1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân loại đang sống trong những năm đầu của thế kỷ 21, thế kỷ của sự bùng nổ về thông tin khoa học và kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhất từ trước đến nay. Những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong những năm gần đây đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều dân tộc trên thế giới.
Việt Nam là một quốc gia thuộc các nước đang phát triển về mặt kinh tế, lại trải qua nhiều cuộc chiến tranh kéo dài. Song, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, Việt Nam cũng đang từng ngày từng giờ thay đổi diện mạo của mình.
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau gần 20 năm đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu đáng tự hào. Về cơ bản, chúng ta đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và đã có sự tăng trưởng về kinh tế, phá được thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ đối ngoại, tình hình kinh tế chính trị cơ bản là ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, thế và lực ngày càng được củng cố và phát triển.
Kinh tế thị trường đã đem lại cho ta những điều "kỳ diệu" trong sự phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên nó cũng là mảnh đất màu mỡ nảy sinh lối sống ích kỷ, vụ lợi, những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội đã và đang từng ngày, từng giờ làm băng hoại những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, phá vỡ nhiều nét đẹp của văn hóa truyền thống. Mặt trái của cơ chế thị trường đã tạo ra một bộ phận không nhỏ lớp người trong xã hội nói chung, một bộ phận thanh niên, sinh viên nói riêng có lối sống chạy theo đồng tiền, buông thả, quay lưng với văn hóa, với truyền thống dân tộc.
Từ thực tế đó, Đảng ta đặt ra yêu cầu phải gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ đạo đức và công bằng xã hội, vừa phát triển kinh tế thị trường, đồng thời phải bảo tồn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư khóa VII, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã khẳng định: Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa. Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị truyền thống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác.
Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về "Một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay" tiếp tục khẳng định: Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới tạo ra cái mới, nhưng lại không thể tách rời khỏi cội nguồn. Phát triển phải dựa trên cội nguồn, bằng cách phát huy cội nguồn, trở về cội nguồn, giữ được cội nguồn. Cội nguồn đó của mỗi dân tộc là văn hóa (cốt lõi là những giá trị luân lý đạo đức).
Thực tiễn chứng tỏ rằng, tương lai của mỗi dân tộc phụ thuộc một phần rất lớn vào thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng. Liệu chúng ta có thể giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa khi thanh niên bị phai nhạt lý tưởng, thiếu ý thức giữ gìn những giá trị truyền thống dân tộc? Trong những điều kiện mới của đất nước, chúng ta đã chuẩn bị "hành trang" gì cho họ? Điều tiên quyết và không thể thiếu đó là "truyền thống dân tộc", những truyền thống đáng tự hào của lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước đã giúp chúng ta "hội nhập" mà không bị "hòa tan", phát triển mà không bị "mất gốc", trọng truyền thống mà không bảo thủ, tất cả những điều đó đã và đang giúp cho thanh niên Việt Nam nói chung - sinh viên Việt Nam nói riêng nâng cao hơn nữa bản lĩnh của mình, đứng vững trước mọi thử thách khắc nghiệt của cuộc sống hiện đại.
