Luận văn Thực trạng công tác quản lý việc xây dựngtrường học thân thiện ở các trường trung học phổ thông công lập quận 11 thành phố Hồ Chí Minh

Trường học thân thiện là mô hình trường học do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng từ những thập kỷ cuối của thế kỷ trước, và đã được triển khai có kết quả tốt ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã phối hợp với UNICEF thực hiện thí điểm nhiều năm nay ở 50 trường tiểu học và Trung học cơ sở (trong đó có một số trường ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)). Từ kết quả thí điểm, Bộ tiếp tục đề ra chủ trương tiến hành đại trà trong năm học 2008 - 2009 ở tất cả các trường tiểu học và Trung học cơ sở trong toàn quốc, rồi triển khai đến tất cả các trường phổ thông cho tới năm 2013. Vì thế, đối với Việt Nam mô hình này không hoàn toàn mới. Ngay từ những thập niên 60, 70, giáo dục Việt Nam đã gắn liền với triết lý “đời sống học đường là cuộc sống thực của trẻ em ngay ngày hôm nay, lúc này; chứ không chỉ chuẩn bị cho tương lai”, nên phương châm “mỗi ngày đến trường là một niềm vui” đã được phổ biến và áp dụng từ những ngày đó. Đặc biệt phương châm này đã được bền bỉ thực hiện rất có kết quả tại nhiều cơ sở giáo dục và sau đó, được áp dụng rộng rãi ở nhiều tỉnh trong cả nước từ năm học 1992 – 1993 [20].

pdf159 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng công tác quản lý việc xây dựngtrường học thân thiện ở các trường trung học phổ thông công lập quận 11 thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- Trần Thị Ngọc Phương THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNGTRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP QUẬN 11 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- Trần Thị Ngọc Phương THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP QUẬN 11 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH PHƯƠNG DUY Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 LỜI CẢM ƠN uận văn này là kết quả của quá trình học tập tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và quá trình công tác của bản thân tại trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt nhiều năm qua. Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban tổ chức Chương trình 500 của Thành ủy TP. HCM, quý thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp Cao học khóa 20 chuyên ngành Quản lý Giáo dục và Thầy cô ở Phòng Khoa học Công nghệ & Sau Đại học, Khoa Tâm lý – Giáo dục của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, tất cả cán bộ quản lý và thầy cô công tác tại trường THPT quận 11 đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài luận văn này. Tác giả cũng vô cùng cảm ơn cô Hồ Hồng Phương, hiệu trưởng Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, người đã tạo mọi điều kiện để tác giả được đi học và hoàn thành chương trình học. Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tác giả đến Tiến sĩ Đinh Phương Duy, Phó Hiệu trưởng trường Cán Bộ Thành Phố, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh luận văn. Mặc dù bản thân đã có nhiều nỗ lực nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung của quý thầy cô và các đồng nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/2010 Tác giả Trần Thị Ngọc Phương L MỤC LỤC Lời cảm ơn Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị 1TMỞ ĐẦU1T .................................................................................................................... 1 1T . Lý do chọn đề tài:1T ................................................................................................ 1 1T2. Mục đích nghiên cứu:1T .......................................................................................... 3 1T3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:1T ................................................................... 4 1T3.1. Khách thể nghiên cứu:1T .................................................................................. 4 1T3.2. Đối tượng nghiên cứu:1T .................................................................................. 4 1T4. Giả thuyết khoa học:1T ............................................................................................ 