Campuchia và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi với hơn 1.100 km
đường biên giới chung và “sợi dây tự nhiên” - sông Mê Kông liên kết. Trong quá
trình lịch sử hơn 40 năm quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Campuchia đều nhận thức
sâu sắc tầm quan trọng của quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Từ nhận thức
ấy, chính phủ hai nước luôn tích cực phát triển mối quan hệ láng giềng truyền thống
tốt đẹp lên một tầm cao mới xứng đáng với tiềm năng cũng như mong đợi của cả hai
quốc gia. Đặc biệt, khi xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là
động lực cho sự phát triển các quan hệ hợp tác cả về kinh tế, chính trị và văn hóa, thì
Việt Nam và Campuchia đang có điều kiện rất lớn để phát triển quan hệ kinh tế quốc
tế nói chung và thương mại quốc tế nói riêng. Tuy nhiên xu thế đó cũng đặt ra không
ít những khó khăn và thách thức cho cả hai nước.
Là một trong những quốc gia gia nhập WTO đầu tiên trong khu vực ASEAN,
Campuchia thể hiện mình là một nước có tiềm lực về kinh tế với mức tăng trưởng
kinh tế hàng năm khá cao, đạt xấp xỉ 8%/năm. Việt Nam trong mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội của mình không thể không liên kết, hợp tác với một láng giềng như
vậy. Vì lẽ đó, Campuchia luôn trong top 3 nước của khu vực ASEAN mà Việt Nam
xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất. Vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang Campuchia là một trong những mục tiêu phát triển thương mại của Việt Nam
với các nước trong khu vực, và điều đó càng trở nên cấp thiết hơn trong bối cảnh
chính trị khu vực hiện nay.
Từ cuối năm 2008 đến nay, tình hình chính trị của Campuchia và Thái Lan –
hai đối tác kinh tế quan trọng của nhau đang ngày càng trở nên xấu đi vì tranh chấp
biên giới xung quanh ngôi đền cổ Preahvihia. Cùng với những xô xát về mặt quân sự,
những vụ trả đũa nhau về kinh tế của hai nước vẫn diễn ra liên tiếp trong năm qua.
Có lúc tưởng chừng hai bên đóng cửa biên giới không cho người và hàng hóa qua lại,
vì thế hoạt động trao đổi hàng hóa giữa hai nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người
dân Campuchia đang dần có xu hướng tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam
thay thế cho hàng hóa từ Thái Lan. Ở góc độ Việt Nam, đây là cơ hội tốt cho hàng
hóa nước ta thay thế thị phần của hàng hóa Thái Lan, vốn đóng vai trò chủ yếu trong
thị trường Campuchia. Vì vậy vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
vào thị trường Campuchia trong bối cảnh hiện nay đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ
hết.
Nhận thức được điều đó, em đã lựa chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu hàng
hóa Việt Nam sang thị trường Campuchia” làm chuyên đề thực tập cuối khóa của
mình.
103 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2754 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Campuchia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam
sang thị trường Campuchia
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề tài
Campuchia và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi với hơn 1.100 km
đường biên giới chung và “sợi dây tự nhiên” - sông Mê Kông liên kết. Trong quá
trình lịch sử hơn 40 năm quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Campuchia đều nhận thức
sâu sắc tầm quan trọng của quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Từ nhận thức
ấy, chính phủ hai nước luôn tích cực phát triển mối quan hệ láng giềng truyền thống
tốt đẹp lên một tầm cao mới xứng đáng với tiềm năng cũng như mong đợi của cả hai
quốc gia. Đặc biệt, khi xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là
động lực cho sự phát triển các quan hệ hợp tác cả về kinh tế, chính trị và văn hóa, thì
Việt Nam và Campuchia đang có điều kiện rất lớn để phát triển quan hệ kinh tế quốc
tế nói chung và thương mại quốc tế nói riêng. Tuy nhiên xu thế đó cũng đặt ra không
ít những khó khăn và thách thức cho cả hai nước.
