Lep Tônxtôi là một trong những nhà văn Nga thế kỉ XIX có ảnh hưởng lớn đến văn học thế giới
và văn học Việt Nam. Uy tín và tiếng tăm của nhà văn này luôn được các nhà phê bình và nghiên cứu
văn học đánh giá rất cao. Sự xuất hiện của Chiến tranh và hoà bình, Anna Karênina và Phục sinh cùng
với những tác phẩm tôn giáo đã nâng tên tuổi của Lep Tônxtôi lên hàng vĩ nhân của nền văn học nhân
loại. Sự xuất hiện của Chiến tranh và hoà bình được xem như một sự kiện văn học lớn của nền văn học
Nga và thế giới thế kỉ XIX với tư cách như là sự xuất hiện của một thể loại tiểu thuyết mới: tiểu thuyết
sử thi. Sự xuất hiện của Anna Karênina một lần nữa lại trở thành một sự kiện văn học lớn khi nó được
xem như là một trong những tác phẩm đã đột phá thể loại tiểu thuyết gia đình đương thời. Lep Tônxtôi
nghiễm nhiên trở thành một nhà văn mà tác phẩm của ông hiện diện khắp nơi trên thế giới, Chiến tranh
và hoà bình, Anna Karênina hầu như có mặt trong mọi thư viện gia đình.
Không chỉ là một nhà văn lớn, Lep Tônxtôi còn là một nhà tư tưởng lớn. Nói đến nhà văn Lep
Tônxtôi, không thể không biết đến nhà cải cách Lep Tônxtôi và càng không thể không biết nhà tư
tưởng Lep Tônxtôi. Chủ nghĩa Lep Tônxtôi trở thành một học thuyết tôn giáo-xã hội mà ảnh hưởng của
nó chắc chắn đã có tác động rất lớn đến sự vận động và biến đổi của lịch sử thế giới. Gandhi- một vị
thánh sống của Ấn Độ, đã từng khẳng định mình đã học hỏi và vận dụng học thuyết Lep Tônxtôi vào
con đường tranh đấu cách mạng nhằm giải phóng và thống nhất Ấn Độ. Đương thời, tên tuổi và học
thuyết tôn giáo-xã hội của Lep Tônxtôi đã quyến rũ hàng ngàn người trên thế giới hành hương đến
Iaxnaia, quê hương của “giáo chủ” Lep Tônxtôi. Ảnh hưởng của Lep Tônxtôi đến tinh thần của loài
người trên thế giới là không gì có thể đo đếm được. Điều này cũng hoàn toàn đúng đối với người Việt
Nam nói chung, người miền Nam nói riêng.
104 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề tiếp nhận lep tônxtôi tại miền nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN VĂN THỊNH
VẤN ĐỀ
TIẾP NHẬN LEP TÔNXTÔI
TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 5. 04. 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH VĂN VÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2005
MỞ ĐẦU
Lep Tônxtôi là một trong những nhà văn Nga thế kỉ XIX có ảnh hưởng lớn đến văn học thế giới
và văn học Việt Nam. Uy tín và tiếng tăm của nhà văn này luôn được các nhà phê bình và nghiên cứu
văn học đánh giá rất cao. Sự xuất hiện của Chiến tranh và hoà bình, Anna Karênina và Phục sinh cùng
với những tác phẩm tôn giáo đã nâng tên tuổi của Lep Tônxtôi lên hàng vĩ nhân của nền văn học nhân
loại. Sự xuất hiện của Chiến tranh và hoà bình được xem như một sự kiện văn học lớn của nền văn học
Nga và thế giới thế kỉ XIX với tư cách như là sự xuất hiện của một thể loại tiểu thuyết mới: tiểu thuyết
sử thi. Sự xuất hiện của Anna Karênina một lần nữa lại trở thành một sự kiện văn học lớn khi nó được
xem như là một trong những tác phẩm đã đột phá thể loại tiểu thuyết gia đình đương thời. Lep Tônxtôi
nghiễm nhiên trở thành một nhà văn mà tác phẩm của ông hiện diện khắp nơi trên thế giới, Chiến tranh
và hoà bình, Anna Karênina hầu như có mặt trong mọi thư viện gia đình.
