốt hơn” của P.Braemer, nêu đặc điểm hình thái và sinh học một số loài gây hại trong kho thường gặp. Năm 1963, Phan Xuân Hương viết cuốn “Côn trùng phá hại trong kho và cách phòng trừ”. Năm 1982, Vũ Quốc Trung là tác giả cuốn “Sâu hại nông sản”. Và cho đến nay, nhiều nghiên cứu về sâu mọt hại kho đã thu được những kết quả đáng trân trọng. Tuy nhiên việc nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế và phân tán chưa đáp ứng được với tình hình phát triển chung, đặc biệt là mối quan hệ quốc tế về các vấn đề trong công tác Kiểm dịch thực vật khi nước ta ra nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Sâu bệnh trong kho gây tổn thất lớn về nhiều mặt, không những làm tổn thất về số lượng, giảm sút về chất lượng nông sản, làm hàng hóa bị biến chất, gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn có khả năng gây bệnh cho người và gia súc khi sử dụng nông phẩm hoặc trực tiếp truyền bệnh cho người và gia súc. Tỉnh Yên Bái cũng như các tỉnh khác, sản xuất nông nghiệp phát triển, đòi hỏi phải có nhiều kho tàng lưu trữ hàng nông sản trong thời gian dài. Từ đó làm xuất hiện tập đoàn sâu mọt gây hại trong kho và diễn biến của chúng khá phức tạp, sức phá hại rất lớn. Vì vậy, rất cần có những nghiên cứu nghiêm túc về sâu mọt hại hại kho giúp cho quá trình bảo quản đạt hiệu quả cao, bảo vệ được thành quả trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói riêng cũng như của cả nước nói chung. Tiến hành phòng trừ sâu mọt gây hại nông sản lưu trữ trong kho là một nhiệm vụ quan trọng của công tác sản xuất nông nghiệp và lương thực thực thực phẩm. Nhiệm vụ này chỉ có thể thực hiện tốt, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao khi có những hiểu biết đầy đủ, chính xác về thành phần các loài dịch hại trong kho; đời sống, quy luật phát sinh gây hại của chúng, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý chúng một cách hợp lý. Trong các loài dịch hại kho, mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius được đánh giá là một trong các loài côn trùng kho nguy hiểm và gây hại nghiêm trọng nhất [25]. Với khả năng ăn tạp, thích nghi cao với các điều kiện sinh thái, sinh trưởng và phát triển nhanh, phân bố rộng, đặc biệt là việc phòng trừ gặp nhiều khó khăn do chúng có khả năng kháng thuốc. Để tìm hiểu kỹ hơn về sinh thái học của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius và biện pháp phòng trừ làm cơ sở khoa học cho công tác quản lý chúng có hiệu quả. Xuất phát từ những vấn đề trên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Oanh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thành phần sâu mọt hại sắn bảo quản, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fabricius) tại tỉnh Yên Bái năm 2009”. 1.2. Mục đích của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu thành phần sâu mọt hại trên sắn lát bảo quản, nghiên cứu về mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius từ đó đề ra biện pháp phòng trừ bảo vệ sắn lát khô bảo quản làm dẫn liệu khoa học cho những nghiên cứu về sau. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Xác định thành phần, diễn biến mật độ sâu sâu mọt gây hại trên sắn bảo quản và thiên địch của chúng trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2009. - Tìm hiểu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius. - Khảo sát đánh giá hiệu lực của một số biện pháp phòng trừ mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius.