Là một trong những quốc gia gia nhập WTO đầu tiên trong khu vực ASEAN,
Campuchia thể hiện mình là một nước có tiềm lực về kinh tế với mức tăng trưởng
kinh tế hàng năm khá cao, đạt xấp xỉ 8%/năm. Việt Nam trong mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội của mình không thể không liên kết, hợp tác với một láng giềng như
vậy. Vì lẽ đó, Campuchia luôn trong top 3 nước của khu vực ASEAN mà Việt Nam
xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất. Vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang Campuchia là một trong những mục tiêu phát triển thương mại của Việt Nam
với các nước trong khu vực, và điều đó càng trở nên cấp thiết hơn trong bối cảnh
chính trị khu vực hiện nay.
Từ cuối năm 2008 đến nay, tình hình chính trị của Campuchia và Thái Lan –
hai đối tác kinh tế quan trọng của nhau đang ngày càng trở nên xấu đi vì tranh chấp
biên giới xung quanh ngôi đền cổ Preahvihia. Cùng với những xô xát về mặt quân sự,
những vụ trả đũa nhau về kinh tế của hai nước vẫn diễn ra liên tiếp trong năm qua.
Có lúc tưởng chừng hai bên đóng cửa biên giới không cho người và hàng hóa qua lại,
vì thế hoạt động trao đổi hàng hóa giữa hai nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người
dân Campuchia đang dần có xu hướng tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam
thay thế cho hàng hóa từ Thái Lan. Ở góc độ Việt Nam, đây là cơ hội tốt cho hàng
hóa nước ta thay thế thị phần của hàng hóa Thái Lan, vốn đóng vai trò chủ yếu trong
thị trường Campuchia. Vì vậy vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
vào thị trường Campuchia trong bối cảnh hiện nay đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ
hết.
Nhận thức được điều đó, em đã lựa chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu hàng
hóa Việt Nam sang thị trường Campuchia” làm chuyên đề thực tập cuối khóa của
mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích:
Nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị
trường Campuchia, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này trong
tương lai.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Thứ nhất, nghiên cứu tổng quan tình hình kinh tế thương mại Campuchia và
sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Campuchia
- Thứ hai, nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang
Campuchia
- Thứ ba, định hướng và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang thị trường Campuchia
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Campuchia
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Campuchia; các
nhóm mặt hàng xuất khẩu gồm có: nhóm sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, xây
dựng, khoáng sản, thực phẩm chế biến.
- Về thời gian: Từ năm 2001 đến nay (tháng 3 năm 2010)
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích và tổng hợp
- So sánh đối chiếu
- Thống kê nghiên cứu
- Kế thừa kết quả nghiên cứu cùng lĩnh vực
5. Kết cấu của đề tài
Kết cấu đề tài của chuyên đề thực tập cuối khóa được chia làm ba chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình kinh tế Campuchia và quan hệ thương
mại Việt Nam – Campuchia
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị
trường Campuchia
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam sang thị trường Campuchia
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ CAMPUCHIA VÀ QUAN HỆ THƯƠNG
MẠI
VIỆT NAM - CAMPUCHIA
1.1. Tổng quan về đất nước Campuchia và mối quan hệ Việt Nam –
Campuchia
1.1.1. Vài nét về đất nước Campuchia
Campuchia có tên đầy đủ là Vương Quốc Campuchia (the Kingdom of
Cambodia). Diện tích là 181.035 km2. Vị trí địa lý nằm ở Tây Nam bán đảo Đông
Dương, Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan, Đông và Đông Nam giáp với Việt Nam, Bắc
giáp với Lào, Nam giáp với Vịnh Thái Lan.
