Mô hình dữ liệu, mô hình chức năng của hệ thống thông tin đất đai

Đất đai là tài nguyên, tài sản quý giá thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Vì vậy cần có sự quản lý Nhà nước đối với nguồn tài nguyên này để phát huy nguồn lực đất đai, khai thác và sử dụng có hiệu quả bảo vệ lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân. Trước đây, để ghi nhận, mô tả và quản lý tài nguyên thiên nhiên, phân bố dân cư, người ta sử dụng hệ thống bản đồ địa lý, bản đồ chuyên đề được lưu trữ thủ công, gặp rất nhiều khó khăn trong việc lưu trữ, nhân bản, cập nhật và chỉnh sửa. Hiện nay, cùng với sự phát triển của các ngành khoa học tin hoc, điện tử viễn thông, ngành Địa chính có những ứng dụng kỹ thuật mới làm thay đổi nhiều vấn đề về công nghệ. Cho phép số hóa các thông tin, lưu trữ được với khối lượng lớn, nhanh chóng và dễ tổng hợp, phân tích, cung cấp, cập nhật thông tin. Đây được gọi là hệ thống thông tin đất đai. Hệ thống thông tin đất đai ( LIS-land Information System ) là hệ thống thông tin cung cấp các thông tin về đất đai. Đây là cơ sở cho việc ra quyết định liên quan đến việc đầu tư, phát triển quản lý và sử dụng đất.

docx15 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 3820 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình dữ liệu, mô hình chức năng của hệ thống thông tin đất đai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Chủ Đề 5: MÔ HÌNH DỮ LIỆU, MÔ HÌNH CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI Sinh viên thực hiện: Lê Trường An B1309358 Võ Thị Hạnh B1309375 Lê Thị Kim Hạnh B1309454 Bùi Thị Kim Ngân B1309472 Tần Thị Cẩm Hướng B1309459 Huỳnh Thị Tuyết Nhung B1309481 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Song Bình Cần Thơ, Tháng 4 - 2015 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Đất đai là tài nguyên, tài sản quý giá thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Vì vậy cần có sự quản lý Nhà nước đối với nguồn tài nguyên này để phát huy nguồn lực đất đai, khai thác và sử dụng có hiệu quả bảo vệ lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân. Trước đây, để ghi nhận, mô tả và quản lý tài nguyên thiên nhiên, phân bố dân cư, người ta sử dụng hệ thống bản đồ địa lý, bản đồ chuyên đềđược lưu trữ thủ công, gặp rất nhiều khó khăn trong việc lưu trữ, nhân bản, cập nhật và chỉnh sửa. Hiện nay, cùng với sự phát triển của các ngành khoa học tin hoc, điện tử viễn thông, ngành Địa chính có những ứng dụng kỹ thuật mới làm thay đổi nhiều vấn đề về công nghệ. Cho phép số hóa các thông tin, lưu trữ được với khối lượng lớn, nhanh chóng và dễ tổng hợp, phân tích, cung cấp, cập nhật thông tin. Đây được gọi là hệ thống thông tin đất đai. Hệ thống thông tin đất đai ( LIS-land Information System ) là hệ thống thông tin cung cấp các thông tin về đất đai. Đây là cơ sở cho việc ra quyết định liên quan đến việc đầu tư, phát triển quản lý và sử dụng đất. Năm 1998, Tổng cục Địa chính ( nay thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi Trường) đã xây dựng dự án khả thi xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên đất. Dự án được xây dựng với nhiều nội dung, trong đó có hai nội dung trọng tâm là: Mô hình dữ liệu và Mô hình chức năng. CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH DỮ LIỆU 2.1. KHÁI NIỆM Mô hình dữ liệu là phương thức để triển khai một cách có cấu trúc hình ảnh của phần lĩnh vực cần xem xét phân tích. Đây là mô hình lý thuyết có tính chất quan hệ và không phụ thuộc vào môi trường kỹ thuật. Nó là công cụ giao tiếp giữa người sử dụng và người phát triển hệ thống. 