Luận văn Vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nước ta đã chính thức ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 11/2006. Đây là một sân chơi quốc tế lớn, vừa tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung, dù muốn hay không cũng phải chấp nhận một sân chơi công bằng, bình đẳng với các doanh nghiệp quốc tế. Trong một sân chơi chung và với một luật chung như vậy, muốn đứng vững và chiến thắng đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải đủ sức cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó vốn xã hội đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó là yếu tố cơ bản để thúc đẩy hiệu quả của chiến lược phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một bộ phận rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, điều đó đã được tất cả các nước trên thế giới thừa nhận do nó chiếm tỉ trọng lớn trong cộng đồng doanh nghiệp, tạo việc làm cho phần lớn lao động xã hội, góp phần ổn định chính trị, ổn định nền kinh tế, thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân, tận dụng mọi nguồn lực vào phát triển, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh trong nền kinh tế. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng cũng không nằm ngoài các đặc điểm chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới. Qua hơn hai mươi năm thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có những thành công kỳ diệu, từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, nó cũng mang những đặc điểm riêng của một nền kinh tế còn nhỏ bé, lạc hậu và môi trường kinh doanh cũng còn nhiều khó khăn. Để phát triển kinh tế đất nước, bên cạnh việc phát triển doanh nghiệp nói chung thì phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy, bên cạnh việc tạo điều kiện dễ dàng cho sự ra đời của doanh nghiệp, thì việc quan trọng hơn là phải tạo ra một môi trường hỗ trợ để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đứng vững được trước sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Trong các hỗ trợ đó, việc có cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp phát huy hiệu quả việc sử dụng vốn xã hội của mình là điều cần thiết để trực tiếp giúp các doanh nghiệp từng bước phát triển, để cộng đồng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, làm nền tảng cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, để các doanh nghiệp phát triển bền vững, cần trả lời những câu hỏi cơ bản như: Doanh nghiệp đã sử dụng vốn xã hội như thế nào trong quá trình phát triển? Việc sự dụng vốn xã hội đem lại điều gì trong quá trình kinh doanh, sản xuất? Hay vốn xã hội có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa? Giải pháp nào để nâng cao vai trò việc sử dụng vốn xã hội trong quá trình phát triển của doanh nghiệp? Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn kể trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình

doc98 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2525 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- TRẦN TÚ HOA VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN XÃ HỘI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC Hà Nội-2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- TRẦN TÚ HOA VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN XÃ HỘI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KH: PGS.TS VŨ HÀO QUANG Hà Nội-2010 MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta đã chính thức ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 11/2006. Đây là một sân chơi quốc tế lớn, vừa tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung, dù muốn hay không cũng phải chấp nhận một sân chơi công bằng, bình đẳng với các doanh nghiệp quốc tế. Trong một sân chơi chung và với một luật chung như vậy, muốn đứng vững và