Dân số là 14,4 triệu người (thống kê năm 2007), trong đó người Khmer chiếm
90%, còn lại là các dân tộc khác. Thủ đô có tên là Phnôm Pênh (dân số khoảng 1,2
triệu người). Ngoài Phnôm Pênh còn có ba thành phố khác là Komphong Cham, còn
gọi là Sihanoukville, Kep và Pailin. Quốc khánh là ngày 9/11/1953.
Ngôn ngữ chính là tiếng Khmer, ngoài ra Tiếng Pháp, Tiếng Anh được dùng
thông dụng. Tôn giáo chính là đạo Phật (tiểu thừa) chiếm 95%, được coi là quốc đạo.
Đạo Hồi và Thiên chúa giáo chiếm 5%.
Khí hậu đặc trưng nhiệt đới với hai mùa rõ rệt (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4). Nhiệt độ trung bình dao động từ 21 độ C đến
35 độ C. Tháng ba và tháng tư là nóng nhất còn tháng Giêng là tháng mát nhất trong
năm.
Đơn vị tiền tệ là Riel, với tỷ giá hối đoái là 0,1 USD = 4.092,5 Riel. Tiền
Đồng của Việt Nam và tiện Baht của Thái Lan có thể dùng được ở các tỉnh biên giới.
Tài nguyên chính của Campuchia là rừng, nước và khoáng sản. Rừng chiếm
khoảng 70% diện tích. Khu vực sông Mekong và Tonle Sap là những khu vực màu
mỡ nhất, chiếm khoảng 20% tổng diện tích của Campuchia. Đường bờ biển và vịnh
Thái Lan cũng rất nổi tiếng với rừng đước ngập mặn. Khoáng sản có đá quý như đá
sa-phia, ruby, quặng sắt, quặng mangan, bôxít, dầu mỏ…
Về phong tục tập quán, người Campuchia sống kín đáo, giản dị và nhã nhặn.
Họ thường chào nhau theo kiểu truyền thống là chắp hai tay vào nhau như cầu
nguyện, đầu hơi cúi. Họ coi trọng gia đình hạt nhân, trong đó người phụ nữ đóng vai
trò chính; gia đình bên vợ cũng quan trọng hơn gia đình bên chồng.
Về chính trị, Campuchia là quốc gia quân chủ lập hiến. Hiến pháp Campuchia
quy định Campuchia thực hiện chính sách dân chủ, đa đảng. Hệ thống quyền lực
được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp bao gồm: Vua, Hội đồng ngôi
Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Hội đồng Hiến pháp và cơ quan
hành chính các cấp. Lãnh đạo chính là Thủ tướng chính phủ Hoàng gia Samdech
Techo Hun Sen. Vào năm 2009, Campuchia đã tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội
đồng lãnh đạo cơ sở cấp thủ đô, tỉnh, thành, quận, huyện (ngày 17/05). Kết quả là hầu
hết các vị trí lãnh đạo Chủ tịch Hội đồng cấp thủ đô, tỉnh, thành, quận, huyện đều do
Đảng nhân dân đảm nhiệm. Hiện nay vấn đề chính trị của Campuchia đang gặp rất
nhiều vấn đề do sự mâu thuẫn giữa Đảng nhân dân đảm nhiệm và Đảng đối lập Sam
Rainsy. Với những diễn biến bất lợi về chính trị trong nước, Campuchia vẫn cần ổn
định và hoàn thiện bộ máy lập pháp và hành pháp của mình để bắt tay vào phát triển
kinh tế xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, Campuchia còn đứng trước nhiều trắc trở,
hiểm họa từ bên ngoài, đe dọa sự hòa hợp dân tộc, sự ổn định về chính trị - xã hội,
tiền đề cơ bản của sự phát triển đất nước.
1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế thương mại Campuchia
Campuchia là nước nông nghiệp với 20% diện tích là đất nông nghiệp, 75%
dân số làm nghề nông. Sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, lạc, cau su, thuốc lá…; tài
nguyên quý hiếm như dầu mỏ, gỗ, đá quý, hồng ngọc, vàng, bôxít… Campuchia còn
có khu đền Angkor được xếp hạng là một trong số các kỳ quan của thế giới.
