Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh đã đưa nền kinh tế nước ta phát triển lên tầm cao mới. Tuy nhiên, đô thị hóa cũng là một thách thức lớn đối với đất nước. Sự gia tăng dân số cùng với tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ đã gây áp lực không nhỏ cho môi trường, đặc biệt là vấn đề nước thải.
Hiện nay, hệ thống cấp thoát nước ở các đô thị Việt Nam được xây dựng từ rất lâu, chưa được phát triển đồng bộ và đang bị xuống cấp nghiêm trọng, không thể đáp ứng kịp thời sự phát triển đô thị. Các đô thị vẫn phải sử dụng hệ thống cống thoát nước chung, xử lý nước thải không tập trung. Chính vì vậy, nước thải đô thị trở thành vấn đề cấp bách của các cấp các ngành. Lượng nước thải đô thị thải ra hàng ngày rất lớn, chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao, đặc biệt là các chất dinh dưỡng (nitơ, photpho) và các vi sinh vật, kí sinh trùng gây bệnh. Đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn tới môi trường nước, phá vỡ cân bằng hệ sinh thái của môi trường nước, làm mất đi vẻ mỹ quan đô thị.
Nước thải của khu trung tâm thành phố Quy Nhơn cũng không nằm ngoài những đặc trưng tương tự như trên. Vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định được sự tài trợ vốn của Ngân hàng thế giới (WB) đã có dự án điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực trung tâm thành phố đến năm 2020. Dựa trên tính cấp thiết của dự án, đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn” góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải cho khu vực, bảo vệ môi trường nước, tạo cảnh quan cho khu đô thị. Nội dung của đồ án bao gồm các phần:
- Mở đầu
- Chương 1: Vài nét về nước thải đô thị ở Việt Nam.
- Chương 2: Hiện trạng môi trường khu vực Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn.
- Chương 3: Các phương pháp xử lý nước thải đô thị.
- Chương 4: Tính toán các thiết bị.
- Chương 5: Tính toán kinh phí.
- Kết luận.
- Tài kiệu tham khảo.
- Phụ lục.
108 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5403 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
MỤC LỤC
PHỤ LỤC………………………………………………………………….
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn thải nước của một số cơ sở dịch vụ và công trình công cộng.
Bảng 1.2. Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư.
Bảng 1.3. Nhu cầu cấp nước và lượng nước thải một số ngành công nghiệp.
Bảng 2.1. Tần suất các hướng gió và lặng gió.
Bảng 2.2. Tốc độ gió trung bình và lớn nhất.
Bảng 2.3. Số giờ nắng trung bình.
Bảng 2.4. Khả năng bốc hơi trung bình tháng.
Bảng 2.5. Lượng mưa các tháng trong năm.
Bảng 2.6. Độ ẩm không khí trung bình các tháng.
Bảng 2.7. Dân số trung bình theo các năm.
Bảng 2.8. Diện tích và dân số khu vực Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn năm 2008.
Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế thành phố Quy Nhơn.
Bảng 2.10. Các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.
Bảng 2.11. Các cơ sở kinh doanh thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ.
Bảng 2.12. Chất lượng nước mặt thành phố Quy Nhơn năm 2009.
Bảng 2.13. Chất lượng nước ngầm thành phố Quy Nhơn năm 2009.
Bảng 2.14. Bảng thống kê hiện trạng cửa xả.
Bảng 2.15. Nhu cầu dùng nước thành phố Quy Nhơn.
Bảng 2.16. Tiêu chuẩn và dự báo nước thải đến năm 2020.
Bảng 3.1. Giá trị tính toán các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán cho giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt.
Bảng 3.2. Tính toán tiêu chuẩn cấp nước tương đương.
Bảng 3.3. Dân số các phường phía Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn.
Bảng 3.4. Lượng chất bẩn tính cho một người trong một ngày đêm.