4 1T5. Nhiệm vụ nghiên cứu:1T ......................................................................................... 5 1T6. Phương pháp nghiên cứu:1T ................................................................................... 5 1T6.1. Phương pháp luận:1T ........................................................................................ 5 1T6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:1T .................................................................. 5 1T7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:1T ............................................................................. 7 1T8. Cấu trúc luận văn:1T ................................................................................................ 7 1TChương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN1T .................................................................................... 8 1T . Lịch sử nghiên cứu vấn đề:1T ................................................................................. 8 1T .2. Một số khái niệm:1T ........................................................................................... 13 1T .2.1.Quản lý:1T..................................................................................................... 13 1T .2.2. Quản lý giáo dục:1T ..................................................................................... 14 1T .2.3.Quản lý trường học:1T .................................................................................. 16 1T .2.4. Trường học thân thiện:1T ............................................................................ 17 1T .2.5. Quản lý trường học thân thiện:1T ................................................................ 28 1T .2.6. Quản lý việc xây dựng trường học thân thiện:1T ........................................ 29 1T .2.7. Phương pháp quản lý:1T .............................................................................. 35 1TChương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP QUẬN 11 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH1T ...................... 40 1T2.1. Khái quát tình hình kinh tế, văn hoá - giáo dục, quận 11 thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 – 2010:1T ........................................................................................ 40 1T2.1.1. Tình hình kinh tế quận 11:1T ....................................................................... 40 1T2.1.2. Tình hình văn hoá - giáo dục quận 11:1T .................................................... 40 1T2.2. Công tác xây dựng trường học thân thiện trường trung học phổ thông năm 2009 – 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh:1T ............................................................ 42 1T2.3. Thực trạng công tác quản lý việc xây dựng trường học thân thiện tại các trường trung học phổ thông công lập quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.1T ............. 45 1T2.3.1. Mô tả khách thể nghiên cứu và cách thức cho điểm, tính điểm:1T ............. 45 1T2.3.2. Nhận thức về việc xây dựng trường học thân thiện1T ................................. 47 1T2.3.3. Đánh giá của các nhóm khách thể về công tác quản lý xây dựng trường học thân thiện1T ..................................................................................................... 55 1T2.3.4. Đánh giá về việc điều hành tổ chức xây dựng trường học thân thiện1T ..... 61 1T2.3.5. Những khó khăn và thuận lợi trong việc xây dựng và quản lý việc xây dựng trường học thân thiện1T ................................................................................ 78 1T2.3.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý việc xây dựng trường học thân thiện 1T .................................................................................................................. 85 1TChương 3 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP QUẬN 11 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.1T . 88 1T3.1. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý việc xây dựng trường học thân thiện1T ............................................................................................................... 88 1T3.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện của các biện pháp:1T ........................ 