Kinh tế Campuchia bắt đầu phát triển vào những năm 90 khi nền kinh tế thị
trường được thiết lập. Từ năm 2000 đến năm 2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung
bình đạt 6,4%; năm 2005 đạt 8,4%, trong đó có bốn lĩnh vực phát triển mạnh là dệt
may, nông nghiệp, du lịch và xây dựng. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt
9,1%, năm 2007 là 9,6%, năm 2008 là 7,5%. Có sự giảm đáng kể của năm 2008 so
với năm 2007 là do xuất khẩu của Campuchia giảm, đặc biệt là ngành dệt may do có
sự cạnh tranh gay gắt của hàng dệt may Trung Quốc khi rào cản đối với hàng hóa
Trung Quốc được bãi bỏ vào cuối năm 2008. Minh họa ở bảng biểu sau đây:
Bảng 1.1: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Campuchia năm 2003 – 2009
Đơn vị: tỷ USD
Năm GDP Tốc độ tăng trưởng (%)
2003 28,87 7,0
2004 31,10 7,7
2005 33,69 8,4
2006 36,78 9,1
2007 40,31 9,6
2008 43,33 7,5
2009 46,29 6,8
(Nguồn: Quỹ tiền tệ thế giới và Ngân hàng phát triển Châu Á)
Biểu 1.1: Tốc độ tăng trường GDP của Campuchia năm 2003 – 2009
(Nguồn: Quỹ tiền tệ thế giới và Ngân hàng phát triển Châu Á)
Về nông, lâm, ngư nghiệp: Giá trị ngành này chiếm 28,5% trong GDP. Năm
2003 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 10,2% ; năm 2004 giảm 1,0% ; năm
2005 tăng 15,5% ; năm 2006 tăng 5,5% và năm 2007 tăng 5,2%. Campuchia là nước
nông nghiệp với hơn 75 % dân số sống bằng nghề nông, sản phẩm chủ yếu là lúa,
ngô, đậu các loại, cao su, lá thuốc lá, hải sản.v.v…và nhiều loại khoảng sản khác. Trị
giá của ngành nông nghiệp là 31% GDP năm 2007, thấp hơn so với năm 2006 là 35%
do sự nông nghiệp gặp nhiều khó khăn về thiên tai, dịch họa… Đồng thời cũng là do
có sự gia tăng mạnh mẽ ở ngành sản phẩm chế biến và may mặc.
Về công nghiệp và xây dựng: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2003
tăng 12,4 % ; năm 2004 tăng 17,0 % ; năm 2005 tăng 12,9 % ; năm 2006 tăng 18,4 %
và năm 2007 tăng 8,0 %. Ngành công nghiệp của Campuchia còn yếu kém, chủ yếu
dựa vào đầu tư và viện trợ của nước ngoài. Hàng năm Campuchia phải nhập siêu
hàng trăm triệu USD. Tuy vậy, ngành công nghiệp của Campuchia cũng có sự phát
triển đáng kể trong những năm trở lại đây, chủ yếu là hàng công nghiệp nhẹ dệt may,
da giày; công nghiệp nặng gần như chưa có chuyển biến đáng kể.
Về dịch vụ: Thế mạnh của ngành du lịch Campuchia là quần thể các ngôi đền
Angkorwat, kỳ quan nổi tiếng của thế giới đã được công nhận. Giá trị gia tăng ngành
du lịch của Campuchia đạt 43% GDP trong năm 2007, lớn hơn hẳn ngành nông
nghiệp và công nghiệp, điều đó cho thấy tiềm năng du lịch của vương quốc này là rất
lớn.