Bảng 3.5. Đặc trưng ô nhiễm nước thải đô thị khu Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn cần xử lý đến năm 2020.
Bảng 3.6. Nồng độ giới hạn một số chất ô nhiễm trong nướ thải đô thị.
Bảng 4.1. Kết quả tính toán song chắn rác.
Bảng 4.2. Kết quả tính toán bể lắng cát ngang.
Bảng 4.3. Kết quả tính toán bể lắng đợt I.
Bảng 4.4. Kết quả tính toán hệ thống AAO.
Bảng 4.5. Kết quả tính toán bể lắng đợt II.
Bảng 4.6. Các thông số vận hành của trạm khử trùng nước thải.
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Các bước xử lý nước thải đô thị.
Hình 3.2. Sơ đồ nguyên tắc dây chuyền công nghệ xử lý hoàn chỉnh.
Hình 3.3. Sơ đồ hoạt động của bể Aeroten truyền thống.
Hình 3.4. Sơ đồ của hệ thống Aeroten theo mẻ SBR.
Hình 3.5. Sơ đồ xử lý sinh học AAO.
Hình 3.6. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể lọc sinh học.
Hình 3.7. Sơ đồ nguyên lý hoạt của kênh oxy tuần hoàn.
Hình 3.8. Sơ đồ dây chuyền công xử lý nước thải đô thị.
Hình 4.1. Sơ đồ cấu tạo song chắn rác.
Hình 4.2. Sơ đồ cấu tạo bể lắng cát ngang hình chữ nhật.
Hình 4.3. Sơ đồ cấu tạo mương Parsan.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NTSH - Nước thải sinh hoạt
NTCN - Nước thải công nghiệp
ABS - Alkyl benzen sunfonat
UBND - Ủy ban nhân dân
QCVN - Quy chuẩn Việt Nam
BTNMT - Bộ Tài nguyên môi trường
KPH - Không phát hiện
URENCO - Công ty Môi trường đô thị
WB - Ngân hàng phát triển Châu Á
XLNT - Xử lý nước thải
qsh - Nước sinh hoạt
SBR - Sequencing Batch Reactor
AAO - Anaerobic – Anoxic - Oxic
MỞ ĐẦU
Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh đã đưa nền kinh tế nước ta phát triển lên tầm cao mới. Tuy nhiên, đô thị hóa cũng là một thách thức lớn đối với đất nước. Sự gia tăng dân số cùng với tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ đã gây áp lực không nhỏ cho môi trường, đặc biệt là vấn đề nước thải.
Hiện nay, hệ thống cấp thoát nước ở các đô thị Việt Nam được xây dựng từ rất lâu, chưa được phát triển đồng bộ và đang bị xuống cấp nghiêm trọng, không thể đáp ứng kịp thời sự phát triển đô thị. Các đô thị vẫn phải sử dụng hệ thống cống thoát nước chung, xử lý nước thải không tập trung. Chính vì vậy, nước thải đô thị trở thành vấn đề cấp bách của các cấp các ngành. Lượng nước thải đô thị thải ra hàng ngày rất lớn, chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao, đặc biệt là các chất dinh dưỡng (nitơ, photpho) và các vi sinh vật, kí sinh trùng gây bệnh. Đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn tới môi trường nước, phá vỡ cân bằng hệ sinh thái của môi trường nước, làm mất đi vẻ mỹ quan đô thị.
Nước thải của khu trung tâm thành phố Quy Nhơn cũng không nằm ngoài những đặc trưng tương tự như trên. Vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định được sự tài trợ vốn của Ngân hàng thế giới (WB) đã có dự án điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực trung tâm thành phố đến năm 2020. Dựa trên tính cấp thiết của dự án, đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn” góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải cho khu vực, bảo vệ môi trường nước, tạo cảnh quan cho khu đô thị. Nội dung của đồ án bao gồm các phần:
Mở đầu
Chương 1: Vài nét về nước thải đô thị ở Việt Nam.
