Mục đính giao tiếp của con người xét cho cùng là nhằm thoả mãn những
nhu cầu của cá nhân dựa trên các chuẩn mực xã hội. Chính vì vậy mà hành
động cầu khiến của chủ thể nói năng giữ một vai trò hết sức quan trọng. Yêu
cầu, sai khiến, ra lệnh là hành động thường xuyên và quan trọng đến mức hầu
như không một ngôn ngữ nào trên thế giới là không có kiểu câu mang ý nghĩa
này. Thế nhưng không phải bao giờ một hành động cầu khiến đưa ra cũng được
tiếp thể thực hiện theo đúng mục đích của chủ thể phát ngôn. Điều này có nhiều
lý do mà một trong những lý do rất quan trọng, có tính quyết định đó chính là
tùy thuộc vào hiệu lực ngôn trung của phát ngôn cầu khiến.
Trong tiếng Việt có nhiều phương thức để diễn đạt ý nghĩa cầu khiến:
phương thức tỉnh lược chủ ngữ, dùng từ tình thái, dùng vị từ ngôn hành, dùng
các kiểu câu mang ý nghĩa cầu khiến,v.v. Trong đó, cách diễn đạt trực tiếp bằng
biểu thức chứa vị từ cầu khiến có phạm vi sử dụng nhiều hơn cả. Do vậy, xem
xét bản chất, đăc biệt là khả năng hành chức của vị từ cầu khiến (VTCK) có ý
nghĩa rất lớn đối với việc sử dụng loại từ này trong giao tiếp ngôn ngữ thường
ngày.
102 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 10987 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vị từ cầu khiến trong Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ LIÊN
VỊ TỪ CẦU KHIẾN TRONG TIẾNG VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 602201
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. DƯ NGỌC NGÂN
Thành phố Hồ Chí Minh -2007
Lời cảm ơn
Luận văn này là kết quả học tập của tôi từ tháng 10 năm 2004 đến tháng
10 năm 2007 tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh với sự giúp
đỡ của rất nhiều người.
Từ những ngày đầu khoá học, tôi đã ấn tượng sâu sắc về những tri thức
mà các bậc Giáo sư, Tiến sĩ đã truyền giảng trong từng buổi học, tôi say mê
thích thú về những vấn đề mới mẻ được gợi ra. Những ngày cuối khóa miệt mài
với luận văn, tôi lại may mắn nhận được sự chỉ bảo ân cần của các thầy, cô
trong hội đồng khoa học, đặc biệt là Phó Giáo sư Tiến sĩ Dư Ngọc Ngân, người
hướng dẫn khoa học, người cô đã dạy dỗ và động viên tôi rất nhiều.
Tôi cũng không quên những thầy cô của Phòng Khoa học Công nghệ –
Sau đại học của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện cho tôi học tập, thực hiện và bảo vệ luận văn.
Sau cùng là lời cảm ơn chân thành của tôi đối với địa phương nơi tôi ở,
cơ quan nơi công tác, cảm ơn gia đình và các đồng nghiệp, bạn bè đã hỗ trợ và
động viên tôi học tập trong suốt thời gian qua.
Thành phố Hồ Chí Minh – 2007
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
BN : bổ ngữ
BNĐT : bổ ngữ đối thể
BNND : bổ ngữ nội dung
HĐ : hành động
HĐCK : hành động cầu khiến
TPMR : thành phần mở rộng
VN : vị ngữ
VT : vị từ
VTCK : vị từ cầu khiến
VTHĐ : vị từ hành động
VTNH : vị từ ngôn hành
VTTT : vị từ trung tâm
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mục đính giao tiếp của con người xét cho cùng là nhằm thoả mãn những
nhu cầu của cá nhân dựa trên các chuẩn mực xã hội. Chính vì vậy mà hành
động cầu khiến của chủ thể nói năng giữ một vai trò hết sức quan trọng. Yêu
cầu, sai khiến, ra lệnh là hành động thường xuyên và quan trọng đến mức hầu
như không một ngôn ngữ nào trên thế giới là không có kiểu câu mang ý nghĩa
này. Thế nhưng không phải bao giờ một hành động cầu khiến đưa ra cũng được
tiếp thể thực hiện theo đúng mục đích của chủ thể phát ngôn. Điều này có nhiều
lý do mà một trong những lý do rất quan trọng, có tính quyết định đó chính là
tùy thuộc vào hiệu lực ngôn trung của phát ngôn cầu khiến.