2.2. CƠ SỞ Một trong những công việc đầu tiên của công tác thiết kế và phát triển hệ thống là phân tích các nhu cầu về thông tin trong lĩnh vực công việc, tức là những thông tin gì mà người sử dụng trông chờ từ phía hệ thống tương lai. Do mỗi người có cách nhìn nhận lĩnh vực từ công việc từ khía canh khác nhau dễ dẫn đến chúng ta có những cách diễn giải và phạm trù khác nhau. Vì vậy, rất quan trọng là phải có định nghĩa thống nhất và rõ ràng về thông tin và các mối quan hệ giữa chúng trong lĩnh vực công việc. Đối với công việc của hệ thống thông tin đất đai, mô hình được xây dựng trên cơ sở phản ánh môi trường đang vận hành hiện tại, chứ không phải là mô hình mà chúng ta sẽ tiến đến sau này. Đây là bản đầu tiên của mô hình trình bày ở nghiên cứu mục tiêu, nó sẽ được bổ sung và sử dụng tiếp trong các giai đoạn sau. Một số thuật ngữ chung cần thông nhất: Đối tượng (Object/Entity) hay thực thể là một thành phần của mô hình dữ liệu, có tính chất quan trọng đối với lĩnh vực công việc và cần phải lưu trữ thông tin về nó. Đối tượng có thể có tính cụ thể như là chủ sử dụng đất, thửa đất hoặc có tính trừu tượng hơn như là thế chấp, thuế, Việc xác định chúng được xét qua các tiêu chuẩn sau: + Có thể nhận biết mã (Identify) được. + Quan trọng đối với lĩnh vực công việc. + Tự tồn tại được. Thuộc tính được gắn với các đối tượng và chúng là các tính chất mô tả đối tượng đó. Thuộc tính có tính chất đại diện duy nhất cho đối tượng gọi là mã xác định đối tượng (Identification). Một số thuộc tính có thể có tính chất đại diện từ bản chất tự nhiên của chúng, thí dụ: số chứng minh nhân dân đối với người, nếu đối tượng không có mã xác định thì phải xây dựng cho nó. Quan hệ: Quan hệ được coi là mối liên hệ giữa các đối tượng khác nhau. Các thể loại quan hệ có thể là: + 1:1 Quan hệ một với một. Thí dụ: Một cơ quan quản lý đất trực thuộc một UBND cùng cấp, UBND có một cơ quan quản lý đất cùng cấp. + 1:M Quan hệ một với nhiều. Thí dụ: Một tờ bản đồ co thể bao gồm nhiều thửa đất. + M:M Quan hệ nhiều với nhiều. Thí dụ: chủ sử dụng đất – Thửa đất. Một chủ thể có quyền sử dụng nhiều thửa đất, một thửa có thể do nhiều chủ cùng sử dụng. Trong mối quan hệ nhiều với nhiều, nếu muốn vi phân các quan hệ thành đơn giản hơn dạng 1:1, có thể tạo ra các đối tượng kiểu quan hệ. Trong thí dụ trên ta tạo ra một đối tượng mới gọi là “ Phần đất của chủ” có liên hệ với cả chủ sử dụng đất và thửa đất. Như vậy “Phần đất của chủ” chỉ được sở hữu bởi một chủ và có liên quan đến một thửa đất. Mô hình dữ liệu và quan hệ là nội dung và căn cứ quan trọng để xây dựng cấu trúc dữ liệu, nó được khởi đầu ở nghiên cứu mục tiêu và tiếp tục điều chỉnh, hoàn chỉnh ở giai đoạn nghiên cứu thông tin, nghiên cứu xử lý. 2.3. MÔ HÌNH Để xây dựng mô hình dữ liệu cần tiếp cận từ 2 hướng: Hướng thứ nhất: Từ các đối tượng và thực thể tham gia vào lĩnh vực nghiệp vụ để lập nên mô hình đối tượng, ở giai đoạn đầu tất cả các đối tượng có liên quan trong lĩnh vực của hệ thống được mô tả đầy đủ. Sau đó các thực thể không tham gia trực tiếp vào hoạt động được