Luận văn Thực trạng quản lý việc duy trì sĩ số học sinh tại các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập ở Tp Hồ Chí Minh

Lý do chọn đề tài 1.1. Vai trò vị trí của giáo dục đào tạo trong sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội của nước ta Trong công cuộc công nghiệp hóa (CNH), Hiện đại hóa (HĐH) đất nước “những chính sách, giải pháp đúng trong phát triển giáo dục và đào tạo phải hướng tới hình thành một nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại ngày nay”(1) - Nguồn nhân lực là một bộ phận của nguồn vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng cần được huy động và sử dụng có hiệu quả như các nguồn vốn khác (tài nguyên thiên nhiên, tài sản cố định, tích lũy từ nhiều thế hệ, vị trí địa lý, nhiều loại vốn hữu hình, vô hình khác v.v.). Hơn thế nữa, nguồn nhân lực còn cần được bồi dưỡng, phát triển để tăng thêm giá trị cho con người, thông qua những yếu tố như giáo dục và đào tạo, sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường việc làm, trong đó giáo dục và đào tạo là cơ sở cho những yếu tố khác. - Nguồn nhân lực là nguồn vốn quý giá nhật, có vai trò quyết định sự thành công của công cuộc CNH, HĐH nếu ta biết bồi dưỡng, phát huy và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả. Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc vv là những nước nghèo về tài nguyên thiên nhiện, nhưng đã thành công trong công cuộc CNH, vì đã biết phát triển nguồn nhân lực của mình, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ thành thạo về kỹ thuật, thương mại, quản lý v.v. tạo ra lợi thế mới về năng suất lao động và đạt được hiệu suất tư bản cao; những nước này không có mỏ than, sắt nhưng lại xây dựng được ngành luyện kim hùng hậu bậc nhất trên thế giới. Từ đó, tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục – đào tạo hướng vào CNH, HĐH được cụ thể hóa thêm với một số nhận thức mới sau đây:

pdf86 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý việc duy trì sĩ số học sinh tại các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập ở Tp Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP.HOÀ CHÍ MINH ___________________ Nguyeãn Troïng Taán THÖÏC TRAÏNG QUAÛN LYÙ VIEÄC DUY TRÌ SÓ SOÁ HOÏC SINH TAÏI CAÙC TRÖÔØNG TRUNG CAÁP CHUYEÂN NGHIEÄP NGOAØI COÂNG LAÄP ÔÛ TP HOÀ CHÍ MINH Chuyeân ngaønh : Quaûn lyù Giaùo duïc Maõ soá : 60 14 05 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ Ù GIAÙO DUÏC HOÏC NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC PGS-TS. HOAØNG TAÂM SÔN Thaønh phoá Hoà Chí Minh - 2008 LỜI CẢM ƠN -Toâi xin chaân thaønh caûm ôn Quyù Thaày, Coâ Lãnh đạo, các phòng, ban chức năng và Khoa tâm lý – Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh; Quyù Thaày, Coâ giaûng vieân Lôùp Cao hoïc Quaûn lyù giaùo duïc khoaù 17 nieân khoaù 2006-2009 ñaõ giuùp ñôõ toâi trong quaù trình hoïc taäp. - Toâi xin chân thành cảm ơn Thầy PGS. TS. Hoàng Tâm Sơn đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi hoaøn thaønh luaän vaên naøy. - Xin chaân thaønh caûm ôn Quyù Thaày, Coâ trong ban Lãnh đạo cùng các giaùo vieân ở các trường Trung hoïc tư thục Tin hoïc -Kinh tế Saøi goøn, Trung hoïc daân laäp Kinh teá –Kyõ thuaät Vaïn töôøng, Trung hoïc tư thục Kinh tế - Kỹ thuật Sài gòn, Trung hoïc dân lập Công nghệ Thông tin Sài Gòn; caùc Anh, chò hoïc vieân Lôùp Cao hoïc Quaûn lyù Giaùo duïc Khoaù 17 đã tạo ñiều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này. Mặc dù đã rất cố gắng, song luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong Quý Thầy, Cô và các Anh, Chị đồng nghiệp tận tình goùp yù thêm. Xin caûm ôn. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý GD-ĐT : Giáo dục và đào tạo HĐQT : Hội đồng quản trị HT : Hiệu trưởng GV : Giáo viên HS : Học sinh PPGD : Phương pháp giảng dạy QL : Quản lý QLGD : Quản lý giáo dục CSVC -KT : Cơ sở vật chất -kỹ thuật TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp THCN : Trung học chuyên nghiệp THCN-NCL : Trung học chuyên nghiệp-ngoài công lập THTT KT-KT Sài Gòn : Trung học Tư thục Kinh tế - Kỹ thuật Sài gòn THDL KT-KT Vạn Tường : Trung học dân lập Kinh tế -kỹ thuật Vạn tường THDL CN TT Sài Gòn : Trung học dân lập Công nghệ thông tin Sài gòn TH TT TH-KT Sài gòn : Trung học tư thục Tin học-Kinh tế Sài Gòn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Vai trò vị trí của giáo dục đào tạo trong sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội của nước ta Trong công cuộc công nghiệp hóa (CNH), Hiện đại hóa (HĐH) đất nước “những chính sách, giải pháp đúng trong phát triển giáo dục và đào tạo phải hướng tới hình thành một nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại ngày nay”(1) - Nguồn nhân lực là một bộ phận của nguồn vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng cần được huy động và sử dụng có hiệu quả như các nguồn vốn khác (tài nguyên thiên nhiên, tài sản cố định, tích lũy từ nhiều thế hệ, vị trí địa lý, nhiều loại vốn hữu hình, vô hình khác v.v...). Hơn thế nữa, nguồn nhân lực còn cần được bồi dưỡng, phát triển để tăng thêm giá trị cho con người, thông qua những yếu tố như giáo dục và đào tạo, sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường việc làm, trong đó giáo dục và đào tạo là cơ sở cho những yếu tố khác. - Nguồn nhân lực là nguồn vốn quý giá nhật, có vai trò quyết định sự thành công của công cuộc CNH, HĐH nếu ta biết bồi dưỡng, phát huy và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả. Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc vv là những nước nghèo về tài nguyên thiên nhiện, nhưng đã thành công trong công cuộc CNH, vì đã biết phát triển nguồn nhân lực của mình, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ thành thạo về kỹ thuật, thương mại, quản lý v.v... tạo ra lợi thế mới về năng suất lao động và đạt được hiệu suất tư bản cao; những nước này không có mỏ than, sắt nhưng lại xây dựng được ngành luyện kim hùng hậu bậc nhất trên thế giới. Từ đó, tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục – đào tạo hướng vào CNH, HĐH được cụ thể hóa thêm với một số nhận thức mới sau đây: - Sự phát triển GD-ĐT phải hướng tới hình thành nguồn nhân lực có chất lượng mới, đòi hỏi GD-ĐT phải gắn liền với thị trường sức lao động của công cuộc CNH, HĐH, bố trí lại ngành nghề, xác định chất lượng đào tạo mới, thiết kế lại nội dung chương trình. Điều quan trọng là người tốt nghiệp có khả năng thích ứng và cơ động trước những biến đổi của thị trường sức lao động. - Sự phát triển GD-ĐT nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đòi hỏi nhà trường cũng phải được công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với những đặc điểm của GD-ĐT. Đặc biệt phải nhanh chóng đổi mới phương pháp đào tạo, phương pháp tổ chức quản lý, làm cho nhà trường có đủ sức hấp dẫn thu hút thêm sự đầu tư của nhà nước, sự đóng góp của xã hội, tạo điều kiện cho nhà trường nâng cao được khả năng “tự thân vận động”. - Sự phát triển GD-ĐT ngày nay đòi hỏi xây dựng được mối quan hệ liên thông rộng rãi với thế giới, làm cho nền giáo dục có khả năng tiếp nhận và chọn lọc các thành tựu tiền tiến về GD-ĐT của thế giới, tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận với những chuẩn mực quốc tế. - Sự phát triển GD-ĐT phải đáp ứng những yêu cầu phát triển cao và bền vững của kinh tế-xã hội. Do vậy phải phấn đấu xây dựng nền giáo dục nước ta thành một nền giáo dục tiền tiến theo kịp sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Cùng với sự phát triển manh mẽ của hệ thống giáo dục quốc dân, những năm qua, nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề đã được thành lập và đi vào hoạt động, nâng tổng số các trường trong cả nước đạt khoảng: - Hơn 400 trường đại học, cao đẳng - 300 trường trung cấp chuyên nghiệp Đó là chưa kể các trường sau đây do Bộ Lao động –Thương binh –Xã hội quản lý trực tiếp gồm: - 4 trường đại học sư phạm kỹ thuật - 3 trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Nghề và hơn 80 trường cao đẳng nghề, khoảng 200 trường trung cấp nghề vừa được đổi tên và nâng cấp sau khi luật dậy nghề có hiệu lực. 1.2. Sự phát triển của hệ thống các trường TCCN ngoài công lập tại Tp.HCM với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực Trong sự phát triển chung của đất nước, tại TP HCM, một số trường cũng được thành lập và đang đi vào hoạt động. Riêng các trường Trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập đến nay đã có 23 trường, trong tổng số 37 trường TCCN toàn thành phố, các trường này vừa đào tạo nguồn