Chương 2: Hiện trạng môi trường khu vực Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn.
Chương 3: Các phương pháp xử lý nước thải đô thị.
Chương 4: Tính toán các thiết bị.
Chương 5: Tính toán kinh phí.
Kết luận.
Tài kiệu tham khảo.
Phụ lục.
Chương 1. VÀI NÉT VỀ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM
1.1. Phân loại, nguồn gốc phát sinh của nước thải đô thị
Nước thải đô thị là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố. Đó là hỗn hợp của các loại nước thải: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải thấm qua và nước thải tự nhiên.
Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng, trên cơ sở đó nước thải đô thị có thể phân thành các loại sau:
Nước thải sinh hoạt:
Là nước đã được sử dụng cho các mục đích ăn uống, sinh hoạt tắm rửa, vệ sinh nhà cửa,.. của các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, cơ sở dịch vụ... Như vậy, nước thải sinh hoạt được hình thành trong quá trình sinh hoạt của con người. Một số các hoạt động dịch vụ hoặc công cộng như bệnh viện, trường học, nhà ăn,... cũng tạo ra các loại nước thải có thành phần và tính chất tương tự như nước thải sinh hoạt [1].
Thành phần NTSH gồm 2 loại:
Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các khu vệ sinh.
Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.
Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất)
Là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động, có cả nước thải sinh hoạt nhưng trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
Nước thải sản xuất được chia thành 2 nhóm: nhóm nước thải sản xuất có độ ô nhiễm thấp (quy ước sạch) và nhóm nước thải có độ ô nhiễm cao.
Nước thải công nghiệp qui ước sạch là loại nước thải sau khi được sử dụng để làm nguội sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà.
Nước thải công nghiệp nhiễm bẩn cần xử lý cục bộ trước khi xả vào mạng lưới thoát nước chung hoặc vào nguồn nước tùy theo mức độ xử lý.
Nước thải thấm qua: Đây là nước mưa thấm vào hệ thống cống bằng nhiều cách khác nhau qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành của hố ga.
Nước thải tự nhiên: Nước mưa được xem như nước thải tự nhiên. Ở những thành phố hiện đại, nước thải tự nhiên được thu gom như một hệ thống thoát nước riêng nhưng thành phố Quy Nhơn chỉ có một hệ thống cống thoát nước chung cho nên nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước mưa đều thoát theo hệ thống cống này.
1.2. Số lượng, đặc trưng của nước thải đô thị
Tính gần đúng, nước thải đô thị thường gồm khoảng 50% là nước thải sinh hoạt, 14% là các loại nước thấm và 36% là nước thải sản xuất [2].
Nước thải sinh hoạt
Lượng NTSH của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, tiêu chuẩn cấp nước, điều kiện trang thiết bị vệ sinh nhà ở, đặc điểm khí hậu, tập quán sinh hoạt của người dân và đặc điểm của hệ thống thoát nước.
Lưu lượng nước thải đô thị phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và các tính chất đặc trưng của thành phố. Khoảng 65 đến 85% lượng nước cấp cho một người trở thành nước thải [2].
Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt của khu dân cư đô thị thường là từ 100 đến 250 l/người.ngày đêm (đối với các nước đang phát triển) là từ 150 đến 500 l/người.ngđ (đối với nước phát triển). Ở nước ta hiện nay, tiêu chuẩn cấp nước dao động từ 120 đến 180 l/người.ngày [1].
Lượng NTSH tại các cơ sở dịch vụ, công trình công cộng phụ thuộc vào loại công trình, chức năng, số người tham gia, phục vụ trong đó. Tiêu chuẩn thải nước của một số loại cơ sở dịch vụ và công trình công cộng được nêu trong bảng 1.1.