chiến thắng đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải đủ sức cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó vốn xã hội đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó là yếu tố cơ bản để thúc đẩy hiệu quả của chiến lược phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một bộ phận rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, điều đó đã được tất cả các nước trên thế giới thừa nhận do nó chiếm tỉ trọng lớn trong cộng đồng doanh nghiệp, tạo việc làm cho phần lớn lao động xã hội, góp phần ổn định chính trị, ổn định nền kinh tế, thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân, tận dụng mọi nguồn lực vào phát triển, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh trong nền kinh tế. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng cũng không nằm ngoài các đặc điểm chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới. Qua hơn hai mươi năm thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có những thành công kỳ diệu, từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, nó cũng mang những đặc điểm riêng của một nền kinh tế còn nhỏ bé, lạc hậu và môi trường kinh doanh cũng còn nhiều khó khăn. Để phát triển kinh tế đất nước, bên cạnh việc phát triển doanh nghiệp nói chung thì phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy, bên cạnh việc tạo điều kiện dễ dàng cho sự ra đời của doanh nghiệp, thì việc quan trọng hơn là phải tạo ra một môi trường hỗ trợ để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đứng vững được trước sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Trong các hỗ trợ đó, việc có cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp phát huy hiệu quả việc sử dụng vốn xã hội của mình là điều cần thiết để trực tiếp giúp các doanh nghiệp từng bước phát triển, để cộng đồng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, làm nền tảng cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, để các doanh nghiệp phát triển bền vững, cần trả lời những câu hỏi cơ bản như: Doanh nghiệp đã sử dụng vốn xã hội như thế nào trong quá trình phát triển? Việc sự dụng vốn xã hội đem lại điều gì trong quá trình kinh doanh, sản xuất? Hay vốn xã hội có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa? Giải pháp nào để nâng cao vai trò việc sử dụng vốn xã hội trong quá trình phát triển của doanh nghiệp? Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn kể trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Khái niệm vốn xã hội ở nước ta vẫn được coi là mới mẻ do vậy, chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Các nghiên cứu chủ yếu dưới dạng các bài báo, tạp chí đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành hoặc các webside. Bài viết “Phát triển bền vững” nhìn từ góc độ xã hội và văn hoá của GS.Trần Hữu Dũng đăng trên tạp chí Tia Sáng tháng 11/2004 bàn về vấn đề phát triển bền vững, bằng những lập luận chặt chẽ của mình, ông đã đưa ra những nguồn vốn quý giá tạo nên sự phát triển bền vững trong đó có vốn xã hội: vốn vật thể là kết quả của những biến đổi vật thể để tạo thành những công cụ sản xuất, vốn con người là kết quả những biến đổi trong con người để cấu thành tài nghệ và khả năng thao tác, và vốn xã hội. Tác giả bài viết cũng đã đưa ra một số cách tiếp cập và lý thuyết nghiên cứu về vốn xã hội và vai trò của vốn xã hội trong phát triển bền vững. Đây là những phát hiện gợi ý có giá trị cho các nghiên cứu tiếp theo. Bài viết: “Vốn xã hội Việt Nam, nguy cơ phá sản và triển vọng phát huy” của GS.TS. Thái Kim Lan đăng trên tạp chí Phật giáo với cách tiếp cận đi từ “vốn xã hội” như một khái niệm mới – một khái niệm “mốt” trong khoa học kinh tế xã hội, nội dung, giới hạn và khả năng ứng dụng của nó, từ đó phân tích những hiện tượng hao vốn trong bối cảnh xã hội Việt