Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Yêu nước, thương dân, cả cuộc đời người đấu tranh không mệt mỏi vì tự do hạnh phúc của nhân dân.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và phong phú về cách mạng Việt Nam, là sự hun đúc, kết tinh từ những tinh hoa ưu tú nhất của lịch sử tư tưởng dân tộc, thời đại và nhân loại; được trí tuệ, nhân cách Hồ Chí Minh làm cho thăng hoa, trở thành giá trị văn hóa Việt Nam hiện đại. Hồ Chí Minh không những nắm lấy cái tinh thần, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, hòa quyện với tinh hoa biện chứng phương Đông vào thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam để phát hiện, giải quyết những vấn đề của lịch sử cách mạng Việt Nam một cách đúng đắn, sáng tạo mà còn bổ sung mới, phát triển và làm phong phú hơn chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại mới để tạo nên cái riêng trong tư tưởng biện chứng của mình.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh không chỉ được phản ánh trong các bài nói, bài viết mà còn thể hiện qua quá trình chỉ đạo thực tiễn cách mạng phong phú, đa dạng, hiệu quả trong phong cách lối sống của Người và trên nhiều lĩnh vực. Trong đó quan điểm nổi bật nhất là tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc kết hợp giải phóng giai cấp mà cốt lõi là tinh thần đoàn kết dân tộc “Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của đông đảo quần chúng nhân dân và chỉ có thể thực hiện được bằng sức mạnh của khối thống nhất toàn dân, ”.
126 trang |
Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tư duy biện chứng Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó đối với công tác dân vận ở tỉnh Sơn là hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC
----- -----
DƯƠNG VĂN LĨNH
TƯ DUY BIỆN CHỨNG HỒ CHÍ MINH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC DÂN VẬN
Ở TỈNH SƠN LÀ HIỆN NAY
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2016
aaaaaa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC
----- -----
DƯƠNG VĂN LĨNH
TƯ DUY BIỆN CHỨNG HỒ CHÍ MINH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC DÂN VẬN
Ở TỈNH SƠN LÀ HIỆN NAY
Chuyên ngành : Triết học
Mã số : 60.22.03.01
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ VĂN ĐOÁN
HÀ NỘI - 2016
PHÊ
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Yêu nước, thương dân, cả cuộc đời người đấu tranh không mệt mỏi vì tự do hạnh phúc của nhân dân.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và phong phú về cách mạng Việt Nam, là sự hun đúc, kết tinh từ những tinh hoa ưu tú nhất của lịch sử tư tưởng dân tộc, thời đại và nhân loại; được trí tuệ, nhân cách Hồ Chí Minh làm cho thăng hoa, trở thành giá trị văn hóa Việt Nam hiện đại. Hồ Chí Minh không những nắm lấy cái tinh thần, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, hòa quyện với tinh hoa biện chứng phương Đông vào thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam để phát hiện, giải quyết những vấn đề của lịch sử cách mạng Việt Nam một cách đúng đắn, sáng tạo mà còn bổ sung mới, phát triển và làm phong phú hơn chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại mới để tạo nên cái riêng trong tư tưởng biện chứng của mình.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh không chỉ được phản ánh trong các bài nói, bài viết mà còn thể hiện qua quá trình chỉ đạo thực tiễn cách mạng phong phú, đa dạng, hiệu quả trong phong cách lối sống của Người và trên nhiều lĩnh vực. Trong đó quan điểm nổi bật nhất là tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc kết hợp giải phóng giai cấp mà cốt lõi là tinh thần đoàn kết dân tộc “Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của đông đảo quần chúng nhân dân và chỉ có thể thực hiện được bằng sức mạnh của khối thống nhất toàn dân,”.
