Luận văn Xây dựng bản đồ diễn biến lũ và đánh giá ảnh hưởng lũ đến nông nghiệp bằng kỹ thuật viễn thám và gis tỉnh Đồng Tháp

Đồng tháp là một tỉnh nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy qua nó bồi đắp lượng phù sa lớn cho tỉnh làm cho đất đai ở đây màu mỡ phì nhiêu. Với đặc điểm vùng đồng bằng có nguồn nước mặt dồi dào do vậy thế mạnh kinh tế của Đồng Tháp là sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Hàng năm, Đồng Tháp cung cấp khoảng 2.600.000 tấn lương thực có hạt, 150.000 tấn cây ăn quả các loại và 160.000 tấn thủy sản. Bên cạnh sự ưu đãi của thiên nhiên, Đồng Tháp cũng gặp nhiều khó khăn từ chính các điều kiện tự nhiên. Một trong s ố đó là lũ hàng năm từ sông Tiền và sông Hậu gây ra. Nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười, và do vị trí nằm đầu nguồn, giáp Cambodia, có địa hình thấp trũng nên Đồng Tháp chịu ảnh hưởng lũ từ sông Tiền và lũ tràn từ biên giới Cambodia qua lãnh thổ Việt Nam . Do đó, vùng này được coi là vùng chịu ảnh hưởng lũ lớn nhất trong các vùng ở ĐBSCL. Đặc trưng lũ ở khu vực này như là theo chu kỳ , thường xảy ra vào tháng 5 – 11 hàng năm. Lũ ở đây có ảnh hưởng hai mặt rõ rệt đến kinh tế - xã hội và môi trường.

pdf54 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2404 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng bản đồ diễn biến lũ và đánh giá ảnh hưởng lũ đến nông nghiệp bằng kỹ thuật viễn thám và gis tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s PHẠM BÁCH VIỆT SVTH: NGUYỄN THÚY VÂN MSSV: 02DHMT331 1 Luận văn Xây Dựng Bản Đồ Diễn Biến Lũ Và Đánh Giá ảnh Hưởng Lũ Đến Nông Nghiệp Bằng Kỹ Thuật Viễn Thám Và GIS Tỉnh Đồng Tháp ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s PHẠM BÁCH VIỆT SVTH: NGUYỄN THÚY VÂN MSSV: 02DHMT331 2 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Giới Thiệu Đồng tháp là một tỉnh nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy qua nó bồi đắp lượng phù sa lớn cho tỉnh làm cho đất đai ở đây màu mỡ phì nhiêu. Với đặc điểm vùng đồng bằng có nguồn nước mặt dồi dào do vậy thế mạnh kinh tế của Đồng Tháp là sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Hàng năm, Đồng Tháp cung cấp khoảng 2.600.000 tấn lương thực có hạt, 150.000 tấn cây ăn quả các loại và 160.000 tấn thủy sản. Bên cạnh sự ưu đãi của thiên nhiên, Đồng Tháp cũng gặp nhiều khó khăn từ chính các điều kiện tự nhiên. Một trong số đó là lũ hàng năm từ sông Tiền và sông Hậu gây ra. Nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười, và do vị trí nằm đầu nguồn, giáp Cambodia, có địa hình thấp trũng nên Đồng Tháp chịu ảnh hưởng lũ từ sông Tiền và lũ tràn từ biên giới Cambodia qua lãnh thổ Việt Nam. Do đó, vùng này được coi là vùng chịu ảnh hưởng lũ lớn nhất trong các vùng ở ĐBSCL. Đặc trưng lũ ở khu vực này như là theo chu kỳ, thường xảy ra vào tháng 5 – 11 hàng năm. Lũ ở đây có ảnh hưởng hai mặt rõ rệt đến kinh tế - xã hội và môi trường. - Mùa lũ về gây thiệt hại lớn về người và của: phá hủy các công trình, nhà ở, giao thông công cộn. Lũ là trở ngại lớn nhất trong việc khai thác tiềm năng đất đai, giảm