doc122 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3468 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thành phần sâu mọt hại sắn bảo quản, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ mọt đục hạt nhỏ tại tỉnh Yên Bái năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi ----------(((---------- nguyÔn xu©n huy THÀNH PHẦN SÂU MỌT HẠI SẮN BẢO QUẢN, NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ MỌT ĐỤC HẠT NHỎ (Rhizopertha dominica Fabricius) TẠI TỈNH YÊN BÁI NĂM 2009 LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyªn ngµnh: b¶o vÖ thùc vËt M· sè: 60.62.10 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: pgs.ts. nguyÔn thÞ kim oanh Hµ Néi - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ mộ học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Xuân Huy LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện luận văn tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Kim Oanh đã tận tình hướng dẫn và dành nhiều thời gian quí báo giúp đỡ tôi hoàn chỉnh luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ văn phòng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Yên Bái đã tạo mọi điều kiện sự giúp đỡ và có những góp ý sâu sắc trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ về cơ sở vật chất, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Xuân Huy MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng v Danh mục hình vii 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích của đề tài 4 1.3. Yêu cầu của đề tài 4 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5 2.1. Nghiên cứu về côn trùng gây hại nông sản lưu trữ trên thế giới 5 2.2. Tình hình nghiên cứu về côn trùng trong bảo quản nông sản ở Việt Nam 16 3. ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 25 3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 26 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38 4.1. Kết quả điều tra thành phần, diễn biến mật độ sâu mọt trong kho bảo quản sắn lát tại yên bái năm 2009 38 4.1.1. Tình hình sản xuất, bảo quản sắn tại Yên Bái 38 4.1.2. Thành phần sâu mọt trên sắn lát tại Yên Bái năm 2009 39 4.1.3 Diễn biến mật độ một số loài sâu mọt gây hại chủ yếu trong kho bảo quản sắn lát tại Yên Bái năm 2009 43 4.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học mọt đục hạt nhỏ Rhizopetha dominica Fabricius 49 4.2.1 Đặc điểm hình thái mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. 49 4.2.2 Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học mọt đục hạt nhỏ R. dominica 54 4.3. Nghiên cứu khả năng gây hại của mọt đục hạt nhỏ Rhizopetha dominica Fabricius 59 4.3.1. Ảnh hưởng của thủy phần sắn lát đến diễn biến số lượng mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. 59 4.3.2. Khả năng gây hại của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. trên các loại thức ăn khác nhau 62 4.3.3. Khả năng gây hại của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr.trên các giống sắn khác nhau 64 4.4. Phòng trừ mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. 66 4.4.1. Thí nghiệm sử dụng lá cây trong phòng trừ mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. 66 4.4.2. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực thuốc Gu Chong Jing 0,042% trừ mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. 69 4.4.3. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực thuốc hóa học trừ mọt đục hạt nhỏ R. dominica gây hại sắn lát bảo quản 73 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 77 5.1. Kết luận 77 5.2. Đề nghị 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 DANH MỤC CÁC BẢNG STT  Tên bảng  Trang   4.1. Thành phần sâu mọt gây hại trong kho bảo quản sắn lát tại Yên Bái năm 2009 41 4.2. Thành phần thiên địch trong kho bảo quản sắn lát tại Yên Bái năm 2009 42 4.3. Diễn biến mật độ mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius trong các dạng kho bảo quản sắn (con/kg) 44 4.4. Diễn biến mật độ mọt gạo Sitophilus ozyzea Linné trong các dạng kho bảo quản sắn (con/kg) 46 4.5. Diễn biến mật độ mọt thóc đỏ Tribolium castaneum Herbst trong các dạng kho bảo quản sắn (con/kg) 47 4.6. Kích thước các pha phát dục của Rhizopertha dominica Fabr. 50 4.7. Thời gian phát dục của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius nuôi ở 250C và 300C (ngày) 54 4.8. Khả năng sinh sản của Rhizopertha dominica Fabr. trên bột sắn 57 4.9. Khả năng chịu đói của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. ở các mức nhiệt độ khác nhau (ngày) 58 4.10. Ảnh hưởng của thủy phần sắn lát đến diễn biến quần thể mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. 