Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Con người không ngừng vận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin vào trong đời sống. Công nghệ thông tin đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống; là công cụ phục vụ đắc lực cho nhiều ngành nghề lĩnh vực kinh tế xã hội; kết nối mọi người xích gần lại nhau hơn.
Hòa chung với xu thế thời đại nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong xã hội đã và đang từng bước ứng dụng lĩnh vực này để nâng cao trình độ quản lý, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và thời gian. Công tác quản lý nhà nước về đất đai cũng không nằm ngoài xu thế đó. Lĩnh vực công nghệ thông tin đã phục vụ đắc lực trong công tác quản lý đất đai, hỗ trợ xây dựng hệ thống thông tin đất đai một cách thống nhất và toàn diện.
Nhơn Trạch có ưu thế vị trí địa lý điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với những chính sách quan tâm của tỉnh, đang vươn lên phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt kinh tế xã hội, là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư. Đất đai ở đây ngày càng biến động mạnh mẽ để lại cho cán bộ của địa phương một khối lượng hồ sơ khổng lồ mà phải làm việc thủ công trên hồ sơ địa chính. Vì vậy công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cập nhật chỉnh lý biến động, lập và quản lý hồ sơ địa chính ở đây ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp. Vấn đề đặt ra là làm cách nào có thể thực hiện công việc trên một cách có hiệu quả, kịp thời, tiết kiệm đồng thời cũng thuận lợi trong quá trình lưu trữ, quản lý và sử dụng nhằm góp phần làm giảm gánh nặng cho nhà quản lý, cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư.
Với ưu thế của tin học ngày này, đã tạo ra rất nhiều phần mềm để hỗ trợ cho công tác quản lý đất đai. Trong đó có thể kể đến các phần mềm như Casmap, Casdata, Caddb, Vilis nhưng đến nay Đồng Nai vẫn thật sự chưa có một phần mềm chuẩn và ổn định để áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh. Trước tình hình đó trung tâm Kỹ Thuật Địa Chính thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai đã nghiên cứu và viết ra phần mềm Phân hệ quản lý đất đai. Đây là giải pháp hữu hiệu vừa khắc phục được những nhược điểm của các phần mềm trước đó vừa phù hợp với thực tế công tác quản lý đất đai của địa phương ghóp phần nâng hiệu quả công tác quản lý đất đai của tỉnh.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự giúp đỡ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai, cùng sự giúp đỡ của ủy ban nhân dân xã Phước Khánh, và được sự đồng ý của khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản tôi lựa chọn đề tài:
“Ứng dụng phần mềm phân hệ quản lý đất đai kê kai đăng ký, cập nhật chỉnh lý biến động, quản lý hồ sơ địa chính xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai”.
Mục tiêu nghiên cứu
- Ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý đất đai phục vụ công tác tra cứu, hỗ trợ kê khai đăng ký, chỉnh lý biến động, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính.
- Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, rút ngắn thời gian làm việc, giảm bớt khối lượng công việc. Nâng cao khả năng xử lý, lưu trữ, quản lý hồ sơ một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện.
- Cải cách thủ tục hành chính về đất đai mở cửa thu hút đầu tư.
- Tăng cường công tác quản lý đất đai ở địa phương chặt chẽ và hiệu quả .
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Ứng dụng phần mềm phân hệ quản lý đất đai nhằm phục vụ công tác kê khai đăng ký, cập nhật chỉnh lý biến động, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính.
Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai.
- Thời gian thực hiện từ ngày 10/04/2010 đến ngày 30/07/2010.
65 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6386 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng phần mềm phân hệ quản lý đất đai kê khai đăng ký, cập nhật chỉnh lý biến động, quản lý hồ sơ địa chính xã phước khánh, huyện nhơn trạch, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHÂN HỆ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI KÊ KHAI ĐĂNG KÝ, CẬP NHẬT CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG, QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH XÃ PHƯỚC KHÁNH, HUYỆN NHƠN TRẠCH,
TỈNH ĐỒNG NAI
SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH
:
:
:
:
:
NGUYỄN BÁ HUÂN
06124051
DH06QL
2006 – 2010
Quản Lý Đất Đai
TP.Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2010
Lời Cảm Ơn !