88 1T3.2.1. Biện pháp quản lý việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức:1T .......................... 88 1T3.2.2. Biện pháp quản lý việc xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện1T ........................................................................................................................... 93 1T3.2.3. Biện pháp tạo điều kiện về cơ sở vật chất, các phương tiện hỗ trợ,cho giáo viên thực hiện tốt công tác xây dựng trường học thân thiện.1T .................... 96 1T3.2.4. Biện pháp quản lý việc đẩy mạnh công tác phối hợp với các đơn vị liên ngành nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng trường học thân thiện1T ........ 98 1T3.3. Kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi:1T ....................................... 101 1T ÀI LIỆU THAM KHẢO1T .................................................................................... 115 PHỤ LỤC ..119 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ CBQL Cán bộ quản lý CSVC Cơ sở vật chất HS Học sinh GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên PPGD Phương pháp giảng dạy THPT Trung học phổ thông TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban Nhân dân XDTHTT Xây dựng trường học thân thiện DANH MỤC CÁC BẢNG STT KÝ HIỆU TÊN BẢNG TRANG 1 Bảng 2.1 Thông tin về khách thể nghiên cứu 46 2 Bảng 2.2 Ý kiến của các nhóm khách thể về tính cần thiết 47 3 Bảng 2.3 Ý kiến của khách thể về các hình thức XDTHTT 48 4 Bảng 2.4 Ý kiến CBQL và GV về tính đồng bộ của việc XDTHTT 52 5 Bảng 2.5 Đánh giá của CBQL và GV về mức độ tạo điều kiện tham gia XDTHTT 55 6 Bảng 2.6 Đánh giá kết quả của CBQL và GV về các hình thức tham gia của GV 58 7 Bảng 2.7 Đánh giá của GV về mức độ và kết quả thực hiện các hình thức tổ chức điều hành XDTHTT 61 8 Bảng 2.8 Đánh giá về tiêu chí thi đua XDTHTT 66 9 Bảng 2.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý XDTHTT 66 10 Bảng 2.10 Điều cần cải tiến trong công tác quản lí trường học thân thiện. 72 11 Bảng 2.11 Đánh giá của HS về các mức độ và kết quả hoạt động nâng cao nhận thức về trường học thân thiện 73 12 Bảng 2.12 Đánh giá của HS về hình thức tổ chức trường học thân thiện 75 13 Bảng 2.13 Đánh giá của HS về sự phù hợp đối với các tác động của nhà trường 77 14 Bảng 3.1 Tính cần thiết của các biện pháp 102 15 Bảng 3.2 Tính khả thi của các biện pháp 106 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ STT KÝ HIỆU TÊN TRANG 1 Hình 2.1 Biểu đồ kết quả đánh giá nhận thức của HS về ý nghĩa công tác XDTHTT 53 2 Hình 2.2 Biểu đồ đánh giá của HS về đối tượng chịu trách nhiệm XDTHTT 54 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trường học thân thiện là mô hình trường học do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng từ những thập kỷ cuối của thế kỷ trước, và đã được triển khai có kết quả tốt ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã phối hợp với UNICEF thực hiện thí điểm nhiều năm nay ở 50 trường tiểu học và Trung học cơ sở (trong đó có một số trường ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)). Từ kết quả thí điểm, Bộ tiếp tục đề ra chủ trương tiến hành đại trà trong năm học 2008 - 2009 ở tất cả các trường tiểu học và Trung học cơ sở trong toàn quốc, rồi triển khai đến tất cả các trường phổ thông cho tới năm 2013. Vì thế, đối với Việt Nam mô hình này không hoàn toàn mới. Ngay từ những thập niên 60, 70, giáo dục Việt Nam đã gắn liền với triết lý “đời sống học đường là cuộc sống thực của trẻ em ngay ngày hôm nay, lúc này; chứ không chỉ chuẩn bị cho tương lai”, nên phương châm “mỗi ngày đến trường là một niềm vui” đã được phổ biến và áp dụng từ những ngày đó. Đặc biệt phương châm này đã được bền bỉ thực hiện rất có kết quả tại nhiều cơ sở giáo dục và sau đó, được áp dụng rộng rãi ở nhiều tỉnh trong cả nước từ năm học 1992 – 1993 [20]. Bên cạnh đó, đề tài khoa học cấp nhà nước “Mô hình nhà trường mới theo khả năng phát triển tối ưu của trẻ em Việt Nam bằng giáo dục thực nghiệm” của giáo sư Hồ Ngọc Đại được nghiệm thu với kết quả đánh giá tốt cũng đã khẳng định hướng đi đúng của ngành giáo dục nước nhà. Đó là xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội ngày nay. Nền giáo dục ấy phải hội đủ các điều kiện của một xã hội cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Ngay từ nghị quyết TW2 khoá VIII, Đảng đã chỉ rõ phương hướng, yêu cầu xây dựng và phát triển giáo dục nước nhà trong 10 năm tới: “Phấn đấu đến năm 2020, nước ta có một nền giáo dục tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh hội nhập quốc tế” [19] [34]. 