61 4.11. Khả năng gây hại của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. trên các loại thức ăn khác nhau 63 4.12. Khả năng gây hại của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. trên các giống sắn khác nhau 65 4.13. Hiệu lực của lá xoan ta, xoan Ấn Độ và lá cơi trong phòng trừ Rhizopertha dominica Fabr. 68 4.14. Hiệu lực thuốc Gu Chong Jing 0,042% trừ mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. 70 4.15. Hiệu lực của thuốc Gu Chong Jing 0,042% trừ mọt R. dominica gây hại sắn lát bảo quản 72 4.16. Hiệu lực trừ mọt của thuốc Aluminium phosphide 56% trừ mọt R. dominica gây hại sắn lát bảo quản 74 DANH MỤC CÁC HÌNH STT  Tên hình  Trang   3.1. Thí nghiệm ảnh hưởng của thủy phần sắn lát đến khả năng gây hại của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius 31 3.2. Thí nghiệm khả năng gây hại của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius trên các loại nông sản khác nhau 33 3.3. Thí nghiệm khả năng gây hại của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius đến các giống sắn khác nhau 34 3.4. Thí nghiệm sử dụng lá cây trong phòng trừ mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. 35 4.1. Diễn biến mật độ mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius trong các dạng kho bảo quản sắn (con/kg) 44 4.2. Diễn biến mật độ mọt gạo Sitophilus ozyzea Linné trong các dạng kho bảo quản sắn (con/kg) 46 4.3. Diễn biến mật độ mọt thóc đỏ Tribolium castaneum Herbst trong các dạng kho bảo quản sắn (con/kg) 48 4.4. Trưởng thành Rhizopertha dominica Fabr. 51 4.5. Trứng Rhizopertha dominica Fabr. 51 4.6. Nhộng Rhizopertha dominica Fabr. 51 4.7. Sâu non Rhizopertha dominica Fabr. 51 4.8. Tỷ lệ hao hụt trên sắn do Rhizopertha dominica Fabr. với các mức thủy phần khác nhau 61 4.9. Tỷ lệ hao hụt do đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. gây hại trên các loại thức ăn khác nhau 63 4.10. Tỷ lệ hao hụt do mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. trên các giống sắn khác nhau 65 4.11. Hiệu lực của lá xoan ta, xoan Ấn Độ và lá cơi trong phòng trừ Rhizopertha dominica Fabr. 68 4.12. Hiệu lực thuốc Gu Chong Jing 0,042% trừ mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. 70 4.13. Hiệu lực của thuốc Gu Chong Jing 0,042% trừ mọt R. dominica gây hại sắn lát bảo quản 72 4.14. Hiệu lực của thuốc Aluminium phosphide 56% trừ mọt R. dominica gây hại sắn lát bảo quản 74 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lương thực ăn củ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh đang được trồng ở trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Sắn tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, là nguồn lương thực thực phẩm và chế biến thức ăn chăn nuôi (CIAT-Chương trình sắn Châu Á, 1993). Cây sắn được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18 và được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng núi và trung du phía bắc, vùng ven biển nam Trung Bộ và vùng ven biển bắc Trung Bộ. Là cây công nghiệp tiêu thụ trong nước và có giá trị xuất khẩu, sắn dễ tính thích hợp với nhiều chất đất và địa hình, nông dân trồng sắn hầu như không phải đầu tư nhiều nên được nó được xem như cây “xóa đói giảm nghèo” cho nông dân. Những năm gần đây diện tích trồng sắn ở nước ta ngày càng mở rộng. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2006, diện tích trồng sắn cả nước đạt 270.000 ha với sản lượng ước tính lúc đó khoảng 3 triệu tấn củ sắn tươi thì hiện nay diện tích trồng sắn cả nước đã vọt lên hơn 510.000 ha, tăng gần gấp đôi so với 3 năm trước và vượt hơn cả trăm ngàn ha so với quy hoạch phát triển sắn tới năm 2010 của bộ. Bộ Công Thương thống kê trong 6 tháng đầu năm 2009, cả nước đã xuất khẩu hơn 2,4 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, đạt kim ngạch 368 triệu đô la Mỹ, tăng 4,2 lần về sản lượng và 2,2 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Yên Bái, nơi được coi là “vương quốc sắn của Miền Bắc” với diện tích trồng sắn của toàn tỉnh năm 2008 là hơn 15.790 ha, trong đó chủ yếu là sắn cao sản loại giống KM94, KM60. Sản lượng sắn sản xuất ra là rất lớn kéo theo đó là sự phát triển của sản các ngành nghề chế biến, kinh doanh sắn và các nguyên liệu từ sắn. Sắn được dùng cho các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, hóa chất, sản xuất bột ngọt ở trong nước, ngoài ra sắn lát và tinh bột sắn còn được xuất khẩu ngày càng nhiều sang Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, châu Âu. Trong khi chúng ta nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn để phấn đấu cho những mùa vụ bội thu ở giai đoạn trước thu hoạch thì đôi khi lại quên đi những mất mát xảy ra ở giai đoạn sau thu hoạch. Những con số thống kê cho thấy, thiệt hại do sâu bệnh, cỏ dại và điều kiện bất thuận gây ra cho sản xuất nông nghiệp được đánh giá vào khoảng 30% tổng sản lượng lương thực thu được của ngành trồng trọt. Con số thiệt hại này thay đổi tùy theo điều kiện và trình độ sản xuất ở từng địa phương. Ở các vùng nhiệt đới, tỷ lệ mất mát còn cao hơn con số đã nêu trên đây. Riêng các loại sâu bệnh hại nông sản trong kho hàng năm gây tổn thất vào khoảng 10% khối lượng nông sản cất giữ. Ở nhiều nước nhiệt đới số thiệt hại này lên đến 20%. Ở nước ta, côn trùng hại kho đã được quan tâm đến khá sớm. Năm 1936, Nguyễn Công Tiễu có dịch cuốn “Cho được có hoa lợi nhiều và tốt hơn” của P.Braemer, nêu đặc điểm hình thái và sinh học một số loài gây hại trong kho thường gặp. Năm 1963, Phan Xuân Hương viết cuốn “Côn trùng phá hại trong kho và cách phòng trừ”. Năm 1982, Vũ Quốc Trung là tác giả cuốn “Sâu hại nông sản”. Và cho đến nay, nhiều nghiên cứu về sâu mọt hại kho đã thu được những kết quả đáng trân trọng. Tuy nhiên việc nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế và phân tán chưa đáp ứng được với tình hình phát triển chung, đặc biệt là mối quan hệ quốc tế về các vấn đề trong công tác Kiểm dịch thực vật khi nước ta ra nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Sâu bệnh trong kho gây tổn thất lớn về nhiều mặt, không những làm tổn thất về số lượng, giảm sút về chất lượng nông sản, làm hàng hóa bị biến chất, gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn có khả năng gây bệnh cho người và gia súc khi sử dụng nông phẩm hoặc trực tiếp truyền bệnh cho người và gia súc. Tỉnh Yên Bái cũng như các tỉnh khác, sản xuất nông nghiệp phát triển, đòi hỏi phải có nhiều kho tàng lưu trữ hàng nông sản trong thời gian dài. Từ đó làm xuất hiện tập đoàn sâu mọt gây hại trong kho và diễn biến của chúng khá phức tạp, sức phá hại rất lớn. Vì vậy, rất cần có những nghiên cứu nghiêm túc về sâu mọt hại hại kho giúp cho quá trình bảo quản đạt hiệu quả cao, bảo vệ được thành quả trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói riêng cũng như của cả nước nói chung. Tiến hành phòng trừ sâu mọt gây hại nông sản lưu trữ trong kho là một nhiệm vụ quan trọng của công tác sản xuất nông nghiệp và lương thực thực thực phẩm. Nhiệm vụ này chỉ có thể thực hiện tốt, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao khi có những hiểu biết đầy đủ, chính xác về thành phần các loài dịch hại trong kho; đời sống, quy luật phát sinh gây hại của chúng, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý chúng một cách hợp lý. Trong các loài dịch hại kho, mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius được đánh giá là một trong các loài côn trùng kho nguy hiểm và gây hại nghiêm trọng nhất [25]. Với khả năng ăn tạp, thích nghi cao với các điều kiện sinh thái, sinh trưởng và phát triển nhanh, phân bố rộng, đặc biệt là việc phòng trừ gặp nhiều khó khăn do chúng có khả năng kháng thuốc. Để tìm hiểu kỹ hơn về sinh thái học của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius và biện pháp phòng trừ làm cơ sở khoa học cho công tác quản lý chúng có hiệu quả. Xuất phát từ những vấn đề trên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Oanh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thành phần sâu mọt hại sắn bảo quản, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fabricius) tại tỉnh Yên Bái năm 2009”. 