Bảng 1.1.Tiêu chuẩn thải nước của một số cơ sở dịch vụ và
công trình công cộng [1]
Nguồn nước thải
Đơn vị tính
Lưu lượng
(lít/đơn vị tính.ngày)
Nhà ga, sân bay
Hành khách
7,5 – 15
Khách sạn
Khách
152 – 212
Nhân viên phục vụ
30 – 45
Nhà ăn
Người ăn
7,5 – 15
Siêu thị
Người làm việc
26 – 50
Bệnh viện
Giường bệnh
473 – 908
Nhân viên phục vụ
19 – 56
Trường Đại học
Sinh viên
56 – 113
Bể bơi
Người tắm
19 – 45
Khu triển lãm, giải trí
Người tham quan
15 -30
Đặc trưng của NTSH là thường chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó khoảng 52% là các chất hữu cơ, 48% là các chất vô cơ và một số lớn vi sinh vật. Phần lớn các vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng các virut và vi khuẩn gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn... Đồng thời trong nước cũng chứa các vi khuẩn không có hại có tác dụng phân hủy các chất thải.
Chất hữu cơ chứa trong NTSH bao gồm các hợp chất như protein (40 – 50%); hydrat cacbon (40 – 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; và các chất béo (5 – 10%). Có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học và thoát ra khỏi các quá trình xử lý sinh học cùng với bùn [3].
Đặc điểm quan trọng của NTSH là thành phần của chúng tương đối ổn định [3].
Bảng 1.2. Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư [1]
Chỉ tiêu
Trong khoảng
Trung bình
Tổng chất rắn (TS), mg/l
Chất rắn hòa tan (TDS), mg/l
Chất rắn lơ lửng (SS), mg/l
350 – 1.200
250 – 850
100 – 350
720
500
220
BOD5, mg/l
110 – 400
220
Tổng Nitơ, mg/l
Nitơ hữu cơ, mg/l
Nitơ Amoni, mg/l
Nitơ Nitrit, mg/l
Nitơ Nitrat, mg/l
20 – 85
8 – 35
12 – 50
0 – 0,1
0,1 – 0,4
40
15
25
0,05
0,2
Clorua, mg/l
30 – 100
50
Độ kiềm, mgCaCO3/l
50 – 200
100
Tổng chất béo, mg/l
50 – 150
100
Tổng Photpho, mg/l
-
8
Nguồn: Metcalf&Eddy. Wastewater Engineering Treatment, Disposal, Reuse. Fuorth Edition, 2004.
Trong nước thải đô thị, tổng số coliform từ 106 đến 109 MPN/100ml, fecal coliform từ 104 đến 107 MPN/100ml [1].
Như vậy, NTSH của đô thị có khối lượng lớn, hàm lượng chất ô nhiễm cao, nhiều vi khuẩn gây bệnh, là một trong những nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường nước.
Nước thải công nghiệp
Lượng nước thải công nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố: loại hình, công nghệ sản xuất, loại và thành phần nguyên vật liệu, sản phẩm, công suất nhà máy,... Lưu lượng nước thải của các xí nghiệp công nghiệp được xác định chủ yếu bởi đặc tính sản phẩm được sản xuất.
Ngoài ra, trình độ công nghệ sản xuất và năng suất của xí nghiệp cũng có ý nghĩa quan trọng. Lưu lượng tính cho một đơn vị sản phẩm rất khác nhau. Lưu lượng nước thải sản xuất dao động rất lớn. Trong các khu công nghiệp tập trung, lưu lượng nước thải sản xuất cũng có thể chọn từ 25 đến 40 m3/ha.ngày, phụ thuộc vào các loại hình sản xuất trong các khu công nghiệp và chế xuất đó.