Trong tiếng Việt có nhiều phương thức để diễn đạt ý nghĩa cầu khiến:
phương thức tỉnh lược chủ ngữ, dùng từ tình thái, dùng vị từ ngôn hành, dùng
các kiểu câu mang ý nghĩa cầu khiến,v.v. Trong đó, cách diễn đạt trực tiếp bằng
biểu thức chứa vị từ cầu khiến có phạm vi sử dụng nhiều hơn cả. Do vậy, xem
xét bản chất, đăc biệt là khả năng hành chức của vị từ cầu khiến (VTCK) có ý
nghĩa rất lớn đối với việc sử dụng loại từ này trong giao tiếp ngôn ngữ thường
ngày.
Tuy nhiên, có thể nói các công trình nghiên cứu Việt ngữ từ trước đến
nay chưa đề cập một cách rõ ràng, đầy đủ bản chất các vấn đề liên quan đến
VTCK. Luận văn của chúng tôi không có tham vọng như vậy nhưng mong
muốn qua khảo sát các cứ liệu thu thập được, sẽ góp phần nhận diện rõ hơn đặc
điểm của vị từ này, làm tăng thêm hiệu quả giao tiếp khi thực hiện một hành
động cầu khiến.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, ý nghĩa cầu khiến được các tác giả
đề cập đến từ nhiều góc độ trong quá trình phân loại các lớp từ, phân chia các
kiểu câu và xem xét khả năng hiệu lực tại lời. Nhưng để khẳng định một kiểu
loại vị từ (động từ) cầu khiến thì còn nhiều quan điểm khác nhau.
2.1. Quan điểm ngữ pháp truyền thống
Các tác giả Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm chia động từ
thành 2 loại, nhưng không thấy nhắc đến VTCK trong danh sách phân loại này:
-Động từ đơn: là những tiếng động từ do một tiếng, biểu diễn hẳn một
việc gì: nói, cười, ăn, uống, mua, bán, đứng, ngồi,
- Động từ ghép: là những tiếng động từ do hai tiếng ghép với nhau thành
một tiếng. Trong đó:
+ Do hai tiếng có nghĩa riêng ghép nhau thành một nghiã: bẩm báo, bênh
vực, buôn bán,
+ Do hai tiếng ghép nhau mà tiếng sau có công dụng làm cho “lọn nghĩa”
tiếng đứng trước: bán rao, đánh lừa, hỏi thăm,
+ Do một tiếng động từ ghép với danh từ: biết ơn, đánh hơi, làm việc,
+ Do một tiếng động từ ghép với một tiếng đệm đặt sau: bàn bạc, gặp
gỡ,
+ Do hai tiếng không có nghĩa ghép nhau thành một tiếng: ăn năn, cằn
nhằn, phàn nàn,
Phạm Tất Đắc phân tích tự loại động từ bao gồm:
- Động từ chỉ sự hành động: ăn, nói, gặp gỡ,
- Động từ chỉ sự thực hiện: là, thì, có.
- Động từ chỉ sự thụ động: bị, được, phải,
Theo tác giả này “rất nhiều khi động từ không có chủ từ trong những câu
nói có ý sai khiến, khuyên răn” [9;tr.50].