thời gian sử dụng đất quay vòng trong họat động nông nghiệp, giảm năng suất. Đồng thời lũ cũng ảnh hưởng đến phát triển nông thôn, đô thị hóa và các họat động kinh tế xã hội khác. - Tuy nhiên lũ cũng mang lại các lợi ích khác như nước lũ mang theo phù sa, ấu trùng, tôm cá,… góp phần cải tạo môi trường đất và nước đối với khu vực chua phèn, tăng độ phì cho đất. Như vậy, bên cạnh tác động không có lợi thì lũ còn có những tác động có lợi cần được vận dụng và khai thác triệt để các mặt lợi của nó. Vì thế, cần phải hiểu biết rõ ràng về lũ cũng như diễn biến về lũ như thế nào. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s PHẠM BÁCH VIỆT SVTH: NGUYỄN THÚY VÂN MSSV: 02DHMT331 3 Ngày nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, có nhiều ứng dụng khoa học giúp cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường được hiệu quả hơn. Trong đó có kỹ thuật Viễn Thám và GIS. Kỹ thuật GIS có khả năng phân tích, tổng hợp được nhiều yếu tố, đưa ra nhiều kịch bản trên các quy mô khác nhau, biểu diễn được kết quả rất rõ ràng cho mọi người thấy được. Viễn Thám giúp quan sát đối tượng trên diện rộng, thông tin về đối tượng được cập nhập thường xuyên liên tục nên có thể đánh giá nhanh được diễn biến thay đổi của đối tượng. Trong thời gian gần đây, viễn thám được ứng dụng nhiều trong việc theo dõi các biến động môi trường, giám sát tài nguyên, thành lập bản đồ chuyên đề ( đặc biệt là các bản đồ biến động môi trường)… trong thành lập bản đồ, viễn thám cung cấp thông tin bao quát trên diện rộng, chi phí lại thấp, giảm bớt được một khối lượng lớn công việc mà trước đây khi xây dựng bản đồ lũ phải đo đạc, quan trắc và khảo sát thực địa nhưng kết quả lại lại không cao. Từ những lý do trên, mà đề tài: “Xây Dựng Bản Đồ Diễn Biến Lũ Và Đánh Giá ảnh Hưởng Lũ Đến Nông Nghiệp Bằng Kỹ Thuật Viễn Thám Và GIS Tỉnh Đồng Tháp” được hình thành nhằm góp một phần vào việc kiểm soát lũ, giảm bớt được thiệt hại do lũ gây ra đồng thời cung cấp tài liệu cho quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp và kinh tế theo hướng bền vững. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Xây dựng bản đồ diễn biến lũ theo thời gian trong năm 2006 cho tỉnh Đồng Tháp. - Đánh giá ảnh hưởng lũ đến nông nghiệp. 1.3. Nội dung thực hiện - Thu thập số liệu có liên quan đến diễn biến và ảnh hưởng của lũ đến nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp. - Thu thập các bản đồ liên quan như bản đồ địa hình, bản đồ sử dụng đất, bản đồ nông nghiệp. - Điều tra thực địa khu vực nghiên cứu. - Sử dụng ảnh MODIS để xác định vùng ngập lũ. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s PHẠM BÁCH VIỆT SVTH: NGUYỄN THÚY VÂN MSSV: 02DHMT331 4 - Giải đóan ảnh và xử lý thông tin để thành lập bản đồ diễn biến lũ theo thời gian trong năm - Chồng xếp bản đồ và tiến hành đánh giá ảnh hưởng của lũ đến nông nghiệp 1.4. Phương pháp thực hiện a. Thu thập số liệu - Thu thập các văn bản, tài liệu, niên giám thống kê, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp. - Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan đến lũ, ngập lũ và