Không chỉ là một nhà văn lớn, Lep Tônxtôi còn là một nhà tư tưởng lớn. Nói đến nhà văn Lep
Tônxtôi, không thể không biết đến nhà cải cách Lep Tônxtôi và càng không thể không biết nhà tư
tưởng Lep Tônxtôi. Chủ nghĩa Lep Tônxtôi trở thành một học thuyết tôn giáo-xã hội mà ảnh hưởng của
nó chắc chắn đã có tác động rất lớn đến sự vận động và biến đổi của lịch sử thế giới. Gandhi- một vị
thánh sống của Ấn Độ, đã từng khẳng định mình đã học hỏi và vận dụng học thuyết Lep Tônxtôi vào
con đường tranh đấu cách mạng nhằm giải phóng và thống nhất Ấn Độ. Đương thời, tên tuổi và học
thuyết tôn giáo-xã hội của Lep Tônxtôi đã quyến rũ hàng ngàn người trên thế giới hành hương đến
Iaxnaia, quê hương của “giáo chủ” Lep Tônxtôi. Ảnh hưởng của Lep Tônxtôi đến tinh thần của loài
người trên thế giới là không gì có thể đo đếm được. Điều này cũng hoàn toàn đúng đối với người Việt
Nam nói chung, người miền Nam nói riêng.
Nguyễn Ái Quốc được xem là người Việt Nam đầu tiên tiếp xúc với sáng tác của Lep Tônxtôi
(khi Người đang ở Pháp). Người cũng tự nhận mình là người học trò nhỏ của đại văn hào Lep Tônxtôi.
Ở miền Bắc, những tác phẩm của Lep Tônxtôi được đón nhận nồng nhiệt mà thái độ của độc giả khá
thống nhất trên tinh thần tiếp nhận của Lênin đối với Lep Tônxtôi vào thập niên đầu tiên của thế kỉ XX.
Ở miền Nam, những tác phẩm của Lep Tônxtôi cũng được đón nhận không kém phần hào hứng.
Trên tinh thần thời đại và điều kiện kinh tế-chính trị-văn hoá-xã hội miền Nam, sự tiếp nhận của độc
giả ở miền Nam có sự khác biệt so với sự tiếp nhận của độc giả miền Bắc Việt Nam, tuy vậy với tư
cách như là những công trình nghệ thuật đích thuật và có giá trị nghệ thuật lớn lao, sự tiếp nhận của
công chúng miền Nam đối với sáng tác và tư tưởng của Lep Tônxtôi vẫn tương đối thống nhất. Sự phân
hoá độc giả trong quá trình tiếp nhận Lep Tônxtôi tuy có tồn tại nhưng chưa bao giờ là một sự phân hoá
lớn và sâu sắc.
1. Lý do chọn đề tài:
Chúng tôi chọn đề tài Vấn đề tiếp nhận Lep Tônxtôi ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975
bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cả khách quan lẫn chủ quan, nhưng nguyên nhân chính vẫn là
xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của đề tài. Nhìn chung, chúng tôi có một số lý do như sau:
-Văn học Nga là một trong những nền văn học tiên tiến và vĩ đại của thế giới. Những tên tuổi và
tác phẩm của nền văn học này từ lâu đã quen thuộc với độc giả bình dân và giới trí thức Việt Nam hơn
nửa thế kỉ nay. Ảnh hưởng nền văn học này đến nền văn học thế giới nói chung và văn học Việt Nam
nói riêng là rất lớn và từ lâu đã được khẳng định. Kí ức người Việt từ lâu luôn dành một vị trí trang
trọng cho những giá trị bất diệt của nền văn học giàu tính triết lý và tinh thần nhân văn này. Vì những
lý do đó, việc tiếp cận và nghiên cứu về những biểu hiện của nền văn học này là hết sức cần thiết.