loại bỏ bớt và thực hiện chuẩn hóa qua hệ. Các quan hệ nhiều – nhiều được phân tách thành mối quan hệ một - nhiều. Hướng thứ hai: Xuất phát từ yêu cầu và chức năng đặt ra của hệ thống, thí dụ yêu cầu cần phải lưu trữ quản lý được cả các thông tin lịch sử của thữa đất. Căn cứ vào các yêu cầu đó bổ sung các thực thể vào mô hình để bảo đảm truyền tải được nội dung thông tin nói trên. Mô hình dần chuyển dần từ tính chất đối tượng sang tính chất dữ kiệu. Khi đã hoàn thành, mô hình dữ liệu là cơ sở để tạo nên cấu trúc logic của cơ sở dữ liệu, với các bảng ( tables ) tương ứng với các thực thể của mô hình, mối quan hệ giữa các bảng được duy trì thông qua các khóa (key). Mô tả các đối tượng Thực thể Định nghĩa Thửa đất - Thửa đất la một mảnh đất có ranh giới xác định trên bản đồ địa chính và có một hoặc nhiều chủ sử dụng. - Các thuật ngữ Plot hoặc Parcel đều chỉ đến đối tượng này. - Thửa đất có thể bao gồm các thửa con (thửa phụ), chúng được định nghĩa như sau: - Thửa phụ là một mảnh đất có ranh giới xác định rõ ràng trên bản đồ địa chính và có một chủ sử dụng. - Các thuật ngữ Sub-plot hoặc Sub-parcel đều chỉ đến đối tượng này. Thửa đất/chủ sử dụng (đăng kí) -Thửa đất/chủ sủ dụng là đối tượng chứa thông tin về quyền sử dụng hiện thời của thửa đất Phân loại mục đích sử dụng -Đối tượng này chứa thong tin về mục đích sử dụng của thửa đất. Đây là đối tượng được tạo ra (nhằm triệt tiêu mối quan hệ M:M), lien kết giữa hai đối tượng: thửa đất và mục đích sử dụng Tờ bản đồ - Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản trong hồ sơ quản lí đất đai của nhà nước và được thiết lập dựa trên đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. - Bản đồ địa chính tế hiện một cách đầy đủ các thửa đất trong phạm vi địa giớ xã và thống nhất với hồ sơ giao đất của nhà nước cho cá nhân và tập thể sử dụng. - Bản đồ điạ chính được lập trên giấy hoặc ở dạng số lưu trên thiết bị nhớ. - Ranh giới thửa đất trên bản đồ địa chính là đường đóng kín thuộc về một số người sử dụng đất đại diện bởi một chủ sử dụng đất, bao gồm một hoặc một số loại đất được quy thành một loại đất chính. - Ranh giời thửa có thể là bờ ruộng, bờ thửa đường giao thông, tường xây hoặc mốc cắm theo sự thỏa thuận đồng ý của chủ sử dụng Phân loại chủ sử dụng đất -Theo nhu cầu quản lí của chính phủ, chủ sử dụng đất được phân thành các nhóm loại khác nhau. Đối tượng này chứa bảng phân loại chủ sử dụng trên. Chủ sử dụng đất - Chủ sử dụng đất là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người nước ngoài, UBND và các đối tượng khác mà nhà nước cấp cho thuê đất để sử dụng. - Các đố tượng khác là tổ chức hành chính, tổ chức kinh tế xã hội, tổ chức tôn giáo, quân đội Phân loại đất -Theo nhu cầu quản lí của chính phủ, lại đất được phân thành các nhóm khác nhau. Đối tượng này chứa bảng phân loại lợi ích trên. Thửa/ loại đất - Đối tượng này chứa thông tin về loại đất của thửa. - Đây là đối tượng được tạo ra (đơn nhằm triệt tiêu mối quan hệ M:M), lien kết giữa hai đối tượng thửa đất và loại đất. Phân hạng đất -Dựa trên khả năng sinh lợi của đất, chính phủ chia đất thành các hạng khác nhau. Đối tượng này chứa bảng phân hạng các loại đất. Phân loại biến động -Phân lọa biến động là đối tượng chứa tất cả các loại biến động sẽ quản lí đối với thửa đất và quyền sử dụng trên thửa đất