Với ý nghĩa đó, vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là vấn đề hết sức cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đó cũng là lý do để tác giả của luận văn chọn: "Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế một số trường đại học và cao đẳng ở thành phố Hà Nội)" làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xung quanh vấn đề đạo đức truyền thống những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu ở dưới các góc độ khác nhau, một số bài viết đã đề cập đến khía cạnh này hay khía cạnh khác của vấn đề, cụ thể như: "Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam" do Trần Văn Giàu chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980; "Biện chứng của truyền thống" của Hà Văn Tấn, Tạp chí Cộng sản, số 3-1981; "Về truyền thống dân tộc" của Trần Quốc Vượng, Tạp chí Cộng sản, số 3-1981; "Cái truyền thống và cái hiện đại trong sự nghiệp xây dựng con người mới ở nước ta" của Đỗ Huy, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 5-1986; "Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, một nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại" của Lương Quỳnh Khuê, Tạp chí Triết học, số 4-1992; "Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường" do Thái Duy Tuyên chủ biên, Hà Nội, 1994; "Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị" do Nguyễn Quang Uẩn chủ biên, tháng 4-1995; "Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên", Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số B94-38-32 do Mạc Văn Trang chủ biên (Viện nghiên cứu phát triển giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo), 1995; "Sự biến đổi định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường" của Thái Duy Tuyên, Tạp chí Triết học, số 5-1995; "Quan hệ kinh tế và đạo đức trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay" của Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí Triết học, 6-1996; "Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường đối với đạo đức người cán bộ quản lý" của Nguyễn Tĩnh Gia, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, 2-1997; "Định hướng xã hội chủ nghĩa về các quan hệ đạo đức trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay" của Đỗ Huy, Tạp chí Triết học, số 5, 1998; "Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức trong
nền kinh tế thị trường" của Hoàng Trung, Tạp chí Triết học, số 5, 1998; "Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển" của Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, số 2, 1998; "Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", Luận án tiến sĩ Triết học của Trần Sĩ Phán, 1999; "Vì sao Hồ Chí Minh lại đặc biệt chú trọng đến vấn đề đạo đức?" của Hoàng Trung, Tạp chí Triết học, số 4, 2000; "Tình cảm đạo đức và giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện hiện nay" của Nguyễn Văn Phúc, Tạp chí Triết học, số 6, 2000; "Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay", Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Văn Lý, 2000; "Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội" của Mai Xuân Lợi, Tạp chí Triết học, số 3, 2001; "Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưởng đạo đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay" của Đoàn Văn Khiêm, Tạp chí Triết học, số 2, 2001; "Kết hợp chặt chẽ giáo dục lý luận với xây dựng đạo đức mới của người cán bộ lãnh đạo quản lý" của Nguyễn Ngọc Long, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4, 2001; "Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường" của Trần Nguyên Việt, Tạp chí Triết học, số 5, 2002; "Kế thừa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay" của Lê Sĩ Thắng, Tạp chí Triết học, số 5, 2002; "Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục" của Nguyễn Đình Tường, Tạp chí Triết học, số 6, 2002; "Khoa học công nghệ và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường" của Nguyễn Đình Hòa, Tạp chí Triết học, số 6, 2002; "Từ "cái thiện" truyền thống đến "cái thiện" trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Hùng Hậu, Tạp chí Triết học, số 8, 2002; "Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay", Luận án tiến sĩ Triết học của Lê Thị Hoài Thanh, 2002; "Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay" của Trần Văn Phòng, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5, 2003 v.v.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, bài viết trên đều có ý nghĩa to lớn đối với việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống hiện nay ở nước ta. Tuy nhiên, những công trình này chưa đề cập một cách trực tiếp đến việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở phân tích thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội và nguyên nhân của nó, từ đó đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Hệ thống hóa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, từ đó xác định tầm quan trọng và yêu cầu của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Phân tích thực trạng việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội hiện nay và nguyên nhân của nó.
- Đề xuất phuơng hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (qua thực tế thành phố Hà Nội).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Thực hiện bản luận văn này tác giả dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống. Ngoài ra, tác giả luận văn có tham khảo, kế thừa các thành tựu của các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả luận văn sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp quy nạp và diễn dịch, điều tra xã hội học. nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra.
6. Đóng góp khoa học và ý nghĩa của luận văn
- Góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng và yêu cầu của việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Trên cơ sở khái quát thực trạng công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội, bước đầu đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn "Đạo đức học" ở các trường đại học và cao đẳng. Đồng thời, nó cũng góp phần nhất định vào việc nhận thức rõ vai trò của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho tầng lớp sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, tác giả luận văn cố gắng lượng hóa nội dung các giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc, làm cho đạo đức truyền thống dân tộc mãi mãi là những chuẩn mực đạo đức mà mỗi con người Việt Nam luôn hướng tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
127 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4300 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế một số trường đại học và cao đẳng ở Thành phố Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân loại đang sống trong những năm đầu của thế kỷ 21, thế kỷ của sự bùng nổ về thông tin khoa học và kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhất từ trước đến nay. Những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong những năm gần đây đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều dân tộc trên thế giới.