Nam từ 1975. Tác giả đã đưa ra một “lý thuyết” được xem là mô hình “vốn xã hội” trong lịch sử tư tưởng Việt Nam trong triển vọng phát huy vốn xã hội ở xã hội hiện đại. Bài viết có những phân tích, phát hiện hết sức thú vị, tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài tạp chí, bài viết cũng chỉ cung cấp được những khái niệm thông tin cơ bản về vốn xã hội. Bài viết: “Vốn xã hội và đo lường vốn xã hội” của ThS. Lê Minh Tiến, Đại học Mở, Thành phố Hồ Chí Minh trong Hội thảo "Vốn xã hội trong phát triển" do Tạp chí Tia sáng tổ chức vào ngày 24/06/2006 đã khái quát một số quan niệm về vốn xã hội, trình bày một số cách vận dụng các nghiên cứu nước ngoài xây dựng các chỉ báo đo lường vốn xã hội. Từ đó, định hướng việc xây dựng các chỉ báo đo lường vốn xã hội ở Việt Nam. Bài viết cung cấp những thông tin rất sâu sắc về vốn xã hội giúp các nhà nghiên cứu tiếp sau trong việc xây dựng các chỉ báo đo lường vốn xã hội ở Việt Nam. Bài viết: “Vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội qua một số nghiên cứu ở Việt Nam” của PGS.TS. Lê Ngọc Hùng, Tạp chí Nghiên cứu Con người số 4 (37) năm 2008, đã đưa ra khái niệm vốn xã hội theo tiếp cận từ góc độ kinh tế từ đó chỉ ra vốn xã hội và vốn con người không chỉ có chức năng kinh tế mà còn có chức năng xã hội, do đó nhà nghiên cứu cần phân tích để hiểu rõ mạng lưới xã hội của con người. Trên quan điểm đó, bài viết tập trung tổng quan một số lý thuyết như: thuyết chức năng về vốn xã hội, thuyết cấu trúc về vốn xã hội v.v… trên cơ sở đó, tác giả đưa ra mô hình tổng hợp về vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội; những phát hiện về vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội; gợi mở một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ở Việt Nam. Bài viết đã cung cấp những thông tin phong phú, bao quát về vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội ở Việt Nam trên cơ sở tổng hợp một số nghiên cứu tiêu biểu. Đây là nguồn cứ liệu có giá trị, những gợi mở có ý nghĩa cho việc triển khai thực hiện đề tài luận văn. Bài viết “Vốn xã hội - Một động lực để phát triển” của TS. Trịnh Hoà Bình - Viện Xã hội học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Tạp chí Hoạt động Khoa học tháng 4/2007 (575) tr.14-15, đã chỉ ra những thuộc tính của vốn xã hội, khẳng định vai trò của vốn xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bằng những phân tích từ lịch sử đến hiện tại, bài viết khẳng định khái niệm vốn xã hội có nội hàm rộng, bao chứa nhiều vấn đề cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau;“vốn xã hội có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát triển nguồn nhân lực của từng doanh nghiệp bởi nó góp phần phát huy tính năng động của mỗi cá nhân cũng như tăng sự liên kết, gắn bó giữa các thành viên, thành tố trong mỗi doanh nghiệp, là chất xúc tác để doanh nghiệp trở thành một khối thống nhất. Sao cho đủ sức đương đầu với thách thức và vượt lên trong vận hội mới”[32, tr.15]. Vốn xã hội là nguồn lực, còn hơn thế - là động lực để phát triển xã hội. Bài viết“Văn hóa doanh nghiệp và vốn xã hội trong doanh nghiệp” của TS. Huỳnh Thanh Điền đã phân tích và chỉ ra những hình thức, biểu hiện của hai khái niệm vốn xã hội và văn hoá doanh nghiệp qua đó phân biệt sự khác nhau giữa hai khái niệm này. Tác giả bài viết cho rằng, “Vốn xã hội trong doanh nghiệp tồn tại với những hình thức khác như sự tín cẩn (trust), sự có đi có lại hay sự hỗ tương (reciprocity), quy tắc (norms) và mạng lưới xã hội (networks) (Dasgupta và Serageldin, 2000; Fountain, 1998; Lesser, 2000; Putnam, 1995). Vốn xã hội còn biểu hiện dưới dạng mạng lưới (networks) liên kết của doanh nghiệp với các chủ thể khác trong môi trường kinh doanh, nhờ mạng lưới này giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các