Lý luận dân chủ và nhân quyền

Theo thuyết khế ước xã hội, thì ở đó đó mô tả việc con người cùng thỏa thuận từ bỏ trạng thái tự nhiên để xây dựng cuộc sống cộng đồng. Còn như trong luật pháp, khế ước xã hội cụ thể là một tờ khế ước, một bẩn hợp đồng mà trên đó các thành viên trong xã hội cùng thống nhất các nguyên tắc để cùng chung sống với nhau. Trong lịch sử, có rất nhiều nhà triết học và nhà chính trị học đã nghiên cứu và đưa ra những quan điểm khác nhau về khế ước xã hội, có thể kể ra vài tên tuổi như: T.Hobbes, J.Locke, J.J. Rousseau, J.Jefferson, Song có thể nói ngắn gọn về khế ước xã hội như sau: Khế ước xã hội cơ bản nhất chính là hiến pháp, là nền tảng cho tất cả các thỏa ước khác cho cộng đồng. Thông qua đó, con người chính thức nhượng bộ một phần quyền tự nhiên của mình để trở thành một công dân, và chính thức đánh đổi một phần tự do quyết định của mình vào tay một số người cầm quyền (cụ thể là nhà nước). Ngoài việc định rõ nguyên tắc bình đẳng khi lựa chọn người cầm quyền, khế ước xã hội còn đưa ra những nguyên tắc về sự ràng buộc về trách nhiệm đối với cộng đồng. Và cũng từ sự ràng buộc đó, người cầm quyền buộc phải đảm bảo cho công dân về phần quyền tự nhiên còn lại, mà theo J.Jefferson thì đó “phải là một phần của khế ước xã hội”. Và quyền lực nhà nước chỉ có thể được thực hiện khi có được sự đồng thuận của những người “bị trị” trong xã hội – tức là nhân dân. Và một trong những quyền tự nhiên đó là quyền tự do về ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tự do lập hội và biểu tình. Đó là những quyền của công dân, và nó phải được thể chế hóa thành luật pháp. Tức là phải được quy định trong Hiến pháp – bản khế ước xã hội. Nước ta cũng vậy, trong các hiến pháp từ 1946, 1959, 1980, 1992 đã có những quy định về các quyền đó của công dân. Như trong điều 69 Hiến pháp 1992 (bổ sung, sửa đổi năm 2001) có ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.” Song cụ thể quy định theo pháp luật là như thế nào thì pháp luật chưa quy định rõ ràng.

doc2 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2018 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý luận dân chủ và nhân quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh viên: Bùi Văn An Môn: Lý luận dân chủ và nhân quyền Khế ước xã hội và quyền công dân Theo thuyết khế ước xã hội, thì ở đó đó mô tả việc con người cùng thỏa thuận từ bỏ trạng thái tự nhiên để xây dựng cuộc sống cộng đồng. Còn như trong luật pháp, khế ước xã hội cụ thể là một tờ khế ước, một bẩn hợp đồng mà trên đó các thành viên trong xã hội cùng thống nhất các nguyên tắc để cùng chung sống với nhau. Trong lịch sử, có rất nhiều nhà triết học và nhà chính trị học đã nghiên cứu và đưa ra những quan điểm khác nhau về khế ước xã hội, có thể kể ra vài tên tuổi như: T.Hobbes, J.Locke, J.J. Rousseau, J.Jefferson,… Song có thể nói ngắn gọn về khế ước xã hội như sau: Khế ước xã hội cơ bản nhất chính là hiến pháp, là nền tảng cho tất cả các thỏa ước khác cho cộng đồng. Thông qua đó, con người chính thức nhượng bộ một phần quyền tự nhiên của mình để trở thành một công dân, và chính thức đánh đổi một phần tự do quyết định của mình vào tay một số người cầm quyền (cụ thể là nhà nước). Ngoài việc định rõ nguyên tắc bình đẳng khi lựa chọn người cầm quyền, khế ước xã hội còn đưa ra những nguyên tắc về sự ràng buộc về trách nhiệm đối với cộng đồng. Và cũng từ sự ràng buộc đó, người cầm quyền buộc phải đảm bảo cho công dân về phần quyền tự nhiên còn lại, mà theo J.Jefferson thì đó “phải là một phần của khế ước xã hội”. Và quyền lực nhà nước chỉ có thể được thực hiện khi có được sự đồng thuận của những người “bị trị” trong xã hội – tức là nhân dân. Và một trong những quyền tự nhiên đó là quyền tự do về ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tự do lập hội và biểu tình. Đó là những quyền của công dân, và nó phải được thể chế hóa thành luật pháp. Tức là phải được quy định trong Hiến pháp – bản khế ước xã hội. Nước ta cũng vậy, trong các hiến pháp từ 1946, 1959, 1980, 1992 đã có những quy định về các quyền đó của công dân. Như trong điều 69 Hiến pháp 1992 (bổ sung, sửa đổi năm 2001) có ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.” Song cụ thể quy định theo pháp luật là như thế nào thì pháp luật chưa quy định rõ ràng. Như vậy, rõ ràng là mặc dù hiến pháp đã quy định nhưng vẫn còn cần có những quy định cụ thể để các công dân có thể thực hiện các phần quyền tự nhiên của mình mà không vi phạm các nguyên tắc đã thỏa thuận trong khế ước – hiến pháp. Ví dụ như trường hợp luật biểu tình ở nước ta, thì cần phải có những quy định rõ ràng để tránh những lúng túng cho nhà cầm quyền và công dân trong thực tế. Như ở các nước phương tây, để được biểu tình, công dân cũng cần phải đăng ký trước. Biểu tình trong khoảng thời gian là bao nhiêu giờ, ở địa điểm nào v.v…, như vậy chính quyền sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý. Mà không để các cuộc biểu tình trở thành bạo động, đổ máu hay liên quan đến các vấn đề chính trị. Khế ước xã hội, về cơ bản là bản hợp đồng giữa người dân và nhà nước thông qua nguyên tắc nhượng quyền. Song để những nguyên tắc đó trở thành hiện thực và công bằng thì luôn phải có song song cùng nó là những bộ luật quy định rõ ràng quyền lực và trách nhiệm của cả hai bên, khi thực hiện bản hợp đồng đó. Tuy vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết trong khi thực hiện nhưng nhìn chung, thuyết khế ước xã hội vẫn là khả thi trong thời đại hiện nay. Nó góp phần vào sự phát triển của xã hội với việc làm nền tảng cho việc xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường cùng với xã hội dân sự. Và trong mô hình như vậy, quyền công dân luôn được đảm bảo hơn, và quyền lực của nhà nước cũng được giữ vững.
Luận văn liên quan