Trong tinh thần đoàn kết, công tác vận động quần chúng nhân dân đoàn kết, thống nhất, chung sức một lòng thực hiện cách mạng, điều đó thể hiện rõ nhất sự phát triển tổng hợp của tư duy biện chứng, khoa học chính trị, nghệ thuật, tinh tế và sâu sắc bởi nó chứa đựng những tinh hoa của lịch sử tư tưởng biện chứng nhân loại nhưng không hề bị gò bó, máy móc mà Người vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong mọi hoàn cảnh cụ thể, ở mọi lĩnh vực và ngày càng phổ biến hơn trong quá trình cùng nhân dân thực hiện chèo lái con thuyền cách mạng.
Trong hoàn cảnh kháng chiến công tác vận động quần chúng là vấn đề cấp bách, còn trong sự phát triển lâu dài của cách mạng, đây là vấn đề mang tính chiến lược.
Đảng ta xác định: “Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nước ta; là điều kiện quan trọng đảm bảo có sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
Bước vào công cuộc đổi mới, bên cạnh những thành tựu đạt được trong lĩnh vực vận động quần chúng của Đảng. Song cũng bộc lộ những khuyết điểm hạn chế. Tại Hội nghị triển khai chương trình hành động thực hiện nghị quyết Đại hội XII (27-5-2016) của Đảng về công tác dân vận. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Đảng ta và Bác Hồ luôn xác định dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta”.
“Bên cạnh những thành tích, tiến bộ công tác dân vận cũng còn những mặt hạn chế, yếu kém mà Đại hội XII đã chỉ ra. Đó là: Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận quyết định của Đảng về công tác dân vận hiệu quả chưa cao; chưa đánh giá, dự báo kịp thời những diễn biến tư tưởng nhân dân; chậm đổi mới nội dung, phương thức vận động, tập hợp quần chúng trong tình hình mới”
Dân vận là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, là một đặc trưng chủ yếu trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Công tác Dân vận không chỉ là vận động nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, mà còn là phương thức thu hút nhân dân vào việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách đó. Trong những hoạt động này vấn đề cốt lõi là phải quan tâm đến lợi ích chính đáng của nhân dân. Vấn đề tưởng như đơn giản, dễ làm nhưng thực tế đến nay nhiều lúc, nhiều nơi vẫn làm chưa tốt. Bên cạnh số đông cán bộ đảng viên vẫn giữ được phẩm chất cách mạng và gắn bó với nhân dân, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên mang nặng bệnh quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, nạn tham ô, hối lộ vẫn còn xảy ra. Không ít đoàn thể cũng bị quan liêu hoá, hành chính hoá, không chịu đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tập hợp các tầng lớp nhân dân, làm giảm sự gắn bó của nhân dân với Đảng và Nhà nước... những hiện tượng đó là tiếng chuông cảnh báo để chúng ta phải làm tốt hơn nữa công tác dân vận. Để nâng cao hiệu quả của công tác dân vận bên cạnh việc hoàn thiện chủ trương, chính sách cho phù hợp với thực tiễn đang đặt ra còn phụ thuộc rất lớn vào phương thức tiến hành dân vận.
Vì thế trong nghiên cứu tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, tác giả nhận thấy tư duy biện chứng trong phương pháp dân vận của Người trong giai đoạn hiện nay còn giữ nguyên giá trị to lớn đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. “Củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ chương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Sơn La là tỉnh rừng núi nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích 14.174 km2 (đứng thứ 3 toàn quốc), là nơi cùng sinh sống của 12 dân tộc thiểu với gần 1,2 triệu dân. Việc phát triển bền vững kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh ở tỉnh Sơn La có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, trong những năm qua, cùng với các tỉnh của Tây Nam Bộ, Tây Nguyên thì Sơn La thuộc vùng Tây Bắc cũng là điểm nóng về bất ổn chính trị, kinh tế - xã hội cần được Đảng, Nhà nước quan tâm sâu sắc hơn. Chính những lý do đó đã thôi thúc tác giả chọn đề tài “Tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó đối với công tác dân vận ở tỉnh Sơn La hiện nay” để làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu tư tưởng triết học và công tác dân vận của Hồ Chí Minh đã được nhiều nhà khoa học đề xuất về hướng nghiên cứu và nội dung nghiên cứu nên cũng đã có một số công trình như sau:
Thứ nhất, Nhóm các công trình về Phương pháp và phong cách của Hồ Chí Minh:
Tiêu biểu nhất là cuốn Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh - GS Đặng Xuân Kỳ chủ biên, Nxb Lý luận chính trị, 2004. Tác giả đã trình bày một cách có hệ thống các lý luận về phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh và phân tích khá cặn kẽ nội dung, ý nghĩa của phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tác giả chưa chỉ ra và phân tích rõ tính biện chứng trong các phương pháp cách mạng trên. Đây là một trong số những tài liệu đầu tiên nghiên cứu về phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh từ đó mở đường và đưa việc nghiên cứu phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh lên tầm cao mới.