Laurence C.Thompson, trong công trình A Vietnamese Grammar chia
động từ tiếng Việt thành 2 kiểu loại:
- Động từ hành động (action verb): đi, làm, hát, ở,
- Động từ trạng thái (state verb): khó, tốt, hay, xấu, biết,
Bùi Đức Tịnh dựa vào nghĩa để phân biệt bốn loại động từ:
-Động từ viên ý: chỉ dùng một mình với chủ ngữ cũng làm nên câu trọn
nghĩa: vâng lời, lo ngại,
- Động từ khuyết ý: ý nghĩa tự nó không đầy đủ phải dùng với danh từ
hay đại từ bổ túc: gởi, cãi vã,
- Động từ thụ trạng: động từ chỉ có ý nghĩa khi dùng với một tĩnh từ: trở
nên, trở thành, tức là,
- Trợ động từ : động từ được dùng chung với động từ khác: muốn, phải,
có thể,
Nguyễn Tài Cẩn khi khảo sát các thành phần của động ngữ, đã chỉ ra 5
kiểu loại động từ có tính chất đối lập căn bản:
- Động từ chỉ động tác có phương hướng: chạy, mang, và động từ chỉ
động tác không có phương hướng: ăn năn, trăn trở,
- Động từ chỉ sự việc có khả năng kết thúc: ăn, mặc, mở, và động từ chỉ
sự việc không có khả năng kết thúc: biết, ghét, dám,
- Động từ có khả năng tăng, giảm mức độ hành động: giận, lo, và động
từ không có khả năng tăng, giảm mức độ: đánh, ngồi,
- Động từ có khả năng dùng độc lập: đọc, đi, biết, và động từ không có
khả năng dùng độc lập: toan, dám, ngỡ,
- Động từ có thể thêm thành tố phụ: khen, thưởng, đánh, và động từ
không thể thêm thành tố phụ: bơi, ngủ, chết,
Lê Văn Lý phân loại tự ngữ Việt Nam ra thành:
- Loại A: danh tự
- Loại B: động tự
- Loại B’: tĩnh tự
- Loại C1: ngôi tự ; loại C2: số tự ; loại C3: phụ tự
Tác giả này không phân chia, miêu tả các tự loại mà chỉ ra phương pháp
dùng các từ chứng để xác định từng loại. Chẳng hạn, những từ ngữ có thể có
ngôi tự đứng trước: tôi viết, mày học, nó chơi, thì viết, học, chơi chính là
động tự.
Sách Ngữ pháp tiếng Việt (UBKHXH) phân loại động từ gồm:
- Động từ ngoại động: làm, viết,
- Động từ nội động: ngủ, làm, tắm,
- Động từ cảm nghĩ: nghe, tin, nhớ, nghi ngờ,
- Động từ phương hướng: lên, xuống, ra, vào,
- Động từ tồn tại: có, còn, mất, hết,
- Động từ biến hóa: trở nên, trở thành,
- Động từ ý chí: dám, muốn, quyết, toan,
- Động từ tiếp thụ: bị, được, phải, chịu,
- Động từ so sánh: bằng, thua, hơn,
- Động từ là
Lê Cận, Phan Thiều phân loại động từ tiếng Việt có 8 tiểu loại:
- Động từ tác động đến đối tượng: ăn, cắt,viết, vẽ, làm, đánh,
- Động từ phát nhận: biếu, cho, thu hồi, phát, nhận,
- Động từ gây khiến: cấm, cho phép, buộc, ép, mời, khuyên, bảo,
- Động từ chuyển động: ra, về, lăn, bò, bay,
- Động từ xuất hiện, tồn tại, tiêu hủy: có, còn, hết, mất,
- Động từ biến hóa: thành, trở thành, trở nên,
- Động từ tình thái: muốn, cần, phải, nên, định,
- Động từ cảm nghĩ , nói năng: trông, nhìn, nghe, hiểu, tin tưởng,
- Động từ không tác động đến đối tượng: nằm, thức, đứng,
Diệp Quang Ban chia động từ tiếng Việt thành hai tiểu loại:
- Động từ không độc lập: phải, được, bị, toan, muốn,
- Động từ độc lập, bao gồm:
+ Động từ ngoại động: gặt, đóng, viết,
+ Động từ gây khiến: bảo, khuyên,
+ Động từ cảm nghĩ, nói năng: tin, tưởng,
+ Động từ chuyển động: vào, ra, lên, đến, lăn,
+ Động từ tồn tại: còn, có,
+ Động từ biến hóa: trở thành, trở nên, hóa thành,
Hoàng Văn Thung, Lê A cùng quan điểm phân loại với tác giả Diệp
Quang Ban và khẳng định những từ mời, sai, khuyên, bảo, thuộc tiểu loại
động từ cầu khiến.