1.2. Mục đích của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu thành phần sâu mọt hại trên sắn lát bảo quản, nghiên cứu về mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius từ đó đề ra biện pháp phòng trừ bảo vệ sắn lát khô bảo quản làm dẫn liệu khoa học cho những nghiên cứu về sau. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Xác định thành phần, diễn biến mật độ sâu sâu mọt gây hại trên sắn bảo quản và thiên địch của chúng trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2009. - Tìm hiểu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius. - Khảo sát đánh giá hiệu lực của một số biện pháp phòng trừ mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Nghiên cứu về côn trùng gây hại nông sản lưu trữ trên thế giới 2.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài côn trùng gây hại trong kho Hầu như ở đâu có sự tồn trữ và lưu trữu, ở đó xuất hiện các loài sinh vật gây hại. Nhiều khi chỉ cần sau vài tuần, sinh vật gây hại đã phát triển thành quần thể với số lượng lớn và gây ra những “vụ cháy ngầm”, tiêu hủy một phần hoặc hoàn toàn hàng hóa bảo quản ở trong kho (Bùi Công Hiển, 1995) [9]. Sự phá hại của côn trùng đối với sản phẩm bảo quản thật đa dạng. Trước hết là phải kể đến việc làm giảm phẩm chất hoặc phá hủy vật chất, làm cho vật chất dự trữ bị giảm hoặc mất hoàn toàn giá trị sử dụng. Trong nhiều trường hợp, thiệt hại có thể là rất lớn thậm chí là vô giá. Ví dụ như sự mục nát của ngũ cốc dự trữ hoặc hạt giống mất khả năng nẩy mầm. Côn trùng vượt qua tất cả các loài dịch hại khác về số lượng cá thể và số lượng loài, chúng cạnh tranh với con người về nguồn cung cấp lương thực, lan truyền dịch bệnh cho con người, cho cây trồng và gia súc của họ. Đặc điểm nổi bật của dịch hại là chúng thích nghi cao với điều kiện cuộc sống trên trái đất, điều này có nghĩa là chúng có thể tồn tại và hoạt động trong cả điều kiện khô hạn (Van der Laan, P.A., 1981) [51]. Trên thế giới đã có nhiều những nghiên cứu về côn trùng hại kho, trước nhất và chiếm đa số là những nghiên cứu về thành phần loài. Có thể kể đến trước hết là danh mục côn trùng gây hại sản phẩm ngũ cốc và hạt dự trữ của Cotton (1937); Danh mục dịch hại sản phẩm bảo quản của Cotton và Wilbur (1974); Thành phần côn trùng ở Úc của Anonymous (dẫn theo Snelson J.T., 1987) [50]; Côn trùng hại hạt và sản phẩm hạt dự trữ của Cotton R.T. (1963) [41]; Thành phần côn trùng trên thóc và gạo dự trữ ở Thái Lan của Hiroshi Nakakita et al. (1991) [45]; Thành phần côn trùng gây hại trên thóc gạo ở Indonesia của Hall P.W. et al. (1961) [44]. Bên cạnh đó còn có các công trình nghiên cứu đã công bố về thành phần loài như: Nghiên cứu về sinh thái học côn trùng trên hạt đóng bao của Graham (1970), Smith (1963), Prevett (1964); Sinh thái học côn trùng trong các kho ngũ cốc của Richards và Woodroffe (1968); hoặc dẫn liệu về côn trùng hại kho của nông dân của Markham (1981) (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9]. Theo Cotton và Wilbur (1974), côn trùng gây hại hạt dự trữ trong kho trên thế giới gồm 43 loài được chia làm 2 nhóm: nhóm côn trùng gây hại chủ yếu gồm 19 loài và nhóm côn trùng gây hại thứ yếu nhưng thường xuyên xuất hiện trên hạt dự trữ gồm 24 loài (dẫn theo Nelson, J.T., 1987) [50]. Hall et al. (1961) [44]; Mcfalane (1982) [47]; Prakash A. (1980) [48] báo cáo thành phần côn trùng gây hại trên thóc, gạo dự trữ ở Indonesia gồm 17 loài thuộc 12 họ và 2 bộ. Christoph Reichmuth (2000) đã ghi nhận được 55 loài côn trùng trên sản phẩm bảo quản ở Đức [38]. Hiroshi Nakakita et al. (1991) [45] đã ghi nhận được 36 loài côn trùng thuộc 17 họ và 2 bộ gây hại trong thóc và gạo bảo quản ở Thái Lan năm 1991. Theo Christian (1999) [37] thì côn trùng gây hại trên sắn gồm các loài: mọt răng cưa (Oryzaephilus surinamensis), mọt ngô (Sitophilus zeamais), mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica), mọt cà phê (Araecerus fasciculatus), mọt tre (Dinoderus minutus). Kỹ thuật bảo quản nông sản sau thu hoạch ngày một phát triển cùng với sự thay đổi về các điều kiện sinh thái, điều kiện môi trường và nguồn thức ăn của côn trùng hại kho cũng luôn thay đổi, do vậy thành phần, mật độ các loài côn trùng trong kho cũng luôn có sự thay đổi cho phù hợp. Cho đến nay việc nghiên cứu về thành phần loài côn trùng hại kho vẫn đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. 