-Cùng với các tên tuổi Puskin, Gôgôn, Tuôcghênhep, Đôxtôiepxki, Tsêkhôp, nhà văn Lep
Tônxtôi là một trong những tinh hoa của đội ngũ các nhà văn Nga và đồng thời cũng là một trong số
những nhà văn lớn của văn học thế giới. Do tầm vóc, uy tín cũng như vai trò của Lep Tônxtôi to lớn
như thế nên việc tìm hiểu về sáng tác cũng như những vấn đề liên quan đến sự nghiệp của ông vẫn luôn
là một yêu cầu đối với sự nhận thức văn học nghệ thuật của mọi thời đại. Mặt khác, Lep Tônxtôi trong
thế giới tinh thần người Việt Nam hiện đại có một vị trí cực kì quan trọng nên việc tìm hiểu về ông là
một cách để hiểu thêm về chính chúng ta. Sự hiểu biết này không bao giờ là thừa.
-Xã hội miền Nam trước 1975 đối với đa số chúng ta đã là quá khứ. Tuy nhiên, hiểu biết về quá
khứ để nắm bắt thực tại và định hướng tương lai vẫn là một việc làm có ý nghĩa. Đối với một lĩnh vực
tinh thần như văn học nghệ thuật, việc tìm hiểu thế giới tinh thần của người miền Nam trước 1975 sẽ có
ý nghĩa thực tiễn trong việc định hướng tinh thần người miền Nam nói riêng, người Việt Nam nói
chung trong thời kì hiện đại.
-Lý thuyết tiếp nhận từ khi ra đời đến nay vẫn luôn là một lĩnh vực mới của lý luận văn học. Từ
lý thuyết tiếp nhận, tiếp cận một nhà văn và nhà tư tưởng có tiếng tăm lớn như Lep Tônxtôi là một
công việc mà các nhà nghiên cứu trước đây chưa thực hiện đầy đủ. Đề tài luận văn này sẽ góp một
hướng tiếp cận mới bổ sung vào một số khiếm khuyết mà lý luận văn học trước đây đã bỏ sót đối với
Lep Tônxtôi.
2. Lịch sử vấn đề:
Tìm hiểu lịch sử vấn đề của đề tài Vấn đề tiếp nhận Lep Tônxtôi ở miền Nam Việt Nam giai
đoạn 1954-1975, chúng ta thấy có không nhiều những bài báo hoặc công trình nghiên cứu về Lep
Tônxtôi. Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy bài viết Lep Tônxtôi tại các đô thị miền Nam trước 1975 của
tác giả Trần Thị Quỳnh Nga (in trong Khoa Ngữ Văn một phần tư thế kỷ, Khoa Ngữ Văn ĐHSP
TPHCM) và Luận văn thạc sĩ Văn học Nga tại các thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975 của tác
giả Phạm Thị Phương (một số phần đã được trích in như: Thống kê đầu sách dịch và bài viết về văn
học Nga tại miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975, Khoa Ngữ Văn ĐHSP TPHCM, 1995; Văn
học Nga tại thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975, Kỷ yếu khoa học 1998, Khoa Ngữ Văn ĐHSP
TPHCM) là đáng quan tâm hơn hết.
Luận văn thạc sĩ Văn học Nga tại các thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975 của tác giả
Phạm Thị Phương là công trình đầu tiên đề cập đến trường hợp tiếp nhận của độc giả miền Nam đối
với Lep Tônxtôi trước 1975. Công trình này lấy việc nghiên cứu tiếp nhận văn học Nga-Xô và trường
hợp tiếp nhận Đôxtôiepxki làm đối tượng nghiên cứu chính nên trường hợp tiếp nhận Lep Tônxtôi chỉ
là một trong những đối tượng được đề cập đến. Điều này đã chi phối kết quả nghiên cứu đối với trường
hợp tiếp nhận Lep Tônxtôi. Nhìn chung, đối với trường hợp tiếp nhận Lep Tônxtôi, tác giả Phạm Thị
Phương đã có những nhận định và minh chứng mang tính chất khái quát nhưng do Lep Tônxtôi không
phải là đối tượng nghiên cứu trọng tâm nên tác giả không đi vào phân tích cụ thể. Xem việc tiếp nhận