nhất là những tài liệu về lũ có liên quan đến khu vực nghiên cứu. - Thu thập bản đồ: bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất,.. b. Kỹ thuật viễn thám và GIS - Sử dụng ảnh MODIS, kênh phổ 1, 2, 7 để xác định vùng bị ngập lũ. - Phân tích giải đoán và phân loại ảnh để tách thông tin lũ. - Thông tin lũ được xử lý để thành lập bản đồ diễn biến lũ của tỉnh Đồng Tháp theo thời gian trong năm 2006 - Chồng xếp bản đồ lũ lên lớp thông tin nông nghiệp và tiến hành đánh giá ảnh hưởng lũ đến nông nghiệp. CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 2.1.1 . Vị trí địa lý Đồng Tháp là một trong ba tỉnh nằm trên địa bàn Đồng Tháp Mười thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, nằm ở phía thượng nguồn sông Tiền. Về đơn vị hành chính, Đồng Tháp có 2 thị xã (Thị xã Cao Lãnh và Thị xã Sa Đéc) và 9 huyện ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s PHẠM BÁCH VIỆT SVTH: NGUYỄN THÚY VÂN MSSV: 02DHMT331 5 (Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành). Tọa độ địa ly như sau 10o7’14” – 10o58’18” vĩ độ bắc 105o18’38” – 105o56’42” kinh độ đông Tổng diện tích tự nhiên của toàn Tỉnh là 3.374 km2, trong đó có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc khu vực Đồng Tháp Mười ( 2.1.2. Địa hình Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh ĐồngTháp ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s PHẠM BÁCH VIỆT SVTH: NGUYỄN THÚY VÂN MSSV: 02DHMT331 6 Đồng Tháp có địa hình bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Nhìn chung, địa hình Đồng Tháp được chia thành 2 vùng lớn có độ cao phổ biến như sau (Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Đồng Tháp, 2005) Vùng phía Bắc sông Tiền: thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc Tây Bắc – Đông Nam. Cao độ phổ biến từ 1,0 – 2,0 m. Nơi cao nhất > 4m thuộc vùng gò biên giới Việt Nam – Campuchia (huyện Tân Hồng là cao nhất với cao độ 5.0m) Nơi thấp nhất khoảng 0,7 – 0,8m. Vùng ven sông Tiền có cao độ phổ biến 2-3m. Vùng phía Nam . vùng nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa tạo thành lòng máng, cao độ phổ biến 0,8 – 1,0m; cao nhất là 1.8m và thấp nhất là 0,5m. 2.1.3 . Điều kiện khí tượng thủy văn 2.1.3.1 Khí hậu Đồng Tháp nằm trong vùng nhiệt đới được chia ra làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 27,250C cao nhất là 290C (tháng 4) và thấp nhất là 24,90C (tháng 1). Gió theo hai hướng Đông Bắc từ tháng 12 – 5 và Tây Nam từ tháng 5 - 11, vận tốc gió trung bình 2 -3 m/s. Riêng khu vực Đồng Tháp Mười vào mùa mưa thường xảy ra gió lốc xoáy. Chế độ mưa Chế độ mưa ở tỉnh Đồng Tháp cũng như các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long phân làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 11. Lượng mưa trung bình khỏang 1.200mm/năm, trong đó lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình các tháng trong một số năm gần đây được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Lượng mưa trung bình các tháng trong một số năm gần đây Năm Lượng mưa trung bình tháng (mm) TB T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s