thông tin để lập kế hoạch, chiến lược phát triển doanh nghiệp”. Trong khi, “văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. Văn hóa doanh nghiệp là cái còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi (E.Heriot, 2000)”. Từ việc, đưa ra khái niệm, hình thức biểu hiện của hai khái niệm, tác giả đã chỉ ra những khác biệt cơ bản giữa vốn xã hội và văn hoá doanh nghiệp như: Vốn xã hội có thể được xem là nguồn vốn đầu tư ban đầu cho một dự án khởi nghiệp kinh doanh, còn văn hóa doanh nghiệp thì phát sinh sau khi dự án kinh doanh đó đi vào hoạt động; vốn xã hội có thể đo lường nhiều hay ít nhưng văn hóa thì không thể mà chỉ có văn hóa doanh nghiệp mạnh hay yếu; văn hóa doanh nghiệp là quan hệ bên trong, trong khi vốn xã hội đề cập kể cả bên trong và bên ngoài; vốn xã hội là nguồn lực kinh doanh trong khi văn hóa doanh nghiệp là doanh nghiệp là nghệ thuật sử dụng nguồn lực đó; văn hóa doanh nghiệp và vốn xã hội sẽ tăng trưởng và phát triển theo thời gian tùy thuộc vào tư duy của người lãnh đạo. Từ những phân tích trên, tác giả bài viết đưa ra kết luận rằng, “trên phương diện nào đó, người ta cho rằng văn hóa doanh nghiệp và vốn xã hội là một, hay văn hóa doanh nghiệp là một tập hợp con của vốn xã hội”. Tuy nhiên, phân tích trên cho thấy đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, doanh nghiệp cần phải lựa chọn những phương pháp đầu tư chúng khác nhau để đạt hiệu quả. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang đối mặt với những vấn đề về vốn vật thể và trình độ công nghệ, việc đề xuất nên xem xét vốn xã hội trong doanh nghiệp là một hướng tư duy mới, phương pháp mới để giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán về vốn. Có thể thấy, bài viết đã phân biệt hết sức rõ ràng, sâu sắc sự khác biệt giữa vốn xã hội và văn hoá doanh nghiệp. Điều này làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận xoay quanh khái niệm vốn xã hội trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Ở bài viết “Đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến của doanh nghiệp” TS. Huỳnh Thanh Điền chỉ rõ “vốn xã hội cung cấp nguồn động lực cho sự cải tiến của doanh nghiệp. Đóng góp của vốn xã hội trong tiến trình cải tiến là cắt giảm chi phí giao dịch giữa các doanh nghiệp làm ăn với nhau và giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác trong nền kinh tế, đáng kể nhất là chi phí thông tin, sự mặc cả, quyết định chi phí, chi phí thủ tục hành chính (Maskell, 1999). Vì vậy, nếu doanh nghiệp có hàm lượng vốn xã hội lớn sẽ nâng cao sức cạnh trạnh, mở rộng qui mô sản xuất. Vốn xã hội sẽ giúp giảm những hành động phi pháp, thông tin chính xác tạo ra sự tình nguyện gia nhập các hiệp hội, hỗ trợ thông tin trong cộng động doanh nghiệp” [11]. Tác giả cũng đã chỉ ra một số phương diện đóng góp của vốn xã hội cho quá trình cải tiến doanh nghiệp như: Thứ nhất, vốn xã hội là nguồn động lực cho sự cải tiến của doanh nghiệp; Thứ hai, đóng góp của vốn xã hội vào cải tiến đầu vào (Input Innovation); Thứ ba, đóng góp của vốn xã hội vào cải tiến quy trình (Process Innovation); Thứ tư, đóng góp của vốn xã hội vào cải tiến chiến lược (Strategy Innovation). Bài viết đã chỉ ra được vai trò quan trọng của vốn xã hội trong quá trình cải tiến doanh nghiệp. Chính điều này sẽ góp phần tích cực nâng cao nhận thức về vai trò của vốn xã hội đối với sự phát triển của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Đề tài “Nguồn vốn xã hội và vai trò của nguồn vốn xã hội trong phát triển kinh tế bền vững” (nghiên cứu trường hợp hai làng nghề: Dương Ngổ, xã Phong Khê huyện Yên Phong, Bắc Ninh và làng Đa Sỹ, xã Kiến Hưng, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây Nay là Thành Phố Hà Nội, ) do Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng Bắc Bộ triển khai năm 2008 đã tập trung thao tác hoá khái niệm vốn xã hội và những khái niệm có liên quan, từ đó nghiên cứu vai trò, tác động của vốn xã hội đối với sự phát triển làng nghề. Bằng việc phân tích các kết quả khảo sát thực tế, đề tài đã chỉ ra được vai trò và tác động của vốn xã hội đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và sự phát triển làng nghề nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ được triển khai ở phạm vi hẹp là hai làng nghề. Có thể thấy, những nghiên cứu về vốn xã hội ở Việt Nam còn rất ít, mới chỉ tập trung ở các bài báo, tạp chí được đăng tải trên các tạp chí, webside, những nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt là nghiên cứu về vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa gần như chưa có. Do vậy, việc triển khai nghiên cứu đề tài luận văn “Vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Bài viết “Vốn xã hội và xã hội dân sự” (Social Capital and Civil Society) của Francis Fukuyama - Viện nghiên cứu chính sách công thuộc trường Đại học George Mason, 1/11/1999 đã đề cập tới mối quan hệ giữa vốn xã hội và xã hội dân sự. Bài viết tập trung phân tích làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản như: vốn xã hội là gì? Vai trò, chức năng của vốn xã hội trong thị trường dân chủ, tự do? Làm thế nào để đo lường vốn xã hội? Vốn xã hội có từ đâu? Làm thế nào để tăng cường vốn xã hội v.v…Bài viết đã gợi ra những vấn đề quan trọng về mối quan hệ của vốn xã hội với xã hội dân sự, vai trò, vị trí, chức năng chính trị, kinh tế của vốn xã hội đối với sự phát triển của xã hội dân sự, là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc thực hiện đề tài luận văn. Báo cáo nghiên cứu: “Vai trò của vốn xã hội trong xây dựng sức khoẻ cộng đồng” (The role of social capital in building healthy communities) của nghiên cứu viên Jo Anne Schneider.This report Báo cáo đượcdraws from numerous research projects conducted in four communities over 15 years rút ra từ nhiều dự án nghiên cứu tiến hành tại bốn thành phố trong thời gian hơn 15 năm with the assistance of many community residents, nonprofit organizations, and faithvới sự giúp đỡ của cộng đồng dân cư, các tổ chức phi lợi nhuận, các nhà nghiên cứu, các sinh viên tham gia các dự áncommunities.. I remain grateful to the many people and institutions who opened theirNội dung chính của báo cáo tập trung thao tác những khái niệm công cụ như vốn xã hội, cộng đồng xã hội, các loại hình vốn xã hội (vốn xã hội, vốn văn hoá, quan hệ quyền lực); vốn xã hội trong gia đình; vốn xã hội trong cộng đồng đức tin; mô hình vốn xã hội và ảnh hưởng của chính sách đến vốn xã hội. Với những thông tin thu được, báo cáo đã chỉ ra vai trò hết sức quan trọng của vốn xã hội trong quá trình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, mối quan hệ giữa các loại hình vốn xã hội, sự liên kết vốn xã hội. Trên cơ sở đó, báo cáo đề xuất một số giải pháp xây dựng, phát triển vốn xã hội như một động lực để xã hội, cộng đồng phát triển bền vững, đặc biệt là phát huy vai trò của vốn xã hội trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Báo cáo: “Vai trò của vốn xã hội trong phát triển - Một đánh giá dựa trên kinh nghiệm” (The role of social capital in development – An empirical assessment) Edited by Christiaan Grootaert and Thierry van Bastelado Grootaert Christiaan và Bastelaer van Thierry - Đại học Cambridge viết đã đề cập đến nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về vốn xã hội qua việc khảo sát vốn xã hội ở nhiều quốc gia khác nhau. Báo cáo đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản như: Vốn xã hội ở cấp độ vi mô và vĩ mô,1 Social capital and poverty: a microeconomic perspective mối quan hệ giữa 2 Social capital,growth,and poverty: a surveyvốn xã hội, tăng