đó. Biến động - Biến động là đối tượng chứa thong tin xảy ra trên thửa đất. - Biến động có thể ở trạng thái đang được đăng kí nếu quyết định cập nhật nó trong hệ thống chưa được thực hiện. Khi biến động được cập nhật, trạng thái của nó trở thành lịch sử và nó chứa thong tin về quá khứ của thửa đất. Các quyền lien quan(thuê, thế chấp, góp vốn) -Các quyền lên quan là đối tượng chứa thong tin về các quá trình hiện đang có hiệu lực đối với thửa đất/chủ sử dụng cho thuê, thế chấp hoặc góp vốn Thửa sau - Thửa sau và thửa trước là các đối tượng lưu giữ thong tin lịch sử của thửa đất. - Thửa sau là đối tượng cứa thong tin về thửa giờ sau của thửa đất hiện thời. Thửa trước - Thửa sau và thửa trước là các đối tượng lưu giữ thong tin lịch sử của thửa đất. - Thửa trước là đối tượng cứa thong tin về thửa giờ trước của thửa đất hiện thời. Tỉnh - Tình là đơn vị hành chính bao gồm nhiều huyện. - Việt Nam có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Huyện -Huyện là đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh và bao gồm nhiều xã. Xã -Xã là đơn vị hành chính dưới cấp huyện. Hỗ trợ lưu trữ -Hỗ trợ lưu trữ là đối tượng chỉ ra vị trí lưu trữ hồ sơ có lien quan đến thửa đất Hình 2.1: Sơ đồ mô hình dữ liệu CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH CHỨC NĂNG 3.1. KHÁI NIỆM Mô hình chức năng là phương thức thực hiện các quá trình để lưu trữ, quản lý, phân tích và hiển thị các dữ liệu nhằm đáp ứng yêu cầu người sử dụng. 3.1. CHỨC NĂNG CẬP NHẬT 3.1.1. Đăng ký ban đầu Công tác đăng ký thiết lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất đang được tiến hành ở các tỉnh trong cả nước và dự kiến sẽ tiến tới gần hoàn tất trong một vài năm tới. Cần phân biệt chức năng đăng ký ban đầu của hệ thống với thu nhập tông tin ban đầu cho hệ thống. + Chức năng đăng ký ban đầu đảm bảo cho hệ thống khả năng hổ trợ công tác đăng ký thiết lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nói cách khác là khi hệ thống thông tin đã được thiết lập thì các đăng ký ban đầu tiếp theo được thực hiện trực tiếp bởi hệ thống. + Thu nhập thông tin ban đầu là công tác chuyển dữ liệu trên các loại sổ sách hiện tại vào hệ thống dưới dạng số. Công tác nhập dữ liệu này sẽ được thực hiện đồng loạt khi hệ thống được đưa vào vận hành. 2.1.2. Cập nhật biến động Các biến động về đất đai sẽ được cập nhật định kỳ, có thể là hàng tuần hoặc tháng tại cấp quản lý cơ sở dữ liệu trên cơ sở các hồ sơ biến động từ các cấp khác gửi đến. Việc cập nhật bao gồm các thông tin về thuộc tính và hình học. Một yêu cầu đặt ra là với một chu kỳ cập nhật như vậy thì các thông tin về quá trình diễn biến của một sự vụ phải được ghi nhận để tránh những mâu thuẩn và hậu quả của thông tin. Vấn đề là ở chổ đảm bảo cho thông tin của hệ thống có độ tin cậy pháp lý và phản án tình trạng biến động thực tế. 2.1.3. Thông tin bổ sung cho từng địa phương. Thực tế cho thấy một số thông tin quan trọng đối với địa phương này song lại không quan trọng đối với địa phương khác. Thí dụ Thái Nguyên rất quan tâm đến việc quản lý đối tượng sử dụng đất có thuộc diện chính sách hay không, còn Đắc Lắc lại quan tâm cụ thể đến đất trồng cà phê,... Do đó hệ thống phải dự kiến chức năng bổ sung thông tin heo yêu cầu của từng địa phương mà không phá vỡ cấu trúc chung. 