PHẠM BÁCH VIỆT SVTH: NGUYỄN THÚY VÂN MSSV: 02DHMT331 7 2001 11,0 0 47,90 146 167,3 230,9 164,1 167,4 207,3 185,0 27,3 15,6 1370,0 2002 0 0 0 14,0 23,4 181,7 147,3 160,9 154,3 317,2 136,7 98,3 1233,8 2003 1,6 0 0 10,4 330,1 114,2 311,2 208,9 396,1 104,2 1,6 1739,0 2004 0 0 0 1,0 134,9 291,7 66,0 99,0 148,5 379,0 107,1 26,7 1253,9 2005 0 0 0,2 1,6 66,3 142,1 255,9 173,2 224,0 383,9 151,2 98,8 1497,2 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2005) 2.1.3.2 Thủy văn Chế độ thủy văn của tỉnh chịu tác động bởi 3 yếu tố: Lũ, mưa nội đồng và thủy triều Biển Đông hình thành 2 mùa rõ rệt: Mùa lũ trùng với mùa mưa và mùa kiệt trùng với mùa khô - Mùa kiệt: Thường từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mực nước sông, kênh, rạch chịu tác động của thủy triều với biên độ rất lớn. Phía Bắc tỉnh có biên độ từ 0,4 - 0,7m, phía Nam từ 0,7 - 1,8m. Đỉnh triều vào mùa kiệt vùng phía Bắc thường thấp hơn mặt ruộng từ 0,8 - 1,5m, phía Nam đỉnh triều dao động cao thấp so với mặt ruộng nhưng thời gian dao động đỉnh triều ngắn nên mức độ khai thác nguồn nước tự chảy có giới hạn. - Mùa lũ: thường bắt đâù từ tháng 5 đến tháng 11, tháng 7 - 8 nước lũ vào đồng ruộng từ các cửa kênh rạch. Khi đã vượt bờ kênh, bờ ao tương ứng với mực nước lũ tại Hồng Ngự (+ 3,5m), lũ bắt đầu tràn đồng qua biên giới và bắt đầu ngập toàn bộ khu vực. Đầu tháng 7 nước lũ vào đồng ruộng theo 2 hướng từ sông Tiền theo các trục kênh chính với tổng lượng khoảng 7 tỷ m3 và lũ tràn qua biên giới Cambodia với lưu lượng từ 3.500 - 4000 m3/giây, tổng lượng lũ tràn khoảng 26 tỷ m3, cường suất lũ lên từ 3 - 5cm/ngày, có khi lớn hơn 10 cm/ngày. Đỉnh lũ cao nhất từ tháng 9 - 10, độ ngập sâu trung bình lớn hơn 1m so với khu vực phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp A và nhỏ hơn 1m so với khu vực phía Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp A (Hồ Chín, 1999) Tài nguyên nước là yếu tố quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Có 3 nguồn nước chính: Nước mưa: là nguồn nước có chất lượng tốt cần cho ăn uống và sinh hoạt ở của người dân mà nhất là vùng nông thôn của tỉnh, nhất là những vùng thiếu nước mặt và ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s PHẠM BÁCH VIỆT SVTH: NGUYỄN THÚY VÂN MSSV: 02DHMT331 8 nước ngầm. Tuy nhiên, vì lượng mưa chỉ tập trung trong 6 tháng mùa mưa nên việc lưu trữ và sử dụng nước trong mùa khô là vấn đề hết sức khó khăn đối với các vùng nông thôn nghèo. Nước mặt: Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Tiền, có nguồn nước mặt khá dồi dào. Sông Tiền có lưu lượng bình quân 11.500 m3/s, lớn nhất 41.504 m3/s; nhỏ nhất 2.000 m3/s. Ngoài ra, còn có 2 nhánh sông nhỏ ảnh hưởng đến nguồn nước mặt vùng phía Bắc Tỉnh là sông Sở Thượng và sông Sở Hạ bắt nguồn từ Cambodia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự, đưa nước ra và rút nước cho đồng ruộng từ sông Tiền và sông Hậu. Phía Bắc tỉnh có rạch Ba Răng, Đốc Vàng Thượng, Đốc Vàng Hạ, sông Cao Lãnh, Cần Lố,… phía Nam tỉnh có sông Cái Tàu Hạ và sông Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc, rạch Lấp Vò, Lai Vung,… Trong tỉnh còn có hệ thống sông rạch tự nhiên làm nhiệm vụ hệ thống kênh, rạch phát triển khá hoàn chỉnh, phục vụ cho giao thông đường thủy, đưa nước và rút nước cho đồng ruộng. Nước ngầm: Đồng Tháp có nhiều vĩa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, trong đó có nhiều tầng bị nhiễm mặn hoặc phèn từ lúc mới tạo thành nên khu vực phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp A, nước ngầm ở tầng sâu 100 - 3000 m. Riêng địa bàn huyện Tân Hồng, nước ngầm ở tầng nông 50 - 100 m có thể sử dụng được cho sinh hoạt. Khu vực phía Nam kênh Ngyễn Văn Tiếp A và phía Nam sông Tiền, nguồn nước ngầm rất dồi dào. Nhìn chung, nguồn nước ngầm ở đây mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ cho sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp 2.1.4. Đất Đồng Tháp có 4 nhóm đất chính: Đất phù sa: có diện tích 191.769 ha, chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên. Đây là nhóm đất thuộc đã trãi qua lịch sử canh tác lâu dài, phân bố khắp 10 huyện thị (trừ huyện Tân Hồng). Đất phèn: có diện tích 84.382 ha, chiếm 25,99% diện tích tự nhiên, phân bố khắp 10 huyện, thị xã (trừ thị xã Cao Lãnh). ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s PHẠM BÁCH VIỆT SVTH: NGUYỄN THÚY VÂN MSSV: 02DHMT331 9 Đất xám: có diện tích 28.150 ha, chiếm 8,67% diện tích tự nhiên phân bố chủ yếu trên địa hình cao ở huyện Tân Hồng và huyện Hồng Ngự Đất cát: có diện tích 120 ha, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Động Cát và Gò Tháp, huyện Tháp Mười. Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu bềà mặt kém bền vững nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp. 2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 2.2.1. Dân số Dân số của Đồng Tháp có 1.654.680 người, trong đó người Kinh chiếm 99,4%, còn lại là người Hoa (6.936 người), Khơmer (218 người), Tày (33 người), Mường (33 người). Dân cư phân bố tập trung ở các trung tâm hành chính như thị xã Sa Đéc là 1.707 người/km2, thị xã Cao Lãnh là 1.400 người/km2 và Lấp Vò là 732 người/km2. Khu vực có mật độ dân số thấp nhất là các huyện Tân Hồng là 260 người/km2, Tam Nông là 207 người/km2 và Tháp Mười là 241 người/km2. 2.2.2. Nông nghiệp và Công nghiệp Tổng giá trị GDP trên địa bàn tỉnh tính theo giá so sánh năm 1994 ước tăng 14,27% (vượt 0,27% so với kế hoạch); trong đó khu vực nông - lâm - thuỷ sản tăng 8,64%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 26,55%; khu vực thương mại - dịch vụ tăng 19,4%. Tổng giá trị GDP tính theo giá thực tế ước đạt 12.056 tỷ đồng (tương đương 754 triệu USD), bình quân đầu người đạt 452 USD. Nông nghiệp Là lĩnh vực có bước phát triển bứt phá ngoạn mục nhất. Tổng diện tích gieo trồng hằng năm gần 500 ngàn héc-ta, ngoài chủ lực là cây lúa và các loại rau màu, Đồng Tháp còn có một số loại cây đặc sản khác, các loại cây đặc sản này không những khẳng định được vị thế của mình tại địa phương mà còn vươn tầm ra cả nước và khu vực như xoài cát Hòa Lộc, quýt hồng Lai Vung, sen Tháp Mười, Cao Lãnh... Sản lượng gạo xuất khẩu hằng năm đạt ở mức ổn định trên 350 