Bảng 1.3. Nhu cầu cấp nước và lượng nước thải một số ngành công nghiệp [1]
Ngành công nghiệp
Đơn vị tính
Nhu cầu cấp nước
Lượng nước thải
Sản xuất bia
lít nước/lít bia
10 – 20
6 – 12
Công nghiệp đường
m3 nước/tấn đường
30 – 60
10 – 50
Công nghiệp giấy
m3 nước/tấn giấy
300 – 550
250 – 450
Dệt nhuộm
m3 nước/tấn vải
400 – 600
380 – 580
Sợi nhân tạo
m3 nước/tấn sản phẩm
150 – 200
100
Làm sạch khí lò cao
m3 nước/m3 khí
4 – 6
3,5 – 5,5
Đúc gang
m3 nước/tấn gang
2 – 5
1 – 4
Luyện đồng
m3 nước/tấn đồng
300 – 400
300 – 400
Thành phần và tính chất NTCN rất đa dạng và phức tạp. Một số loại nước thải chứa các chất độc hại như nước thải mạ điện, nước thải chế biến thuốc phòng dịch...
Thành phần ô nhiễm chính của NTCN là các chất vô cơ (nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất phân bón vô cơ...), các chất hữu cơ dạng hòa tan, các chất hữu cơ vi lượng gây mùi, vị (phenol, benzen...), các chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học (thuốc trừ sâu, diệt cỏ...), các chất hoạt tính bề mặt ABS ( Alkyl benzen sunfonat), một số các chất hữu cơ có thể gây độc hại cho thủy sinh vật, các chất hữu cơ có thể phân hủy sinh học tương tự như trong nước thải sinh hoạt.
Trong NTCN còn có thể có chứa dầu, mỡ, các chất lơ lửng, kim loại nặng, các chất dinh dưỡng (N, P) với hàm lượng cao.
Nước mưa
Nước mưa có nguồn gốc là nước ngưng. Vì vậy, nước mưa là nguồn nước tương đối sạch, đáp ứng được các tiêu chuẩn dùng nước. Ở những nước phát triển, nước mưa được sử dụng và thu gom rất hiệu quả. Nước mưa được thu gom sử dụng cho các mục đích sản xuất, sinh hoạt, phòng cháy chữa cháy và tưới cây,…trường hợp không có nhu cầu sử dụng, nước mưa thường được được thu gom theo một hệ thống thoát riêng rồi xả vào nơi quy định, không chảy về trạm xử lý, giảm chi phí xử lý cho trạm.
Nước mưa chỉ bẩn (bị ô nhiễm) khi chảy qua mặt bằng đã bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, vô cơ và cả các chất thải rắn: cát bụi, rác, phân gia súc, vi sinh vật. Hiện tượng này thường gặp ở các đô thị Việt Nam mỗi khi có mưa, chủ yếu là nước mưa đợt đầu.
Ở các đô thị lớn nước ta hệ thống thoát nước mưa chưa được quy hoạch và xây dựng riêng, hầu hết nước mưa thoát vào hệ thống thoát nước chung và đưa về trạm xử lý hay nguồn tiếp nhận theo điều kiện của từng đô thị.
1.3. Hiện trạng ô nhiễm và vấn đề xử lý nước thải đô thị ở Việt Nam [7]
Sức ép của sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế tại các đô thị ở Việt Nam đang đè nặng lên môi trường khiến cho tình trạng ô nhiễm nước thải ở các đô thị ngày càng trở nên trầm trọng.
Theo PGS.TS Nguyễn Việt Anh, Viện Khoa học và Kỹ thuật, Đại học Xây dựng Hà Nội, “ Ước tính hiện nay chỉ có khoảng 6% lượng nước thải đô thị được xử lý”.
Tại các thành phố lớn hiện chỉ có từ 50 – 80 % số hộ gia đình sử dụng hố xí tự hoại, còn lại là số hộ vẫn sử dụng các loại nhà vệ sinh kiểu hố xí thùng. Tại các thành phố khác (đô thị loại ba đến loại năm), theo Bộ xây dựng, có tới 30 – 50% số hộ gia đình sử dụng hố xí thùng hoặc hố xí hai ngăn.