Cuốn sách thứ hai cũng liên quan đến đề tài này là cuốn Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh của GS.TS Hoàng Chí Bảo, Nxb Lý luận Chính trị - Hành Chính, Hà Nội (2011). Cuốn sách là công trình đầy đặn, công phu thể hiện tâm huyết của một nhà khoa học đã có sự thấu hiểu sâu sắc về con người và phương pháp Hồ Chí Minh. Từ những quan điểm mang tính chất gợi mở, GS.TS Hoàng Chí Bảo đã chỉ ra sự hình thành phương pháp Hồ Chí Minh, bước đầu nêu ra và phân tích những đặc điểm chủ yếu của phương pháp Hồ Chí Minh, từ đó bước đầu vận dụng vào tìm hiểu tư tưởng triết học Hồ Chí Minh chứ chưa đi vào tìm hiểu và phân tích tính biện chứng trong các phương pháp cách mạng. Về cơ bản, cuốn sách đã trình bày một cách có hệ thống phương pháp Hồ Chí Minh và bước đầu gợi mở cho các nhà nghiên cứu về phương pháp Hồ Chí Minh sau này.
Thứ hai, Nhóm các công trình nghiên cứu về tư tưởng và tư tưởng triết học Hồ Chí Minh:
Các cuốn sách tiêu biểu là Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh của Viện Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1993, tập 3; Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh do Lê Hữu Nghĩa (Chủ biên), Nxb Lao Động, Hà Nội, 2000; Góp phần tìm hiểu tư duy đặc sắc tư duy triết học Hồ Chí Minh của tác giả Hồ Kiếm Việt, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Hồ Chí Minh học và minh triết Hồ Chí Minh của tác giả Bùi Đình Phong, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008; Hồ Chí Minh, nhà cách mạng sáng tạo của Mạch Quang Thắng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009; Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh của Phạm Ngọc Anh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010; và tiêu biểu nhất là cuốn Hồ Chí Minh nhà tư tưởng thiên tài của GS. Trần Nhâm, Nxb Lý luận Chính trị quốc gia, Hà Nội (2011).
Các công trình trên đã mở rộng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trên các vấn đề chiến lược và sách lược cách mạng. Nắm rõ tình hình thực tiễn của thế giới và Việt Nam những năm 1930, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã khởi thảo và chỉ rõ con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Tầm cao về tư duy chiến lược của Hồ Chí Minh và Đảng ta chính là tầm nhìn bao quát, hiểu được bản chất ẩn náu bên trong những vấn đề cơ bản đề từ đó đề ra các chiến lược, chuyển hướng chiến lược hợp lý. Đặc biệt chiến lược xuyên suốt trong quá trình kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nổi lên trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc. Sự thiên tài trong tư tưởng Hồ Chí Minh - vấn đề được tác giả xem như là trung tâm phân tích trong hệ tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện rõ trong tư duy mới về Đảng cầm quyền. Theo Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước và nhân dân có mối liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Xây dựng Đảng ta thành một đảng trí tuệ, một đảng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Điểm mới cuốn sách “Hồ Chí Minh nhà tư tưởng thiên tài” là đi sâu làm rõ tư tưởng triết học và nhận thức luận Hồ Chí Minh. Mặc dù Hồ Chí Minh không đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề triết học nhưng không thể nói rằng toàn bộ hệ thống tư tưởng, lý luận của Người không mang dấu ấn của quan điểm duy vật triệt để trong triết học. Đặc điểm nổi bật của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh là triết học thực tiễn và nhân sinh, triết học giải phóng và phát triển.
Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ làm nổi bật phép biện chứng được hình thành một cách tự nhiên, sáng tạo từ nhiều nguồn, nhiều hướng, nhiều cơ sở khác nhau mà còn nhấn mạnh nhận thức luận của Người qua quá trình thực tiễn hóa lý luận và lý luận hóa thực tiễn. “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”.
Thứ ba, Nhóm các công trình nghiên cứu về công tác dân vận của Hồ Chí Minh:
Tác phẩm “Dân vận” của chính trực tiếp Hồ Chí Minh viết được in trong Bộ Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr. 232.
Về hình thức: Đây là một bài viết rất ngắn gọn, từ đầu đề (chỉ vỏn vẹn 2 từ), đến dung lượng (chỉ có 573 từ); được diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, gần gũi với quần chúng; văn phong súc tích, có tính khái quát cao.
Về nội dung: Giản dị, ngắn gọn mà không hề sơ lược. Tác phẩm “Dân vận” đã gói ghém một cách đầy đủ và sâu sắc những quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh về công tác này.
Về tầm quan trọng của công tác dân vận: Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
Về mục đích của công tác dân vận: Cái đích chung và cao nhất của sự nghiệp cách mạng mà Đảng ta và Hồ Chí Minh chủ trương trước sau vẫn là “từ dân, vì dân, cho dân”.
Về bản chất của công tác dân vận: Theo Hồ Chí Minh, thực chất hay bản chất của công tác dân vận, chính là nhằm “vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho...”.
Về lực lượng làm công tác dân vận: Chỉ rõ ai là người làm công tác dân vận
Về cách thức, phương pháp làm công tác dân vận: Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, miệng nói, tay làm, chân đi.
Tác phẩm Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Đỗ Mười trong bài phát biểu tại hội thảo tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên tạp chí dân vận số 12-1993, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật 2014.
Tiêu biểu là cuốn sách Chủ tịch Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam của Trường Chinh, Nxb Thông tin Lý luận, Hà Nội, 1991 và cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam của Võ Nguyên Giáp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
Ngoài ra còn có một số luận án tiến sĩ:
- Lương Văn Kham: Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001.
- Nguyễn Đức Đạt: Một số quan điểm biện chứng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 2002.
Tuy nhiên, các công trình, giáo trình, luận án, bài viết chỉ mới "gợi mở", "khái quát" hoặc chỉ mới đề cập đến phương pháp cách mạng, triết lý phát triển, quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, giữa giai cấp và dân tộc... Xin trích dẫn "Lời Nhà xuất bản Lao động Hà Nội" viết cho bản in lần thứ 2 năm 2000 tác phẩm Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh": "Riêng về tư tưởng triết học Hồ Chí Minh thì hầu như rất ít người nghiên cứu, đề tài này hầu như còn mới mẻ sơ khai" Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng triết học Hồ Chí Minh cũng như Tư tưởng biện chứng trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh chưa có điều kiện đề cập một cách có hệ thống và phân tích cặn kẽ đến những nội dung của những vấn đề đó.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh, từ đó tác giả hệ thống hóa, khái quát hóa những quan điểm, tư tưởng biện chứng của Người trong công tác dân vận trên cơ sở đó đưa ra những ý kiến đề xuất mang lại hiệu quả cho công tác dân vận ở tỉnh Sơn La hiện nay.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Tư duy biện chứng trong công tác dân vận của Hồ Chí Minh.
5. Giả thuyết khoa học
Nghiên cứu khái quát hóa những quan điểm biện chứng của Người. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp vào thực tiễn trong công tác dân vận đối với tỉnh Sơn La hiện nay.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận chung về tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh
- Nội dung công tác dân vận trong tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh
- Rút ra ý nghĩa thực tiễn đưa ra các giải pháp đối với tỉnh Sơn La hiện nay.
7. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tư duy biện chứng Hồ Chí Minh; ý nghĩa của nó đối với công tác dân vận ở tỉnh Sơn La hiện nay.
8. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp phân tích – tổng hợp, logic – lịch sử, khái quát hóa, thống kê, so sánh,
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn dự kiến gồm 2 chương 7 tiết.
10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
10.1. Những luận điểm cơ bản
Từ mục đích nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận văn tập trung chủ yếu vào một số luận điểm cơ bản sau:
Một là, Tư duy biện chứng Hồ Chí Minh là sự vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng biện chứng phương Đông, phương Tây mà tiêu biểu là tư tưởng biện chứng của Trung Hoa và tư tưởng biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Hai là, hệ thống tư duy biện chứng Hồ Chí Minh trong công tác dân vận mang tính khoa học và cách mạng.
Ba là, vận dụng tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh có vai trò, ý nghĩa to lớn đối với công tác dân vận ở tỉnh Sơn La hiện nay.
10.2. Đóng góp mới của tác giả
- Về lý luận: Hệ thống hóa tư duy biện chứng Hồ Chí Minh.
- Về thực tiễn: Ý nghĩa của nó đối với công tác dân vận ở tỉnh Sơn La hiện nay.
Chương 1
TƯ DUY BIỆN CHỨNG HỒ CHÍ MINH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Tư duy
Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó.
Theo cuốn Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (Nhà xuất bản Từ điển bách khoa. Hà Nội. 2005); Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt - bộ não con người. Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý luận.v.v...
Theo triết học duy vật biện chứng, tư duy là một trong các đặc tính của vật chất phát triển đến trình độ tổ chức cao. Về lý thuyết, Karl Marx cho rằng: “Vận động kiểu tư duy chỉ là sự vận động của hiện thực khách quan được di chuyển vào và được cải tạo/tái tạo trong đầu óc con người dưới dạng một sự phản ánh”.
- Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
- Biện chứng: Biện chứng là phương pháp xem xét những sự vật hiện tượng và những phản ánh của chúng vào tư duy, chủ yếu là trong mối liên hệ qua lại của chúng, trong sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng.
- Tư duy biện chứng: Tư duy biện chứng là quá trình tâm lý được xây dựng trên cơ sở xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ qua lại, tác động lẫn nhau ảnh hưởng, chi phối vừa thống nhất vừa đấu tranh, luôn vận động và phát triển.
Tư duy biện chứng Hồ Chí Minh: Tư duy biện chứng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hợp của sự kế thừa những tư tưởng biện chứng trong lịch sử với việc tổng kết những tính chất biện chứng của cách mạng Việt Nam và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn xã hội Việt Nam.
- Dân vận: Dân vận là tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục mọi người dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Dân vận còn có nghĩa là làm gương trước dân.
Theo Hồ Chủ tịch, “dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi người dân, không để sót một người nào, góp thành lực lượng toàn dân để thực hành những công việc nên làm, những công việc mà đoàn thể và Chính phủ đã giao cho” (bài báo “Dân vận” của Người đăng trên Báo Sự Thật với bút danh X.Y.Z (ngày 15-10-1949).
- Công tác dân vận: Công tác dân vận là toàn bộ các hoạt động của Đảng đối với quần chúng nhằm, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo cho lợi ích thiết thực của nhân dân, huy động tối đa lực lượng toàn dân thực thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng.
- Hồ Chí Minh đưa ra quy trình công tác dân vận:
+ Phải cho dân biết: Quyền làm chủ của nhân dân, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, thông tin thời sự, chính sách, cán bộ lãnh đạo, quản lý mình.
+ Giải thích cho dân hiểu: "Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được".
+ Bày cách cho dân làm: "phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành". Và "Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân".
+ Tiến hành kiểm tra, kiểm soát: “Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng".
Theo Hồ Chí Minh, mục đích có đồng, chí mới đồng, chí có đồng, tâm mới đồng, tâm đã đồng lại phải biết cách làm, thì làm mới chóng. Đó chính là khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân l