Luận văn Thực trạng quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở ở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam độc lập, giàu mạnh, dân chủ và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Muốn hoàn thành nhiệm vụ đó, giáo dục phải đóng vai trò chủ đạo trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao – những con người có đủ kiến thức, sức khỏe, tay nghề, kỹ năng sống, năng lực tự thích nghi, tự sáng tạo để giải quyết những vấn đề mà cuộc sống đặt ra. NQTW 4 khóa VII (tháng 2 năm 1993) đã xác định phải “khuyến khích tự học”. NQTW 2 khóa VIII (tháng 7 năm 1996) tiếp tục khẳng định: “Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học ” Định hướng trên đã được thể chế hóa trong Luật Giáo dục 2005, điều 28.2: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm .”

pdf149 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở ở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _____________ ĐẶNG NGỌC THÁI THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN LONG ĐIỀN, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 60.14.05. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ HẠNH NGA Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2008. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với: - Ban Giám hiệu, Phòng Khoa học công nghệ - Sau Đại học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. - Các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và viết luận văn. - Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tiến sĩ Đỗ Hạnh Nga, người đã hết sức tận tình, chu đáo trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn: - Lãnh đạo và chuyên viên phòng GD&ĐT huyện Long Điền. -Các thầy cô Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở tại huyện Long Điền. -Gia đình, bè bạn và các đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi học tập và hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi kính mong sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2008 Đặng Ngọc Thái DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Cán bộ quản lý CBQL Cao đẳng sư phạm CĐSP Công nghệ thông tin CNTT Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CNH - HĐH Điểm trung bình ĐTB Giáo viên GV Giáo viên chủ nhiệm GVCN Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HĐGDNGLL Học sinh HS Phương pháp dạy học PPDH Quản lý giáo dục QLGD Quản lý nhà trường QLNT Sách giáo khoa SGK Nghị quyết Trung ương NQTW Tần số TS Trung học cơ sở THCS PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam độc lập, giàu mạnh, dân chủ và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Muốn hoàn thành nhiệm vụ đó, giáo dục phải đóng vai trò chủ đạo trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao – những con người có đủ kiến thức, sức khỏe, tay nghề, kỹ năng sống, năng lực tự thích nghi, tự sáng tạo để giải quyết những vấn đề mà cuộc sống đặt ra. NQTW 4 khóa VII (tháng 2 năm 1993) đã xác định phải “khuyến khích tự học”. NQTW 2 khóa VIII (tháng 7 năm 1996) tiếp tục khẳng định: “Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học” Định hướng trên đã được thể chế hóa trong Luật Giáo dục 2005, điều 28.2: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm.” Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Đây là hoạt động tất yếu gắn liền với quá trình học tập, là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Một yếu tố quan trọng trong dạy học là nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen tự học, biết vận dụng một cách linh hoạt những điều đã biết vào trong các tình huống mới; biết tự lực phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong thực tiễn thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có trong mỗi con người để họ thích ứng với cuộc sống, công tác, lao động và học tập. Từ năm học 2002 – 2003, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã thay đổi đồng bộ giáo dục bậc trung học cơ sở (THCS) bằng việc thay đổi sách giáo khoa, nội dung chương trình, phương pháp và phương tiện dạy học, phương thức kiểm tra và đánh giá theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Nội dung chương trình THCS mới được thiết kế theo hướng giảm tính lý thuyết kinh viện, tăng tính thực tiễn, thực hành; bảo đảm vừa sức, khả thi; giảm số tiết học trên lớp, tăng thời gian tự học và hoạt động ngoại khóa. Nhìn chung, chương