2 Thành phố Hồ Chí Minh là một trong năm tỉnh thành của cả nước có sự quan tâm tích cực đến công tác thi đua xây dựng trường học thân thiện (XDTHTT). Từ năm học 2008-2009, mô hình trường được triển khai và cũng đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp ở khối tiểu học và trung học cơ sở. Trong năm học 2009-2010, công tác xây dựng trường học thân thiện ở khối trung học phổ thông (THPT) đã bước vào năm thứ hai và đang gặp không ít khó khăn: khó khăn về cơ sở vật chất, khó khăn về địa bàn dân cư phức tạp, khó khăn trong công tác phối hợp liên ngành nhất là tình trạng bạo lực học đường đang trở thành điểm nóng cho các giới truyền thông. Niềm tin của phụ huynh và học sinh vào môi trường học tập thân thiện ít nhiều bị giảm sút. Làm thế nào củng cố lại niềm tin cho các em học sinh và bậc phụ huynh? Làm thế nào để tạo được môi trường học tập thân thiện cho các em khi những tác động ngoài xã hội, những ảnh hưởng tiêu cực quá nhiều đến các em học sinh trong khi các em chưa đủ nhận thức và chính chắn để phân biệt tốt - xấu, đúng - sai. Rất nhiều em không nhận được sự giúp đỡ, gần gũi kịp thời của cha, mẹ, thầy, cô để giúp đỡ các em có những hành động đúng, sữa chữa những sai lầm của mình kịp thời. Trong hội nghị tổng kết 2 năm triển khai công tác XDTHTT ngày 18/8/2010, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, mô hình “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do UNICEF đưa ra năm 2004. Mô hình này đã được nhiều nước thực hiện. Từ đó có thể thấy, mô hình này có cơ sở khoa học, lý luận vững chắc và đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Tế, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP. HCM, mô hình “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” không hoàn toàn mới, không tự nhiên mà có. Mô hình này không chỉ là quyết tâm của lãnh đạo Bộ Giáo dục - Đào tạo mà còn là kết quả của một quá trình nghiên cứu, kết hợp lý luận và thực tiễn giáo dục trong nước với việc tiếp nhận có chọn lọc những kinh nghiệm giáo dục tiên tiến trên thế giới [46]. Hơn thế nữa, việc hiện thực hóa mô hình này không phải chỉ đơn giản là thực hiện các nội dung của phong trào thi đua theo những tiêu chí nhất định mà còn đòi 3 hỏi phải có những nghiên cứu lý luận và thực tiễn chuyên sâu, cụ thể để làm sáng tỏ tất cả những bình diện cơ bản của mô hình, những mối liên hệ tinh tế, phức tạp giữa các bình diện đó, cũng như các vấn đề khác có liên quan Để việc xây dựng trường học thân thiện đạt hiệu quả, ngoài trách nhiệm của nhà trường và thầy, cô là những người làm công tác giáo dục, công việc này đòi hỏi cần có sự quan tâm của toàn xã hội nhất là sự phối hợp liên ngành kể cả sự chung tay góp sức của các bậc phụ huynh. Hơn thế nữa, công tác xây dựng trường học thân thiện chưa thật sự được khởi động và thực hiện một cách tích cực trong các trường THPT. Sau hai năm triển khai, tôi nhận thấy công tác xây dựng trường học thân thiện ở trường THPT là một nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách. Vì thế ngoài việc phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các tài liệu, sách báo, tạp chí, các đề án, các kế hoạch, chỉ thị của ngành giáo dục và đào tạo, các báo cáo kinh nghiệm của các trường qua hai năm thực hiện việc xây dựng trường học thân thiện. Tôi thực hiện khảo sát thêm về nhận thức, thái độ của Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh nhằm thu thập thông tin đáng tin cậy về các biện pháp, kết quả mà nhà trường đã thực hiện. Đồng thời lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia để tìm ra những giải pháp phù hợp với tình hình cụ thể. Tôi chọn đề tài “Thực trạng công tác quản lý việc xây dựng trường học thân thiện ở các trường trung học phổ thông công lập quận 11 thành phố Hồ Chí Minh” với hy vọng đóng góp một phần nhỏ những giải pháp của mình nhằm thúc đẩy công tác quản lý việc xây dựng trường học thân thiện đạt hiệu quả hơn. 2. Mục đích nghiên cứu: Từ việc nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý việc xây dựng trường học thân thiện ở các trường trung học phổ thông công lập quận 11 thành phố Hồ Chí Minh, xác định một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc xây dựng trường học thân thiện tại các trường THPT. 