trưởng, và nghèo đói; tof cross-country evidác động của vốn xã hội đến phát triển: vốn xã hội và công ty/doanh nghiệp;Part 3 The creation and transformation of social capital vấn đề xây dựng và chuyển đổi của vốn xã hội; v7 The impact of development assistance on social capitalốn xã hội và gắn kết xã hội; ảnh hưởng của vốn xã hội đến các hiện tượng lệch chuẩn trong xã hội; phân loại các hình thức vốn xã hội. Qua những nghiên cứu thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới, những vấn đề phong phú về các vấn đề liên quan đến vốn xã hội, tài liệu là nguồn cứ liệu phong phú, có giá trị cao cho việc thực hiện những nghiên cứu tiếp theo về vị trí, vai trò của vốn xã hội đối với sự phát triển xã hội. Cuốn sách “Nguồn vốn xã hội và phát triển kinh tế” (Social capital and ecomnomic devolopment) của Patrick Francois, Phó giáo sư tại Đại học Tiburg, Hà Lan với kết cấu gồm 7 chương; chương 1 phân tích những vấn đề lý thuyết về vốn xã hội và phát triển kinh tế, mối quan hệ giữa các cá nhân trong doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau, những vấn đề lý luận liên quan đến niềm tin, (niềm tin, mức độ tin tưởng ảnh hưởng đến kinh doanh) uy tín, sự đoàn kết trong nội bộ doanh nghiệp và rộng hơn là cộng đồng doanh nghiệp nói chung…Chương 2, tác giả tiếp tục tập trung nghiên cứu về sự tin tưởng, cho rằng tin tưởng là một yếu tố văn hoá dễ thay đổi của hiện tượng kinh tế, và sự khác biệt tồn tại giữa quan điểm kinh tế và quan điểm xã hội về nó. Tiếp đến, chương 3, tác giả bàn về nguyên nhân khiến sự tin tưởng trở thành thành vấn đề đáng quan tâm của nền sản xuất, đặc biệt là các nước kém phát triển; đánh giá về vai trò của lòng tin trong nền sản xuất hiện đại.v.v…Chương 4 hình thành với mục đích là thiết lập một bộ công cụ để phân tích sự hình thành tính ưa thích nguồn gốc của sự tin tưởng thông qua việc so sánh những nghiên cứu trước đây và hiện nay; chương 5 đã đưa ra được những công cụ đánh giá việc hình thành tính ưu thích cung cấp những cái nhìn sâu hơn cho quá trình phát triển. Đây là nội dung rất quan trọng của cuốn sách, nó đã tập trung vào việc phân tích mối quan hệ tương tác giữa sự tin cậy và nền sản xuất hiện đại. Chương 6 phân tích những trở ngại của sự phát triển được trình bày một cách dễ hiểu giúp cho độc giả không phải là những nhà kinh tế vẫn có thể hiểu được. Phần thảo luận cuối cùng với những thông tin hết sức phong phú, đa dạng, những ứng dụng rộng hơn sẽ được cung cấp trong chương 7. Cuốn sách cung cấp một lượng thông tin hết sức đa dạng, phong phú cả về lý thuyết và thực tiễn. Đây là một tài liệu có giá trị khoa học cao, những ý tưởng của cuốn sách có thể được các tác giả sau này kế thừa và phát triển hơn nữa. Trong báo cáo nghiên cứu của hai nhà nghiên cứu thuộc cơ quan Thống kê Canada là C.A. Bryant và D. Norris tại Hội thảo quốc tế về đo lường vốn xã hội diễn ra vào tháng 9/2002 tại thủ đô Luân Đôn (Anh quốc), đã đề cập đến các chủ đề cần đo lường về vốn xã hội như sau: Chủ đề 1. Sự tham gia xã hội và sự dấn thân vào đời sống dân sự: chủ đề đầu tiên trong nghiên cứu về vốn xã hội sẽ là các hoạt động mang tính xã hội của cá nhân như sự tham gia vào các tổ chức từ thiện, các tổ chức xã hội, các hoạt động chính trị (chẳng hạn như tham gia vào các bầu cử, các hoạt động trợ giúp cộng đồng và cảm giác thuộc về cộng đồng nơi mình sinh sống; Chủ đề 2. Mức độ khẳng định sự tự chủ: Ở chủ đề này, các nhà nghiên cứu sẽ đo lường sự thỏa mãn trong cuộc sống của cá nhân cũng như khả năng làm chủ cuộc sống và các sự kiện tác động đến cuộc sống của cá nhân. Trong chủ đề này, nhà nghiên cứu cũng sẽ đo lường sự tự đánh giá về bản thân (l'estime de soi) cũng như niềm tin vào chính mình nơi các cá nhân trong xã hội; Chủ đề 3. Quan niệm về cộng đồng: Trong
Luận văn liên quan