Về đầu tư: Năm 2007 Hội đồng phát triển Campuchia cấp phép 130 dự án đầu
tư với tổng số vốn 2,7 tỷ USD, tăng 31,3 % so với năm 2006. Đầu tư từ phía
Campuchia chỉ yếu là từ khu vực cá thể với các xí nghiệp vừa và nhỏ, tập trung vào
các lĩnh vực như lương thực thực phẩm; thêu, dệt, đồ da; sản phẩm hóa chất như xà
fòng, hương liệu…; sản phẩm tái chế… Đầu tư từ nước ngoài tập trung chủ yếu ở
lĩnh vực dệt may; nhà hàng khách sạn; bảo hiểm; viễn thông; phân phối, tiếp thị dầu
khí… Hiện đầu tư nước ngoài chiếm 16% GDP của Campuchia. Các nhà đầu tư lớn
vào Campuchia gồm có: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Pháp, Mỹ…
Tuy nhiên do tình hình chính trị chưa ổn định, bộ máy hành chính cồng kềnh và tệ
tham nhũng, hối lộ nặng nề nên đầu tư nước ngoài vào Campuchia còn bị hạn chế.
Về thương mại: Trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, hoạt động xuất khẩu của
Campuchia có nhiều tiến triển vượt bậc, đạt những kết quả cao. Gần 75 % kim ngạch
xuất khẩu của Campuchia là hàng may mặc, năm 2003 xuất khẩu đạt 2,087 tỷ USD ;
năm 2004 đạt 2,589 tỷ USD ; năm 2005 đạt 2,910 tỷ USD ; năm 2006 đạt 3,694 tỷ
USD và năm 2007 đạt 4,042 tỷ USD tăng 9,4 % so với năm 2006. Mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu của Campuchia là quần áo, giày dép, cao su, gạo, cá, thuốc lá. Đối tác
xuất khẩu chủ yếu là Mỹ chiếm 42,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, Hồng Kông chiếm
29,4%, Đức chiếm 8,6%, Canada chiếm 6,6% năm 2008. Về nhập khẩu, năm 2003
nhập khẩu đạt 2,087 tỷ USD ; năm 2004 đạt 3,269 tỷ USD ; năm 2005 đạt 3,928 tỷ
USD ; năm 2006 đạt 4,749 tỷ USD và năm 2007 đạt 5,377 tỷ USD tăng 13,2 % so
với năm 2006.
1.1.3. Tổng quan chung về mối quan hệ Việt Nam – Campuchia
Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24/6/1967. Năm 1930, Đảng Cộng
Sản Đông Dương ra đời, sau một thời gian lãnh đạo đã tách ra thành ba Đảng độc lập.
Việt Nam đưa quân sang Campuchia lần thứ nhất giúp Campuchia tiến hành cuộc
kháng chiến chống Pháp. Từ năm 1954 – 1970, chính quyền Sihanouk thực hiện
chính sách hòa bình trung lập tích cực, từng bước có quan hệ tốt với các lực lượng
Cách Mạnh Việt Nam, ủng hộ đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Từ năm 1970 – 1975, các lực lượng cách mạng của 3 nước Đông Dương thành lập
Mặt trận Đoàn kết Đông Dương để hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh
chung chống Mỹ và tay sai. Quân tình nguyện của Việt Nam lần thứ hai vào
Campuchia. Từ 1979 – 1989, Việt Nam lần thứ ba đưa quân vào Campuchia giúp lực
lượng cách mạng Campuchia lật đổ và ngăn chặn chế độ diệt chủng Pol Pot, giúp
Campuchia hồi sinh. Từ năm 1993 đến nay, quan hệ Việt Nam – Campuchia không
ngừng được củng cổ và phát triển về mọi mặt. Hai bên đã có nhiều chuyến thăm
viếng cấp cao, đặc biệt là chuyến thăm chính thức Campuchia của Tổng bí thư Nông
Đức Mạnh tháng 3/2005, hai bên đã nhất trí phương châm phát triển quan hệ hai
nước trong thời kỳ mới theo hướng “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp
tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Tháng 10 năm 2005, Thủ tướng Hun Sen sang thăm
chính thức Việt Nam, hai nước đã ký Hiệp định bổ sung Hiệp định hoạch định biên
giới Quốc gia năm 1985. Vào chuyến thăm chính thức Campuchia của Thủ tướng
Phan Văn Khải năm 2006 cũng đã đạt được một số thỏa thuận quan trọng góp phần
thúc đẩy quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.