Lep Tônxtôi như một trong những biểu hiện của tiến trình tiếp nhận của độc giả miền Nam trước 1975
đối với nền văn học Nga –Xô, tác giả công trình đã đặt việc tiếp nhận Lep Tônxtôi bên cạnh
Đôxtôiepxki và đã có những nhận định chính xác về vị trí của hai nhà văn này trong mắt độc giả miền
Nam :
Lev Tolstoi và Dostoievski có một vị trí quan trọng giữa các nhà văn cổ điển nước ngoài được
giới thiệu vào miền Nam. Về phương diện tư liệu ta thấy tổng số các danh tác của hai nhà văn này
được chuyển dịch và xuất bản nhiều hơn so với các nhà văn Nga khác. Trong các bài nghiên cứu, phê
bình văn học tên tuổi của Lev Tolstoi và Dostoievski được nhắc đến khá thường xuyên. Ở hai nhà văn
này, người ta thường đi khai thác những tư tưởng triết học, tôn giáo phù hợp với tinh thần Đông
phương. Về dịch thuật, các danh tác của hai nhà văn này cũng có phần công phu hơn, điển hình là
trường hợp Nguyễn Hiến Lê với bản dịch “Chiến tranh và hoà bình” [47, 37]
Khi so sánh sự tiếp nhận của độc giả miền Nam đối với hai nhà văn này tác giả Phạm Thị
phương cũng có những nhận định chí lý: Nhìn chung giới độc giả thành thị miền Nam cho rằng Lev là
một nghệ sĩ hoàn toàn hơn, dễ hiểu hơn Dostoievski: đối với tâm hồn người Việt Nam, tinh thần của
Lep Tônxtôi dễ tiếp thu hơn. [47, 39]. Có lẽ vì thế mà tác giả Phạm Thị Phương cho rằng: So với Lev
Tolstoi, thành phần độc giả của Dostoievski ở thành thị miền Nam dường như thu hẹp hơn. [47, 39]
Đánh giá về ảnh hưởng của phong cách viết của Lep Tônxtôi đối với quá trình tiếp nhận của độc
giả miền Nam, tác giả Phạm Thị Phương lưu ý rằng: “Phong cách cổ điển rất mực trong sáng, hài hoà
của Lep Tônxtôi gây được cảm tình lớn đối với những nhà văn, những bạn đọc vốn từng hấp thụ truyền
thống văn học cổ điển và lãng mạn Pháp và được đào luyện trong tinh thần Nho giáo. Phong cách ấy
thấm dần, trở thành mẫu mực để người ta noi theo, “rèn cách viết”. [47, 38]
Tác giả Phạm Thị Phương cũng không quên đề cập đến một trong những đặc điểm quan trọng
nhất của quá trình tiếp nhận Lep Tônxtôi, đó là cách thức tiếp nhận có vấn đề của một số ít độc giả. Tác
giả công trình cho rằng: “Ở Sài Gòn đôi khi người ta có xu hướng nhìn nhận Lep Tônxtôi với cặp mắt
Hiện sinh chủ nghĩa. Một số người thích khai thác một cách thái quá những chi tiết đời sống thường
nhật của nhà văn. Họ hay dùng những từ ngữ, những khái niệm của lý thuyết Hiện sinh để bàn đến nhà
văn và tác phẩm.” [47, 38]. Để minh chứng cho luận điểm này, tác giả dẫn lại và nhấn mạnh những từ
ngữ, khái niệm mà nhà xuất bản Phù Sa đã sử dụng khi giới thiệu tác phẩm “Vùng đất hồi sinh”: “ý
niệm khai phóng”, “mặc cả vô hiệu”, “ẩn ức”, “trả giá”.
Bài viết Lev Tolstoi tại các đô thị miền Nam trước 1975 [42] của tác giả Trần Thị Quỳnh Nga
tiếp cận vấn đề tiếp nhận Lep Tônxtôi trước 1975 tại các thành thị miền Nam tương đối khái quát và cụ
thể hơn. Đây cũng là lẽ đương nhiên bởi lẽ đối tượng được đề cập chính trong bài nghiên cứu này chính
là Lep Tônxtôi. Tiếp cận Lep Tônxtôi, tác giả Trần Thị Quỳnh Nga đặt trọng tâm ở hai phương diện
chính: tình hình dịch thuật và tình hình nghiên cứu.