Hoàng Trọng Phiến khi miêu tả kiểu câu cầu khiến đã khẳng định có các
thực từ mang ý nghĩa cầu khiến: cấm, không được, mời, cho phép,
Nguyễn Kim Thản phân loại động từ theo hai cách. Phân loại theo tính
chất từ pháp thì động từ tiếng Việt gồm 6 tiểu loại:
- Động từ khái quát và vận động xác định: làm lụng, yêu đương,
- Động từ hoạt động có phương hướng: mang, nhìn,..
- Động từ hoạt động không phương hướng: bãi công, thảo luận,
- Động từ trạng thái: trúng, tan,
- Động từ tình cảm: yêu, ghét, ái ngại, bái phục,
- Động từ tri giác: am hiểu, băn khoăn, mong,
Phân loại theo tính chất cú pháp, động từ tiếng Việt gồm 6 tiểu loại:
- Động từ ngoại động: làm, ăn, đánh, viết, mang, đem,
- Động từ bán ngoại động: nhìn, trông, nghe, yêu, ra, vào,
- Động từ phát nhận: biếu, tặng, lấy, vay, ăn cắp, cướp đoạt,
- Động từ gây khiến: khuyên, bảo, mời, bắt, cưỡng bức, xúi, cho,
- Động từ đánh giá nhận xét: coi, gọi, bầu, chọn, cử, phong,
- Động từ chỉ nhận xét của các bộ phận cơ thể: bạnh, cau, cúi, lắc,
- Động từ cảm nghĩ, nói năng: nghĩ, tưởng, nhớ, cam đoan,
- Động từ nội động: bò, lăn, đứng, ngồi,
- Động từ hệ từ: thành, ra, nên, như, bằng,
Đinh Văn Đức nêu lên một số tiểu loại động từ cơ bản, đó là:
- Động từ nội động và động từ ngoại động: chặt, viết, làm, đóng, ngồi,
ngủ, chơi, bơi,
- Động từ tình thái - ngữ pháp: cần, muốn, phải, có thể, toan, định,
- Động từ tổng hợp: đi đứng, nói năng, dàn xếp, trò chuyện,
- Động từ chuyển động: ra, vào, lên, xuống,
Nhìn chung, quan điểm của các nhà ngữ pháp truyền thống về vấn đề này
theo các xu hướng sau:
- Có tác giả không chú ý đến việc phân chia các tiểu loại động từ,
- Có tác giả không phân biệt vị từ cầu khiến với vị từ gây khiến, không
phân biệt VTCK với vị từ tình thái có ý nghĩa cầu khiến,
- Có tác giả không thừa nhận có tiểu loại VTCK trong lớp động từ tiếng
Việt.
- Có tác giả thừa nhận có VTCK nhưng không đi sâu miêu tả đặc điểm
ngữ pháp, ngữ nghĩa của lớp từ này.
2.2. Quan điểm các nhà dụng học
Cầu khiến là hành động ngôn từ, vì thế loại từ biểu hiện hành động này đã
được một số nhà nghiên cứu xem xét dưới góc độ dụng học. Người xây dựng
nền móng cho lý thuyết hành động ngôn từ là nhà triết học John L.Austin với
công trình “How to do things with words”. Austin đã phân loại các hành vi tại
lời bao gồm: phán xử (verdictives), hành sử (exercitives), cam kết
(commissives), trình bày (expositives), ứng xử (behabitives). Hành động cầu
khiến thuộc trong nhóm hành sử.
J.R. Searle cho rằng Austin đã phân loại dựa trên những tiêu chí chồng
chéo nhau và không rõ ràng. Ông đưa ra 3 tiêu chí phân loại hành động tại lời:
- Đích tại lời (illocutionary point).