trình mới có nhiều tiến bộ so với chương trình cũ trong việc phát huy khả năng học tập tích cực, chủ động của học sinh (HS). Nhiều HS chăm chỉ, được thầy cô giáo hướng dẫn đã phát triển tốt năng lực tự học, khả năng tự chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng kiến thức khá nhuần nhuyễn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều em tuy rất cố gắng nhưng kết quả học tập lại chưa tương xứng với công sức bỏ ra. Ngoài ra, vẫn còn không ít HS yếu kém cả về nhận thức, thái độ cũng như phương pháp, kỹ năng học tập. Rõ ràng các em chưa biết cách tự học. Đối với giáo viên (GV), chương trình mới mang đến cả thích thú lẫn thách thức. Sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (CNTT) tăng thêm hiệu quả cho giờ dạy. Tuy nhiên, GV còn gặp khó khăn trong việc dành thời gian hướng dẫn HS tự học vì lượng kiến thức khá nhiều. Nhiều GV còn chuyển biến chậm trong việc thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu của chương trình cũng như thiếu đầu tư trong việc vận dụng phương pháp và phương tiện mới nên kết quả dạy và học chưa cao. Do phương pháp giảng dạy của GV có ảnh hưởng lớn đến phương pháp tự học của HS nên cần thiết phải phân tích được các ảnh hưởng chủ quan và khách quan về nhận thức, tay nghề của GV nhằm xây dựng các chủ trương, giải pháp thích hợp cho việc đẩy mạnh phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, tự học của HS. Trong công tác quản lý nhà trường, các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng (HT) nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS vẫn còn mang tính tự phát, đối phó và thiếu đồng bộ bởi chưa xuất phát từ lý luận khoa học phù hợp. Trọng tâm công tác quản lý nhà trường của HT – quản lý quá trình dạy và học, trong đó có phát triển năng lực tự học của HS – chưa được đầu tư đúng mức nên chưa đáp ứng tốt yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục. Vì những nguyên nhân trên, người nghiên cứu xin chọn đề tài “Thực trạng về công tác quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở ở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.” với mong muốn đánh giá đúng thực trạng quản lý của HT các trường THCS trên địa bàn và bước đầu đưa ra một số biện pháp quản lý khả thi trên cơ sở lý luận khoa học và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về học tập của HS, giảng dạy của GV, quản lý chỉ đạo của cán bộ quản lý (CBQL) ở các trường THCS nhằm góp phần vào sự phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ mới. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về tự học và thực trạng chất lượng tự học của HS THCS, người nghiên cứu bước đầu đề xuất một số biện pháp quản lý của HT nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS THCS. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 3.1. Xác định cơ sở lý luận của việc xây dựng biện pháp quản lý của HT nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh THCS 3.2. Phân tích thực trạng tự học của học sinh THCS và thực trạng công tác quản lý của HT nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh THCS huyện Long Điền. 3.3. Xây dựng các biện pháp quản lý của HT nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh THCS huyện Long Điền. 4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: Nếu xây dựng được một hệ biện pháp quản lý của HT mang tính khoa học, khả thi nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS thì sẽ tăng hiệu quả việc cải tiến, đổi mới công tác quản lý trường THCS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo. 5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh THCS. 4.2. Khách thể nghiên cứu: Năng lực tự học của học sinh THCS. 6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU: 6.1. Về nội dung: Đề tài chỉ giới hạn ở công tác quản lý quá trình dạy - học của HT nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS THCS mà không đi sâu nghiên cứu hệ thống kiến thức, kỹ năng tự học của HS hay nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học của GV. Các số liệu về thực trạng tình hình giáo dục huyện Long Điền được tính từ thời điểm huyện Long Điền được hình thành (từ năm 2003 đến nay). 6.2. Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài chỉ khảo sát học sinh của 5 trường và cán bộ quản lý, giáo viên của 7/7 trường THCS thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 7.1. Nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp và hệ thống những vấn đề lý luận có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 7.2. Phương pháp chuyên gia: Sử dụng phương pháp này trong việc xin ý kiến chuyên gia (CBQL và chuyên viên Phòng Giáo dục - Đào tạo) về các vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài. 7.3. Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn trực tiếp một số CBQL, GV và HS khi tìm hiểu nhận thức, thái độ, sự quan tâm của họ về những vấn đề mà đề tài nghiên cứu. 7.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Người nghiên cứu sử dụng phiếu này để tìm hiểu thực trạng: - Vấn đề về nhận thức, thái độ, mức độ quan tâm, phương pháp và kỹ năng tự học của HS. - Vấn đề về thực trạng giảng dạy và đổi mới phương pháp giảng dạy của GV - Vấn đề về phương pháp quản lý của HT trong việc nâng cao năng lực tự học cho HS. Số lượng câu hỏi cho từng loại phiếu như sau: + Phiếu thăm dò ý kiến HS có 14 câu hỏi, mẫu thăm dò là 506 phiếu + Phiếu thăm dò ý kiến GV có 15 câu hỏi, mẫu thăm dò là 312 phiếu. + Phiếu thăm dò ý kiến CBQL có 16 câu hỏi, số lượng 16 phiếu. 7.5. Phương pháp quan sát: Người nghiên cứu sử dụng phương pháp này để tìm hiểu: - Công tác quản lý của HT trong hoạt động tự học của HS - Hoạt động giảng dạy, công tác chủ nhiệm và giáo dục ngoài giờ lên lớp của GV - Hoạt động tự học của HS. 7.6. Phương pháp toán thống kê: Dùng trong khi xử lý số liệu từ phiếu điều tra. 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI: 8.1. Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tự học của HS và công tác quản lý của HT trong việc nâng cao năng lực tự học cho học sinh THCS tại huyện Long Điền 8.2. Xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý của HT nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh THCS tại huyện Long Điền. Nếu phù hợp có thể áp dụng cho các trường THCS nằm trên những địa bàn tương tự. 9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh THCS. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh THCS ở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chương 3: Đề xuất một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh THCS ở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Cuối luận văn có danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THCS. 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu các biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực tự học 1.1.1. Các quan điểm và tư tưởng trong lịch sử giáo dục học Từ thời cổ đại, các nhà sư phạm như Khổng Tử, Socrates, Aristot...đã từng nói đến tầm quan trọng to lớn của việc phát huy tính tích cực nhận thức của người học: Khổng Tử (551-479 trước Công Nguyên) đã từng nhấn mạnh: “Đơn cử cho biết một góc, còn ba góc không chịu tự suy nghĩ thì dừng lại không dạy nữa” (Cử nhất ngung, tam dĩ bất ngung phản tắc, tắc phục dã) hay “Học mà không suy nghĩ thì dễ mắc sai lầm, suy nghĩ mà không học thì mất nhiều thời gian, thậm chí là không đem lại kết quả” (Học nhi bất tư tắc võng. Tư nhi bất học tắc đãi) [9]. Socrates (469-339 trước Công Nguyên) với phương pháp mang tên mình (còn gọi là phương pháp đỡ đẻ) luôn đề cao tầm quan trọng của phương pháp đàm thoại để đi đến chân lý trong học tập. Đây chính là cơ sở của phương pháp dạy học nêu vấn đề hiện nay [35]. Tư tưởng nhấn mạnh vai trò tích cực của người học, xem người học là chủ thể của quá trình học tập đã được J. A. Commenxki (1592-1670) – ông tổ của nền giáo dục cận đại, một Galilê của giáo dục, người đã đưa ra những yêu cầu cải tổ nền giáo dục với những phương pháp dạy học nhằm hướng cho học sinh tìm tòi, suy nghĩ để tự nắm bắt bản chất của sự vật hiện tượng – nhắc đến từ thế kỷ XVII: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách...hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn” [35]. J.J. Rousseau (1712-1778) đã viết trong tác phẩm Ê-min nổi tiếng của mình: “...khêu gợi tinh thần yêu chuộng khoa học và cấp cho các em phương pháp học khoa học khi nào tinh thần yêu chuộng khoa học phát triển hơn nữa. Đó là nguyên tắc căn bản của một nền giáo dục tốt.” [50, tr. 475]. Rải rác trong nhiều tác phẩm khác nhau, những nhà triết học của phương Tây đã tiếp tục bàn về tư tưởng tự học, sự phát huy tính tích cực nhận thức của người học trong các tác phẩm của mình. Những tư tưởng ấy đã góp phần đặt nền móng cho sự phát triển của