Việt Nam là một quốc gia thuộc các nước đang phát triển về mặt kinh tế, lại trải qua nhiều cuộc chiến tranh kéo dài. Song, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, Việt Nam cũng đang từng ngày từng giờ thay đổi diện mạo của mình.
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau gần 20 năm đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu đáng tự hào. Về cơ bản, chúng ta đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và đã có sự tăng trưởng về kinh tế, phá được thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ đối ngoại, tình hình kinh tế chính trị cơ bản là ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, thế và lực ngày càng được củng cố và phát triển.
Kinh tế thị trường đã đem lại cho ta những điều "kỳ diệu" trong sự phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên nó cũng là mảnh đất màu mỡ nảy sinh lối sống ích kỷ, vụ lợi, những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội đã và đang từng ngày, từng giờ làm băng hoại những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, phá vỡ nhiều nét đẹp của văn hóa truyền thống. Mặt trái của cơ chế thị trường đã tạo ra một bộ phận không nhỏ lớp người trong xã hội nói chung, một bộ phận thanh niên, sinh viên nói riêng có lối sống chạy theo đồng tiền, buông thả, quay lưng với văn hóa, với truyền thống dân tộc.
Từ thực tế đó, Đảng ta đặt ra yêu cầu phải gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ đạo đức và công bằng xã hội, vừa phát triển kinh tế thị trường, đồng thời phải bảo tồn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư khóa VII, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã khẳng định: Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa. Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị truyền thống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác.
Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về "Một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay" tiếp tục khẳng định: Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới tạo ra cái mới, nhưng lại không thể tách rời khỏi cội nguồn. Phát triển phải dựa trên cội nguồn, bằng cách phát huy cội nguồn, trở về cội nguồn, giữ được cội nguồn. Cội nguồn đó của mỗi dân tộc là văn hóa (cốt lõi là những giá trị luân lý đạo đức).
Thực tiễn chứng tỏ rằng, tương lai của mỗi dân tộc phụ thuộc một phần rất lớn vào thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng. Liệu chúng ta có thể giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa khi thanh niên bị phai nhạt lý tưởng, thiếu ý thức giữ gìn những giá trị truyền thống dân tộc? Trong những điều kiện mới của đất nước, chúng ta đã chuẩn bị "hành trang" gì cho họ? Điều tiên quyết và không thể thiếu đó là "truyền thống dân tộc", những truyền thống đáng tự hào của lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước đã giúp chúng ta "hội nhập" mà không bị "hòa tan", phát triển mà không bị "mất gốc", trọng truyền thống mà không bảo thủ, tất cả những điều đó đã và đang giúp cho thanh niên Việt Nam nói chung - sinh viên Việt Nam nói riêng nâng cao hơn nữa bản lĩnh của mình, đứng vững trước mọi thử thách khắc nghiệt của cuộc sống hiện đại.
Với ý nghĩa đó, vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là vấn đề hết sức cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đó cũng là lý do để tác giả của luận văn chọn: "Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế một số trường đại học và cao đẳng ở thành phố Hà Nội)" làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xung quanh vấn đề đạo đức truyền thống những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu ở dưới các góc độ khác nhau, một số bài viết đã đề cập đến khía cạnh này hay khía cạnh khác của vấn đề, cụ thể như: "Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam" do Trần Văn Giàu chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980; "Biện chứng của truyền thống" của Hà Văn Tấn, Tạp chí Cộng sản, số 3-1981; "Về truyền thống dân tộc" của Trần Quốc Vượng, Tạp chí Cộng sản, số 3-1981; "Cái truyền thống và cái hiện đại trong sự nghiệp xây dựng con người mới ở nước ta" của Đỗ Huy, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 5-1986; "Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, một nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại" của Lương Quỳnh Khuê, Tạp chí Triết học, số 4-1992; "Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường" do Thái Duy Tuyên chủ biên, Hà Nội, 1994; "Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị" do Nguyễn Quang Uẩn chủ biên, tháng 4-1995; "Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên", Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số B94-38-32 do Mạc Văn Trang chủ biên (Viện nghiên cứu phát triển giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo), 1995; "Sự biến đổi định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường" của Thái Duy Tuyên, Tạp chí Triết học, số 5-1995; "Quan hệ kinh tế và đạo đức trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay" của Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí Triết học, 6-1996; "Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường đối với đạo đức người cán bộ quản lý" của Nguyễn Tĩnh Gia, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, 2-1997; "Định hướng xã hội chủ nghĩa về các quan hệ đạo đức trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay" của Đỗ Huy, Tạp chí Triết học, số 5, 1998; "Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức trong