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý nhà trường trung học phổ thông 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác quản lý việc xây dựng trường học thân thiện trường THPT công lập quận 11 thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết khoa học: 4.1. Trong hai năm học vừa qua, công tác quản lý việc XDTHTT tại trường THPT công lập quận 11 thành phố Hồ Chí Minh tuy đã đạt được những kết quả nhất định. Nhưng thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế: - Phương pháp quản lý: chưa đi vào chiều sâu và định hướng vào mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn trong kế hoạch đã đề ra, - Nội dung quản lý: công tác quản lý các hoạt động tập thể, giáo dục học sinhchưa đồng bộ, chưa được quan tâm đúng mức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng tường học thân thiện. 4.2. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, trong đó: - Việc chỉ đạo tuyên truyền nhận thức về ý nghĩa của môi trường học thân thiện cho học sinh còn quá ít thời gian. - Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục và các đơn vị liên ngành trong các hoạt động xây dựng môi trường học tập thân thiện chưa đồng bộ. - Việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường học thân thiện chưa hiệu quả, đôi khi việc kiểm tra đánh giá các hoạt động chưa cụ thể để rút ra những kinh nghiệm cho kế hoạch năm học sau. - Môi trường quản lý: rất phức tạp gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường học thân thiện an toàn cho các em học sinh. 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về công tác quản lý việc xây dựng trường học thân thiện trường trung học phổ thông. 5.2. Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý các hoạt động xây dựng trường học thân thiện ở một số trường THPT quận 11 thành phố Hồ Chí Minh. 5.3. Đề xuất một số giải pháp cho công tác quản lý việc xây dựng trường học thân thiện trường trung học phổ thông trong thời gian tới. 6. Phương pháp nghiên cứu: 6.1. Phương pháp luận: 6.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc: Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc vào nghiên cứu cần đặt việc xây dựng trường học thân thiện trong quan hệ với các yếu tố giáo dục học sinh toàn diện và các yếu tố khác của công tác quản lý nhà trường THPT. 6.1.2. Quan điểm thực tiễn: 2T Nghiên cứu công tác quản lý việc xây dựng trường học thân thiện phải đặt trong quan hệ với điều kiện quản lý ở nhà trường Việt Nam nói chung và điều kiện quản lý trường trung học phổ thông nói riêng. 6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu tư liệu: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các tài liệu, sách báo, tạp chí, các đề án, các kế hoạch, chỉ thị của ngành giáo dục và đào tạo, các báo cáo kinh nghiệm của các trường....về lĩnh vực XDTHTT làm cơ sở lý luận cho đề tài. 6.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp chủ yếu dùng cho học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cấp trung học phổ thông 6 - Đối với học sinh: nhằm hiểu rõ nhận thức, hiểu biết của học sinh về trường học thân thiện và những công việc cụ thể mà nhà trường đã thực hiện để xây dựng trường học thân thiện. - Đối với giáo viên: khảo sát thái độ của giáo viên đối với công tác quản lý của Ban giám hiệu nhà trường trung học phổ thông, đối với những hoạt động cụ thể mà trường đã thực hiện để xây dựng trường học thân thiện - Đối với cán bộ quản lý (CBQL): khảo sát nhiệm vụ quản lý của Ban giám Hiệu trường và biện pháp đã thực hiện trong việc xây dựng trường học thân thiện tại trường. 6.2.3. Phương pháp quan sát: quan sát thực trạng công tác quản lý việc XDTHTT trường trung học phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh. - Cán bộ quản lý: thông qua các hoạt động thực hiện quản lý xây dựng trường học thân thiện như việc xây dựng và triển khai kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá. - Giáo viên: thực hiện đổi mới phương pháp giảng
Luận văn liên quan