giáo dục hiện đại. 1.1.2. Các quan điểm và tư tưởng trong giai đoạn hiện đại 1.1.2.1. Trên thế giới Thế kỷ XX chứng kiến những bước nhảy vọt lớn lao của toàn nhân loại. Nhằm đào tạo những con người có đủ kiến thức, năng lực phục vụ cho sự tiến bộ xã hội, các nhà giáo dục đã đưa ra nhiều quan điểm tiến bộ dựa trên những cơ sở lý thuyết tâm lý, giáo dục khác nhau. Trên cái nền chung ấy, tư tưởng tự học đã được đi sâu nghiên cứu dưới nhiều góc độ. Phần lớn các nghiên cứu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động tự học đối với sự phát triển tư duy cũng như rèn luyện thói quen học tập và nghiên cứu suốt đời cho người học. Mặt khác, các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra được: muốn nâng cao năng lực và hiệu quả tự học, GV phải biết tổ chức các hoạt động nhận thức cũng như hướng dẫn tự học cho học sinh. Nhà giáo dục Mỹ J. Dewey (1859-1952) đã khẳng định: “Toàn bộ quá trình giáo dục phải được hiểu là quá trình học suy nghĩ thông qua giải quyết các vấn đề” để từ đó hình thành và phát triển trí tuệ. Và từ trí tuệ đi đến năng lực giải quyết vấn đề [35]. Trong tác phẩm “Tự học như thế nào”, nhà bác học, nhà văn hóa Nga N.A. Rubakin (1862-1946) đã chỉ ra phương pháp tự học để nâng cao kiến thức, mở rộng tầm nhìn. Rubakin đặc biệt chú trọng đến việc đến việc đọc sách. Ông khẳng định: hãy mạnh dạn tự mình đặt câu hỏi rồi tự mình tìm lấy câu trả lời – đó chính là phương pháp tự học. Vào thập niên 30 của thế kỷ XX, nhà giáo dục nổi tiếng Nhật Bản Tsunesaburo Makiguchi (1871-1944) đã nhấn mạnh: “Giáo viên không bao giờ học thay cho học viên mà học viên phải tự mình học lấy. Nói khác đi, dù giáo viên có làm gì đi nữa thì mọi tri thức được truyền thụ vẫn không có giá trị nếu họ không làm cho học sinh tự mình kiểm nghiệm và thực nghiệm những tri thức đó” [28, tr. 152]. Vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, các nhà giáo dục Âu Mỹ đã tăng cường nghiên cứu để tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp với những đổi thay lớn lao khi nhân loại đi vào cuộc cách mạng thông tin và nền kinh tế tri thức. Năm 1999, tổ chức UNESCO đã từng nhắc nhở các chuyên gia của mình: Đừng biến người được đào tạo và bồi dưỡng trở thành một thứ gà công nghiệp. Sự “no đầy kiến thức” sẽ là một tai họa hơn là một vận may. Hãy giúp họ biết tự học nhiều hơn được đi học. Đó là mấu chốt của thành công. Peter Vaill, GS đại học Antioch nhấn mạnh: “Mục tiêu quan trọng của giáo dục là giúp học sinh trở thành chuyên gia thích ứng”. Điều này có nghĩa là người học được trang bị tổ hợp kỹ năng, tri thức, thái độ và giá trị để nhận thức được tầm quan trọng của việc học, có phương pháp học tập đúng đắn, có thể tự học suốt đời nhằm thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại. Nhà giáo dục S. Rassekh đã bàn về sự thay đổi của giáo dục trong thế kỷ XXI: “Quyền lực của giáo viên không còn dựa trên sự thụ động và dốt nát của học sinh mà dựa trên năng lực của giáo viên góp phần vào sự phát triển tột đỉnh của các em...Một GV sáng tạo là một GV biết giúp đỡ HS tiến bộ nhanh chóng trên con đường tự học.” [27]. Trong tác phẩm “Nền giáo dục cho thế kỷ XXI: Những triển vọng của Châu Á – Thái Bình Dương” (1991), Nhà giáo dục Ấn Độ Raja Roy Singh đã viết: “Học để học nữa, học thường xuyên và học suốt đời, tất cả gắn liền với nhau. Cơ sở cho quá trình này là học cách học, tóm lược mục tiêu giáo dục và mục tiêu của việc học và dạy ngay từ những giai đoạn đầu tiên. Chính trong hoạt động học, trong khi tiếp thu tri thức và vận dụng tri thức mà lòng ham học được kích thích và cũng chính từ đó, khả năng học độc lập được phát triển.” [39, tr.116]. Năm 1996, hội đồng quốc tế Jacques Delors về giáo dục cho thế kỷ XXI đã gởi UNESCO bản báo cáo “Học tập – một kho báu tiềm ẩn”. Báo cáo đã phân tích nhiều vấn đề của giáo dục trong thế kỷ XXI, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của người học, cách học cần phải được dạy cho thế hệ trẻ. Trong cuốn sách nổi tiếng Cách mạng học tập (1999), Cordon Dryden và Jeannette Vos đã đề ra công thức MASTER để hướng dẫn người học phát huy năng lực học tập của bản thân (M = Mind set for successs, A = Acquire knowledge, S = Search out the meaning, T = Trigger the memory, E = Exhibit knowledge, R = Reflect how to learn). [27, tr. 93]. Hầu hết các nghiên cứu gần đây của các nhà giáo dục
Luận văn liên quan