ngàn tấn. Nuôi trồng thủy sản đất bãi bồi đang là ưu thế hàng đầu của Đồng Tháp và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2006 ước tính trên 5.000 ha, sản ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s PHẠM BÁCH VIỆT SVTH: NGUYỄN THÚY VÂN MSSV: 02DHMT331 10 lượng đạt trên 155 ngàn tấn, giá trị xuất khẩu ước đạt trên 121 triệu USD, trong đó nuôi cá tra, cá ba sa khoảng 1.500 ha, lợi nhuận bình quân từ 700 - 900 triệu héc- ta/năm. Mô hình sản xuất 1 vụ lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh trên ruộng ở các huyện Tam Nông, Hồng Ngự, Lấp Vò phát triển trên 300 ha. Nếu so với trồng lúa 2 vụ truyền thống thì lợi nhuận kết hợp giữa lúa và tôm tăng gấp 4 lần (khoảng 70 triệu đồng/ha/năm); tiềm năng có thể phát triển trên 3.000 ha, tổng giá trị lợi nhuận ước tính trên 200 tỷ đồng/năm. Đây là một trong những hướng đi mới, đầy triển vọng nhằm góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Đồng Tháp trong thời gian tới. Công nghiệp Kim ngạch xuất nhập khẩu của Đồng Tháp năm 2006 đạt khoảng 240 triệu USD, trong đó 16 dự án hoạt động của các khu, cụm công nghiệp đạt doanh thu trên 1.674 tỉ đồng, đóng góp cho xuất khẩu 57 triệu USD 2.2.3 Cơ sở hạ tầng Hệ thống điện lưới (được tiếp nhận từ nguồn điện Quốc gia) đã được đưa về 11/11 huyện, thị và 127/137 xã, phường. Có khả năng cung cấp đủ điện cho sinh hoạt và sản xuất. Hệ thống thông tin bưu điện của tỉnh hiện có 20 tuyến vi ba số AWA (tần số cao) và 5 tuyến vi ba số (tần số thấp). Hệ thống giao thông thuận lợi cả giao thông thủy và giao thông bộ. Mạng lưới kênh rạch dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy. Sông Tiền là huyết mạch chính về giao thông đường thủy, nối liền Đồng Tháp với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, biển Đông và Cambodia. Giao thông đường bộ thuận tiện và thông suốt tới tất cả các huyện, thị trong tỉnh bằng các đường liên huyện, tỉnh lộ và quốc lộ. Tỉnh được nối liền với Quốc lộ 1 bằng 2 Quốc lộ 80 và 30. Quốc lộ 80 từ Quốc lộ 1 chạy qua các huyện phía Bắc tới Hồng Ngự, và từ đây có thể đi huỵên Tân Hồng, qua cửa khẩu biên giới và đến tận tỉnh Preyveng của Cambodia. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s PHẠM BÁCH VIỆT SVTH: NGUYỄN THÚY VÂN MSSV: 02DHMT331 11 Với dân số 1,5 triệu người, đồng thời là một trong những cửa ngõ của miền Tây, thương mại và dịch vụ của tỉnh phát triển mạnh và có tiềm năng rất lớn, có thể trở thành điểm trung chuyuển hàng hóa giữa khu tam giác kinh tế TP. Hồ Chí Minh với các Tỉnh Tây Nam Bộ, nhờ hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn thấp kém so với nhiều vùng khác. Cầu đường bộ quá tải, một phần không nhỏ bị ngập lụt trong mùa lũ. Giao thông thủy tuy giàu tiềm năng sông nước nhưng không được đầu tư nạo vét khai thông luồng rạch, thiếu bến cảng, thiếu phương tiện tàu thuyền nên chưa phát triển mạnh. CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ LŨ, VIỄN THÁM VÀ GIS 3.1. Tổng quan lũ 3.1.1. Khái niệm về lũ, lụt Lũ chỉ hiện tượng nước sông dâng cao, nước tràn qua bờ sông hoặc đê, tràn vào những địa hình trũng gây ra ngập lụt trên một diện rộng trong một khoảng thời gian nhất định. Trong mùa mưa lũ, những trận mưa từng đợt liên tiếp trên sông ( vùng hứng nước mưa và sinh dòng chảy), làm cho nước sông cũng từng đợt nối tiếp nhau dâng cao, tạo ra những trận lũ trên sông, suối.