Hợp tác trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng: được hai nước chú trọng đẩy
mạnh. Hội nghị hợp tác phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia lần thứ
nhất (tháng 9 năm 2004) và Hội nghị lần thứ 2 (tháng 9 năm 2005) đã đánh dấu một
cơ chế hợp tác mới giữa các tỉnh giáp biên giới nhằm đảm bảo an ninh biên giới hai
nước.
Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật: hai nước đã thành
lập Ủy Ban hỗn hợp về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật vào tháng 4 năm 1994.
Tại mỗi kỳ họp của Ủy Ban hỗn hợp, hai nước kiểm điểm việc thực hiện các kế
hoạch hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, quân sự, an ninh...
đồng thời đưa ra các kế hoạch mới cho những năm tiếp theo.
Hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh giáp biên giới và các
thành phố có quan hệ kết nghĩa cũng được đẩy mạnh, góp phần củng cố và phát triển
quan hệ hữu nghị láng giềng truyền thống tốt đẹp.
Bên cạnh hợp tác song phương, hai bên tích cực đẩy mạnh hợp tác trong
khuôn khổ ASEAN, trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như hợp tác
trong Ủy Hội sông Mêkông (MRC), Tiểu vùng sông MêKông mở rộng (GMS),
Chương trình phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc Hành lang Đông Tây
(WEC), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady – Chao Praya –
MêKông (ACMECS), Tứ giá phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia - Mianma
(CLMV), Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
1.2. Mối quan hệ thương mại Việt Nam – Campuchia và một số hiệp định
hợp tác kinh tế thương mại quan trọng giữa hai nước
Trong lĩnh vực thương mại, hai nước đã thành lập Ủy Ban hỗn hợp về kinh tế,
văn hóa, khoa học kỹ thuật vào tháng 4 năm 1994. Đến nay Ủy Ban này đã tiền hành
được 11 kỳ họp. Tại mỗi kỳ họp của Ủy ban hỗn hợp, hai nước kiểm điểm việc thực
hiện các kế hoạch hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, thương mại, quân sự, an
ninh..., đồng thời đưa ra các kế hoạch mới cho những năm tiếp theo.
Hơn nữa, hàng năm hai bên tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp để doanh
nghiệp hai bên có điều kiện tiếp xúc trao đổi và hợp tác kinh tế với nhau qua đó thúc
đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước. Diễn đàn gần đây nhất là Diễn đàn doanh nghiệp
gồm 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar vào ngày 10/12/2009 tại Nha
Trang, Khánh Hòa. Tại diễn đàn đã có nhiều ký kết thành công giữa các doanh
nghiệp bốn nước về viễn thông và dây cáp điện. Gần đây nhất, có hội chợ triển lãm
hàng Việt Nam tại Campuchia với sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp Việt Nam
nhằm giới thiệu sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực như thực phẩm chế biến, công nghệ
phẩm, dệt may, da giày, hàng kim khí điện máy, vật liệu xây dựng… Bên lề triển lãm
sẽ diễn ra các cuộc hội thảo về chất lượng hàng hóa và ký kết hợp đồng thương mại
giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác nước chủ nhà.
Trên lĩnh vực kinh tế thương mại, hai bên nhất trí tăng cường phối hợp, hợp
tác trong việc xúc tiến thương mại và xây dựng thêm các chợ biên giới nhằm thúc
đẩy và tạo thuận lợi cho thương mại dịch vụ ở khu vực biên giới hai nước tăng
trưởng nhanh và mạnh; tăng cường các biện pháp chống buôn lậu, hàng giả, tiền giả
qua biên giới hai nước. Hai bên thống nhất thúc đẩy hợp tác trên một số lĩnh vực cụ
thể như nông nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải, khai tác khoáng sản, dầu khí,
trông cây cao su, du lịch.