Đề cập đến tình hình dịch thuật Lep Tônxtôi ở các đô thị miền Nam trước 1975, tác giả Trần
Thị Quỳnh Nga đã cho thấy toàn bộ tình hình dịch Lep Tônxtôi ở miền Nam giai đoạn này. Tác giả cho
rằng người đọc miền Nam đã quen thuộc với Lep Tônxtôi từ những năm 50: Trên tư liệu dịch thuật,
Tolstoi trở nên quen thuộc với độc giả miền Nam vào những năm 50. Cuối những năm 50, bạn đọc Sài
Gòn tiếp xúc với tác phẩm Hạnh phúc gia đình, Bản sonat tặng Kreutzer và một số đoạn trích Chiến
tranh và hoà bình qua bản dịch của Bảo Sơn [42, 192]. Tình hình dịch vào những năm 60 và 70 cũng
được tác giả đề cập khá cụ thể.
Chất lượng dịch thuật cũng được tác giả bài viết đề cập. Theo Trần Thị Quỳnh Nga, “những tác
phẩm của Lep Tônxtôi được giới thiệu ở miền Nam đã góp phần vào việc giới thiệu sáng tác của nhà
văn cổ điển này, song chất lượng các bản dịch còn là vấn đề cần xem xét bởi hầu hết các tác phẩm của
L.Tolstoi cũng như văn học Nga nói chung đều được dịch qua một ngôn ngữ trung gian là tiếng Anh
hoặc tiếng Pháp (mà tiếng Pháp là chủ yếu). Đó là chưa kể một số dịch giả tuỳ tiện thay đổi nhan đề
tác phẩm, Việt hoá các tên nhân vật, ngôn ngữ dịch nghèo nàn, thiếu chính xác.” [42, 194]
Về tình hình nghiên cứu Lep Tônxtôi, tác giả Trần Thị Quỳnh Nga đã đề cập đến những nhận
định, nghiên cứu chung về bản thân nhà văn Lep Tônxtôi và mảng sáng tác của ông. Những nhận định
của Nguyễn Hiến Lê đặc biệt được tác giả bài viết lưu ý. Tác giả cũng không quên tìm hiểu một cách
sơ lược những nguyên nhân, tiền đề nhằm lý giải cho tình hình dịch thuật và nghiên cứu Lep Tônxtôi.
Nhìn chung, trong bài viết của mình, tác giả Trần Thị Quỳnh Nga đã cố gắng giới thiệu một
cách cụ thể nhất về Lep Tônxtôi trong khuôn khổ của một bài khảo cứu sơ bộ. Tuy nhiên, do khuôn
khổ của một bài báo nên tác giả chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu những vấn đề cụ thể và rộng lớn hơn.
Dù vậy, bài viết này đã có những gợi mở rất quan trọng trong việc định hướng nghiên cứu Lep Tônxtôi.
3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài Vấn đề tiếp nhận Lep Tônxtôi ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975, chúng tôi
sẽ tiến hành tiếp cận một số vấn đề sau:
-Chúng tôi đề cập một số nét về sự ra đời, tình hình nghiên cứu lý luận tiếp nhận trên thế giới và
ở Việt Nam cũng như những khái niệm cơ bản và tầm quan trọng của lý thuyết tiếp nhận đối với lý
luận văn học. Trên cơ sở những tiếp cận đó, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến lý thuyết tiếp nhận như là
một lĩnh vực mới mẻ đồng thời thể hiện cách hiểu của mình về một số khái niệm và đó cũng là cơ sở để
tiếp cận một nhà văn lớn như Lep Tônxtôi.
-Đề tài Vấn đề tiếp nhận Lep Tônxtôi ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975 sẽ được triển
khai theo hướng làm rõ một số đặc điểm của quá trình tiếp nhận Lep Tônxtôi của độc giả miền Nam
trước 1975. Trên cơ sở những vấn đề được đề cập, một mặt chúng tôi sẽ triển khai lý giải thực trạng
tiếp nhận Lep Tônxtôi đồng thời làm rõ sự ảnh hưởng và tác động qua lại giữa các nhân tố độc giả-tác
phẩm-hiện thực xã hội cũng như một số vấn đề thuộc về lý thuyết tiếp nhận và ứng dụng chúng vào
trường hợp tiếp nhận cụ thể.