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và các quý Thầy Cô khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Trần Duy Hùng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài hoàn thành báo cáo tốt nghiệp cuối khóa.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Tỉnh Đồng Nai cùng các cô chú, anh chị trong Văn Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu, tài liệu và nhiệt tình giúp đỡ tôi, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm bổ ích cho tôi trong suốt thời gian tôi đến thực tập tại cơ quan.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn trong tập thể lớp DH06QL và các bạn bè của tôi đã luôn bên cạnh, ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Và trên tất cả, con xin gửi tới bố mẹ, ông bà và những người thân trong gia đình lòng biết ơn sâu sắc.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Bá Huân
TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bá Huân, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chính Minh.
Đề tài: “Ứng dụng phần mềm Phân hệ quản lý đất đai kê khai đăng ký, cập nhật chỉnh lý biến động, quản lý hồ sơ địa chính xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai”.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Duy Hùng, Bộ môn Quy Hoạch, Khoa Quản lý Đất đai & Bất Động Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chính Minh.
Nội dung tóm tắt của báo cáo:
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin và khoa học máy tính, con người đang từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công việc hàng ngày. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý đất đai cũng không còn là vấn đề mới mẻ.
Việc ứng dụng tin học vào quản lý đất đai sẽ giúp công tác quản lý nhà nước về đất đai ở các cơ quan nhà nước nâng cao được năng lực quản lý, giảm bớt sự cồng kềnh của bộ máy, giảm bớt những khó khăn trong công tác quản lý, cập nhật, xử lý và truy cập thông tin, tiết kiệm thời gian và chi phí; sẽ đáp ứng được nhu cầu cấp bách của người sử dụng trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế.
Vì vậy, việc ứng dụng phần mềm Phân hệ quản lý đất đai vào công tác quản lý đất đai xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai nhằm thực hiện mục tiêu:
Hỗ trợ công tác lưu trữ, cập nhật, tra cứu hồ sơ địa chính nhanh chóng, thuận tiện đáp ứng nhu cầu quản lý và sử dụng ngày càng cao của địa phương.
Góp phần xây dựng hệ thống thông tin đất đai toàn diện thống nhất bằng công nghệ hiện đại, đáp ứng đầy đủ yêu cầu sử dụng của ngành theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.
Đề tài tập trung nghiên cứu việc ứng dựng Phân hệ QLĐĐ vào kê khai đăng ký, cập nhật chỉnh lý biến động, quản lý HSĐC, đánh giá hiệu quả ứng dụng phần mềm Phân hệ QLĐĐ so với các phần mềm trước đây. Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai ở địa phương bằng việc sử dụng các phương pháp: Phương pháp bản đồ, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp - phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp ứng dụng GIS và phương pháp chuyên gia.
Với mục tiêu đề ra, đề tài đã xây dựng được chuẩn CSDL thuộc tính và bản đồ tích hợp vào Phân hệ QLĐĐ. Ứng dụng Phân hệ QLĐĐ vào công tác quản lý đất đai làm cho việc quản lý đất đai ngày càng hiệu quả hơn. Qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng phần mềm để thấy được hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai, đồng thời tìm ra được những ưu điểm, nhược điểm của phần mềm và có những kiến nghị phù hợp.
MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Thống kê diện tích và dân số các xã của huyện Nhơn trạch 7
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Mô hình chức năng chính trong Phân Hệ Quản Lý Đất Đai 5
Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu 14
Sơ đồ 3: Quy trình chuẩn hóa CSDL đầu vào 16
Sơ đồ 4: Sơ đồ chuẩn hóa CSDL bản đồ địa chính 17
Sơ đồ 5: Quy trình xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính 18
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ vị trí xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch 8
Hình 3: Giao diện chuyển dữ liệu bản đồ vào phân hệ QLĐĐ 20
Hình 5: Giao diện chuyển dữ liệu thuộc tính vào phân hệ QLĐĐ 21
Hình 6: Giao diện đăng ký đất đai ban đầu cho thửa đất 23
Hình 7: Giao diện thêm sửa thông tin chủ sử dụng 23
Hình 8: Giao diện hồ sơ liên quan thửa đất 24
Hình 9: Giao diện tìm kiếm thông tin 25
Hình 10: Giao diện quản lý tiếp nhận hồ sơ 26
Hình 11: Giao diện thông tin tiếp nhận hồ sơ 27
Hình 12: Giao diện tìm kiếm thông tin chủ sử dụng đất 28
Hình 13: Giao diện danh sách các thửa đất đủ điều kiện cấp GCN 28
Hình 14: Giao diện thông tin trên hồ sơ 29
Hình 15: Giao diện thêm mới tập hồ sơ 30
Hình 16: Giao diện thông tin trên hồ sơ sau khi cập nhật 30
Hình 18: Giao diện quản lý tiếp nhận hồ sơ cấp mới GCN 31
Hình 19: Giao diện chọn tờ thửa đăng ký 32
Hình 20: Giao diện đơn đăng ký cấp mới GCNQSDĐ 32
Hình 21: Giao diện nhập thông tin tài sản 33
Hình 22: Cửa sổ thông báo chưa cập nhật chủ sở hữu thông tin tài sản 33
Hình 23: Giao diện thông tin chủ sở hữu tài sản 33
Hình 24: Giao diện tờ trình về việc cấp GCN 34
Hình 25: Giao diện phiếu chuyển thông tin tài chính 34
Hình 26: Giao diện hình thức cấp GCN 35
Hình 27: Giao diện xử lý hồ sơ cấp mới GCN 35
Hình 28: Cửa sổ thông báo kiểm tra tài sản trước khi xử lý 35
Hình 29: Giao diện in GCN hồ sơ cấp mới GCN QSDĐ 36
Hình 30: Giao diện thông tin GCN hồ sơ cấp mới GCN 37
Hình 31: Giao diện trang in GCN 38
Hình 32: Giao diện quản lý trả hồ sơ cấp mới GCN 38
Hình 33: Giao diện quản lý tiếp nhận hồ sơ tách thửa 39
Hình 34: Giao diện đơn xin tách thửa 40
Hình 36: Giao diện xử lý đơn tách thửa 41
Hình 37: Hình tạo vùng của 3 thửa đất sau khi tách thửa 41
Hình 38: Giao diện xuất bản đồ từ Microsation sang Vilis 42
Hình 39: Giao diện xử lý đơn tách thửa sau khi hoàn thành 42
Hình 39: Giao diện danh sách hồ sơ kê khai 43
Hình 40: Giao diện đăng ký thửa đất sau biến biến động 43
Hình 41: Giao diện kê khai thửa đất sau biến động 44
Hình 42: Giao diện in GCN của hồ sơ tách thửa 45
Hình 43: Giao diện thông tin GCN hồ sơ tách thửa 45
Hình 44: Tạo sổ địa chính 46
Hình 45: Giao diện tạo sổ mục kê 47
Hình 46: Giao diện tạo sổ theo dõi biến động 47
Hình 47: Giao diện tạo sổ cấp GCN QSDĐ 48
Hình 48: Giao diện tạo danh sách công khai đủ điều kiện cấp GCN 48
Hình 49: Giao diện tạo biểu thống kê tổng hợp 49
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBT: Ủy ban tỉnh
UBND: Ủy ban nhân dân
CSDL: Cơ sở dữ liệu
HSĐC: Hồ sơ địa chính
QLĐĐ: Quản lý đất đai
ĐKĐĐ: Đăng ký đất đai
BĐĐC: Bản đồ địa chính
UBND: Ủy ban nhân dân
MĐSD: Mục đích sử dụng
ĐKTK: Đăng ký thống kê
HDĐC: Hướng dẫn điều chỉnh
CMND: Chứng minh nhân dân
TNMT: Tài nguyên môi trường
GCN QSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
VPĐKQSDĐ: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Con người không ngừng vận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin vào trong đời sống. Công nghệ thông tin đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống; là công cụ phục vụ đắc lực cho nhiều ngành nghề lĩnh vực kinh tế xã hội; kết nối mọi người xích gần lại nhau hơn.