2.1.2. Nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của các loài gây hại chính trong kho lưu trữ hàng nông sản Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của mọt gạo (Sitophilus oryzae L.). Prvett (1960) cho biết, khi đẻ trứng, mọt gạo dùng vòi khoét lỗ trên bề mặt hạt rồi đẻ trứng sau đó tiết ra chất nhầy bịt miệng lỗ để bảo vệ trứng. Mỗi lần đẻ 01 quả, có khi từ 2-3 quả (dẫn theo Vũ Quốc Trung, 1978) [24]. Zacher (1964) cho biết trung bình một cá thể cái có thể đẻ được 380 trứng, cao nhất là 576 trứng. Thời gian phát triển của mọt gạo chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ. Từ trứng đến trưởng thành ở nhiệt độ 27,20C là 25,5 ngày; ở nhiệt độ 170C là 92 ngày, tuổi thọ của mọt gạo kéo dài khoảng 8 tháng (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9]. Đối với mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fabr.) kết quả nghiên cứu của Potter và Brich cho thấy mọt đục hạt nhỏ đẻ trứng trực tiếp vào hạt và dùng chất nhầy để bảo vệ trứng. Sâu non lột xác 3 lần, thời gian phát dục của sâu non khoảng 28-71 ngày (dẫn theo Vũ Quốc Trung, 1978) [24]. Theo Zacher (1964), ở điều kiện 290C thời gian hoàn thành một vòng đời chỉ kéo dài 4 tuần; ở nhiệt độ 210C thì chúng hoạt động kém hơn và hầu như không có khả năng sinh sản (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9]. Cá thể trưởng thành của mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fabr.) khó phân biệt đực cái một cách rõ ràng, con cái có những đốm mờ trên mặt đốt bụng thứ 3 và thứ 4, đốt thứ 5 đồng mầu. Con đực có tất cả các đốt bụng màu như nhau và đậm hơn con cái (Stemley và Wilbur, 1996). 2.1.3. Nghiên cứu về thiệt hại do côn trùng gây ra trong bảo quản Nông sản bảo quản bị sâu mọt tấn công gây thiệt hại lớn về mặt số lượng, chất lượng. Đó cũng là một trong số những nguyên nhân đã dẫn đến nạn đói ở nhiều châu lục. Subrahmanyan (1962) đã chỉ ra rằng tổng lương thực của thế giới đã có thể tăng lên đến 25-30% nếu chúng ta có thể tránh được mất mát sau thu hoạch (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [50]. Tổn thất sau thu hoạch của các loại nông sản phẩm thường ít được đánh giá một cách đầy đủ. Số liệu công bố thường là các số liệu tổn thất về trọng lượng, trong khi hầu như không có số liệu thiệt hại về mặt chất lượng của các nông sản lưu trữ. Sắn khô là loại nông sản rất khó dự trữ do rễ bị tấn công bởi các côn trùng gây hại trong kho và yếu tố khí hậu làm cho số lượng cũng như chất lượng sắn bảo quản bị giảm xuống nhanh chóng. Lượng mất mát của sắn khô trong quá trình bảo quản đã được đánh giá lên đến 16% về trọng lượng sau 2 tháng dự trữ ở Malaysia [36]. Ở Ấn Độ đã có báo cáo cho rằng đem luộc sơ nông sản trước bảo quản có thể dự trữ trong 9 tháng mà chỉ mất 3% trọng lượng, và mất 4-5% khi dự trữ nơi bình thường. Tuy nhiên, đối với sắn lát phơi khô thì sự mất mát khoảng 12-14% khi dự trữ trong kho. Tổn thất trọng lượng trên sắn ở Ghana khoảng 8% đối với hộ nông dân và 21% ở các kho tập chung sau 8 tháng bảo quản (Elke Stumpf, 1998) [43] Bakal (1963) đánh giá sự mất mát lương thực hàng năm do chuột, côn trùng và nấm mốc là 33 triệu tấn, lương thực này đủ nuôi sống người dân Mỹ trong một năm. Những con số thống kê của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) năm 1973 đã chỉ ra rằng không lâu nữa, nguồn cung cấp lương thực của thế giới sẽ không đủ để chống lại thiệt hại mùa màng và nạn đói. Con số cụ thể được đưa ra rằng: ít nhất 10% lương thực sau thu hoạch bị mất mát do dịch hại kho, và thiệt hại tới 30% là phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới (Hall,
Luận văn liên quan