- Những kết quả tiếp nhận Lep Tônxtôi sẽ được chúng tôi xem như là những kinh nghiệm tiếp
nhận để từ đó gợi ý quá trình tiếp nhận thực tế ở miền Nam cũng như đối với độc giả Việt Nam nói
chung hiện nay.
Nhìn chung, với đề tài Vấn đề tiếp nhận Lep Tônxtôi ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-
1975, chúng tôi không có tham vọng tìm hiểu toàn bộ tiến trình tiếp nhận Lep Tônxtôi của độc giả
miền Nam mà chỉ tiếp cận một số vấn đề có liên quan đến việc độc giả tiếp nhận tác gia này để sơ bộ lý
giải và làm cơ sở định hướng cho những nghiên cứu dài hơi hơn. Những vấn đề như công việc dịch,
vấn đề chuyển mã văn bản sang Tiếng Việt không được đề cập cụ thể trong đề tài này. Những vấn đề
như ảnh hưởng của Lep Tônxtôi đối với sáng tác của các văn nghệ sĩ miền Nam, cũng như ảnh hưởng
của nhà văn này đến các lĩnh vực sáng tác nghệ thuật cũng không được đề cập. Việc tiếp cận một cách
toàn diện tiến trình tiếp nhận Lep Tônxtôi của độc giả miền Nam trước 1975 sẽ được thực hiện trong
một công trình nghiên cứ dài hơi hơn. Với đề tài này, kết quả nghiên cứu có thể được dùng làm tài liệu
tham khảo cho học sinh, sinh viên và nhiều đối tượng khác có nhu cầu tìm hiểu những vấn đề có liên
quan đến lý thuyết tiếp nhận và một số vấn đề nổi bật trong tiến trình tiếp nhận Lep Tônxtôi ở miền
Nam giai đoạn 1954-1975. Ngoài ra, công trình còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho
những nhà quản lý văn hoá và xuất bản sách, người đọc và cả giới sáng tác.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Phạm vi đề tài của chúng tôi là sơ bộ tiếp cận một số vấn đề có liên quan đến quá trình tiếp nhận
Lep Tônxtôi của độc giả ở miền Nam giai đoạn 1954-1975. Những vấn đề mà chúng tôi đề cập trong
luận văn này không phải là toàn bộ các vấn đề của lý thuyết tiếp nhận. Phạm vi mà chúng tôi đề cập chỉ
là một số vấn đề. Những vấn đề được đề cập sẽ được chúng tôi triển khai theo hướng phân tích thực
tiễn để đúc rút thành những vấn đề có tính lý luận.
Đây là một đề tài có phạm vi nghiên cứu hẹp, chúng tôi sẽ chỉ quan tâm đến công chúng miền
Nam tiếp nhận Lep Tônxtôi như thế nào, những ảnh hưởng xã hội học, ảnh hưởng văn học đối với họ
như thế nào.
Đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi trong luận văn này chính là những nhận định, phản
ứng trực tiếp hoặc gián tiếp của người đọc đối với trường hợp cụ thể là Lep Tônxtôi trong giai đoạn
1954-1975 ở miền Nam. Chúng tôi ý thức được đây là những đối tượng hết sức cụ thể đồng thời cũng
hết sức khó xác định. Thời kì mà chúng tôi tiếp cận nghiên cứu là một thời kì đã qua, thời kì đã lui vào
dĩ vãng, những biểu hiện tiếp nhận của độc giả đối với Lep Tônxtôi nói riêng, với nhiều tác gia văn học
khác nói chung đã thất lạc hoặc ít tồn tại dưới dạng vật chất. Những tài liệu dùng để nghiên cứu hết sức
hạn hẹp và không thể tránh được thiếu sót. Đó là một trong những khó khăn chính của chúng tôi khi
tiếp cận đề tài này.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Từ đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của luận văn, chúng tôi sử dụng
những thao tác cũng như những phương pháp khả dĩ có thể đem đến những kết quả nghiên cứu tốt nhất.