Hòa chung với xu thế thời đại nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong xã hội đã và đang từng bước ứng dụng lĩnh vực này để nâng cao trình độ quản lý, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và thời gian. Công tác quản lý nhà nước về đất đai cũng không nằm ngoài xu thế đó. Lĩnh vực công nghệ thông tin đã phục vụ đắc lực trong công tác quản lý đất đai, hỗ trợ xây dựng hệ thống thông tin đất đai một cách thống nhất và toàn diện.
Nhơn Trạch có ưu thế vị trí địa lý điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với những chính sách quan tâm của tỉnh, đang vươn lên phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt kinh tế xã hội, là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư. Đất đai ở đây ngày càng biến động mạnh mẽ để lại cho cán bộ của địa phương một khối lượng hồ sơ khổng lồ mà phải làm việc thủ công trên hồ sơ địa chính. Vì vậy công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cập nhật chỉnh lý biến động, lập và quản lý hồ sơ địa chính ở đây ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp. Vấn đề đặt ra là làm cách nào có thể thực hiện công việc trên một cách có hiệu quả, kịp thời, tiết kiệm đồng thời cũng thuận lợi trong quá trình lưu trữ, quản lý và sử dụng nhằm góp phần làm giảm gánh nặng cho nhà quản lý, cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư.
Với ưu thế của tin học ngày này, đã tạo ra rất nhiều phần mềm để hỗ trợ cho công tác quản lý đất đai. Trong đó có thể kể đến các phần mềm như Casmap, Casdata, Caddb, Vilis… nhưng đến nay Đồng Nai vẫn thật sự chưa có một phần mềm chuẩn và ổn định để áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh. Trước tình hình đó trung tâm Kỹ Thuật Địa Chính thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai đã nghiên cứu và viết ra phần mềm Phân hệ quản lý đất đai. Đây là giải pháp hữu hiệu vừa khắc phục được những nhược điểm của các phần mềm trước đó vừa phù hợp với thực tế công tác quản lý đất đai của địa phương ghóp phần nâng hiệu quả công tác quản lý đất đai của tỉnh.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự giúp đỡ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai, cùng sự giúp đỡ của ủy ban nhân dân xã Phước Khánh, và được sự đồng ý của khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản tôi lựa chọn đề tài:
“Ứng dụng phần mềm phân hệ quản lý đất đai kê kai đăng ký, cập nhật chỉnh lý biến động, quản lý hồ sơ địa chính xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai”.
Mục tiêu nghiên cứu
- Ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý đất đai phục vụ công tác tra cứu, hỗ trợ kê khai đăng ký, chỉnh lý biến động, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính.
- Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, rút ngắn thời gian làm việc, giảm bớt khối lượng công việc. Nâng cao khả năng xử lý, lưu trữ, quản lý hồ sơ một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện.
- Cải cách thủ tục hành chính về đất đai mở cửa thu hút đầu tư.
- Tăng cường công tác quản lý đất đai ở địa phương chặt chẽ và hiệu quả .
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Ứng dụng phần mềm phân hệ quản lý đất đai nhằm phục vụ công tác kê khai đăng ký, cập nhật chỉnh lý biến động, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính.
Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai.
- Thời gian thực hiện từ ngày 10/04/2010 đến ngày 30/07/2010.
PHẦN I:TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I.1.1. Cơ sở khoa học
1/ Các khái niệm cơ bản
Thửa đất
Là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.
Đăng ký đất đai
Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất được tổ chức thực hiện theo phạm vi ranh giới hành chính phường, xã, thị trấn tạo cơ sở, nền tảng nhằm thiết lập HSĐC đầy đủ và cấp GCN cho người sử dụng đất hợp pháp. Nội dung kê khai đăng ký QSDĐ gồm các thông tin về thửa đất liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được thể hiện trên GCN, HSĐC.