(Khoa Học Kỹ Thuật, 2002) ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s PHẠM BÁCH VIỆT SVTH: NGUYỄN THÚY VÂN MSSV: 02DHMT331 12 Trong vòng 40 năm qua, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đã xảy ra một số trận lũ, lụt lớn vào các năm: 1961, 1966, 1978, 1984, 1991, 1994, 1996. Những trận lũ này thường làm hơn 1 triệu ha bị ngập, đặc biệt là vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên có nơi ngâp sâu tới 3 – 3,5 m và thời gian ngập tới 3 - 4 tháng ở vùng ngập sâu và 0.5 – 1 tháng ở vùng ngập nông. Ở Đồng Bầng Sông Cửu Long, hàng năm lũ thường gây ra ngập lụt ở Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và vùng thấp ven Sông Tiền, Sông Hậu; diện tích ngập lụt hàng năm lên tới 1,2-1,4 triệu ha, độ sâu ngập lụt 1-2m; có nơi tới 3-4m, thời gian ngập lụt tới 2-4 tháng. (Khoa Học Kỹ Thuật, 2002) Lũ càng lớn, nguy cơ nước lũ tràn đê và gây ra vỡ đê càng lớn và do đó ngập lụt cũng sẽ trầm trọng hơn. Mức độ tác hại của ngập lụt tùy thuộc vào phạm vi độ sâu và thời gian ngập lụt. Ơû các vùng trũng, khi mưa lớn, nước mưa không tiêu thoát được gây ra ngập úng. 3..1.2. Diễn biến chế độ nước Lũ được hình thành từ thượng nguồn, mưa lớn ở thượng nguồn tạo thành dòng chảy và đổ xuống sông Mêkông, chảy tràn vào đồng bằng sông Cửu Long. Mặt khác kết hợp với mưa tại chỗ lớn và liên tục gây nên lũ lớn và thường xuyên ở Đồng Tháp nói riêng và ĐBSCL nói chung. 3.1.2.1. Hướng lũ đến. Thời gian bắt đầu mùa lũ tính từ khi nước trong sông chuyển sang chế độ chảy một chiều tại Tân Châu (còn gọi là thời kỳ trở nước). Đây là thời kỳ mà chế độ mức nước, chế độ chảy và chất lượng nước trong sông bắt đầu thay đổi. Trung bình nhiều năm thời kỳ trở nước trên sông Tiền tại Tân Châu xảy ra vào cuối tháng 6 - đầu tháng 7. Từ thời gian này cho đến khi mực nước ở Tân Châu đạt 3,5m (trung bình khoảng 25 tháng 8), lũ đến theo sông chính qua 2 cửa Tân Châu – Châu Đốc. Khi mực nước sông Tiền tại Tân Châu đạt 3,5m lũ bắt đầu chảy tràn, đầu tiên qua các ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s PHẠM BÁCH VIỆT SVTH: NGUYỄN THÚY VÂN MSSV: 02DHMT331 13 vùng thấp ven sông đổ vào biên giới, sau đó là chảy tràn trên toàn tuyến khi mực nước tại Tân Châu đạt trên 4,0m. 3.1.2.2. Hướng thoát lũ. Sông Tiền và sông Vàm Cỏ là các trục tiêu thoát lũ chính của vùng Đồng Tháp Mười. Lượng lũ rút theo hướng sông Tiền chiếm khoảng 68,5%, phần còn lại tiêu ra sông Vàm Cỏ (khoảng 31,5%) (Hồ Chín, 1999). Trên sông Tiền vào cuối tháng 10 lũ đã bắt đầu hạ thấp dần, đến cuối tháng 12 và đầu tháng 1 xem như hết ảnh hưởng lũ. Trong nội đồng, thay đổi theo từng khu vực có độ cao khác nhau, thông thường từ cuối tháng 10, đầu thág 11 lũ bắt đều giảm và rút dần. Tại nhiêu khu vực do khối lượng nước trong đồng quá nhiều và cửa rút có khẩu độ nhỏ và do ản
Luận văn liên quan