Bảng 1.2: Thống kê xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường Campuchia
Đơn vị: triệu USD
Năm Xuất
khẩu
Tốc độ
tăng (%)
Nhập
khẩu
Tốc độ
tăng (%)
Tổng kim
ngạch
Tốc độ
tăng (%)
2005 536 -- 156,6 -- 692,6 --
2006 765,1 42,7 169,4 8,1 934,5 34,9
2007 991 29,5 202,2 9,3 1.193 27,6
2008 1.431 44,4 210 3,8 1.640,6 37,5
2009 1.146 -19.9 186,2 -0,12 1.333,1 81,3
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Ta có thể thấy, xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh qua các năm, duy chỉ có
năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên xuất khẩu của
Việt Nam sang Campuchia có phần hạn chế. Tuy nhiên, Việt Nam luôn là nước xuất
siêu sang Campuchia và ngày càng xuất siêu nhiều hơn. So với tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu giữa hai nước, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam luôn ở vị thế áp đảo.
Bảng 1.3: Những mặt hàng chính Việt Nam xuất sang Campuchia năm 2009
Đơn vị: USD
STT Tên hàng Tháng 12 12 tháng/2009
1 Hàng hải sản 1.484.511 17.244.635
2 Hàng rau quả 255.142 3.491.506
3 Bánh kẹo các SP từ ngũ cốc 3.811.021 36.432.032
4 Xăng dầu các loại 54.071.004 454.881.265
5 Hóa chất 266.207 2.910.073
6 SP hóa chất 2.251.532 24.473.639
7 Chất dẻo nguyên liệu 474.697 5.638.945
8 SP từ chất dẻo 3.920.284 39.960.900
9 SP từ Cao su 305.730 3.147.969
10 Gỗ & SP gỗ 85.091 1.699.211
11 Giấy và SP từ giấy 1.239.839 17.693.715
12 Hàng dệt may 3.192.267 31.692.232
13 SP Gốm sứ 931.460 8.245.196
14 Thủy tinh & các SP từ thủy tinh 107.108 3.397.426
15 Dây điện, dây cáp điện 560.644 7.291.554
16 Sắt thép các loại 14.942.226 129.281.999
17 SP từ sắt thép 4.458.278 51.982.326
18 Máy móc, thiết bị, dụng cụ PT khác 2.694.976 38.845.115
19 Phương tiện vận tải và phụ tùng 808.436 10.004.948
… … …
Tổng kim ngạch xuất khẩu 122.585.013 1.146.930.905
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Những mặt hàng chính mà Việt Nam xuất sang Campuchia đều là những mặt
hàng Việt Nam có thể mạnh xuất khẩu như nông sản, thực phẩm chế biến, các mặt
hàng công nghiệp nhẹ. Điều đó cho thấy, Việt Nam có điều kiện để gia tăng xuất
khẩu sang thị trường Campuchia hơn nữa trong thời gian tới.
Bảng 1.4: Những mặt hàng nhập khẩu chính từ Campuchia năm 2009
Đơn vị: USD
STT Tên hàng Tháng 12 12 tháng/2009
01 Nguyên phụ liệu thuốc lá 7.342.250
02 Cao su 11.594.701 75.362.430
03 Gỗ & SP gỗ 4.190.824 39.753.702
04 SP từ kim loại thường khác 719.679 2.605.527
05 Hàng Thủy sản 320.775
... ... … …
Tổng kim ngạch nhập khẩu 25.018.464 186.231.750
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Bên cạnh đó, theo bảng 1.4, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Campuchia các
loại nguyên liệu phục vụ sản xuất. Điều đó cho thấy quan hệ xuất nhập khẩu