Đăng ký đất đai được chia thành hai giai đoạn:
+ Đăng ký ban đầu
Được thực hiện lần đầu trên phạm vi cả nước để thiết lập hệ thống HSĐC ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp GCNQSDĐ cho tất cả các chủ sử dụng đủ điều kiện.
+ Đăng ký biến động
Được thực hiện ở những địa phương đã hoàn thành đăng ký đất đai ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung của HSĐC.
Biến động đất đai
Biến động đất đai là sự thay đổi thông tin không gian và thuộc tính của thửa đất sau khi xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lập hồ sơ địa chính ban đầu.
Chỉnh lý biến động
Là chỉnh sửa, xử lý những thay đổi về không gian và thuộc tính so với đăng ký đất đai ban đầu.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất để họ yên tâm đầu tư, cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật.
Hồ sơ địa chính
HSĐC là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách, chứng thư, v.v… chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý của đất đai được thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu, đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất.
Hồ sơ địa chính dạng số
HSĐC dạng số là hệ thống thông tin được lập trên máy tính chứa toàn bộ thông tin về nội dung BĐĐC, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định tại Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT.
Bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Các loại sổ bộ địa chính
Sổ địa chính
Sổ Địa chính là sổ ghi về người sử dụng đất và thông tin về thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người đó.
Sổ Địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn do cán bộ địa chính chịu trách nhiệm thực hiện, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận và được cơ quan địa chính cấp huyện, tỉnh xét duyệt.
Sổ mục kê đất đai
Sổ mục kê đất đai là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi các thửa đất và các thông tin về thửa đất đó.
Sổ theo dõi biến động đất đai
Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ được lập để theo dõi các trường hợp có thay đổi trong sử dụng đất gồm thay đổi kích thước và hình dạng thửa đất, người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Sổ cấp GCNQSDĐ (gọi là sổ cấp GCN) được lập để theo dõi, quản lý việc phát hành và cấp GCNQSDĐ.
2/ Khái quát tình hình ứng dụng tin học vào quản lý HSĐC
Trước đây VPĐK QSDĐ thuộc Sở TNMT tỉnh Đồng Nai sử dụng phần mềm Famis-Caddb, Access để xây dựng cơ sở dữ liệu HSĐC và bên cạnh đó dùng Excel để lưu dữ liệu khi tiến hành công tác kê khai đăng ký cấp GCN, cập nhật chỉnh lý biến động, quản lý HSĐC trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay VPĐK QSDĐ sử dụng phần mềm Access, Caddb, Quản lý đất đai 2.0, và chủ yếu là Vilis để quản lý cơ sở dữ liệu HSĐC. Nhưng phần mềm Vilis là phần mềm bản quyền của trung tâm lớn của thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Vilis lại thường xuyên bị lỗi, trục trặc kỹ thuật. Mỗi khi gặp sự cố Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai không tự khắc phục sự cố được mà phải nhờ chuyên gia của trung tâm đến sửa chữa, mất rất nhiều thời gian và tốn kém chi phí ảnh hưởng đến công việc. Bên cạnh đó, do đặc thù của công việc quản lý nhà nước đòi hỏi dữ liệu ngày càng phải được bảo mật an toàn hơn mà điều này Access và Vilis đều chưa làm được. Vì vậy Trung tâm Kỹ Thuật Địa Chính thuộc Sở TNMT Đồng Nai đã nghiên cứu viết phần mềm Phân Hệ QLĐĐ dựa trên phần mềm Quản lý đất đai 2.0 cũ (hệ thống CSDL Tài nguyên và Môi trường) để phục vụ cho công tác quản lý của tỉnh về đất đai được thuận tiện hơn.