- Hướng khép lời với hiện thực (direction of fit),
- Trạng thái tâm lý được thể hiện (expressed psychological states).
và 9 phương diện khác liên quan đến sự phân chia này.
Từ đó J.R. Searle đã chia hành động ngôn từ ra thành 5 loại:
i. Tái hiện (representatives):
- Đích ở lời: miêu tả lại sự tình đang được nói đến.
- Hướng thích nghi: từ hiện thực đến lời lẽ.
- Trạng thái tâm lý: niềm tin vào giá trị chân lý của điều được nói.
ii. Điều khiển (directives):
- Đích ở lời: đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành động
tương lai.
- Hướng thích nghi: từ lời nói đến hiện thực.
- Trạng thái tâm lý: người nói (Sp1) mong muốn người nghe (Sp2) thực
hiện một hành động nào đó.
iii. Cam kết (commissives):
- Đích ở lời: trách nhiệm Sp1 phải thực hiện một hành động tương lai.
- Hướng thích nghi: từ lời nói đến hiện thực.
- Trạng thái tâm lý: ý định của Sp1 tùy thuộc vào hành động cam kết.
iv. Biểu cảm (expressives):
- Đích ở lời: bày tỏ một trạng thái tâm lý nào đó.
- Hướng thích nghi: phù hợp với hành vi ở lời và hiện thực.
- Trạng thái tâm lý: không xác định, thay đổi tùy loại hành vi.
v. Tuyên bố (declarations):
- Đích ở lời: gây ra một sự thay đổi bởi hành vi tuyên bố.
- Hướng thích nghi: từ lời nói đến hiện thực và ngược lại.
- Trạng thái tâm lý: không có đặc trưng nhưng có các thể chế tâm lý làm
cho lời tuyên bố có giá trị.
Trong cách phân loại của một số tác giả khác: D.Wunderlich, F. Recanati,
K.Bach và R.M. Harnish, ta thấy hành động cầu khiến cũng được kể đến trong
nhóm điều khiển, đề nghị, thỉnh cầu.
Ở Việt Nam, các công trình của Nguyễn Đức Dân (2000), Nguyễn Thiện
Giáp (2000), Đỗ Hữu Châu (2001) cũng đã xem xét hành động cầu khiến ở góc
độ dụng học. Nguyễn Thiện Giáp cho rằng cầu khiến là hành động mà người
nói sử dụng để khiến người nghe làm cái gì đó Thuộc nhóm này có các hành
động như: đề nghị, yêu cầu, cho phép, ra lệnh, mời mọc, rủ rê, thỉnh cầu,
khuyên, cấm đoán, hỏi, chỉ thị,v.v. (hỏi cũng là một hành động cầu khiến)
[13,tr.48].
2.3. Quan điểm ngữ pháp chức năng
Cao Xuân Hạo (cùng các cộng sự) trong Ngữ pháp chức năng tiếng Việt -
Ngữ đoạn và Từ loại (2005) đã phân chia vị từ hành động thành hai loại:
-Vị từ chuyển tác, gồm có:
+ Vị từ hành động chuyển thái (làm cho đối tượng thay đổi trạng thái):
ách, băm, cán, dùi, đánh, ép,
+ Vị từ hành động chuyển vị (làm cho đối tượng thay đổi vị trí): áp, ban,
dắt, đặt, gắn, giữ, hút,
+ Vị từ hành động tạo tác (tạo ra một vật trước đó chưa có): ấp, bảo, cất,
che, in, khai, may, nói,
+ Vị từ hành động hủy diệt (làm cho đối tượng không còn tồn tại): hủy,
xóa, bôi, giết, tẩy,
- Vị từ vô tác, gồm có:
+ Vị từ hành động di chuyển: vào, ra, lên, xuống, chạy, đi,,
+ Vị từ hành động cử động (thay đổi tư thế của thân thể): bấm, dậy, đạp,
húc, múa, ngẩng,
+ Vị từ ứng xử (bộc lộ những phản ứng về thể xác và tinh thần): cười,
đùa, giỡn, khóc,
+ Vị từ tri giác (nhằm nhận thức một đối tượng): xem, ngắm, học,
+Vị từ cầu khiến (điều khiển một đối tượng thực hiện một hành động nào
đó): cấm, bảo, sai, xin,
Nguyễn Thị Quy là tác giả đã trình bày khá rõ các quan điểm từ trước đến
nay về động từ tiếng Việt và có kiến giải riêng về cách phân loại vị từ hành
động theo cấu trúc tham tố, trong đó tác giả này đã xem VTCK chiếm một vị trí
đặc biệt trong các vị từ [+ tác động] ba diễn tố.