nền kinh tế thị trường" của Hoàng Trung, Tạp chí Triết học, số 5, 1998; "Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển" của Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, số 2, 1998; "Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", Luận án tiến sĩ Triết học của Trần Sĩ Phán, 1999; "Vì sao Hồ Chí Minh lại đặc biệt chú trọng đến vấn đề đạo đức?" của Hoàng Trung, Tạp chí Triết học, số 4, 2000; "Tình cảm đạo đức và giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện hiện nay" của Nguyễn Văn Phúc, Tạp chí Triết học, số 6, 2000; "Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay", Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Văn Lý, 2000; "Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội" của Mai Xuân Lợi, Tạp chí Triết học, số 3, 2001; "Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưởng đạo đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay" của Đoàn Văn Khiêm, Tạp chí Triết học, số 2, 2001; "Kết hợp chặt chẽ giáo dục lý luận với xây dựng đạo đức mới của người cán bộ lãnh đạo quản lý" của Nguyễn Ngọc Long, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4, 2001; "Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường" của Trần Nguyên Việt, Tạp chí Triết học, số 5, 2002; "Kế thừa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay" của Lê Sĩ Thắng, Tạp chí Triết học, số 5, 2002; "Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục" của Nguyễn Đình Tường, Tạp chí Triết học, số 6, 2002; "Khoa học công nghệ và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường" của Nguyễn Đình Hòa, Tạp chí Triết học, số 6, 2002; "Từ "cái thiện" truyền thống đến "cái thiện" trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Hùng Hậu, Tạp chí Triết học, số 8, 2002; "Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay", Luận án tiến sĩ Triết học của Lê Thị Hoài Thanh, 2002; "Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay" của Trần Văn Phòng, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5, 2003 v.v...
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, bài viết trên đều có ý nghĩa to lớn đối với việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống hiện nay ở nước ta. Tuy nhiên, những công trình này chưa đề cập một cách trực tiếp đến việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở phân tích thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội và nguyên nhân của nó, từ đó đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Hệ thống hóa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, từ đó xác định tầm quan trọng và yêu cầu của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Phân tích thực trạng việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội hiện nay và nguyên nhân của nó.
- Đề xuất phuơng hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (qua thực tế thành phố Hà Nội).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Thực hiện bản luận văn này tác giả dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống. Ngoài ra, tác giả luận văn có tham khảo, kế thừa các thành tựu của các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả luận văn sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp quy nạp và diễn dịch, điều tra xã hội học... nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra.
6. Đóng góp khoa học và ý nghĩa của luận văn
- Góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng và yêu cầu của việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Trên cơ sở khái quát thực trạng công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội, bước đầu đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn "Đạo đức học" ở các trường đại học và cao đẳng. Đồng thời, nó cũng góp phần nhất định vào việc nhận thức rõ vai trò của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho tầng lớp sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, tác giả luận văn cố gắng lượng hóa nội dung các giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc, làm cho đạo đức truyền thống dân tộc mãi mãi là những chuẩn mực đạo đức mà mỗi con người Việt Nam luôn hướng tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1
TẦM QUAN TRỌNG VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1.1. Giá trị và giá trị đạo đức truyền thống
Thuật ngữ "giá trị" ra đời cùng với sự ra đời của triết học. Nói cách khác, ngay từ đầu, gắn với triết học đã có những hiểu biết về giá trị và giá trị học. Trước thế kỷ XIX, những kiến thức về giá trị học đã gắn liền với những tri thức triết học. Sau này, khi khoa học có sự phân ngành, thì giá trị học tách ra thành một môn khoa học độc lập và thuật ngữ giá trị được dùng để chỉ một khái niệm khoa học.
Khái niệm "giá trị" trở thành trung tâm của giá trị học, nó được sử dụng trong các lĩnh vực như: triết học, xã hội học, tâm lý học, đạo đức học, kinh tế học... Trong lĩnh vực kinh tế học, "giá trị" chỉ sức mạnh của vật này khống chế lại vật khác khi trao đổi với nhau, để bộc lộ giá trị thì vật phẩm được làm ra đó phải có ích cho cuộc sống con người và đáp ứng được nhu cầu của con người. Chính vì lẽ đó trong kinh tế, giá trị là yếu tố hàng đầu. C.Mác viết: "Lao động có một sức sản xuất đặc biệt, hoạt động là một lao động được nhân lên cấp số nhân, hay là một khoảng thời gian như nhau, nó tạo ra giá trị cao hơn so với một lao động giá trị trung bình cùng loại" [40, tr. 104-105].
Trong triết học, chủ nghĩa duy tâm chủ quan coi giá trị là hiện tượng của ý thức, là biểu tượng của thái độ chủ quan của con người đối với khách thể mà người đó đang đánh giá.
Chủ nghĩa Mác - Lênin nhấn mạnh bản chất xã hội, tính lịch sử của giá trị, đồng thời khẳng định giá trị có thể nhận thức được và giá trị có tính thực tiễn. Tất cả mọi cái gọi là giá trị đều có nguồn gốc xuất phát từ chính cuộc sống lao động thực tiễn của con người. Do vậy, có thể nói, chỉ trong xã hội loài người mới có cái gọi là giá trị. Và chính "con người là giá trị cao nhất của mọi giá trị là thước đo của mọi giá trị. Đầu tư vào con người là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển người kinh tế - xã hội" [66, tr. 11]
Trong hoạt động thực tiễn, giá trị của một sự vật hiện tượng đều được xác định bởi sự đánh giá của con người. Sự đánh giá đó nằm trong quy luật của sự vận động và phát triển tiến lên trong thế giới, nó phục vụ ngày càng tốt hơn cho cuộc sống con người, cho lợi ích và tiến bộ xã hội. Có thể nói, "mọi giá trị đều thể hiện mối quan hệ giữa người với vật; chỉ khi nào sự vật khách quan có ích với con người thì mới là giá trị" [38, tr. 32] và "nói đến giá trị là nói đến cái có ích, có lợi cho nhân dân, cho dân tộc, cho sự phát triển của xã hội, nói đến những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu và lợi ích của con người trong lịch sử" [67, tr. 136].
Trong cuốn Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển có viết như sau: "Nói đến giá trị tức là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là đã bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp, là nói đến cái có khả năng thôi thúc con người hành động và vươn tới" [2, tr. 16].
Trong cuốn Từ điển Bách khoa toàn thư Xô viết định nghĩa:
Giá trị là sự khẳng định hoặc phủ định ý nghĩa của các đối tượng thế giới xung quanh đối với con người, giai cấp, nhóm của toàn bộ xã hội nói chung. Giá trị được xác định không phải bởi bản thân các thuộc tính tự nhiên, mà là bởi tính chất cuốn hút (lôi cuốn) của các thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của con người, phạm vi các hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực và phương thức đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu hiện trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, trong lý tưởng, tâm thế và mục đích [63, tr. 1462].
Qua các khái niệm, các quan điểm về giá trị trên đây, có thể khái quát lại như sau:
Thứ nhất, giá trị là tất cả những cái gì mang ý nghĩa tích cực, gắn với cái đúng, cái tốt, cái đẹp, được con người thừa nhận và xem nó là nhu cầu hoặc có một vị trí quan trọng trong đời sống của mình, là những thành tựu góp phần vào sự phát triển của xã hội.
Thứ hai, giá trị không phải là một cái gì nhất thành bất biến mà nó luôn vận động biến đổi theo thời gian và không gian sao cho phù hợp trong từng thời điểm nhất định. Chính vì vậy, trên thực tế không phải những cái gì đã có giá trị trong quá khứ đều giữ nguyên giá trị đối với hiện tại. Điều đó cho thấy giá trị mang tính lịch sử khách quan, sự ra đời tồn tại hay mất đi của một giá trị nào đó không phụ thuộc vào ý thức của con người mà do yêu cầu của từng thời đại nhất định trong lịch sử.