3/ Giới thiệu phần mềm phân hệ quản lý đất đai
CSDL ĐẤT ĐAI
PHÂN HỆ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Tìm kiếm, tra cứu
thông tin
Cập nhật, chỉnh lý
biến động
Đăng ký cấp GNQSDĐ
Chức năng in sổ
Sơ đồ 1: Mô hình chức năng chính trong Phân Hệ Quản Lý Đất Đai
Phân hệ quản lý đất đai là một phần mềm trong hệ thống cơ sở dữ liệu Tài nguyên Môi trường, được nâng cấp và phát triển từ phần mềm Quản lý đất đai 2.0. Phân hệ được phát triển trên mô hình mạng LAN và khai thác dữ liệu tập trung đặt ở máy chủ. Sử dụng công cụ lập trình ứng dụng .NET, nền công nghệ đồ họa ArcGis (ArcEngine, ArcDE…) và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle nên chương trình có những cải tiến rất lớn, nhiều người có thể cùng làm việc, khai thác dữ liệu trên một đơn vị hành chính.
Các chức năng trong phân hệ quản lý đất đai
Nhóm chức năng Hệ thống
Đây là chức năng để người sử dụng đăng nhập vào hệ thống, có thể đổi mật khẩu, quản trị hệ thống, chuyển đổi dữ liệu thuộc tính, thoát khỏi hệ thống.
Nhóm chức năng Quản lý danh mục
Gồm các chức năng quản lý danh mục: khu vực hành chính, loại đất, mục đích sử dụng đất. Dùng để quản lý khi có sự thay đổi về khu vực hành chính, loại đất, mục đích sử dụng đất.
Nhóm chức năng Tra cứu thông tin
Chức năng này cho phép người sử dụng có thể tra cứu nhanh thông tin thửa đất, thông tin hồ sơ, thông tin GCN, lịch sử thửa đất với một hay nhiều thửa được chọn một cách trực quan trên bản đồ Arcmap. Có thể tra cứu các thông tin này dựa vào dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian của thửa đất.
Nhóm chức năng Đăng ký biến động
Nhóm chức năng này được thiết kế riêng cho cấp huyện làm việc theo trình tự từ bắt đầu tiếp nhận hồ sơ kê khai đăng ký đất đai của dân đến khi hoàn thành hồ sơ:
Tiếp nhận hồ sơNhập đơn trên hồ sơChỉnh lý biến độngKê khai sau chỉnh lý In GCNTrả hồ sơ.
Nhóm chức năng Đăng ký đồng loạt
Nhóm chức năng này gồm 2 chức năng: Đăng ký ban đầu và tổng hợp danh sách.
Nhóm chức năng Quản lý biến động
Nhóm chức năng này thực hiện quản lý biến động sau khi thực hiện kê khai biến động. Bao gồm các chức năng: quản lý biến động, lịch sử thửa đất, nhập thông tin GCN, sửa thông tin GCN, nhập thông tin biến động.
Nhóm chức năng Sổ sách báo cáo
Đây là nhóm chức năng dùng để in sổ sách báo cáo, danh sách, biểu thống kê tổng hợp phục vụ cho quản lý hồ sơ địa chính.
Nhóm chức năng Các tiện ích khác
Chức năng này dùng để xuất danh sách, kiểm tra Table - trường, chuẩn dữ liệu huyện, điều chỉnh bản đồ.
Nhóm chức năng Trợ giúp
Thông tin về phần mềm và hướng dẫn sử dụng.
I.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai 2003 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành ngày 01/07/2004.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai.
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ban hành ngày 01/11/2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ban hành ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.
- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ban hành ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ban hành ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ban hành ngày 02/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP.
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ban hành ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Biên bản họp ngày 11/11/2008 giữa Văn phòng đăng ký QSDĐ tỉnh, phòng Đất Đai và trung tâm Kỹ thuật Địa Chính - Nhà đất V/v thống nhất một số nội dung trong công tác đăng ký và công tác kiểm tra hồ sơ đăng ký đất đai.
- Quyết định số 10/2008/QĐ-BTNMT ban hành ngày 18/12/2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ban hành ngày
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- detai (huan).doc
- Biêu thong kê.doc