3.2. CHỨC NĂNG TÌM KIẾM 3.2.1. Tìm kiếm thửa đất Để đảm bảo nhất quán dữ liệu trên toàn bộ hệ thống cần có quy định về mã số để mỗi thửa đất được xác định duy nhất. Giải pháp đề nghị là coi mã số xác định một thửa đất bao gồm 4 thành phần: + Mã đơn vị hành chính từ tỉnh đến xã + Mã mảnh bản đồ + Số thửa đất trên bản đồ + Số thửa phụ Giải pháp này dựa trên cơ sở hệ thống đánh số tờ bản đồ địa chính hiện tại, theo từng địa phương vầ hiện được dùng trong hồ sơ địa chính và các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang hiện hành. Nếu mã bản đồ được đánh thống nhất trên toàn quốc thì trong tương lai chỉ cần mã pháp danh mảnh bản đồ toàn quốc, số hiệu thửa và số hiệu thửa phụ. 3.2.2. Tìm kiếm chủ sử dụng đất. Đối tượng quản lý quan trọng trong LIS là các chủ sử dụng đất. Mỗi chủ sử dụng đất có thể sử dụng nhiều thửa đất đồng thời và thậm chí tại nhiều địa phương khác nhau. Hiện tại các chủ sử dụng đất này được ngành địa chính theo dõi qua một mã số gọi là số quản lý. Về phía trung ương, chưa có quy định duy nhất về sử dụng mã số quản lý này, trong hướng dẫn đề nghị có thể sử dụng số sổ họ khẩu, số CMND của chủ hộ gia đình hoặc số quản lý chủ sử dụng đất. Chỉ có yêu cầu rằng số quản lý đó phải ghi thống nhất theo yêu cầu của cấp tỉnh và nó được áp dụng khác nhau tùy theo địa phương. Trên quy mô toàn quốc, việc xác định mã này không thể thực hiện được dẩn tới một số khó khăn trong quản lý. Mối liên hệ giữa thửa đất và tài liệu gốc: có liên quan đến nó – khả năng hỗ trợ khai thác kho lưu trữ. Hồ sơ địa chính phục vụ quản lý: bao gồm bản đồ dịa chính, hồ sơ kỹ thuật thửa đất, các loại sổ sách,là đối tượng đưa vào quản lý trong hệ thống thông tin đất đai. Hồ sơ tài liệu gốc hình thành trong quá trình đăng ký ban đầu, đăng ký biến động đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được lưu trữ tại Sở Địa chính. Các tài liệu gốc đó bao gồm: + Các giấy tờ do chủ sử dụng đất nộp khi kê khai đăng ký như đơn kê khai đăng ký, các giấy tờ pháp lý về nguồn gốc đất đai, + Hồ sơ tài liệu hình thành trong quá trình thẩm tra xết duyệt đơn của cấp xã, cấp huyện. + Các văn bản pháp lý của các cấp có thẩm quyền trong việc thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như quyết định thành lập hội đồng đăng ký, quyết định cấp giáy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết địn xử lý các vi phạm đất đai, + Hồ sơ kiểm tra kỹ thuật, nghiệm thu sản phẩm đăng ký đất đai, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dugj đất. Trong khi một số thông tin được đưa vào hệ thống quản lý thì các hồ sơ gốc về căn cứ pháp lý của thửa đất vẩn được lưu trên giấy tờ. Hệ thống trên máy tính phải có chức năng móc nối với hệ thống hồ sơ gốc để hỗ trợ công tác tra cứu đến tài liệu trong trường họp cần thiết. + Thuộc tính : Thay đổi chủ sử dụng, mục đích sử dụng hay các tông tin đính kèm khác của thửa đất. Người sử dụng muốn biết các thông tin củ về thửa đất như chủ sử dụng củ, diện tích củ mục đích sử dụng cũ, + Thực thể: Thay đổi về bản thân thực thể của thửa đất như tách, nhập thửa đất; các thửa đất mới được tạo ra trong trường hợp thứ nhất và ngừng tồn tại để trở thành thành phần khác của thửa đất khác trong trường hợp thứ hai. Người sử dụng muốn biết quá trình lịch sử của thửa đất như các thửa đất sinh ra nó hay các thửa đất tạo ra nó Để phản ánh quá trình