Gần đây, các bài viết trên các tạp chí ngôn ngữ, trong các công trình khoa
học của một số tác giả: Đào Thanh Lan, Chu Thị Thủy An, Nguyễn Thị Thanh
Ngân, Nguyễn Thị Thuận, Đào Nguyên Phúc, Nguyễn Thị Lương, Lê Đình
Tường, Vũ Thị Thanh Hương, Nguyễn Vân Phổ,v.v. có nhiều kiến giải rất lý
thú về khả năng hành chức của hành động cầu khiến, câu cầu khiến dưới nhiều
góc độ: tính lịch sự của hành động cầu khiến, đặc điểm nói năng của hành động
cầu khiến,v.v.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở tham kiến các nhà nghiên cứu đi trước, luận văn của chúng tôi:
- Xác định rõ đối tượng nghiên cứu là VTCK trong tiếng Việt và tiến
hành phân loại các VTCK.
- Xem xét đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp của VTCK.
- Khảo sát khả năng hành chức của VTCK trong hoạt động nói năng.
Phạm vi khảo sát của chúng tôi là những biểu thức có sử dụng VTCK
trong nói năng hàng ngày, trong một số văn bản văn chương và văn bản hành
chính - công vụ. Những ví dụ sử dụng của các tác giả đi trước nhằm mục đích
minh xác cho lý lẽ riêng sẽ được chúng tôi chú thích rõ xuất xứ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chính:
-Phương pháp thống kê, phân loại: thống kê, phân loại hệ thống VTCK
trong tiếng Việt và tần số sử dụng của chúng trên các cứ liệu được khảo sát.
-Phương pháp đối chiếu, so sánh: đặt VTCK trong hệ thống vị từ hành
động và so sánh với một số vị từ khác (vị từ tình thái, vị từ gây khiến) để xác
định rõ bản chất của VTCK.
-Phương pháp phân tích ngữ nghĩa - cú pháp: là phương pháp đặc trưng
để nghiên cứu ngữ nghĩa, cấu trúc của đối tượng.
-Phương pháp phân tích ngữ nghĩa - ngữ dụng: phân tích đặc điểm hành
chức của VTCK trong một số phạm vi sử dụng.
- Các phương pháp lập luận như: diễn dịch, quy nạp,v.v. cũng được chúng
tôi sử dụng trong khi trình bày các luận điểm.
Tùy vào từng nội dung nghiên cứu, tùy vào từng đối tượng cụ thể, các thủ
pháp, phương pháp có khi được vận dụng kết hợp hoặc sử dụng chủ yếu một
phương pháp nào đó thích hợp.
5. Y nghĩa của luận văn
5.1. Về mặt lý luận, luận văn hy vọng sẽ chỉ ra được các đặc điểm cơ bản
(về ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng) của một loại vị từ có ý nghĩa rất lớn
trong nói năng; hệ thống và phân loại được các VTCK trong tiếng Việt, góp
thêm tiêu chí để phân định vị từ cầu khiến (directive verb) với các loại vị từ gây
khiến (causative verb) và vị từ tình thái (modal verb) mang ý nghĩa cầu khiến.
5.2. Về mặt thực tiễn, khi hiểu được khả năng kết hợp cú pháp, phạm vi
hành chức, ý nghĩa trong nói năng của vị từ cầu khiến, người sử dụng tiếng Việt
(với tư cách là chủ thể cầu khiến) sẽ thực hiện một cách hiệu quả những mong
muốn đối với người nghe (với tư cách là đối thể thực hiện các yêu cầu).