nhân lực có trình độ Trung cấp cho TP HCM, vừa cho các tỉnh khác với những ai có nhu cầu muốn theo học ở trình độ này. 1.3. Tính cấp thiết của đề tài 1.3.1 Công tác tuyển sinh hàng năm của các trường TCCN ngoài công lập có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với việc ổn định và phát triển của trường. +) Trường ngoài công lập có quyền bình đẳng như các trường công lập khác trong mọi hoạt động của mình, điều này đã được luật pháp quy định. Nhưng về mặt tài chính thì trường ngoài công lập phải hoàn toàn tự lo liệu và giải quyết, miễn sao những hoạt động tài chính của trường phải tuân thủ đúng những quy định chung của nhà nước. được thể hiện thông qua những chính sách và những nguyên tắc về quản lý tài chính. Nguồn tài chính của các trường ngoài công lập được tạo nên chủ yếu từ các nguồn sau đây: - Từ việc góp vốn của các nhà sáng lập trường, của các thành viên Hội đồng quản trị và có thể từ các cổ đông. - Từ nguồn thu học phí của học sinh hàng năm là chủ yếu. - Ngoài ra có thể còn có từ một vài nguồn thu phụ khác, liên kết đào tạo v.v +) Để bảo đảm cho nhà trường ngoài công lập tồn tại, đứng vững và phát triển, trường cần phải có một nguồn tài chính ổn định và không ngừng tăng trưởng hàng năm. Nguồn tài chính này phụ thuộc rất nhiều vào việc thu học phí của học sinh, do vậy công tác tuyển sinh hàng năm có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của nhà trường ngoài công lập. 1.3.2. Việc duy trì sĩ số hàng năm, hạn chế tình trạng bỏ học sau khi nhập học có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và đứng vững của trường. Từ thực tế trên, việc duy trì sĩ số học sinh ở từng năm học của trường được xem như một giải pháp cực kỳ quan trọng, vừa có ý nghĩa để duy trì hoạt động đào tạo, vừa có ý nghĩa cho việc ổn định và gia tăng nguồn thu tài chính của trường, là tiềm lực cho sự phát triển mọi mặt hoạt động khác. Vì vậy, sau khi đã hoàn thành việc tuyển sinh cho từng năm học, quá trình đào tạo sẽ được tiến hành theo kế hoạch của từng trường. Nhưng một thực tế diễn ra ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề nói chung và ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập nói riêng là số học sinh bỏ học ngang chừng chiếm một tỷ lệ khá cao, thông thường từ 15-30% sĩ số học sinh của một khóa học, vì lý do dễ hiểu là – có rất nhiều lý do (tiêu cực, cũng như tích cực) để dẫn dắt một học sinh đến học ở một trường TCCN và như vậy cũng có nhiều lý do để học sinh bỏ học sau một thời gian ngắn vào học ở trường. - Nếu có được những giải pháp hữu hiệu để duy trì sĩ số học sinh, thì điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại, đứng vững và phát triển của các trường TCCN ngoài công lập. vì vậy tôi chọn đề tài này để nghiên cứu, mong tìm được những giải pháp hữu hiệu hơn với hy vọng góp một phần nhỏ nào đó vào việc giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay đang tồn tại ở các trường TCCN nói chung và các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập nói riêng tại TP HCM. 1.3.3. Sơ lược về những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu Chiến lược phát triển kinh tế –xã hội của Việt Nam tới năm 2010 dự kiến là một quốc gia: - Có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. - Xã hội ổn định, đảm bảo công bằng và đời sống cao cho nhân dân. - Giữ gìn bản sắc truyền thống và văn hóa Việt Nam - Có nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới, có khả năng cạnh tranh quốc tế. - Có đặc điểm của một xã hội công nghiệp và dựa vào trí thức trong vòng 20 năm tới. Tầm nhìn này được thể hiện bằng những mục tiêu cụ thể: - Xóa đói, giảm nghèo -Phổ cập giáo dục THCS - Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 1/3 xuống còn 20-25% - Tăng tuổi thọ trung bình từ 68 lên 70-75 tuổi. - GDP tăng gấp 2 lần vào năm 2010, thông qua tăng trưởng kinh tế hàng năm lên 8% - Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 25%-16%; tỷ trọng công nghiệp tăng từ 35%-40%; tỷ trọng dịch vụ tăng từ 40%-43%. Để thực hiện những mục tiêu trên, chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo 2001-2010 đã nêu ra bối cảnh, thời cơ và những thách thức mới cho nền giáo dục nước nhà, -Mục tiêu chung: - Giáo dục – đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Mở