Tình trạng này đang gây ô nhiễm nặng môi trường sinh thái và nguồn nước tại các đô thị và khu dân cư, nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu nào để giải quyết. Hệ thống xử lý nước thải vệ sinh tại hầu hết các thành phố của Việt Nam cũng rất kém.
Nước thải từ nhà vệ sinh chỉ được xử lý qua loa trong các hệ thống bể tự hoại của gia đình, sau đó hòa chung với nước xám chưa qua xử lý trước khi chảy vào cống thoát nước chung hoặc chảy thẳng ra sông, hồ.
Hầu hết các hệ thống thoát nước này đều là hệ thống thoát nước chung có chức năng thoát nước mưa và nước thải nhưng rất cũ và đã xuống cấp, được xây dựng với đường kính, độ dốc nhỏ và tốc độ dòng chảy thấp nên gây ra sự lắng đọng và tắc cống trong cả hệ thống vào mùa khô và ngập lụt vào mùa mưa.
Chiều dài cống thoát nước tính trên đầu người hiện tại (tính từ điểm đấu nối hộ gia đình) dao động từ 1,2 – 1,4 mét, trong khi đó ở các đô thị khác trong khu vực là từ 6m – 8m.
Những nguyên nhân và thực trạng về nước thải nêu trên đã tồn tại từ rất nhiều năm nay mà không có giải pháp xử lý triệt để đã gây ra tình trạng ô nhiễm nước thải ở mức báo động trên cả nước.
Theo ước tính của Bộ xây dựng, mỗi ngày tổng lượng nước thải đô thị ở Hà Nội lên tới 500.000 m3; trong đó 100.000 m3 là lượng nước thải từ các cơ sở công nghiệp, bệnh viện và các cơ sở dịch vụ khác. Chỉ có một số ít nhà máy và bệnh viện được trang bị hệ thống xử lý nước thải tại chỗ, và chỉ có 8 – 10 % tổng lượng nước thải đô thị được xử lý ở bốn nhà máy xử lý nước thải mới xây dựng với tổng công suất 48.000 m3/ngày. Có nghĩa là có tới 90 – 92% lượng nước thải sinh hoạt, y tế, từ các cơ sở sản xuất, làng nghề, xí nghiệp không hề được xử lý mà xả thẳng sông ngòi, ao hồ trên địa bàn thành phố. Chỉ số BOD, DO, NH4, NO2, NO3,... ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép.
Ở thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng gần 3000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở các đô thị khác như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn,... nước thải đô thị cũng không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải. Các thông số như SS, BOD, COD, DO,... đều vượt quá từ 5 -10 lần, thậm chí 20 lần tiêu chuẩn cho phép.
Chương 2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BẮC TRUNG TÂM THÀNH PHỐ QUY NHƠN.
2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của thành phố Quy Nhơn.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Quy Nhơn nằm ở cực Nam của tỉnh Bình Định có toạ độ địa lý 13046’ vĩ độ Bắc, 119014’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp huyện Tuy Phước và Phù Cát, phía Nam giáp huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Tuy Phước, cách Hà Nội 1.060 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 640km về phía Nam, nơi chạy qua của đường quốc lộ số 1, tuyến đường sắt xuyên Việt.
Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 159/QĐ-TTg công nhận thành phố Quy Nhơn là đô thị loại I tạo tiền đề đầu tư xây dựng đô thị phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị, xây dựng và phát triển thành phố Quy Nhơn thành đô thị hiện đại, bền vững, có bản sắc riêng nhằm thực hiện tốt vai trò đô thị động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Khu vực Bắc trung tâm thành phố, hiện tại gồm 8 phường, diện tích 21,54 km2: phía Bắc giáp sông Hà Thanh và trải dọc theo đầm Thị Nại, phía Nam giáp phường Ghềnh Ráng và trải dài theo chân núi Vũng Chua về phía Bắc, phía Đông giáp vịnh Quy Nhơn, phía Tây trải dài dọc theo phía Đông núi Bà Hỏa, giáp lưu vực hồ Phú Hòa – khu tái định cư Nhơn Bình, Nhơn Phú.
Sơ đồ vị trí khu Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn (Phụ lục 1)
2.1.1.2. Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng. Cao độ thay đổi từ 1.5 m đến 4m. Huớng dốc nghiêng từ núi ra biển và từ núi dốc về các triền sông. Độ dốc trung bình từ 0,5% đến 1% thường bị ngâp lụt từ 0,5 m đến 1,0 m (p = 10 %) ở các khu vực có cao độ < 2.0 m.
2.1.1.3. Khí hậu
Khu vực này mang đặc tính khí hậu của vùng Trung- Trung Bộ, bị chi phối bởi gió Đông Bắc trong mùa mưa và gió Tây vào mùa khô. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 (lượng mưa trong mùa mưa chiếm 80% lượng mưa cả năm). Mùa đông ít lạnh, thịnh hành gió Tây Bắc đến Bắc. Mùa hè có nhiệt độ khá đồng đều, có 4 tháng nhiệt độ trung bình vượt quá 280C. Hướng gió chủ yếu là Đông đến Đông Nam, nhưng chiếm ưu thế trong nửa đầu mùa Hạ là hướng Tây đến Tây Bắc. Mùa mưa tại khu vực Quy Nhơn thường có bão, và bão lớn tập trung nhiều nhất vào tháng 10.
Nhiệt độ trung bình năm: 26,90C.
Độ ẩm tương đối trung bình: 78%.
a- Gió
Hướng gió:
Tần suất các hướng gió và lặng gió trong các tháng đo được Trạm khí tượng Quy Nhơn được dẫn ra trong bảng sau:
Bảng 2.1. Tần suất các hướng gió và lặng gió
Tần suất (%)
Lặng gió
Các hướng gió
Bắc
Tây Bắc
Đông
Đông Nam
Nam
Tây Nam
Tây
Tây Bắc
Tháng 1
9,5
43,7
12,6
2,3
4,1
2,0
-
4,4
31,2
Tháng 2
14,7
41,2
8,9
3,5
10,3
6,1
0,1
3,2
26,6
Tháng 3
19,6
30,2
6,7
6,1
26,2
11,7
0,4
2,5
16,2
Tháng 4
23,6
18,1
5,9
9,1
36,7
19,4
0,6
1,1
9,1
Tháng 5
26,1
13,0
5,3
7,5
32,3
21,4
2,0
7,4
11,0
Tháng 6
25,3
6,5
2,8
6,0
25,8
17,4
3,6
21,1
16,8
Tháng 7
22,6
5,9
2,4
2,6
23,9
12,3
3,6
31,2
18,1
Tháng 8
22,8
7,1
2,3
3,3
19,2
9,5
4,2
24,8
19,6
Tháng 9
25,6
21,6
5,7
4,5
17,1
11,6
3,2
14,9
21,4
Tháng 10
14,7
36,4
12,8
4,8
5,8
4,0
0,5
6,3
29,4
Tháng 11
7,9
51,6
13,1
2,5
1,5
1,1
0,1
3,8
26,3
Tháng 12
6,4
51,1
10,6
1,6
1,2
0,9
-
4,0
30,8
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2008)
Vận tốc gió:
Vận tốc gió trung bình tại thành phố Quy Nhơn là 2-4 m/s. Trong những trường hợp đặc biệt như: giông, bão... vận tốc gió rất lớn, có thể đạt tới 40 m/s.
Tốc độ gió trung bình và lớn nhất trong các tháng đo được ở Trạm khí tượng Quy Nhơn được dẫn ra trong bảng sau:
Bảng 2.2. Tốc độ gió trung bình và lớn nhất
(Đơn vị: m/s)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
1