Thứ ba, giá trị đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, giá trị giúp con người điều chỉnh hành vi của mình trong cuộc sống, giá trị giúp con người định hướng và xác định mục đích cho hành động của mình, là động cơ thúc đẩy hoạt động của con người.
Trên thực tế đã có rất nhiều cách phân loại giá trị. Dựa vào tiêu chí mục đích phục vụ cho nhu cầu của con người, người ta chia ra làm hai loại giá trị: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
Giá trị vật chất thể hiện rõ nét trong đời sống kinh tế, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Giá trị tinh thần là những phẩm chất đặc biệt về trí tuệ, tình cảm, ý chí, nó được thể hiện trên các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật, phong tục tập quán... Những phẩm chất đó ăn sâu, bám rễ vào trong đời sống tinh thần và chúng trở thành các chuẩn mực để con người đánh giá phân biệt cái đúng, cái sai, cái xấu, cái đẹp trong đời sống hàng ngày, trong quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội.
Giá trị đạo đức là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần của đời sống xã hội và được con người lựa chọn, nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi ứng xử giữa con người với con người, con người với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Giá trị đạo đức biến đổi theo sự biến đổi của đời sống xã hội.
Về khái niệm truyền thống, trong lịch sử đã từng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề "truyền thống". Theo Từ điển Bách khoa Triết học của Liên Xô, "truyền thống" có nguồn gốc từ tiếng Latinh là traditio - sự chuyển giao, lưu truyền lại - đó là các giá trị tinh hoa văn hóa được lưu truyền từ những thế hệ trước và nó được gìn giữ ở các xã hội, giai cấp hay nhóm xã hội nhất định. Trong cuốn Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa có đoạn viết: "Từ đây, cái được gọi là truyền thống chỉ khi nào nó trở thành một bộ phận thiết yếu của cuộc sống chúng ta và chỉ khi nào nó bảo tồn cuộc sống chúng ta và chỉ khi nào nó có khả năng phát triển cuộc sống của chúng ta" [3, tr. 23].
Truyền thống của một cộng đồng dân tộc bao gồm những đức tính, thói quen, những phong tục tập quán xã hội của các thế hệ nối tiếp nhau, nó mang các đặc trưng: cộng đồng, bình ổn, lưu truyền. "Nói đến truyền thống là nói đến phức hợp những tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen, những phong tục, lối sống, cách ứng xử, ý chí... của một cộng đồng người đã hình thành trong lịch sử, đã trở nên ổn định và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác" [3, tr. 16-19].
Dưới góc độ khoa học, truyền thống được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất, truyền thống đó là những giá trị tốt đẹp, được lưu truyền từ đời này qua đời khác, nó đứng vững được trong thời gian và có thể đương đầu với những biến động của lịch sử. Hơn nữa, những giá trị ấy có khả năng tạo ra sức mạnh, sản sinh ra các giá trị mới, đem lại lợi ích cho con người.
Tuy nhiên, trong đó cũng có những cái mà chúng ta vẫn gọi là "truyền thống" nhưng không đem lại lợi ích cho con người, nhiều khi nó kìm hãm sự phát triển đây là nghĩa thứ hai, nghĩa tiêu cực của phạm trù này. Trong cuốn Ngày mười tám tháng Sương mù của Louis Bonaparte, C.Mác viết rằng: "Truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống". Còn Hồ Chí Minh, trong bài "Đạo đức cách mạng" (tháng 12-1958) cũng đã viết: "Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to; nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ. Chúng ta lại không thể trấn áp nó, mà phải cải tạo nó rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài"
Hiểu theo nghĩa thứ nhất, truyền thống trở thành một bộ phận thiết yếu của đời sống con người. Nó góp phần duy trì, bảo vệ và phát triển cuộc sống của chúng ta. Tóm lại, sự nhận thức truyền thống không tách rời nhận thức các giá trị.
Giá trị đạo đức truyền thống là một thành tố cấu thành của hệ giá trị tinh th