rộng quy mô đi đôi với coi trọng chất lượng giáo dục – đào tạo và hiệu quả sử dụng, đáp ứng nhu cầu nhân lực trước mắt và lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân, tiến tới một xã hội học tập. Thực hiện mục tiêu trên, những năm qua hệ thống các trường lớp được phát triển mạnh mẽ và không ngừng mở rộng, đặc biệt là các trường ngoài công lập từ đại học, cao đẳng, đến trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề nhằm đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, với mong muốn đến năm 2010, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở các trình độ đạt tỷ lệ sau: - Cao đẳng, đại học, sau đại học : 6% - Trung cấp chuyên nghiệp : 8% - CNKT : 26% Tổng cộng : 40% Thực tế hiện nay, tỷ lệ trên đang mất cân đối khá mạnh, dẫn đến tình trang thừa Thày, thiếu thợ đặc biệt là những CNKT có tay nghề bậc cao, Nhưng không vì thế mà việc tuyển sinh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề (nay là trung cấp nghề) bớt đi những khó khăn. Do nhận thức chưa đầy đủ, hoặc do những tác động về mặt tâm lý, nhiều học sinh và cả gia đình họ đều không muốn cho con, em mình vào học ở các trường Nghề hoặc ở trường TCCN, nhiều học sinh chỉ vào học ở các trường này khi không còn cách nào khác. Vì thế ngay cả khi đã vào học nghề, học sinh vẫn chưa thực sự yên tâm để học tập và sẵn sàng bỏ học ngang chừng khi có điều kiện mới thích hợp và được cho là tốt hơn. - Tình trạng bỏ học nhiều sau một thời gian ngắn vào học đang là một thực tế và là điều bức xúc hiện nay ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại TP HCM, tạo ra những khó khăn cho hoạt động đào tạo và thâm hụt về mặt tài chính của trường, đôi khi rất khó giải quyết Vì thế, việc duy trì sĩ số học sinh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại TPHCM , đang là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý ở các trường này. Do vậy, mỗi trường đều cố gắng tìm biện pháp giải quyết theo cách riêng của mình, theo kiểu gặp đâu giải quyết đó, công việc mang tính chất sự vụ, chạy theo công việc hàng ngày diễn ra, miễn sao hạn chế việc bỏ học chừng nào hay chừng đó nhằm duy trì sĩ số học sinh. 1.4. Về bản thân người nghiên cứu - Là hiệu trưởng của một trường TCCN ngoài công lập nên tôi có được những điều kiện cần thiết để giải quyết trực tiếp những vấn đề liên quan đến học sinh. - Bản thân cũng đã có được những thực tế nhất định trong việc quản lý một nhà trường TCCN nên sẽ giúp cho việc thực hiện đề tài này. 2. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ thực trạng quản lý về việc duy trì sĩ số học sinh của một số trường ngoài công lập tại TP HCM - Đề xuất được những giải pháp phù hợp, có hiệu quả cho việc duy trì sĩ số học sinh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu - Hoạt động về duy trì sĩ số học sinh của Hiệu trưởng, Cán bộ quản lý, Giáo viên, học sinh học sinh một số trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập ở TP HCM. 3.2. Đối tượng nghiên cứu - Thực trạng quản lý việc duy trì sĩ số học sinh tại các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập ở TP HCM. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 4.2. Thực trạng quản lý việc duy trì sĩ số học sinh ở một số trường TCCN Ngoài công lập tại TP HCM. 4.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý việc duy trì sĩ số học sinh tại các trường TCCN ngoài công lập ở TP HCM trong thời gian tới. 5. Giới hạn nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng và giải pháp quản lý việc duy trì sĩ số học sinh tại 4 trường ở khóa học 2005 và 2006:  Trường TH TT Kinh tế – Kỹ thuật Sài Gòn.  Trường TH Dân lập Kinh tế – Kỹ thuật Vạn Tường.  Trường TH Dân lập Công nghệ thông tin Sài Gòn.  Trường Trung học TT Tin học –Kinh tế Sài Gòn 6. Giả thuyết nghiên cứu - Trên cơ sở khảo sát thực trạng để đưa ra các giải pháp quản lý sẽ giúp cho việc duy trì sĩ số học sinh trong quá trình đào tạo tại các trường TCCN ngoài công lập, tạo điều kiện cho việc ổn định hoạt động của nhà trường. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm mục đích thu thập tư liệu để xây dựng tổng luận nghiên cứu của đề tài. 7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến lãnh đạo trường, cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh nhằm mục đích làm rõ thực trạng và giải pháp quản lý việc duy trì sĩ số học sinh tại các trường TCCN ngoài công lập ở TP HCM với mẫu nghiên cứu đại diện ở mỗi trường chọn: 10 cán bộ quản lý, 20 giáo viên, 150 học sinh với cách chọn ngẫu nhiên, Kết quả điều tra được xử lý theo phương pháp tính tỷ lệ phần trăm. 7.3. Phương pháp tọa đàm (trò chuyện): đối với học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và lãnh đạo trường nhằm bổ trợ cho phương pháp điều tra bằng phiếu. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. 1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Quản lý – quản lý giáo dục +) Quản lý: Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ: quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội và cả quan hệ giữa con người với chính bản thân mình xuất hiện theo. Điều này làm nảy sinh nhu cầu về quản lý. Trải qua tiến trình lịch sử phát triển từ xã hội lạc hậu đến xã hội văn minh, trình độ sản xuất, tổ chức, điều hành xã hội cũng phát triển theo. Đó là tất yếu lịch sử. Ngày nay, nhiều người thừa nhận rằng quản lý trở thành một nhân tố của sự phát triển xã hội. Quản lý trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến mọi người. Khái niệm “quản lý”là khái niệm rất chung, tổng quát. Nó dùng cho cho cả quá trình quản lý xã hội (xí nghiệp, trường học, đoàn thể, v.v..), quản lý giới vô sinh (hầm mỏ, máy móc v.v), cũng như quản lý giới sinh vật (vật nuôi, cây trồng, v.v). Riêng về quản lý xã hội, người ta lại chia ra ba lĩnh vực quản lý cơ bản tương ứng với ba loại hình hoạt động chủ yếu của con người: - Quản lý sản xuất, quản lý kinh tế - Quản lý xã hội-chính trị - Quản lý đời sống tinh thần: trong đó có dạng quản lý giáo dục. Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý: - Nguyễn Ngọc Quang (1998), nhà sư phạm, người góp phần đổi mới lý luận dạy học, trong tác phẩm của mình đã nói “Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định” [12, tr.130.]. - Trần Kiểm (1997), trong Giáo trình dùng cho học viên cao học Giáo dục học ”Quản lý giáo dục và trường học” tác giả đã viết “Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội” [11, tr.15] - Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất. - TS Nguyễn Bá Sơn (2000), trong tác phẩm “ Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý” đã viết: ” Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động”. [3, tr. 15] - Quản lý là một khoa học vì nó nghiên cứu, phân tích về công việc quản lý trong các tổ chức, các quan hệ quản lý. Nó tổng quát hóa các kinh nghiệm tốt thành các nguyên tắc và lý thuyết áp dụng cho mọi hình thức quản lý tương tự. Nó cung cấp khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu các môn học về quản lý. - Các khái niệm (thuộc lĩnh vực quản lý xã hội) trên đây, tuy khác nhau, song chúng có chung những dấu hiệu chủ yếu sau đây:  Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội.  Hoạt động quản lý là những tác động có tính hướng đích.  Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. - Sự thực hành quản lý là một nghệ thuật. Bởi vì, để quản lý có hiệu quả, nhà quản lý phải linh hoạt vận dụng các lý thuyết vào những tình huống cụ thể. Nó đòi hỏi sự khôn khéo và tinh tế cao để đạt tới mục tiêu. Nghệ thuật này chủ yếu phải được học ngay trong thực tiễn vế quản lý. *) Quản lý giáo dục: Hoạt động QLGD là một quá trình chủ thể quản lý tiến hành tổ hợp các chức năng quản lý nhằm đưa hệ khách thể quản lý tiến đến mục tiêu. Như vậy, QLGD là một loại lao động điều khiển lao động, là tác động điều khiển chống entropi. - QLGD là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý QLGD đến khách thể QLGD nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến. - QLGD (nói riêng là quản lý trường học) là quản lý tập thể giáo viên và học sinh để chính họ lại quản lý (đối với giáo viên) và tự quản lý (đối với học sinh) trong quá trình dạy học – giáo dục nhằm đào tạo ra sản phẩm là nhân cách người lao động mới. - Quản lý giáo dục là việc bảo đảm sự hoạt động của tổ chức trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống giáo dục và môi trường, là chuyển hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới. - Quản lý giáo dục là thiết kế và duy trì một môi trường mà t
Luận văn liên quan