Phân tích các tư liệu được xem như là thao tác trọng tâm trong việc triển khai đề tài và giúp
chúng tôi phát hiện cũng như làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến độc giả tiếp nhận và kết quả tiếp
nhận của độc giả đối với Lep Tônxtôi. Các thao tác diễn dịch, quy nạp cũng được chúng tôi sử dụng
thường xuyên trong quá trình nghiên cứu và triển khai đề tài.
Sử dụng phương pháp lịch sử chức năng, chúng tôi hy vọng tìm thấy sự hỗ trợ của nó trong việc
xác định các vấn đề xã hội có liên quan đến quá trình tiếp nhận của độc giả miền Nam trước 1975 đối
với Lep Tônxtôi. Xác định các tiền đề kinh tế-chính trị-văn hoá-xã hội để từ đó làm rõ sự ảnh hưởng
của chúng đến sự vận động, biến đổi và phát triển của độc giả trong quá trình tiếp nhận Lep Tônxtôi là
một trong những mục tiêu của luận văn, điều này chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở có sự trợ giúp
của phương pháp lịch sử chức năng.
Sử dụng phương pháp xã hội học, chúng tôi có điều kiện đề cập đến những vấn đề thuộc về thị
hiếu thẩm mỹ, tầm đón nhận của độc giả. Phương pháp này còn cho phép chúng tôi lý giải những vấn
đề liên quan đến đặc điểm của độc giả tiếp nhận.
Nhìn chung, tuỳ theo yêu cầu của từng nội dung và mục tiêu, đối tượng của luận văn mà chúng
tôi sử dụng những thao tác, phương pháp phù hợp.
6. Đóng góp của luận văn:
-Làm rõ hơn một số vấn đề lý luận của lý thuyết tiếp nhận trên cơ sở phân tích thực tế tiếp nhận.
-Vận dụng lý thuyết tiếp nhận để làm sáng tỏ một số phương diện của tiến trình tiếp nhận Lep
Tônxtôi ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
- Kết quả nghiên cứu cho phép chúng tôi rút ra những kinh nghiệm cho việc định hướng hoạt
động tiếp nhận hiện nay với tư cách như là những gợi ý.
7. Kết cấu luận văn:
Luận văn gồm 122 trang chính văn. Ngoài phần Mở đầu (10 trang), Kết luận (4 trang), nội dung
luận văn được triển khai trong ba chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về lý thuyết tiếp nhận văn học
1.1. Lý thuyết tiếp nhận - một lĩnh vực mới của lý luận văn học
1.2. Lý thuyết tiếp nhận và sự vận dụng nó ở Việt Nam
Chương 2: Một số vấn đề tiếp nhận Lep Tônxtôi qua lĩnh vực dịch thuật, xuất bản
và nghiên cứu
2.1. Lĩnh vực dịch thuật và xuất bản
2.2. Lĩnh vực nghiên cứu
Chương 3: Một số vấn đề về các yếu tố quy định tiếp nhận trong tiếp nhận Lep Tônxtôi
3.1.Vấn đề độc giả trong tiếp nhận Lep Tônxtôi
3.2. Vấn đề tiền đề xã hội trong tiếp nhận Lep Tônxtôi
3.3. Vấn đề đặc trưng đối tượng tiếp nhận trong tiếp nhận Lep Tônxtôi
3.4. Vấn đề kích hoạt tiếp nhận trong tiếp nhận Lep Tônxtôi
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN VĂN HỌC
1. Lý thuyết tiếp nhận văn học - một lĩnh vực mới của lý luận văn học:
1.1. Lịch sử ra đời của lý thuyết tiếp nhận:
Lấy việc nghiên cứu sự tiếp nhận của người đọc làm nhiệm vụ trung tâm, lý thuyết tiếp nhận ra
đời vào giữa thế kỉ XX là một bước tiến quan trọng của nền lý luận văn học. Tuy nhiên, trước khi lý
thuyết tiếp nhận ra đời thì nhân loại đã có những tiếp cận nhất định đối với vấn đề này. Thời cổ đại,
Aristote đã từng đề cập đến khái niệm “Catharsis” trong cảm xúc thẩm mỹ của đối tượng. Khi ông
định nghĩa bi kịch như sự thanh lọc tình cảm thông qua xót thương (pitie) và sợ hãi (t