này, đòi hỏi có điều chỉnh trong mô hình dữ liệu bằng cách bổ sung thêm các đối tượng cần thiết. Trong trường hợp thứ nhất, các thông tin củ về thửa đất được lưu trong đối tượng biến động. Trong trường hợp thứ hai, thông tin quá khứ được duy trì thông qua mối quan hệ giữa các thửa trước và sau để giúp cho công việc tra cứu khi tìm hiểu lịch sử thửa đất. Việc quản lý các thông tin lịch sử có nghĩa là hệ thống không chỉ thể hiện tình trạng hiện tại của thông tin mà còn cho phép thể hiện sự thay đổi của thông tin. 3.3. CHỨC NĂNG AN TOÀN Thẩm quyền cập nhật dữ liệu và các mức truy cập thông tin phụ thuộc vào phương án triển khai hệ thống mà thẩm quyền truy cập dữ liệu được quy định thích hợp cho các cấp hành chính. Các giải pháp triển khai hệ thống được xem xét cụ thể ở phần Sơ đồ tổ chức hệ thống. Do nhu cầu thông tin đất đai chi tiết chủ yếu là phục vụ quản lý tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh nên CSDL được quản lý phân tán tại cấp tỉnh. Thông tin tại cấp trung ương chủ yếu có tính chất tổng hợp, thống kê và phân tích theo một số chỉ tiêu định sẳn. Đó là các thông tin dẫn xuất đã được xử lý trên cơ sở số liệu chi tiết. Sở Địa chính là đơn vị tu thập và quản lý sử dụng thông tin trên địa bàn tỉnh. Đối với giải pháp khả thi ban đầu, CSDL được đặt ở các tỉnh và tỉnh chịu trách nhiệm về dữ liệu của mình, công việc bảo trì và cập nhật dữ liệu do tỉnh đảm nhiệm. 3.4. THÔNG TIN ĐẦU RA ( OUTPUT ). Thông tin đầu ra bao gồm: - Cung cấp biểu thống kê đất đai theo hiện trạng sử dụng đất. - Cung cấp biểu thống kê theo dõi biến động sử dụng đất. - Báo cáo thống kê phục vụ yêu cầu của Nhà nước và các tổ chức. - Cung cấp các báo cáo do khách hàng yêu cầu. - Chức năng tính toán ccuar hệ thống phục vụ cho một số yêu cầu phân tích. - In Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trích lục. - Cung cấp các tài liệu hỗ trợ cho công tác đo đạc địa chính, thẩm tra, giải quyết tranh chấp đất đâi. Cơ sở dữ liệu đất đai Thống kê, tìm kiếm Danh mục hệ thống Cập nhật số liệu biến động Thu thập số liệu ban đầu Khu vực hành chính Từ sổ địa chính Theo chủ sử dụng Đổi chủ sử dụng Mảnh bản đồ Từ sổ mục kê Theo thửa đất Đổi mục đích sử dụng Hạng đất Nhập từ CSDL khác Lịch sử Tách thửa Loại đất Xuất dữ liệu Tùy chọn Hợp thửa Mục đích sử dụng Thành phần kinh tế Thửa đất Chủ sử dụng đất Hình 3.1 Cấu trúc hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai (Nguồn: Đề án xây dựng cơ sơ dữ liệu đất đai – Trung tâm thông tin dữ liệu Địa chính) CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh. Việc ứng dụng thành quả của công nghệ thông tin vào ngành Địa chính là một yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin Địa chính của các tổ chức kinh tế xã hội và của nhân dân. Vì vậy, các tỉnh, thành phố nói riêng và cả nước nói chung cần phải xây dựng hệ thống thông tin đất đai nhằm quản lý các thông tin về tài nguyên đất đạt hiệu quả cao trong quá trình thu thập, xử lý, truy vấn các thông tin về đất đai một cách dễ dàng và nhanh chóng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Hậu, Nguyễn Đình Bông, Quản lý đất đai và bất động sản đô thị, NXB Xây Dựng, Hà Nội, 2005 Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Đình Đông, Giáo trình thị trường bất động sản, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2005