Mặt khác, những lý giải của chúng tôi trong luận văn hy vọng cũng sẽ
góp phần làm rõ thêm một số nội dung giảng dạy từ ngữ tiếng Việt hiện nay ở
nhà trường.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, phần
chính của luận văn bao gồm 2 chương.
Ở chương một, qua xem xét bản chất của hành động cầu khiến, luận văn
xác lập khái niệm vị từ cầu khiến, cung cấp một danh sách VTCK và phân loại
các nhóm VTCK trong tiếng Việt.
Ở chương hai, luận văn khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của
VTCK trong các phạm vi hành chức. Nghĩa của một VTCK đã chi phối các
tham tố của nó, xác lập tư cách của nó khi tham gia tạo lập các biểu thức ngôn
ngữ trong giao tiếp. Ở chương này, khi xem xét VTCK trong các biểu thức ngữ
vi, bước đầu chúng tôi cũng đã chỉ ra một số đặc điểm ngữ dụng của lớp từ này.
CHƯƠNG MỘT : VỊ TỪ CẦU KHIẾN CÁC NHÓM VỊ TỪ CẦU
KHIẾN TRONG TIẾNG VIỆT
1.1. Hành động cầu khiến
Trong phần này, luận văn sẽ đề cập một số vấn đề liên quan đến ý nghĩa cầu
khiến, hành động cầu khiến và phân loại các hành động cầu khiến, từ đó xác
định VTCK và các vấn đề liên quan mà đề tài đã đặt ra.
1.1.1. Khái niệm cầu khiến
Cầu khiến (directive) là hành động “yêu cầu làm hay không làm một việc
gì” [29,tr.122]. Trong thực tế giao tiếp, hành động này được thực hiện ở nhiều
mức độ khác nhau, có nhiều cách thức biểu đạt khác nhau trong các ngôn ngữ.
Trong các ngôn ngữ biến hình, ý nghĩa cầu khiến được gắn với phạm trù
ngữ pháp thức (mood). Những thức thường gặp trong các ngôn ngữ đó là: thức
tường thuật, thức mệnh lệnh, thức giả định, thức điều kiện. Trong đó, thức
mệnh lệnh biểu thị nguyện vọng của người nói đối với việc thực hiện hành
động. Ý nghĩa cầu khiến trong các ngôn ngữ này thường được xác định bằng
các dấu hiệu hình thức. Chẳng hạn trong tiếng Anh, nó được đặc trưng bằng sự
vắng mặt của chủ ngữ, động từ ở nguyên dạng, không có từ tình thái cũng như
những phương tiện đánh dấu thời, thể đi kèm. Ví dụ: Don’t go out! Come in!.
Nhưng trong tiếng Việt, một ngôn ngữ thuộc loại ngôn ngữ không biến
hình, việc xác định ý nghĩa cầu khiến thật không dễ dàng. Như đã điểm qua ở
phần Mở đầu, có nhiều quan điểm không thống nhất trong việc phân loại
có/không có động từ cầu khiến, hoặc lẫn lộn giữa động từ cầu khiến với động từ
gây khiến. Ngay trong cách phân loại câu theo mục đính phát ngôn, ngữ pháp
truyền thống vốn đã chia câu tiếng Việt gồm: câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu
cảm thán, câu trần thuật; nhưng đến nay đã có tác giả đặt lại vấn đề: “Không coi
câu cầu khiến là một kiểu câu riêng trong tiếng Việt mà chỉ là một dạng của câu
trần thuật” [15,tr.211].
Trong các công trình nghiên cứu gần đây, ý nghĩa cầu khiến trong tiếng
Việt đã được xác định có phần rõ hơn. Tác giả Bùi Thị Kim Tuyến [39,tr.46]
chỉ ra các phương thức thể hiện ý nghĩa cầu khiến trong tiếng Việt như sau:
- Phương thức trực tiếp:
+